Bài toán về tốc độ dây chuyền (Các cao thủ chỉ dạy) (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter hoatt
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

hoatt

Thành viên mới
Tham gia
12/11/07
Bài viết
7
Được thích
4
Kính chào các cao thủ!
Em đang có phải tính tốc độ dây chuyền sản xuất, khi trên cùng 1 dây chuyền mà các sản phẩm lại có tốc độ thao tác khác nhau. Nói về dây chuyền thì hơi phức tạp, em xin mạn phép quy đổi một phần của bài toán này sang dạng bài toán về đường tàu.
Bài toán:
Giả sử có đoạn đường AB dài 160km. Có 3 đoàn tàu nối đuôi nhau chạy:
Tàu 1: Tốc độ 100km/h; gồm 10 toa; mỗi toa dài 1km
Tàu 2: Tốc độ 50km/h; gồm 5 toa; mỗi toa dài 1km
Tàu 3: Tốc độ 80km/h; gồm 10 toa; mỗi toa dài 1km
Giả sử tàu 1 bắt đầu xuất phát tại A lúc 6:00
Hỏi:
1/a)Toa 1 tàu 1 đến B lúc mấy giờ?
b)Toa 10 tàu 1 đến A lúc mấy giờ, đến B lúc mấy giờ?
2/a)Toa 1 tàu 2 đến A lúc mấy giờ, đến B lúc mấy giờ?
b)Toa 5 tàu 2 đến A lúc mấy giờ, đến B lúc mấy giờ?
3/a)Toa 1 tàu 3 đến A lúc mấy giờ, đến B lúc mấy giờ?
b)Toa 10 tàu 3 đến A lúc mấy giờ, đến B lúc mấy giờ?
Biết rằng trên quãng đường AB các tàu phải chạy với tốc độ của tàu chạy chậm nhất đang chạy trên đoạn AB.

Em nghĩ tất cả các công ty sản xuất theo phương pháp dây chuyền đều phải tính đến bài toán này. Đây là một bài toán khó. Các cao thủ có thể giúp lập công thức Excel để xử lý bài toán này giúp em.
Cảm ơn các cao thủ rất nhiều!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài này chịu khó ngồi tính tay cũng ra mà bạn, cứ chặt từng khúc áp vận tốc vào là ra(vận tốc và quãng đường đã biết trước) Vấn đề bạn muốn từ đó khai triển rộng hơn cho bài toán này thì mới khó...hơn nữa áp vào thực tế càng khó hơn, chằng nhẽ tốc độ đang 100km/h down ngay đc xuống 50km/h...xong rồi từ 50 lại tăng lên 80km/h ngay tức thì (vì nối đuôi nhau mà)..
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi đâu có nhìn thấy nó khó chỗ nào đâu nhỉ? Đây là sản xuất dây chuyền, tất nhiên tốc độ sản xuất của 1 line luôn bằng với tốc độ của máy thấp nhất trong line đó...
Chỉ là bài toán về thời gian, quãng đường thôi mà.. Có điều nếu là sản xuất thì khi người ta nhìn vào sơ đồ sản xuất, nếu có máy nào đó tốc độ chậm hơn các máy khác thì người ta sẽ tính toán hoặc thêm máy hoặc thay máy mới sao cho tất cả đều cân bằng... gần gần giống việc lắp ráp máy tính: Mọi linh kiện đều đồng nhất về tốc độ sẽ cho hiệu suất cao nhất
ANH TUẤN
 
Anh Tuấn nói rất đúng!
Em đang lập kế hoạch và tính công suất để sản xuất máy tính xách tay cho Dell, NEC, Toshiba... Tất nhiên em chỉ đưa ra 3 đoàn tàu làm ví dụ, còn thực tế trên 1 dây chuyền (line) có thể có rất nhiều đời máy (model) với tốc độ khác nhau.
Việc cân bằng dây chuyền (Line balance) em vẫn đang tiến hành để cân bằng các công đoạn sao cho tốc độ các model là tương đương. Tuy nhiên, đó là trạng thái lý tưởng. Luôn luôn tồn tại tốc độ các model là khác nhau vì vừa mới line balance được những model hiện tại thì lại có model mới. Do đó, bài toán về tính toán thời gian, công suất như chủ đề em đưa ra là cực kỳ quan trọng.
Kính mong các cao thủ thiết lập công thức trên Excel để khi anh em cần làm việc này chỉ cần thay thế model, độ dài dây chuyền, tốc độ là có một bảng tính hoàn hảo.
Một lần nữa cảm ơn các anh!

PS: Nếu chỉ cho vụ này thôi thì tính tay như phamnhukhang đưa ra là ổn. Tuy nhiên, điều đó không phù hợp với mục đích cho những bài toán về dây chuyền kiểu này. Cảm ơn và tôi tin bạn có cách hay cho việc này!
 
Theo tôi vì bạn là người lập kế hoạch nên bạn hiểu rõ "công nghệ". Để giải đc bài toán của bạn và ứng dụng cho công việc đc, đề bài cần chi tiết hơn va đầy đủ những yếu tố liên quan, từ đó mới tìm ra quy luật để xây dựng lời giải đc. Hơn nữa lại là ứng dụng vào Excel, yếu tố quan trọng nhất là bạn giúp mọi người hiểu rõ đề bài...
 
Cảm ơn anh phamnhukhang!
Về công nghệ của việc này thì em hiểu. Tuy nhiên, để trình bày với các anh hết về vấn đề này thì rất phức tạp, nhiều biến số... sẽ làm cho các anh thêm rối rắm.
Tất cả các vấn đề khác đã được giải quyết, chỉ còn đúng 1 vướng mắng về vấn đề là trên cùng 1 dây chuyền tại 1 thời điểm sẽ có khoảng 3 model được sản xuất nhưng tốc độ của chúng lại khác nhau.
Vướng mắc đó đã được em điển hình hóa bằng bài toán đoàn tàu. Mong muốn của em là các cao thủ lập được công thức tính bằng Excel để đưa ra các đáp án cho câu hỏi của bài.
 
Vấn đề này trong cty tôi cũng có thấy qua... Họ phải thay đỗi máy, thêm bớt máy thường xuyên đễ đãm bảo trạng thái ở mức cân bằng nhất... Tôi ko làm trong bộ phận sản xuất nên cũng ko rõ họ làm bằng tay hay dùng chương trình? Nhưng tôi thấy họ làm thế này: Test trước 1 máy trước khi đưa vào sản xuất đễ biết dc tốc độ của nó.. sau đó thì việc tính toán ko phải là vấn đề...
Tất nhiên ko thể lý tưởng mọi thứ..vì máy móc đâu thể luôn chạy chính xác... hôm nay nó chạy tốc độ 100, ngày mai dở chứng chạy còn 90 cũng ko chừng...
ANH TUẤN
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom