1. Khi nói chuyện 2 người với nhau, cũng đã phải lựa lời, phải hiểu nhau rồi.
Người nói phải hiểu tính người nghe: dễ tính, khó tính, dễ gần, khó ưa, dễ đồng cảm, không ưa sướt mướt, ... để chọn cách nói cho phù hợp, hoặc phải tự sửa cách nói dễ dãi của mình.
Người nghe, phải hiểu tính người nói: người ủy mị, người cứng rắn, người mè nheo, người có ý tứ và người không ý tứ.
Vậy người nói, nói 1 câu không suy nghĩ, người nghe có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, có thể góp ý hoặc không góp ý.
Nhưng chỉ là 2 người với nhau!
2. Khi phát biểu chỗ đông người (hoặc phát biểu bằng bài viết) về 1 người thứ 3 nào đó hoặc về 1 tập thể nào đó, thì phải cân nhắc gấp 10, phải đắn đo gấp 100, phải lường trước mọi trường hợp có thể xảy ra: Bị hiểu lầm chính mình, gây hiểu lầm của mọi người về người thứ 3 đó, ... Trong 1000 người đọc, hãy cầu mong rằng hiểu mình chỉ 50%, không quan tâm 40%, còn 10% sẽ có thể hiểu lầm!
3. Khi bị hiểu lầm ý tốt, bị hiểu sai câu nói, thì bị phê bình. Vậy người lên tiếng phê bình, góp ý có phải là người soi mói bắt bẻ từng từ không? Phải và không phải.
- Người soi mói: Có cả đống người soi mói. Vậy thì lại càng phải cẩn thận khi phát biểu. Hãy dự phòng rằng 20% người soi mói để cẩn thận gấp 100 lần
- Người không soi mói nhưng vẫn phê bình: Phải cám ơn người này. Chẳng qua họ lường trước hậu quả, và ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra nếu để 20% người kia soi mói.
- nếu không ai soi mói, thì cũng có đến 50% khả năng người thứ 3 kia, hoặc tập thế bị nói đến, xúm lại phê bình.
4. Tóm lại, học ăn, học nói, học gói, học mở. Đừng đổ thừa phong ba bão táp.