Ôi cái sự nghiệp học môn Lịch sử! (4 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

http://m.vnexpress.net/giaoduc/xin-dung-bat-chung-em-hoc-thuoc-long/2967002/p0

Học sinh không thích vì nó khô khan, máy móc, áp đặt cái nhìn 1 chiều vào môn này. Chẳng lẽ vẫn kiểu mô hình dạy và học giống thời tôi cách đây 25 năm và kết quả là số lượng học sinh đăng ký thi môn sử.

Cái này cũng giống cái thời tôi học vi tính ấy mà. Học máy tính nhưng lại học trên giấy và thi trắc nghiệm cũng bằng... giấy (menu này ở đâu, toolbar này ở đâu....)
Rất buồn cười
 
Cái này cũng giống cái thời tôi học vi tính ấy mà. Học máy tính nhưng lại học trên giấy và thi trắc nghiệm cũng bằng... giấy (menu này ở đâu, toolbar này ở đâu....)
Rất buồn cười
Không phải thời của thầy mà đến ngay bây giờ vẫn còn hiện tượng kiểm tra Tin trên giấy thầy ạ. Học lý thuyết cũng yêu cầu học trên lớp học luôn chứ không phải là học trên phòng máy đâu nhé!
"Nản" với nền GD nước nhà!
 
Không phải thời của thầy mà đến ngay bây giờ vẫn còn hiện tượng kiểm tra Tin trên giấy thầy ạ. Học lý thuyết cũng yêu cầu học trên lớp học luôn chứ không phải là học trên phòng máy đâu nhé!
"Nản" với nền GD nước nhà!
Thời tôi học đại học, cũng chẳng đến nỗi xa xôi gì cho lắm (mới có 10 năm thôi), đến lúc thi tốt nghiệp còn làm bài viết chương trình Pascal trên giấy cơ, một chương trình dài thườn thượt, bao nhiêu là Function, Procedure. Viết trên giấy mà chương trình chạy được, không lỗi mới thật là cao thủ đấy. Khà khà... Hên quá, hồi đó mình được tới 8 điểm môn này.
 
Bài viết bày tỏ quan điểm của tôi bên otofun gần 2 năm về môn LS:

Ngày trước, em học cấp 2 và cấp 3 vào thời kỳ cuối thập niên 80 và đầu 90. Phải nói thời đó SGK rất quý và hiếm. Sách đó được lưu giữ nhiều thế hệ học khác nhau (cụ nào cùng thời kỳ với em biết).

Ấn tượng nhất (cho đến bây giờ vẫn nhớ) là môn học lịch sử, nhất là trong nước. Đúng là ngày trước dạy học theo tư tưởng nhồi sọ, cô giáo đọc những nội dung cũ mèm trong sách cho học sinh chép, không biết mở rộng 1 tý nào (thầy cô thời đó cũng chẳng biết thêm ngoài kiến thức trong sách vở). Khi đã trưởng thành hơn, em đánh giá về nội dung kiến thức về môn LS đó như sau:

- Ta luôn thắng, địch luôn thua. Vâng, chỉ toàn đề cập những trận ta thắng, tiêu diệt bao nhiêu địch, không thấy đề cập đến sự mất mát, hy sinh của ta (tại sao lại không đề cập nhỉ, như thế hs mới biết được sự hy sinh to lớn như thế nào! Đó cái giá để đổi lấy sự hòa bình như hiện nay và kích thích tinh thần yên nước của hs). Nhiều trận chiến chúng ta thua, hy sinh rất nhiều mà không thấy công bố (thế cũng là có tội với vong linh người đã mất...). Không thấy đề cập đến những hy sinh mất mát của chiến dịch Mậu Thân năm 68, trận chiến với Trung Quốc năm 79, Chiến tranh Tây Nam,...

- Mọi kế hoạch, đường lối luôn "đúng đắn": vâng, đến bây giờ vẫn tư tưởng đấy!! Cái sai thì giấu nhẹm đi (còn cấm bàn luận)... Không thấy đề cập đến "cải cách ruộng đất năm 54" đã hại biết bao nhiêu gia đình, không ít là những nhà hoạt động cách mạng trung kiên... Rồi sự nghiệp "công nghiệp hóa" thất bại, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 2, hợp tác xã, xây dựng con người mới XHCN... Nhìn chung toàn thất bại, "con người mới XHCN" bây giờ không biết ở đâu nữa???

- Tư tưởng phân biệt: ta đánh du kích, trong khi đó địch cắn trộm...
- Ta rút lui để bảo toàn lực lượng, trong khi đó địch tháo chạy, rút chạy hoảng loạn...
- Ta phòng thủ kiên cường và anh dũng, còn địch điên cuồng chống trả...


Lịch sử là lịch sử, các nhà giáo dục cần phải đánh giá một cách khách quan! Không thể áp đặt tương tưởng 1 chiều để đưa vào giáo dục! Đúng sai thế nào rồi thế hệ sau này sẽ xét lại,kể cả những diễn biến với chế độ, XH hiện nay!

Không hiểu học sử VN bây giờ thay đổi như thế nào, các cụ cập nhật giúp em nhé!

Chán cái cảnh XH hỗn độn hiện nay, ngồi ngẫm nghĩ chuyện ngày xửa ngày xưa...
 
Một bài viết đầy tâm huyết và rất THẬT, cảm ơn THẦY! Em cũng là giáo viên, trước đây và bây giờ em cũng thấy rất rõ 1 điều trong môn học lịch sử đó là "Ca ngợi quân ta, và nói xấu quân địch". Theo em lịch sử là viết lại 1 cách chân thực những hiện tượng, sự kiện... đã qua để thế hệ sau biết được và đánh giá nhận xét, nhưng với lịch sử Việt Nam thì không. Sử Việt Nam viết theo kiểu "LỊCH SỬ THUỘC VỀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG". Ta thắng ta có quyền nói và viết gì cũng được.
Vài dòng dãi bày. Tóm lạiBUỒN vì môn LỊCH SỬ.
 
Không riêng gì môn sử mà gần như toàn bộ các môn học khác đều đang gặp vấn đề quá tải. Từ toán, lý, hóa cho tới văn, địa... Nhưng các môn này may hơn môn sử ở chỗ nó được chọn làm môn thi của nhiều trường ĐH nên cũng được nhiều học sinh gắng học.

Dân tộc Việt Nam có tiếng là ham học nhưng có lẽ vì có phần ham học thái quá nên rốt cuộc dẫn đến tư duy thụ động. Tại sao vậy? Vì ai cũng biết sự học thực chất là quá trình sao chép tư duy. Ở Việt Nam ai có thể nói lại vanh vách lời hay, ý đẹp của danh nhân, cổ nhân trích dẫn ví dụ nước nọ nước kia thì coi là người uyên bác và rất được kính phục, ngưỡng mộ. Và học trò nào dám tư duy khác đi thì coi chừng lãnh hậu quả thích đáng.

Vì cái sự ham học đó mà khổ nõi người nào học hỏi quá nhiều thì thường là người chỉ biết nói lại hay làm lại những điều của người khác đã nói, đã làm.

Thực chất chương trình giáo dục của nước chỉ là "học hỏi" (sao chép, lượm lặt) của những chương trình giáo dục của một số nước khác về nội dung hoặc tư duy. Điển hình chương trình các môn tự nhiên thời tôi còn học sinh được coi là sao chép của Liên xô rất hoàng tráng. Các nhà giáo dục bên mình góp ý cải cách giáo dục thì thầy toàn viện dẫn ví dụ từ nước này nước nọ chứ thực tình cũng chả thấy tý nào là suy nghĩ của họ. Bởi thế đến cải cách giáo dục cũng chẳng qua là "học hỏi" từ nước khác.

Có lẽ vậy mà chắc chúng ta phải chờ đợi các nước xung quanh cải cách vài năm rồi hẵng tới nước mình "học hỏi" làm theo.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom