- Tham gia
- 30/5/06
- Bài viết
- 1,630
- Được thích
- 17,442
- Nghề nghiệp
- Bác sĩ
Điều 1: Nên có một kế hoạch cụ thể
Trước khi cùng “quậy” với Visual Basic, bạn nên bỏ chút thời gian nguệch ngoạc lên giấy một kế hoạch về đề án của mình. Đừng để môi trường phát triển ứng dụng cực nhanh của Visual Basic biến bạn trở thành một lập trình viên cẩu thả, không có hệ thống.
Điều 2: Nên để Visual Basic giúp đỡ bạn
Nhờ người khác giúp đỡ mình cũng là cách thể hiện mình là một người khiêm tốn, cầu tiến (mặc dù thực ra có thể mình chẳng khiêm tốn chút nào và lại vô cùng bảo thủ, hì!). Visual Basic khuyến mãi cho bạn nhiều tùy chọn, góp phần tạo nên một cảm giác dễ chịu khi xài Visual Basic. Trong khung đối thoại Options, bạn có thể thiết lập các tùy chọn để quy định việc khai báo biến, việc ghi tự động (autosave) các đề án định kỳ theo các quãng thời gian quy ước, hoặc việc ép các ô điều khiển (control) phải được canh chỉnh theo khung lưới (grid),…
Điều 3: Nên thiết lập các quy ước đặt tên
Việc bổ sung các tiền tố (prefix) xác định tính chất cho các ô điều khiển và các biến giúp cho bản thân đoạn mã tự nhiên cũng trở thành tài liệu để dễ hiểu và dễ kiểm sửa (debug) hơn. Bằng việc xác định tất cả các thuộc tính (property) thay vì chấp nhận các thuộc tính mặc định, bạn cũng có thể làm cho đoạn mã của mình trở nên dễ đọc hơn.
Bạn có thể dùng quy ước đặt tên như sau:
Tiên tô Ô điêu khiên, biên Ví dụ
Txt Text box txtHoVaTen
Lbl Label lblChuThich
Cbo Combo box cboDanhSachKhachHang
Lst List box lstDanhSachHoSo
Chk Check box chkGioiTinh
Cmd Command button cmdThemDuLieu
Img Image imgHinh4x6
… … …
S Biến kiểu String sThongBaoLoi
L Biến kiểu Long lThanhTien
… … …
Pub_ Biến xài chung (public) pub_sThongBaoLoi
pri_ Biến cục bộ (private) pri_sThongBaoLoi
… … …
Điều 4: Nên chú thích cho đoạn mã
Khi viết các đoạn mã cho các đơn thể (module), các hàm (function) và các thủ tục (procedure) trong một đề án, bạn nên thêm các dòng chú thích cho chúng, vì như thế sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của chúng. Không nên cho rằng: Sau một năm, bạn sẽ luôn luôn nhớ chính xác cách thức làm việc của một hàm, một thủ tục nào đó. Ngược lại, nếu nghe lời dụ khị này của tụi tui thì khi bạn đã bước qua tuổi “thất thập cổ lai hy”, mỗi lần buồn buồn xem lại các đoạn mã này, bạn vẫn có thể giảng giải rõ ràng cho con cháu của mình tất cả các tuyệt chiêu mà bạn đã tung ra cách đấy ba - bốn chục năm.
Thậm chí, nếu đoạn ghi chú viết bằng tiếng Anh, và không may đề án của bạn lọt vào tay của hãng Microsoft thì các chuyên gia hàng đầu về công nghệ thông tin trên thế giới sẽ chẳng vất vả gì mấy khi “chôm” dễ dàng kỹ thuật lập trình của bạn.
Điều 5: Nên cố gắng chỉ một lần viết thôi
Bằng cách viết mỗi thủ tục một lần, rồi kêu nó (call) từ một số vị trí khác nhau trong đoạn mã của mình, bạn đã tự giảm tối thiểu các trường hợp gây ra lỗi từ việc không nhất quán sau nhiều lần viết cùng một thủ tục xử lý. Hơn nữa, khi phải thay đổi thủ tục xử lý này, bạn cũng chỉ cần sửa đổi nó một lần mà thôi.
Trước khi cùng “quậy” với Visual Basic, bạn nên bỏ chút thời gian nguệch ngoạc lên giấy một kế hoạch về đề án của mình. Đừng để môi trường phát triển ứng dụng cực nhanh của Visual Basic biến bạn trở thành một lập trình viên cẩu thả, không có hệ thống.
Điều 2: Nên để Visual Basic giúp đỡ bạn
Nhờ người khác giúp đỡ mình cũng là cách thể hiện mình là một người khiêm tốn, cầu tiến (mặc dù thực ra có thể mình chẳng khiêm tốn chút nào và lại vô cùng bảo thủ, hì!). Visual Basic khuyến mãi cho bạn nhiều tùy chọn, góp phần tạo nên một cảm giác dễ chịu khi xài Visual Basic. Trong khung đối thoại Options, bạn có thể thiết lập các tùy chọn để quy định việc khai báo biến, việc ghi tự động (autosave) các đề án định kỳ theo các quãng thời gian quy ước, hoặc việc ép các ô điều khiển (control) phải được canh chỉnh theo khung lưới (grid),…
Điều 3: Nên thiết lập các quy ước đặt tên
Việc bổ sung các tiền tố (prefix) xác định tính chất cho các ô điều khiển và các biến giúp cho bản thân đoạn mã tự nhiên cũng trở thành tài liệu để dễ hiểu và dễ kiểm sửa (debug) hơn. Bằng việc xác định tất cả các thuộc tính (property) thay vì chấp nhận các thuộc tính mặc định, bạn cũng có thể làm cho đoạn mã của mình trở nên dễ đọc hơn.
Bạn có thể dùng quy ước đặt tên như sau:
Tiên tô Ô điêu khiên, biên Ví dụ
Txt Text box txtHoVaTen
Lbl Label lblChuThich
Cbo Combo box cboDanhSachKhachHang
Lst List box lstDanhSachHoSo
Chk Check box chkGioiTinh
Cmd Command button cmdThemDuLieu
Img Image imgHinh4x6
… … …
S Biến kiểu String sThongBaoLoi
L Biến kiểu Long lThanhTien
… … …
Pub_ Biến xài chung (public) pub_sThongBaoLoi
pri_ Biến cục bộ (private) pri_sThongBaoLoi
… … …
Điều 4: Nên chú thích cho đoạn mã
Khi viết các đoạn mã cho các đơn thể (module), các hàm (function) và các thủ tục (procedure) trong một đề án, bạn nên thêm các dòng chú thích cho chúng, vì như thế sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của chúng. Không nên cho rằng: Sau một năm, bạn sẽ luôn luôn nhớ chính xác cách thức làm việc của một hàm, một thủ tục nào đó. Ngược lại, nếu nghe lời dụ khị này của tụi tui thì khi bạn đã bước qua tuổi “thất thập cổ lai hy”, mỗi lần buồn buồn xem lại các đoạn mã này, bạn vẫn có thể giảng giải rõ ràng cho con cháu của mình tất cả các tuyệt chiêu mà bạn đã tung ra cách đấy ba - bốn chục năm.
Thậm chí, nếu đoạn ghi chú viết bằng tiếng Anh, và không may đề án của bạn lọt vào tay của hãng Microsoft thì các chuyên gia hàng đầu về công nghệ thông tin trên thế giới sẽ chẳng vất vả gì mấy khi “chôm” dễ dàng kỹ thuật lập trình của bạn.
Điều 5: Nên cố gắng chỉ một lần viết thôi
Bằng cách viết mỗi thủ tục một lần, rồi kêu nó (call) từ một số vị trí khác nhau trong đoạn mã của mình, bạn đã tự giảm tối thiểu các trường hợp gây ra lỗi từ việc không nhất quán sau nhiều lần viết cùng một thủ tục xử lý. Hơn nữa, khi phải thay đổi thủ tục xử lý này, bạn cũng chỉ cần sửa đổi nó một lần mà thôi.