86/2010/NĐ-CP-13/08/2010 Quy định về các hành vi vi phạm hành chính,hình thức xử phạt (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính Phủ Quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội


Nghị định quy định cụ thể các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả Đối với người sử dụng lao động; Đối với người lao động; Đối với các tổ chức bảo hiểm xã hội và cơ quan, tổ chức khác; và Thẩm quyền xử lý và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Theo quy định mới mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng (theo quy định cũ là 20.000.000 đồng).

Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm đều cao hơn so với quy định trước đây. Cụ thể, như đối với Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng; Hành vi làm giả hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng (quy định trước đây chỉ đến 1.000.000 đồng).

Đặc biệt, đối với các tổ chức bảo hiểm xã hội và cơ quan, tổ chức khác không chỉ mức phạt tăng lên mà còn có một số hành vi vi phạm lần đầu tiên được quy định như: Hành vi không thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức phạt tiền đến 10.000.000 đồng; hay Hành vi không thực hiện việc hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hành vi giới thiệu việc làm không phù hợp cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng …

Ban hành kèm theo Nghị định còn có 2 mẫu Biên bản và 4 mẫu Quyết định: Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính…

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010 và thay thế Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Những hành vi vi phạm pháp luật BHXH

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH được quy định như thế nào? (Xem Chương 3 - Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính Phủ Quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội)

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND các cấp:

- Chủ tịch UBND cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ giả có giá trị đến 2.000.000 đồng.

- Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.



- Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội:

+ Thanh tra viên LĐTB&XH khi đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.

+ Chánh Thanh tra Sở LĐTB&XH có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

+ Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.​


Thân gởi các bác trong nhà, tài liệu tóm tắt Những hành vi vi phạm pháp luật BHXH.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom