Ôi cái sự giáo dục của VN!

Liên hệ QC

ChanhTQ@

0901452không62
Tham gia
5/9/08
Bài viết
4,256
Được thích
4,863
“Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn đang truyền hình trực tiếp, xin Bộ trưởng cho biết còn đổi mới kỳ thi nào nữa hay không, đến khi nào chỉ còn 1 kỳ thi và tổ chức như thế nào để cử tri cả nước theo dõi?” - ĐB Đàng Thị . . . chất vấn.

Trả lời câu hỏi “Có tiếp tục đổi mới kỳ thi nào nữa không”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định năm học vừa rồi chỉ là đổi mới một bước. Việc đổi mới sẽ tiếp tục đậm đặc hơn, sâu hơn nhằm thực hiện lộ trình tiến tới 1 kỳ thi quốc gia. “Nhưng thay đổi không gây sốc không gây khó khăn cho xã hội” - Bộ trưởng hứa.

Trong hành trình “vật vã” nộp - rút - nộp hồ sơ vào ĐH, mẹ con 1 thí sinh ở Hà Tĩnh đã thuê xe cấp cứu 115 từ Hà Tĩnh phóng 350 km ra Hà Nội để rút - nộp hồ sơ ĐH.:
Câu chuyện bi hài này xảy ra vào ngày chót 20-8 của đợt tuyển sinh ĐH năm nay. Chị Nguyễn Thị T. (ở phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) có con là Trần Cao C. đạt 25,75 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua và đăng ký nguyện vọng 1 vào Học viện An ninh ở Hà Nội.

Trong khi đó các ngài nhà ta nói gì?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga : "Chỉ một bộ phận thí sinh vất vả khi nộp - rút hồ sơ"

1 góc nhỏ tại trang 2 báo “Phụ nữ” có đăng:
Bộ trưởng PVLuận: “ Sự vất bã của TS là điều chính đáng để tiến hành đổi mới giáo dục”
 
Bản tin thời sự Đài Truyền hình VN tối 21-8 đưa tin phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc làm việc với Bộ GD-ĐT và . . .

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận: “Việc xét tuyển đại học đợt 1 trong những ngày qua bộc lộ một số bất cập. Thứ nhất là để thí sinh đăng ký 4 ngành và được điều chỉnh nguyện vọng của mình trong một thời gian dài đến 20 ngày. Thứ hai, các quy định liên quan đến hồ sơ đăng ký xét tuyển chưa thật sự hợp lý gây tâm trạng hoang mang lo lắng căng thẳng trong phụ huynh, thí sinh. Nhiều phụ huynh thí sinh phải đi lại, chen chúc tại các trường đại học, gây tốn kém, phiền hà và gây lo lắng cho xã hội."

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ GD-ĐT là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của các giải pháp được thiết kế để tạo điều kiện cho thí sinh.
Bộ GD-ĐT nói: "Thay mặt Bộ GD-ĐT, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này."
 
Thi đại học cứ như oánh chứng khoán... Chờ đợi khớp lệnh... Khớp rồi thì vỗ tay vang hội trường...
 
[thongbao]Thứ trưởng Bùi Văn Ga : "Chỉ một bộ phận thí sinh vất vả khi nộp - rút hồ sơ"
[/thongbao]

Câu này rất giống với câu của NS Hùng cho rằng chỉ 1 bộ fận nhỏ CN ngừng việc để fản đối điều 60 của Luật BHXH

& các ngài làm Luật nước ta đã ghi dấu ấn lịch sử: Lần đầu tiên 1 điều luật mới sắp có hiệu lực bị người CN bác bỏ!

[thongbao] Theo ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam có một cuộc đình công phản đối một điều luật khi luật còn chưa có hiệu lực. Quốc hội cần lắng nghe, kết luận và quyết định.[/thongbao]
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nỗi buồn điểm cao vẫn rớt


Trên chuyến xe khách từ TP.HCM về Tây Ninh, chú P.B - phụ huynh có con nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Y dược TP.HCM - trao đổi với chúng tôi qua điện thoại về nỗi niềm của người cha sau nhiều ngày chầu chực và biết tin con rớt khỏi ngành học yêu thích. Ông nói:
“Con gái tôi đạt 27,75 điểm và quyết định xét tuyển vào ngành bác sĩ đa khoa của Trường ĐH Y dược TP.HCM. Suốt 12 ngày kể từ khi nộp hồ sơ, cả gia đình theo dõi thông tin qua mạng và thấy cháu có khả năng đậu, tôi và cháu vừa mừng vừa lo. Tối 19-8, lúc 17g, xem danh sách vẫn thấy cháu nằm trong top đậu vào ngành này, đến 20g30 thì cháu bị rớt ra khỏi danh sách vì có thêm số thí sinh được tuyển thẳng do có giải quốc gia môn sinh.
Cháu thất vọng não nề không muốn đi Sài Gòn nữa, nên sáng 20-8 tôi phải cầm giấy ủy quyền để đến trường y dược xem tình hình. Các phụ huynh khác từ Bình Thuận, Đà Nẵng... cũng chầu chực cả ngày, ăn cơm bụi để chờ kết quả. Có cháu trên 27 điểm như con tôi phải rút hồ sơ nộp vào trường khác.
Phụ huynh ai cũng than thở rằng họ phải bỏ công bỏ việc, tốn kém thời gian và tiền bạc mà tâm trạng lại cứ phập phồng lo cho kết quả. Với cách xét tuyển này thì hôm nay con có thể đậu, mai lại rớt, ngày kia lại có thể đậu.
Lúc tôi rời khỏi trường y vào khoảng 16g, còn nhiều phụ huynh vẫn nán lại chờ đến 17g để yên tâm xem còn ai rút, ai đậu. Chưa bao giờ phụ huynh và thí sinh thi xong mà phải khổ sở như thế này. Buồn hơn là những cháu được điểm cao vẫn có nguy cơ rớt như thường.
Trong hơn chục ngày qua, thông tin tuyển sinh không cố định và thay đổi liên tục về chỉ tiêu, quy định tuyển thẳng... khiến phụ huynh hoang mang. Chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT có cách làm nào đó khoa học hơn để phụ huynh và thí sinh không phải khổ sở chờ đợi, lo lắng, bấn loạn, mất ăn mất ngủ như kỳ thi này”.
L.TRANG ghi
 
Bạn HYen17 nói :"Với cách xét tuyển này thì hôm nay con có thể đậu, mai lại rớt, ngày kia lại có thể đậu."
Điều này thật dễ hiểu bạn ơi : Từng bước không cẩn thận thì Bộ Giáo dục và đào tạo đưa chúng ta trở về cơ chế xin cho thôi
Tôi nghĩ : Từ xét tuyển => Đến Xin cho => Đến tiêu cực chỉ trong gang tấc (Nhất là với Việt Nam ta - Chạy "việt dã" giỏi nhất thế giới)
 
Việc lồng ghép và rút gọn giữa thi tốt nghiệp THPT và ĐH là rất tốt, đỡ nhiều phiền phức, công sức. Tuy nhiên cần có sự sửa đổi về nội dung và thời gian xét duyệt hồ sơ là ngon lành ngay.
 
[h=2]Thầy ChanhTQ@ ơi,Thầy cho phép em tách rồi lồng ghép tiêu đề:Ôi cái sự giáo dục của VN!" của Thầy thành "Cái Ôi của sự giáo dục VN!".Sự bất kính nha ,Thầy thứ lỗi cho em[/h]
 
Thiết nghĩ. Năm nay còn nhiều bất cập. Cứ nghĩ rằng gộp 2 kỳ thi làm 1 sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế. Giảm gánh nặng cho thí sinh và ngành giáo dục
Nhưng mà chuyện đó đâu ai ngờ. Tâm lý chung của con người là ai muốn phải hồi hộp chờ đợi đâu. Em cũng trải qua việc phải ngóng đợi điểm chuẩn. Nhưng mà chắc cũng chưa thể bằng các em học sinh bây giờ được. Đợi chờ 20 ngày như thế này. Cần đòi hỏi tinh thần thép mất ạ
Mong các bác trên bộ sớm mở cuộc họp để tìm giải pháp tốt hơn trong năm tới. Chứ 18 năm nữa vẫn chưa cải cách xong. Em sợ 2 bố con em lại vất vả như thế này lắm--=0--=0--=0--=0
 
Thiết nghĩ. Năm nay còn nhiều bất cập. Cứ nghĩ rằng gộp 2 kỳ thi làm 1 sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế. Giảm gánh nặng cho thí sinh và ngành giáo dục
Nhưng mà chuyện đó đâu ai ngờ. Tâm lý chung của con người là ai muốn phải hồi hộp chờ đợi đâu. Em cũng trải qua việc phải ngóng đợi điểm chuẩn. Nhưng mà chắc cũng chưa thể bằng các em học sinh bây giờ được. Đợi chờ 20 ngày như thế này. Cần đòi hỏi tinh thần thép mất ạ
Mong các bác trên bộ sớm mở cuộc họp để tìm giải pháp tốt hơn trong năm tới. Chứ 18 năm nữa vẫn chưa cải cách xong. Em sợ 2 bố con em lại vất vả như thế này lắm--=0--=0--=0--=0
Nothing có nhóc rồi hả? Chúc mừng ông bố trẻ!
 
Các bác cứ lo việc của mình đi, việc của bộ thì bộ sẽ lo. Sang năm sẽ có phương án thi mới thôi mà --=0
 
Luật ra là cần có kẽ hở để lách, luồn, và bổ sung thông tư hướng dẫn :) --=0--=0--=0 mỗi luần vậy mới có obama, nói chung là mọi người vẫn bảo họ n gu dưng mà họ khôn chán --=0--=0--=0--=0--=0--=0--=0
 
Làm sao mò mẫn thử nghiệm. Thời đại thế giới đại đồng sao không học hỏi các nước tiên tiến, phù hợp với Việt Nam. Các cụ bảo "làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại".
 
Làm sao mò mẫn thử nghiệm. Thời đại thế giới đại đồng sao không học hỏi các nước tiên tiến, phù hợp với Việt Nam. Các cụ bảo "làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại".
Mình cũng đi học khôn chán rồi bác ạ, nói đến vụ đi học khôn lại nhớ bộ phim "thằng bờm" --=0--=0--=0
 
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học, mô hình giáo dục "trường học mới" Việt Nam Escuela Nueva ở Việt Nam (viết tắt là mô hình VNEN), dự thảo quy định lớp trưởng, lớp phó gọi là chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể học sinh bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định, mỗi lớp học chia thành các tổ, ban.

Tổ chức lớp học với Hội đồng tự quản gồm: "Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng tự quản" và các ban (học tập, quyền lợi, sức khỏe-vệ sinh, văn nghệ-thể dục, thư viện, đối ngoại) là cách mà mô hình trường học mới đang được Bộ GD-ĐT thí điểm ở hàng ngàn trường tiểu học trên cả nước, theo một dự án vay vốn ODA.

Việc đổi mới hoặc bổ sung các từ ngữ như "chủ tịch hội đồng tự quản", "các ban", tôi nghĩ những thay đổi này chỉ là biểu hiện về hình thức, trong đổi mới giáo dục không phải là chuyện xưng hô sao cho kêu mà là cách giáo dục cho các em làm sao học tập và sống sao cho có đạo lý và là người có ích cho Xã hội, cho Tổ quốc.

Theo tôi nghĩ, nên sử dụng đồng vốn này để nâng cao chất lượng của giáo viên và học sinh sẽ hay hơn, vì "Chiếc áo không làm nên thầy tu” và hiện tại các em còn quá bé không nên hướng các em theo kiểu xã hội thu nhỏ là những điều không tốt.

Ôi cái sự đời sao có nhiều cái tréo cẳng ngổng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Người ta hay nói trong triết học rằng: Lượng đổi thì chất đổi.

Đem trẻ em là làm thì nghiệm (để đổi về lượng) rồi sẽ đến khi chất đổi.

Nhưng e rằng chất đổi thì . . . . ? ? ? (thôi, chứ nói nữa vi fạm N2!)
 
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học, mô hình giáo dục "trường học mới" Việt Nam Escuela Nueva ở Việt Nam (viết tắt là mô hình VNEN), dự thảo quy định lớp trưởng, lớp phó gọi là chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể học sinh bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định, mỗi lớp học chia thành các tổ, ban.

Tổ chức lớp học với Hội đồng tự quản gồm: "Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng tự quản" và các ban (học tập, quyền lợi, sức khỏe-vệ sinh, văn nghệ-thể dục, thư viện, đối ngoại) là cách mà mô hình trường học mới đang được Bộ GD-ĐT thí điểm ở hàng ngàn trường tiểu học trên cả nước, theo một dự án vay vốn ODA.

Việc đổi mới hoặc bổ sung các từ ngữ như "chủ tịch hội đồng tự quản", "các ban", tôi nghĩ những thay đổi này chỉ là biểu hiện về hình thức, trong đổi mới giáo dục không phải là chuyện xưng hô sao cho kêu mà là cách giáo dục cho các em làm sao học tập và sống sao cho có đạo lý và là người có ích cho Xã hội, cho Tổ quốc.

Theo tôi nghĩ, nên sử dụng đồng vốn này để nâng cao chất lượng của giáo viên và học sinh sẽ hay hơn, vì "Chiếc áo không làm nên thầy tu” và hiện tại các em còn quá bé không nên hướng các em theo kiểu xã hội thu nhỏ là những điều không tốt.

Ôi cái sự đời sao có nhiều cái tréo cẳng ngổng.

Cái vụ này hay à nha. Những cái xã hội thu nhỏ như thế này. Có khá là nhiều hệ lụy. Em ko nói đâu xa, một thời gian trước có vụ em học sinh trường AMSTERDAM. Cũng vì xã hội thu nhỏ này mà có hành động dại dột. Buồn thay, tốt hay ko chưa bàn nhưng áp lực lên các em học sinh là sẽ nhiều hơn
Làm ra các xã hội thu nhỏ làm gì? Đầu tư cải cách những gì? Khi mà càng ngày càng có nhiều em học sinh không biết cây lúa, không biết con nào là con trâu hay con bò, không biết phân biệt săm xe và lốp xe... Liệu xin hỏi rằng vào ban đêm có nhiêu em học sinh nhìn vào các ngôi sao mà biết được phương hướng
Ôi cái sự giáo dục VN
 
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học, mô hình giáo dục "trường học mới" Việt Nam Escuela Nueva ở Việt Nam (viết tắt là mô hình VNEN), dự thảo quy định lớp trưởng, lớp phó gọi là chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể học sinh bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định, mỗi lớp học chia thành các tổ, ban.

Tổ chức lớp học với Hội đồng tự quản gồm: "Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng tự quản" và các ban (học tập, quyền lợi, sức khỏe-vệ sinh, văn nghệ-thể dục, thư viện, đối ngoại) là cách mà mô hình trường học mới đang được Bộ GD-ĐT thí điểm ở hàng ngàn trường tiểu học trên cả nước, theo một dự án vay vốn ODA.

Việc đổi mới hoặc bổ sung các từ ngữ như "chủ tịch hội đồng tự quản", "các ban", tôi nghĩ những thay đổi này chỉ là biểu hiện về hình thức, trong đổi mới giáo dục không phải là chuyện xưng hô sao cho kêu mà là cách giáo dục cho các em làm sao học tập và sống sao cho có đạo lý và là người có ích cho Xã hội, cho Tổ quốc.

Theo tôi nghĩ, nên sử dụng đồng vốn này để nâng cao chất lượng của giáo viên và học sinh sẽ hay hơn, vì "Chiếc áo không làm nên thầy tu” và hiện tại các em còn quá bé không nên hướng các em theo kiểu xã hội thu nhỏ là những điều không tốt.

Ôi cái sự đời sao có nhiều cái tréo cẳng ngổng.
Cũng vì cái anh VNEN này mà năm nay em phải cho cu nhóc chuyển qua lớp khác học đấy, 2 năm lớp 1, 2 học chương trình "bình thường", bây giờ lên lớp 3 thì lại thí điểm 1 lớp học theo mô hình VNEN, thôi thì cho cháu qua lớp khác cho nó lành. Cũng chẳng biết việc chuyển lớp cho cháu có tốt hay không nhưng thực lòng mà nói thì em không đủ tự tin để cho cháu học theo mô hình này.
Nền giáo dục của ta có quá nhiều thế hệ chuột bạch, từ cách học cho đến cách thi.
 
Web KT
Back
Top Bottom