Bàn luận về giá trị và ý nghĩa của LỜI NÓI trong cuộc sống! (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Ông bà ta có câu: Người khôn ăn nói nửa lời, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo! ^^
 
Trong một phạm vi rộng thì chúng ta đều đồng ý rằng loài người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của loài người, (mỗi loài có sự sống thì đều có ngôn ngữ giao tiếp hết).
Tiêu đề của bài viết này là:
Bàn luận về giá trị và ý nghĩa của LỜI NÓI trong cuộc sống!

Trước khi bàn luận sâu về giá trị và ý nghĩa của lời nói, cá nhân bmcn2 nghĩ rằng chúng ta nên đưa ra định nghĩa về lời nói. bmcn2 thì định nghĩa rằng:
- Lời nói là một phương tiện giao tiếp
- Lời nói là một phương tiện để truyền tải thông tin, thông điệp qua lại giữa người với người (cũng có khi 1 ai đó lại dùng lời nói để giao tiếp với một thực thể sống khác loài, chẳng hạn như bmcn2 thích thì nói chuyện với con cún hay một chậu hoa...)
Trong một cuộc nói chuyện thì vai trò giữa chủ thể(A) và khách thể(B) luôn hoán vị, người đầu tiên mở lời là chủ thể phát ngôn, người nghe là khách thể tiếp nhận thông tin. Sau khi người nghe, ở cương vị là khách thể, nghe xong thì người nghe trở thành chủ thể phản hồi lại những gì mình vừa nghe. Dĩ nhiên, lúc bấy giờ, người đầu tiên mở lời là chủ thể phát ngôn đã trở thành khách thể tiếp nhận phản hồi. Trong trường hợp giao tiếp trực tiếp thì cả 2 cùng nhận được thông điệp thông qua ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ của hình thể. Giác quan để tiếp nhận không chỉ là mắt và tai mà còn có ý thức nhận thức nữa. Tất cả được thu nhận và xử lý bởi bộ não. Như vậy thì hình thành sự tương tác, ảnh hưởng qua lại giữa A và B. Hiệu quả của sự tương tác đó là gì thì nó phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan.
Còn giá trị và ý nghĩa của lời nói thì phụ thuộc vào các yếu tố sau: nói cái gì? nói cho ai nghe? nói như thế nào? nói lúc nào? nói để làm gì?
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ông bà ta đã đúc kết như vậy. Còn các triết gia phương tây (nếu nhớ không nhầm) thì bảo rằng: con người ta cần bốn đến năm năm để biết nói, nhưng lại mất cả đời để học nói.
Hơ, không biết bmcn2 có sai chổ nào hem?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình thì thấy thích câu nói : "Nếu ta nói thì chỉ biết được điều đã biết; Còn nếu ta nghe, thì biết được điều chưa biết ".
Không biết quan điểm các bạn thế nào ?
 
Những câu nói thật lòng nhưng nghịch nhỉ

Nữ Hoàng đồ lót Ngọc Trinh từng nói trước sân khấu: Tại sao xã hội tôn vinh em, nếu xã hội tôn vinh em, chắc chắn ở em có 1 thế mạnh nào đó nên xã hội mới tôn vinh
 
Để trái tim hiểu nhau, một là dựa dẫm vào nhau hay là tuyệt vọng

Suy cho cùng, con người ta chịu nghe và tiếp nhận những lời đường mật hơn là tát gáu nước lạnh vào mặt họ cho dù bạn có nói đúng theo 1 cách nào đó: "Nhục nhân như giáo nhân"
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom