Đố các bạn về định luật bảo toàn năng lượng nè:
Có lò xo thép dài 100 li; Dùng lực 1 Kg để nén lò xo lại còn 50 li & dùng kẹp nhưa/mủ kẹp lại & bỏ vô cốc đựng hỗn hợp HCl & HNO3
Sau 1 thời gian lò xo biến mất, thì lực nén lò xo đi đâu?
Em xin phép giải đố với tinh thần "đố vui - giải vui" thôi ạ.

1/
"Có lò xo thép dài 100 li": Chắc là lò xo dạng hình trụ, li = mm
"hỗn hợp HCl & HNO3": Hỗn hợp đặc hay dung dịch ạ? Nếu đặc thì khó cho cái lò xo vào, nếu dung dịch có nồng độ loãng quá thì chưa chắc đã hòa tan được lò xo.
2/
- Do quá trình gia công, nhiệt luyện tạo thành cái lo xo nên nó có tính chất đàn hồi, được đặc trưng bởi độ cứng (C).
Khi lò xo bị ngoại lực tác dụng (kéo, nén) thì lo xo xuất hiện lực đàn hồi có chiều ngược lại lực tác dụng. Khi ngoại lực tác dụng vượt giới hạn đàn hồi của lò xo thì sẽ gây phá hủy lò xo.
Trường hợp trong bài là nén lò xo và giả sử ngoại lực tác dụng vẫn trong giới hạn cho phép lò xo hoạt động bình thường.
Khi dùng một lực ép để nén lò xo lại thì do tính chất của lo xo sẽ xuất hiện một lực đàn hồi - Lực đẩy (Fdh).
Sau đó, dùng kẹp để cố định lại trạng thái đã nén của lò xo đó thì bên trong lò xo luôn tồn tại lực Fdh trên, tức là tồn tại một thế năng (T).
- Lực đàn hồi sinh ra trong lò xo sẽ phân bố trên các (một số) phân tử chịu lực của lò xo (Fi), tức là các phân tử đó tồn tại một thế năng (Ti). Các thế năng Ti này giúp lò xo trở về trạng thái ban đầu khi thôi tác dụng ngoại lực.
- Khi dùng hỗn hợp axit để hòa tan lò xo, cấu trúc phân tử của lò xo bị phá vỡ, các thế năng Ti khiến các phân tử (hoặc một mảng, một phần) của lò xo dao động, bắn ra khi bị tách ra trong dung dịch.
Chú thích: Phân tử lò xo là phân tử của vật liệu (chất) tạo nên cái lò xo.