Hướng dẫn các nghiệp vụ điều chỉnh số liệu sổ sách kế toán sau khi duyệt quyết toán

Liên hệ QC
Nếu là dân kế toán thì không thể như thế được. Vì khi các bạn sinh viên hỏi tại sao bạn ghi như vậy thì ký lắm (sách vỡ + qui định theo luật nào cho phép ghi như vậy?).
Bạn ghi thì phải theo đúng qui luật & qui định, còn nói thì trước sau ghì cũng được. Nếu bạn làm bài thi chứng chỉ hành nghề kế toán bạn có ghi như vậy không??.

Thân.



P/s: Chúng ta đừng tranh luận nữa vì qui định & luật đã nói rõ. Nếu có bạn nào có bộ sưu tập như mình nói thì cho xin nhen.

Vậy bạn cho mình xin quy định, thông tư, luật nào bắt buộc khi hạch toán phải ghi Nợ Trước/Có Sau để mình tham khảo với!
À mà bạn đừng đem khái niệm chứng chỉ hành nghề kế toán để bàn ở đây nhé! Có lẽ mình hơi dị ứng với mấy vụ bằng cấp này! Thực ra nhiều tay lấy chứng chỉ xong mà còn không biết lên báo cáo tài chính nữa cơ đấy! (Sorry nếu spam bài).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu là dân kế toán thì không thể như thế được. Vì khi các bạn sinh viên hỏi tại sao bạn ghi như vậy thì ký lắm (sách vỡ + qui định theo luật nào cho phép ghi như vậy?).
Bạn ghi thì phải theo đúng qui luật & qui định, còn nói thì trước sau ghì cũng được. Nếu bạn làm bài thi chứng chỉ hành nghề kế toán bạn có ghi như vậy không??.
Thân.
P/s: Chúng ta đừng tranh luận nữa vì qui định & luật đã nói rõ. Nếu có bạn nào có bộ sưu tập như mình nói thì cho xin nhen.

Xin lỗi hổm rày tôi không thấy bài của bạn, nên chậm trả lời.

Tôi viết bài này là trên tinh thần tôn trọng công văn của Chi Cục và Cục Thuế trả lời.
Công văn phát hành sao thì tôi sao chép y nguyên để cho các bạn tham khảo.
Biết thì nói không biết thì dựa cột mà nghe.

Việc ghi Có trước hay sau, bạn là dân kế toán còn phải bắt bẻ chuyện này nữa thì quá ư là lạc hậu. Về thi lại chứng chì hành nghề đi

Lê Minh Trí
 
Lần chỉnh sửa cuối:
2/ Anh có bộ sưu tập các công văn hướng dẫn hạch toán của Tồng cục, cục & các chi cục thì cho em xin nhen. vì theo phân cấp thì chỉ có bộ tài chính mới có thẩm quyền ban hành & hướng dẫn hạch toán kế toán mà thui. Còn các bác thuế chỉ được hướng dẫn các chinh sách liên quan đến thuế mà thui.

Vài dòng gửi các đại ca trong làng kế toán.

Thân.

P/S: Nhớ cho em xin bộ sưu tập các công văn hướng dẫn hạch toán của các Bác thuế nhen.
(chân thành cảm tạ).

Tôi có đầy đủ nhưng chỉ gởi đến những ai ân cần. Chân thành cám ơn
 
Bác Gân ơi, gởi cho em tham khảo với nhé. Em làm thì lâu, nhưng chưa duyệt quyết toán lần nào nên chưa hiểu hết trong việc điều chỉnh sổ sách sau khi duyệt quyết toán. Cám ơn bác trước ạh. BÁc có thể gởi vào hộp mail: gamphi@gmail.com
 
Xin lỗi hổm rày tôi không thấy bài của bạn, nên chậm trả lời.

Tôi viết bài này là trên tinh thần tôn trọng công văn của Chi Cục và Cục Thuế trả lời.
Công văn phát hành sao thì tôi sao chép y nguyên để cho các bạn tham khảo.
Biết thì nói không biết thì dựa cột mà nghe.

Việc ghi Có trước hay sau, bạn là dân kế toán còn phải bắt bẻ chuyện này nữa thì quá ư là lạc hậu. Về thi lại chứng chì hành nghề đi

Lê Minh Trí

Thú thật xét về tuổi đời & việc thì Mình thua Bác Già Gân & ca_dafi xa.
Nhưng vì thấy mấy quyển sách kế toán của các TS, PTS.. hay các Quyết định đến Thông tư hướng dẫn đều không ghi như vậy nên có ý kiến 1 chút thui, chứ không có ý nạnh tài đức đâu vì những gì ta biết chỉ là giọt nước mà người ta biết là cả đại dương lận, nên ngay từ đầu em viết bài dùng từ "hỏi".
Có gì mong các Đại ca tha lỗi.

Thân.

P/s: Em vẫn quan tâm đến bộ sưu tập nếu Bác Kế Toán Già Gân không giận thì cho xin chứ em không cần thỉ chẳng xin làm gì đâu.
Vỉ xin là phải mang ơn người cho nếu có gì đền đáp được thì làm còn không biết làm gì thì chỉ cần trân trọng cái gì người ta cho bằng chính cái tâm của mình cũng là 1 hình thức trả ơn rùi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác Gân ơi, gởi cho em tham khảo với nhé. Em làm thì lâu, nhưng chưa duyệt quyết toán lần nào nên chưa hiểu hết trong việc điều chỉnh sổ sách sau khi duyệt quyết toán. Cám ơn bác trước ạh. BÁc có thể gởi vào hộp mail: lehuyen3110@gmail.com

cho em xin bộ sưu tập các công văn hướng dẫn hạch toán của các Bác thuế nhen.BÁc có thể gởi vào hộp mail: lehuyen3110@gmail.com
progress.gif
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cám ơn tất cả anh chị hiện đang làm công tác kế toán, các anh chị phụ trách công tác quản lý và các chủ doanh nghiệp quan tâm đến đề tài này.

Văn bản của cơ quan chức năng trả lời thì rất nhiều cho mỗi ngành nghề, do vậy không rõ các bạn cần vấn đề gì nên mình xin chỉ các trang web của cơ quan chức năng hướng dẫn về chính sách thuế để các bạn tham khảo sưu tra thêm :

Văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP. HCM http://hcmtax.gov.vn/vanbantraloi.aspx

Văn bản hướng dẫn về thuế của Bộ Tài Chính http://www.gdt.gov.vn/gdtLive/Trang...cation=tct&loaiVanBan=boTaiChinh&location=tct

Văn bản hướng dẫn về thuế của Tổng Cục Thuế http://www.gdt.gov.vn/gdtLive/Trang...ation=tct&loaiVanBan=tongCucThue&location=tct hoặc giải đáp về thuế http://www.gdt.gov.vn/gdtLive/Trang-chu/Giai-dap-ve-thue?location=tct

Văn bản hướng dẫn về thuế của Cục Thuế các Tỉnh/Thành phố http://www.gdt.gov.vn/gdtLive/Trang...oaiVanBan=cucThueCacTinhThanhPho&location=tct

Giải đáp chính sách thuế - Thuế GTGT - Thuế TNDN - Thuế TNCN - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Hóa đơn chứng từ - Hạch toán chi phí,... của Cục Thuế Tỉnh Bình Dương http://cucthue.binhduong.gov.vn/Giaidap/giaidap_chinhsach.htm

Kính báo,
 
Thân chào Bác Gân!

Em xuất thân từ nghành thuế ra nên các đường link Bác giới thiệu thì em đã biết, em đang quan tâm là bộ sưu tập các văn bản hướng dẫn hạch toán kế toán của Thuế ban hành (Từ Tổng đến Cục) thui, vì em chỉ có vài văn bản thui, em muốn học hỏi để mở rộng kiến thức mờ.

Nói thật các bạn biết chứ 10 người trong 1 phòng thuế (nhất là ở chi cục) có 2 người biết đầy đủ & nắm vững hạch toán kế toán cũng như các chuẩn mực kế toán, 5 người thì chỉ am hiểu câu chữ cũng như các chính sách thuế thui còn vể kế toán thì gà mờ thui, số còn lại thì qua loa thui. (nói có chạm ai trong nghành thuế xin lượn thứ bỏ qua, chứ Tôi cũng làm trong đó mà còn thấy bất mãn chứ chi ai).

Thân.
 
Nếu là dân kế toán thì không thể như thế được. Vì khi các bạn sinh viên hỏi tại sao bạn ghi như vậy thì ký lắm (sách vỡ + qui định theo luật nào cho phép ghi như vậy?).
Bạn ghi thì phải theo đúng qui luật & qui định, còn nói thì trước sau ghì cũng được. Nếu bạn làm bài thi chứng chỉ hành nghề kế toán bạn có ghi như vậy không??
Câu hỏi của bác làm em phải đi đọc lại sách Nguyên lý kế toán, đó là môn em phải học đầu tiên khi bước vào học chuyên ngành môn Kế toán tài chính. Trong sách có quy định về định khoản kế toán như sau: Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau ==> Nợ ghi trước, Có ghi sau. Như vậy, quy định mà bác hỏi nó nằm trong sách Nguyên lý kế toán.

em đang quan tâm là bộ sưu tập các văn bản hướng dẫn hạch toán kế toán của Thuế ban hành (Từ Tổng đến Cục) thui, vì em chỉ có vài văn bản thui, em muốn học hỏi để mở rộng kiến thức mờ.
Hướng dẫn hạch toán kế toán sẽ do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể hiện nay các doanh nghiệp thông thường (không có quy định riêng) hạch toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC hoặc Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về Chế độ kế toán doanh nghiệp. Nếu cơ quan thuế có hướng dẫn doanh nghiệp hạch toán kế toán là không đúng chức năng của họ đâu, các bác chỉ nên tham khảo thôi vì thực chất nhiều khi họ hạch toán sai.

Cụ thể, tại công văn số 13521 /CT-TTHT của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh mà bác Kế Toán Già Gân đưa lên ở bài số 9 trong topic này thì có 2 điểm sai cơ bản:
- Định khoản "Có" trước, "Nợ" sau.
- Chỉ có các tài khoản thuộc chủng loại doanh thu và chi phí mới có thể hạch toán đối ứng với tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (chúng ta bỏ qua bước hạch toán trung gian sang tài khoản xác định kết quả 911 cho nhanh), không hạch toán đối ứng với tài khoản 421 là tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước hoặc tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo nguyên lý kế toán thì từ bao năm nay mình đã hạch toán không đúng các khoản sau khi duyệt quyết toán.
Chế độ kế toán theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC trong tài khoản 421 có hướng dẫn :
"3/ Khi điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu phát sinh trong các năn trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của các năm trước đã công bố có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước, doanh nghiệp phải xác định ảnh hưởng lũy kế của các sai sót và điều chỉnh vào số dư đầu năm của TK 4211 'Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ' của báo cáo "

Tú Anh có thể giúp triển khai cụ thể thêm ở phần này để hạch toán cho đúng ; phần này các doanh nghiệp hoạt động tại VN rất cần.
Thân chào và cám ơn Tú Anh .
 
Chế độ kế toán theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC trong tài khoản 421 có hướng dẫn :
"3/ Khi điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu phát sinh trong các năn trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của các năm trước đã công bố có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước, doanh nghiệp phải xác định ảnh hưởng lũy kế của các sai sót và điều chỉnh vào số dư đầu năm của TK 4211 'Lợi nhuận chưa phân phối năm trước ' của báo cáo ".

Điều này có thể diễn giải cụ thể như thế này ạ:

Báo cáo tài chính năm 2007 của doanh nghiệp (DN) đã công bố cho các cơ quan quản lý (tức là gửi cho cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư, phòng thống kê...). Năm 2008, DN được cơ quan thuế xuống quyết toán thuế; hoặc kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, thanh tra... xuống kiểm toán, kiểm tra; hoặc chính bản thân DN tự tìm đã phát hiện sai sót số liệu trên báo cáo tài chính năm 2007. Số liệu sai sót này có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm 2007, tức là sự sai sót xảy ra nằm ở tài khoản doanh thu hoặc chi phí thì DN phải điều chỉnh số liệu sai sót hồi tố về năm 2007 nếu sự sai sót đó mang tính chất trọng yếu.

Lại nói thêm tí về tính trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả hai phương diện định lượng và định tính.

Do đó, người ta không thể quy định số tiền bao nhiêu trở lên là trọng yếu vì đối với cụ thể từng DN thì mức này sẽ khác nhau. Ví dụ: Một DN có lợi nhuận trong năm 2007 là 100 tỷ đồng thì sai sót kế toán làm ảnh hưởng đến lợi nhuận tăng lên hoặc giảm đi 1 tỷ không phải là trọng yếu vì tỷ lệ sai sót chỉ là 1%. Nhưng nếu một DN khác có lợi nhuận trong năm 2007 là 10 tỷ thì sai sót kế toán làm ảnh hưởng đến lợi nhuận tăng lên hoặc giảm đi 1 tỷ lại mang tính trọng yếu vì tỷ lệ sai sót đã lên tới 10% rồi.

Nếu sai sót không mang tính trọng yếu thì DN có thể hạch toán trực tiếp vào sổ sách kế toán năm 2008, không phải băn khoăn về Báo cáo tài chính năm 2007 đã công bố nữa. Nhưng nếu sai sót mang tính trọng yếu thì DN phải tiến hành điều chỉnh hồi tố về năm 2007 trên Báo cáo tài chính năm 2008 như sau:

- Thay bằng số đúng "số đầu năm" của khoản mục "Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối" - mã số 417 - và của các khoản mục khác có liên quan trên Bảng cân đối kế toán năm 2008.

- Thay bằng số đúng "năm trước" của các khoản mục có liên quan trên Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008.

- Trình bày thêm lý do có sự điều chỉnh số liệu năm 2007 vào "Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán" và "Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh"tại từng khoản mục có liên quan trên Thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2008.

- Trên sổ kế toán chi tiết năm 2007 của các tài khoản có liên quan đến sự điều chỉnh thì ghi chú vào phần cuối của sổ nội dung và các bút toán điều chỉnh cho sự sai sót.

Như vậy, thực chất chúng ta điều chỉnh báo cáo tài chính của năm sau năm sai sót và không điều chỉnh sổ sách kế toán của năm sai sót sau khi "khóa sổ" (chỉ ghi chú thôi).

P/S: Em phân mảng màu rất rõ ràng và có ý nghĩa đấy ạ.
 
Câu hỏi của bác làm em phải đi đọc lại sách Nguyên lý kế toán, đó là môn em phải học đầu tiên khi bước vào học chuyên ngành môn Kế toán tài chính. Trong sách có quy định về định khoản kế toán như sau: Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau ==> Nợ ghi trước, Có ghi sau. Như vậy, quy định mà bác hỏi nó nằm trong sách Nguyên lý kế toán.


Hướng dẫn hạch toán kế toán sẽ do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể hiện nay các doanh nghiệp thông thường (không có quy định riêng) hạch toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC hoặc Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về Chế độ kế toán doanh nghiệp. Nếu cơ quan thuế có hướng dẫn doanh nghiệp hạch toán kế toán là không đúng chức năng của họ đâu, các bác chỉ nên tham khảo thôi vì thực chất nhiều khi họ hạch toán sai.

Cụ thể, tại công văn số 13521 /CT-TTHT của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh mà bác Kế Toán Già Gân đưa lên ở bài số 9 trong topic này thì có 2 điểm sai cơ bản:
- Định khoản "Có" trước, "Nợ" sau.
- Chỉ có các tài khoản thuộc chủng loại doanh thu và chi phí mới có thể hạch toán đối ứng với tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (chúng ta bỏ qua bước hạch toán trung gian sang tài khoản xác định kết quả 911 cho nhanh), không hạch toán đối ứng với tài khoản 421 là tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước hoặc tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định.

Đây là những điều Tôi tâm đắc nhất (những dòng tô đỏ) và cũng là lý do Tôi sưu tầm các văn bản hướng dẫn hạch toán do cơ quan thuế ban hành với 2 lý do:
- Đối phó với các ông vua làng chậm hiểu.
- Cung cấp cho Ông bạn bên bộ tài chính biên soạn ra các chuẩn mực kế toán đó mờ.

Thật ra có lần ngồi với 2 ông bạn 1 ông bên BTC 1 ông có tuổi bên kiểm toán nghe ông BTC nói với ông kiểm toán bạn có hiểu & nắm hết các chuẩn mực mà tôi biên soạn hay không?. Ông kiểm toán nói còn đôi điều phải hỏi.
Thú thật Tôi thấy mình nhỏ bé vô cùng vì đến giờ vẫn chưa thể nắm hết được.

Mong các bạn thông cảm cho viết đôi dòng tâm sự nhen.

Thân.
 
Câu hỏi của bác làm em phải đi đọc lại sách Nguyên lý kế toán, đó là môn em phải học đầu tiên khi bước vào học chuyên ngành môn Kế toán tài chính. Trong sách có quy định về định khoản kế toán như sau: Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau ==> Nợ ghi trước, Có ghi sau. Như vậy, quy định mà bác hỏi nó nằm trong sách Nguyên lý kế toán.

Phiền chị Tú Anh ghi rõ trong sách Nguyên Lý Kế Toán nào không? Vì sách Nguyên Lý kế toán ở Việt Nam có rất nhiều phiên bản. Em đọc Nguyên Lý Kế Toán của Thạc sỹ Bùi Nữ Thanh Hà, tìm mãi không thấy quy định bắt buộc phải hạch toán Nợ Trước/ Có sau.
 
@a.ca_dafi: anh bắt bẻ chị của em dữ quá. Hihi...Dù đã bỏ nghề kế toán nhưng cho em tham gia với. Theo em thì việc ghi nợ trước, ghi có sau là qui ước chứ không phải qui định!. Đây là qui ước ngầm giữa những người học kế toán để thống nhất và dễ dàng trao đổi. Vì việc ghi nợ và ghi có (thường gọi là định khoản) là dạng rút gọn để khỏi phải vẽ sơ đồ chữ T.

Em nghĩ mọi người nên tập trung vào vấn đề khác hơn là xoay quanh vấn đề bàn cãi việc ghi nợ trước hay có trước!.
 
Có những điều chưa có trong luật ban hành thì chúng ta nên nói với nhau hoặc làm sao cho người đọc dễ hiểu thôi mà. Đa số người đọc thế nào thì mình theo thế đó (dĩ nhiên phải là đúng - Được xã hội chấp nhận từ xưa đến nay). Cái đó gọi là : Ngôn ngữ bình dân mang ý nghĩa bác học.

Tớ có thể viết một đoạn văn toàn là ngôn ngữ quê tớ, mà chỉ có người quê tớ mới hiểu. Không ai nói tớ sai cũng bởi vì họ . . không hiểu. Vậy thì tớ viết làm gì nhỉ.

Tớ có thể kẻ bảng chữ T mà bên trái là Có, bên phải là Nợ, rất dễ dàng. Nhưng để mọi người dễ hiểu thì . . khó quá.

Tớ có thể thay vì viết một đoạn tiếng Việt, nhưng lại dịch đoạn đó thành Tiếng Anh, để người đọc phải dịch lại một lần nữa. Thích nhỉ.

Tài Chính Kế toán là cái nghề mà nhiều khi ranh giới giữa đúng và sai chỉ là bằng 1/tỉ sợi tóc. Híc híc. Vì vậy việc tranh luận là điều tất nhiên.

Thế thì mới có vụ kiện sau :

http://www.phapluattp.vn đã viết:
Kiện tới cùng dù chỉ bị phạt 1,3 triệu đồng


Sáng 19-8, TAND TP.HCM đã xử sơ thẩm vụ Công ty cổ phần Tư vấn, đầu tư xây dựng B. kiện yêu cầu hủy quyết định xử phạt đăng ký thuế trễ hạn của cục trưởng Cục Thuế TP.HCM.


Vụ án gây chú ý bởi số tiền phạt chỉ có hơn 1,3 triệu đồng nhưng Công ty B. vẫn cương quyết theo kiện. Theo công ty B., trước kia công ty có tên khác. Từ ngày 5-1, công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, đổi tên thành B. Công ty đã đến Cục Thuế kê khai nhưng vì cuối biểu mẫu kê khai có phần ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp nên công ty phải chờ lấy con dấu mới xong mới hoàn tất được. Rồi vì việc khắc dấu có sai sót nên mãi tới ngày 4-2, công an mới cho phép công ty sử dụng con dấu mới. Ngày 20-2, công ty đến nộp bản kê khai thuế thì bị lập biên bản, bị phạt.



Theo Cục Thuế, Luật Quản lý thuế quy định trong 10 ngày làm việc kể từ khi có thay đổi thông tin về doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đến đăng ký với Cục Thuế. Bộ Tài chính đã có thông tư hướng dẫn người nộp thuế không cần phải đóng dấu vào tờ khai đăng ký thuế để có thể vừa làm thủ tục đăng ký thuế vừa làm thủ tục khắc dấu. Việc công ty không biết hướng dẫn này, dẫn đến đăng ký chậm trễ là lỗi của công ty.
Không đồng ý, công ty bắt bẻ rằng nếu ngành thuế không yêu cầu đóng dấu thì sao trong biểu mẫu kê khai lại có phần này? Việc chậm trễ của công ty có nguyên nhân khách quan từ phía cơ quan khắc dấu. Lẽ ra việc trễ hạn phải tính từ ngày 4-2 (ngày công ty được cấp dấu mới) chứ không nên tính từ ngày 5-1.



Cuối cùng, TAND TP kết luận quyết định xử phạt của Cục Thuế là có căn cứ nên bác đơn kiện của Công ty B. Sau phiên xử, Công ty B. cho biết sẽ kháng cáo.
HTML:
http://www.phapluattp.vn/news/toa-an/view.aspx?news_id=224970

Cuộc sống muôn màu, và còn nhiều vụ khác nữa. Híc híc híc.

Mong các bác vì cái nhớn hơn để cùng nhau . . phát triển!!

Thân!
 
@a.ca_dafi: anh bắt bẻ chị của em dữ quá. Hihi...Dù đã bỏ nghề kế toán nhưng cho em tham gia với. Theo em thì việc ghi nợ trước, ghi có sau là qui ước chứ không phải qui định!. Đây là qui ước ngầm giữa những người học kế toán để thống nhất và dễ dàng trao đổi. Vì việc ghi nợ và ghi có (thường gọi là định khoản) là dạng rút gọn để khỏi phải vẽ sơ đồ chữ T.

Em nghĩ mọi người nên tập trung vào vấn đề khác hơn là xoay quanh vấn đề bàn cãi việc ghi nợ trước hay có trước!.

Vì đây là Box Giao lưu thư giãn & hoạt động khác/thành viên giúp nhau, nên ca_dafi có lỡ spam một tí chắc không sao nhỉ?

Đồng ý hoàn toàn với Jenni về điểm này. Đây là quy ước chứ không phải là quy định. Và trong Nguyên lý kế toán có một số nguyên tắc xét về tính trọng yếu còn trọng yếu hơn nhiều lần so với việc phải ghi Nợ trước hay ghi Có trước. Tuy nhiên, vì cá tính của ca_dafi rất dị ứng với những vấn đề như thế này:

Em hỏi về cách trình bày các bút toán của Bác Kế Toán Già Gân một chút nhen.
1/ Theo lý thuyết (nguyên tắc) thì bất cứ nghiệp vụ phát sinh nào khi định khoản đều được ghi bút toán kép và ghi Nợ TK này đối ứng với Có TK khác.
Sao em thấy Anh ghi toàn là Có trước & Nợ sau không hà?

Nếu là dân kế toán thì không thể như thế được. Vì khi các bạn sinh viên hỏi tại sao bạn ghi như vậy thì ký lắm (sách vỡ + qui định theo luật nào cho phép ghi như vậy?).
Bạn ghi thì phải theo đúng qui luật & qui định, còn nói thì trước sau ghì cũng được. Nếu bạn làm bài thi chứng chỉ hành nghề kế toán bạn có ghi như vậy không??.

Nếu chúng ta ai cũng theo cách trên mà làm thì đã chẳng có một Gallile nào dám chết vì bảo vệ chân lý trái đất hình tròn (cái mà thời đó ai ai cũng cho là nó không phải là hình tròn, cả trong sách vở).

Vì vấn đề này khá là nhỏ nên có thể chưa nói rõ cái mà ca_dafi muốn chia sẻ. Vấn đề quan trọng là khi ta suy nghĩ; đừng nên để tính ỳ tâm lý ảnh hưởng đến hướng suy nghĩ của ta, hãy để nó tự do phát triển, đừng ép buộc nó phải đi theo quy định này, điều luật kia. Vì những quy định và điều luật ấy có lẽ sẽ không còn đúng nữa trong nay mai. Đôi khi chúng ta chậm hơn người khác ở chỗ chúng ta chỉ biết chấp nhận nó mà không biết tạo sao phải như vậy? Có cách nào/hướng giải quyết nào tốt hơn không? Và/hoặc liệu nó có thể được thay thế hay không? Liệu lý thuyết đám đông ấy có đúng không? Tại sao nó đúng? Tại sao nó không đúng?

Thành thật xin lỗi mọi người nếu những bài viết của ca_dafi trong topic này gây khó chịu cho mọi người!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sách nguyên lý kế toán mình học năm 1978 cũng không quy định ghi nợ trước có sau. Nhưng thầy giáo khi giảng bài thường viết nợ/ có 2 dòng, nợ dòng trên, có dòng dưới. Số tiền thì ghi 2 lần so le, nợ lệch qua trái, có lệch qua phải.
Tuy nhiên nhớ lại thì rằng đó là cách ghi sổ bằng tay vào sổ theo mẫu in sẵn.
Và 1 số mẫu sổ có dạng sau: Ghi có TK a, ghi nợ các tài khoản: x, y, z, mỗi TK ghi nợ là 1 cột. Ai đã từng ghi sổ bằng tay chắc còn nhớ. Vậy đâu là ghi nợ trước có sau, hay có trước nợ sau? Nếu không xem kỹ lại còn nói không phải ghi kép vì 1 nghiệp vụ chỉ thấy ghi số tiền có 1 lần.
BÂy giờ (30 năm rồi), sử dụng máy tính, phần mềm, hạng bét cũng là Excel, có ai ghi 1 bút toán 2 cột số tiền nợ riêng số tiền có riêng nữa không? Ai mà cứ cố ghi 2 số tiền ở 2 cột với 1 nợ nhiều có hay 1 có nhiều nợ thì chỉ khổ cho mấy cao thủ GPE viết code tách ra thôi.
Lập database mình thường làm như sau, rất dễ lọc, tính tổng, rút trích, lập sổ, lên báo cáo, tất cả đều 1 nợ 1 có:
Số CT| ... | TKno | TKco | Sotien
| | | |1000

Mà nếu nói viết nợ trước có sau là dạng rút gọn để khỏi phải vẽ sơ đồ chữ T thì mình nghĩ ngược lại:
Ghi có trước nợ sau như vầy Có 111/ nợ 331, còn dễ hình dung ra cái chữ T trong đầu hơn. Vì mũi tên thường quay mũi qua phải mà.
 
Em xin cám ơn các bác nhe. Em thấy cả nhà mình ai cũng có tài hùng biện cả. Ai cũng có cái tình cái lý khi đưa ra vấn đề. Tiếc sao trời sinh các Bác phải làm IT hoặc kế toán. Tiếc thay - tiếc thay. Nếu được trẻ lại chừng 10 tuổi nữa em kính ứng cử và đề nghị hai Bác (Mr. Okebap - Mr . Ca_dafi) chuyển qua làm luật sư để biện hộ cho dân nghèo chúng em. Lúc đó làm luật sư rồi cố gắng nhớ chúng em nhe - hoặc sau này nếu có ứng cử vào các ghế của Quốc Hội chúng em sẽ ủng hộ cho hai bác 1 lá phiếu. Đến đó ước gì em xin được theo xách cặp hầu các bác.
Hãy xem dự án của Phantuhuong (Phan tới rồi tự Hưởng luôn) Nhà ở của Thủ Tướng tương lai

Tạm thời mình xin khép lại việc ghi NỢ trước hay CÓ sau tại đây nhe. Miễn bàn - > OK
(Hôm trước cái công văn em post lên có ghi CÓ trước và NỢ sau là do em tuân thủ bản gốc)

Sẵn đây em xin gởi 1 tập tin nguyên lý kế toán dành cho các bạn nào có nhu cầu để tham khảo nhanh.

Nói về cách trình bày vẽ sơ đồ chữ T - tôi đồng ý và tâm đắc với câu anh ptm0412 như sau :

Ghi có trước nợ sau như vầy Có 111/ nợ 331, còn dễ hình dung ra cái chữ T
trong đầu hơn. Vì mũi tên thường quay mũi qua phải mà.

Việc trình bày sơ đồ chữ T là 1 kỹ thuật và nghệ thuật, em đã từng phỏng vấn hoặc khi hướng dẫn nghiệp vụ cho kế toán viên của em, em bảo hãy trình bày sơ đồ chữ T cho 1 nghiệp vụ thì trong đầu bạn ấy không hình dung ra cách nào để vẽ sao cho thẩm mỹ và khỏi lòng vòng bởi các mũi tên đó mới chính là vấn đề. (không riêng gì các em mới ra trường mà kể cả kế toán trưởng đã hành nghề lâu năm nữa)

@ Jenny : yêu quý của bố, tía và ba :
Dù đã bỏ nghề kế toán nhưng cho em tham gia với
Thoải mái thôi. Đây là các topic để anh em trao đổi giao lưu học tập mà. Bỏ nghề kế toán thì con định làm gì.Học mãi học hoài học đến địa vị cao có khi khó tìm chồng lắm đó nhe(Con gái học cao có sợ bị ế không ? còn con trai dốt đặt thì có tìm được vợ không ?)
 

File đính kèm

  • nguyenlyketoan.pdf
    199 KB · Đọc: 183
Tham gia một chút sợ close topic. Tôi thì hay dùng C411 N111, chắc là thói quen, dùng theo kế toán NH (phải ghi có trước, ie có tiền rồi làm gì thì làm).
Không biết tôi có đọc đâu đó mà quên mất, với nội dung là ghi có rồi ghi nợ.
Còn theo suy nghĩ của tôi, chắc cũng chả đúng.
Bạn muốn kinh doanh - > lợi nhuận thì phải như sau:
- Bỏ vốn: C411/N111,112,...
- KD, sản xuất: C111, 112...N152,154,156,62...,63..
- Thu lợi nhuận: C421 N...
Nếu trước đây mà chưa có quy định N hay C trước, thì nay mai chắc sẽ có quy định thôi. rất đồng ý với ý Bác PTM là nếu theo chữ T thì ghi từ trái qua phải, C -> N, có vẻ dễ hình dung hơn. Với lại bản thân nếu sort thì C vẫn trước N. Hay Cr vẫn trước Dr.
Và ngu ý xin góp. Và bài này sẽ xóa ngay, xin tha thứ!
 
Web KT
Back
Top Bottom