Để "giỏi", có nên "hỏi" hay không ?

Liên hệ QC
Nhức mỏi nghe nhiều còn nhức nhỏi có lẽ đây là lần đầu tiên.
Trong một số trường hợp, từ lấp láy đi theo từ chính với nhiệm vụ làm nặng thêm hay nhẹ bớt đi nghĩa của từ chính:
nhiều nhỏi (đối với ít ỏi), nhanh nhỏi (nhảu/nhẩu)
nhức nhỏi làm nhẹ hơn trong khi nhức nhối làm nặng hơn.
 
Trong một số trường hợp, từ lấp láy đi theo từ chính với nhiệm vụ làm nặng thêm hay nhẹ bớt đi nghĩa của từ chính:
nhiều nhỏi (đối với ít ỏi), nhanh nhỏi (nhảu/nhẩu)
nhức nhỏi làm nhẹ hơn trong khi nhức nhối làm nặng hơn.
Vấn đề là không được nghe hoặc chưa được học trong văn phạm. Bởi trong văn phạm người ta chỉ thường dùng và định nghĩa trên những từ thông dụng có sẵn như: long lanh, lấp lánh (chưa nghe lấp láy), lung linh, ...
P/S: Tôi chưa nghe, tôi chưa thấy, tôi chưa biết, chứ tôi không phản bác nhé.
 
Vấn đề là không được nghe hoặc chưa được học trong văn phạm. Bởi trong văn phạm người ta chỉ thường dùng và định nghĩa trên những từ thông dụng có sẵn như: long lanh, lấp lánh (chưa nghe lấp láy), lung linh, ...
P/S: Tôi chưa nghe, tôi chưa thấy, tôi chưa biết, chứ tôi không phản bác nhé.
Thời nay, mà em nghĩ thời trước cũng có, người ta thường sáng chế ra 1 số từ. Các nhà báo, nhà văn, nhà thơ,... chuyên nghiệp cũng như không chuyên, họ sáng tạo ra từ mới. Em đọc mà ngơ ngác ngỡ ngàng luôn. Nhiều khi mình nghĩ vốn từ tiếng Việt của mình không bằng người ta nên cũng không dám "hỏi" để "giỏi". Sợ từ đó ai cũng biết mà mình hông biết, hiiiiiiiii.
 
Thời nay, mà em nghĩ thời trước cũng có, người ta thường sáng chế ra 1 số từ. Các nhà báo, nhà văn, nhà thơ,... chuyên nghiệp cũng như không chuyên, họ sáng tạo ra từ mới. Em đọc mà ngơ ngác ngỡ ngàng luôn. Nhiều khi mình nghĩ vốn từ tiếng Việt của mình không bằng người ta nên cũng không dám "hỏi" để "giỏi". Sợ từ đó ai cũng biết mà mình hông biết, hiiiiiiiii.
Tôi thấy có nhiều từ mới được "sáng chế" ra gần đây mà tôi nhớ được 2 trong số đó là nhàu nhĩ và luyên thuyên.
Tiếng Việt xưa nay có (nói) huyên thuyên chứ không có luyên thuyên. Còn chữ nhàu thì tôi không nhớ có từ láy nào dùng cho nó nhưng nhàu nhĩ chắc chắn là không có. Nếu để nhấn mạnh thì tiếng địa phương có từ nhàu bét. Thông dụng hoặc văn học thì người ta dùng nhàu nát.
 
Tôi thấy có nhiều từ mới được "sáng chế" ra gần đây mà tôi nhớ được 2 trong số đó là nhàu nhĩ và luyên thuyên.
Tiếng Việt xưa nay có (nói) huyên thuyên chứ không có luyên thuyên. Còn chữ nhàu thì tôi không nhớ có từ láy nào dùng cho nó nhưng nhàu nhĩ chắc chắn là không có. Nếu để nhấn mạnh thì tiếng địa phương có từ nhàu bét. Thông dụng hoặc văn học thì người ta dùng nhàu nát.
Có những cái "sáng chế" làm trò hề những cũng có cái làm giàu thêm ngôn ngữ. Tây nó cũng vậy. Điển hình là seo-phi.

Người miền Nam hay nói trại nhưng lại cho là kỳ quặc khi nghe người Bắc nói theo vùng - họ cho là nói ngọng.
Những từ nói trại của người Nam, nhất là các từ do phạm húy, được phổ biến hóa thành ra từ chuẩn. Điển hình cảnh nói thành kiểng.

Có một lần, người bạn gốc Đà nẵng hỏi tôi: người Nam nói "quới" có nghĩa là gì vậy? (anh ta đoán là "quái")
Người Nam phát âm "qu" khá dính giọng cho nên có những từ mà người Bắc và Trung không bao giờ dùng tới:
quờn, quởn, quợn. Đặc biệt nhất: chớt quớt (trớt huớt - trường hợp ơ đi sau u nhưng không phải qu)
 
Tôi thấy có nhiều từ mới được "sáng chế" ra gần đây mà tôi nhớ được 2 trong số đó là nhàu nhĩ và luyên thuyên.
Tiếng Việt xưa nay có (nói) huyên thuyên chứ không có luyên thuyên. Còn chữ nhàu thì tôi không nhớ có từ láy nào dùng cho nó nhưng nhàu nhĩ chắc chắn là không có. Nếu để nhấn mạnh thì tiếng địa phương có từ nhàu bét. Thông dụng hoặc văn học thì người ta dùng nhàu nát.
Nhàu nhĩ là tiếng địa phương, sự láy âm trường hợp này làm tăng tính chất nhàu lên. Nhàu nát là từ ghép, nhàu bét thì tôi chưa nghe chắc cũng vì là từ địa phương mà tôi chưa gặp.
"Huyên thuyên" nghe hay hơn luyên thuyên.
Hôm qua xem đá banh ở VTV6, ku bình luận viên nói "xem những phút cuối này hao tổn rất nhiều nơ ron thần kinh", tôi không biết có nghiên cứu khoa học nào nói về chuyện này chưa, chỉ biết là hồi hộp sinh ra đau tim, suy tim, trụy tim, đột quỵ tim.
Bài đã được tự động gộp:

Em nhớ có "nhàu nhàu" đó anh. :D
Để em ngồi nghiệm nhớ ra mấy từ mới. Có mấy từ hay lắm anh.
Nhàu nhàu hình như trong thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
...
Hôm qua xem đá banh ở VTV6, ku bình luận viên nói "xem những phút cuối này hao tổn rất nhiều nơ ron thần kinh", tôi không biết có nghiên cứu khoa học nào nói về chuyện này chưa, chỉ biết là hồi hộp sinh ra đau tim, suy tim, trụy tim, đột quỵ tim.
...
Nghiên cứu mốc gì. Cái thằng bình luận nó muốn khoe vói khán giả là nó biết "dùng não" thay vì chỉ biết dùng mồm.
Chỉ thấy là sau khi nghe xong thì khác giả biết thằng này đặt não nhầm chỗ rồi - như con tôm.
 
Ban đầu tôi cũng nghĩ như anh, sau đó tôi đi tra gú gồ không thấy, rồi nhớ lại bài 11 nên không kết luận vội :p :p :p
Trích bài 11:
View attachment 276240
Nơ ron thần kinh dùng để suy nghĩ.
Cuối của trận đấu thì mình phải suy nghĩ trước, đoán xem hai bên sẽ dùng chiến thuật như thế nào. Những phút cuối thì mở to con mắt ra mà xem từng cá nhân, từng diễn biến. Chỉ nội xem bọn tiền phong bên gỡ trái chúng có việt vị hay không đã mất mẹ hết mọi chú ý rồi. Ở đấy mà suy nghĩ.

Chỉ là lúc tim đập mạnh thì máu lên đầu nhiều, căng thẳng thần kinh (mạch máu) chứ đâu có sử dụng nơ ron. Chả lẽ thằng này cứ lên máu là chết nơ ron?
 
Vấn đề là không được nghe hoặc chưa được học trong văn phạm. Bởi trong văn phạm người ta chỉ thường dùng và định nghĩa trên những từ thông dụng có sẵn như: long lanh, lấp lánh (chưa nghe lấp láy), lung linh, ...
P/S: Tôi chưa nghe, tôi chưa thấy, tôi chưa biết, chứ tôi không phản bác nhé.
Chắc là bạn hiểu lầm. "từ lấp láy" không phải là đưa ra thêm một ví dụ nữa là "lấp láy". Người ta đang giải thích "long lanh", "lấp lánh" nó là "cái thứ gì trong ngôn ngữ". Cái đó có "tên", "khái niệm" đàng hoàng đấy. Nhưng tôi chỉ nghe thấy nói: "Long lanh là TỪ LÁY", chứ chưa từng nghe: "Long lanh là TỪ LẤP LÁY". Tức chỉ có TỪ LÁY, chứ không có khái niệm TỪ LẤP LÁY.
 
'lấp láy' có vẻ như là 1 phương ngữ của từ 'láy'; Cũng na ná giống như nơi xài từ 'sắc' chỗ địa phương khác lại dùng 'bén'
 
Từ láy có 2 loại:
- Láy phụ âm đầu, ví dụ như nhấp nháy, lung linh
- Láy vần như chạy vạy, bầy hầy.
 
Từ láy có 2 loại:
- Láy phụ âm đầu, ví dụ như nhấp nháy, lung linh
- Láy vần như chạy vạy, bầy hầy.
Láy phụ âm đầu là láy âm. Một từ gồm có vần (chắc chắn có), và âm (có khi không có như các từ "ôi", "áo", "anh")
Và đó chính là liên quan đến câu hỏi bài #14
1653152913436.png

oi là vần, d, gi là âm​
 
Hai loại này của anh là tập con của loại từ láy bộ phận.

Chính xác là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
Ờ hen. Kiến thức ngữ pháp lâu quá cũng rơi rụng nhiều. Làu làu, hao hao, thường thường... là láy toàn bộ nhưng tập hợp này không nhiều lắm.
 
CÁI SỰ HỌC

/-(ọc 'ngoan' để thấy mình ngu dốt
Học khôn - hay ấy để khỏi khờ
Học nhiều cần nhớ sơ sơ
Học nhường, học nhịn đôi co với đời

Muốn tìm lợi nên học thua thiệt
'Bảo thủ' theo thời kịp kẻo quê
Học khen khéo vẽ thành chê
Học làm chân thật sau làm lưu manh

Muốn iên ắng thật nên độc ác
Học tiểu nhân thành thánh thấm vào
Học cay đắng quý ngọt ngào
Học nghèo để biết sang giàu vẫn hơn

Muốn thành công ôn tập thất bại
Học thủy chung thay lòng cho nhanh
Học bảo vệ, phá tanh bành
Chán học cống hiến, tranh giành mới hay
. . . .
 
Tôi thấy có nhiều từ mới được "sáng chế" ra gần đây mà tôi nhớ được 2 trong số đó là nhàu nhĩ và luyên thuyên.
Em thấy từ luyên thuyên đã xuất hiện khá nhiều. Có thể mốt nó được cập nhật vào từ điển tiếng Việt luôn quá.
Còn từ "tũng toẵng" bên dưới chắc chắn là có trong từ điển nè anh. Em mới thấy, mới biết luôn. Một từ mà đọc vào ngữ cảnh trong câu mình có thể khó phân biệt nó là từ tượng thanh hay tượng hình hay nó gồm thâu cả 2 luôn!
1653270034779.png

Với vốn tiếng Việt hiện có, anh và mọi người ở đây có thể thay thế từ "tũng toẵng" bằng 1 từ khác để đảm bảo ngữ nghĩa không? Nếu hay hơn thì càng tốt ạ.
 
Web KT
Back
Top Bottom