trankhacvi
Thành viên mới

- Tham gia
- 24/2/09
- Bài viết
- 7
- Được thích
- 6
ỨNG DỤNG VBA CHO VIỆC TỔNG HỢP CƠ LÝ ĐẤT ĐÁ
(VERSION 2)
Sau khi đưa ra phiên bản đầu tiên, đã có ý kiến cho rằng chưa đạt về mặt giao diện và khó hiểu. Sau đây tôi trình diện một phiên bản mới với giao diện tương đối tốt hơn, dễ hiểu hơn, và nhiều chức năng cung cấp thông tin hơn cho mỗi lớp đất. Không thể nói phiên bản này mạnh hơn phiên bản trước bởi vì mỗi phiên bản có ưu điểm riêng của nó. Sau đây xin giới thiệu:
Để hiển thị userform, các bạn nhấn tổ hợp phím ctrl + q
Phiên bản trước các bạn nhấn tổ hợp phím ctrl + a
Trước tiên các bạn mở tất cả các file cơ lý, thành phần hạt, cắt nén. Chú ý: muốn làm việc các bạn phải có file cơ lý còn file cắt nén, thành phần hạt có hay không cũng được. Nếu chúng cùng nằm trong 1 file thì các bạn cho biết nó ở sheet nào
Muốn làm được như vậy các bạn phải đặt mỗi file ở trạng thái hiện hành sau đó chọn tương ứng trong userform.
Sau khi gõ vào ký hiệu mẫu cần làm việc (nhập các giá trị cơ lý, hoặc chỉnh lý) các bạn tiếp tục thực hiện lệnh tìm kiếm, sau khi tìm kiếm được các bạn sẽ có thông tin cơ lý của mẫu đó trong userform.
Tiếp tục các bạn dựa vào thông tin loại đất để thực hiện việc xếp mẫu vào lớp mong muốn. (ghi ký hiệu lớp tương ứng và nhấn đồng ý)
Các bạn có thể trực tiếp chỉnh lý mẫu đó trên userform vì chương trình tự động truy cập vào các bảng con để chỉnh lý phù hợp với bảng cơ lý.
Chương trình này cũng đơn giản và dễ hiểu.Nếu các bạn đã thực hiện thành thạo phiên bản 1 thì phiên bản này các bạn có thể làm tốt. Nhưng chú ý phải thực hiện lệnh chọn cho đúng thì chương trình mới hiểu được file nào là bảng cơ lý, thành phần hạt, và cắt nén.
Tôi sắp cho ra dự án vẽ hình trụ và mặt cắt địa chất công trình dựa chủ yếu vào 2 phiên bản này. Chúc các bạn thành công vì một cộng đồng địa kỹ thuật phát triển.
Tải file add-in và bài để thử nghiệm
(VERSION 2)
Sau khi đưa ra phiên bản đầu tiên, đã có ý kiến cho rằng chưa đạt về mặt giao diện và khó hiểu. Sau đây tôi trình diện một phiên bản mới với giao diện tương đối tốt hơn, dễ hiểu hơn, và nhiều chức năng cung cấp thông tin hơn cho mỗi lớp đất. Không thể nói phiên bản này mạnh hơn phiên bản trước bởi vì mỗi phiên bản có ưu điểm riêng của nó. Sau đây xin giới thiệu:
Để hiển thị userform, các bạn nhấn tổ hợp phím ctrl + q
Phiên bản trước các bạn nhấn tổ hợp phím ctrl + a
Trước tiên các bạn mở tất cả các file cơ lý, thành phần hạt, cắt nén. Chú ý: muốn làm việc các bạn phải có file cơ lý còn file cắt nén, thành phần hạt có hay không cũng được. Nếu chúng cùng nằm trong 1 file thì các bạn cho biết nó ở sheet nào
Muốn làm được như vậy các bạn phải đặt mỗi file ở trạng thái hiện hành sau đó chọn tương ứng trong userform.
Sau khi gõ vào ký hiệu mẫu cần làm việc (nhập các giá trị cơ lý, hoặc chỉnh lý) các bạn tiếp tục thực hiện lệnh tìm kiếm, sau khi tìm kiếm được các bạn sẽ có thông tin cơ lý của mẫu đó trong userform.
Tiếp tục các bạn dựa vào thông tin loại đất để thực hiện việc xếp mẫu vào lớp mong muốn. (ghi ký hiệu lớp tương ứng và nhấn đồng ý)
Các bạn có thể trực tiếp chỉnh lý mẫu đó trên userform vì chương trình tự động truy cập vào các bảng con để chỉnh lý phù hợp với bảng cơ lý.
Chương trình này cũng đơn giản và dễ hiểu.Nếu các bạn đã thực hiện thành thạo phiên bản 1 thì phiên bản này các bạn có thể làm tốt. Nhưng chú ý phải thực hiện lệnh chọn cho đúng thì chương trình mới hiểu được file nào là bảng cơ lý, thành phần hạt, và cắt nén.
Tôi sắp cho ra dự án vẽ hình trụ và mặt cắt địa chất công trình dựa chủ yếu vào 2 phiên bản này. Chúc các bạn thành công vì một cộng đồng địa kỹ thuật phát triển.
Tải file add-in và bài để thử nghiệm