Báo cáo về "vòng quay vốn" (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

hai2hai

VNUNi®
Thành viên danh dự
Tham gia
14/6/06
Bài viết
1,137
Được thích
2,297
Nghề nghiệp
Tư vấn giải pháp bán lẻ
Lại có thêm 1 yêu cầu mới --=0 mà tôi cần phải tìm hiểu, nhờ các bạn giúp đỡ.

Mô tả bài toán: Giả sử có 1 cửa hàng kinh doanh 1 nhóm loại SP điện tử. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của cửa hàng đó chủ yếu liên quan tới các vấn đề sau:
1. Công nợ của các đối tượng tham gia kinh doanh với cửa hàng: Khách hàng và Nhà cung cấp
2. Giá trị hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán, Doanh số bán hàng
3. Các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi liên quan tới các hoạt động:
+ Thanh toán với đối tác kinh doanh
+ Thu chi khác

Hỏi: Trong trường hợp với nghiệp vụ ở trên, một báo cáo liên quan tới việc phân tích "vòng quay vốn" sẽ như thế nào? Nếu được thì có thể gửi mẫu báo cáo ví dụ (template)

Thanks!
 
Net Working Capital = Current Assets − Current Liabilities

Mình đã đọc qua các bài này và cũng đọc bài của cadafi rồi. Thực ra tính 1 cái chỉ số thì đâu phải là báo cáo nhỉ? Xong trong lúc demo thì anh GĐ bên KH muốn có báo cáo phân tích vòng quay của vốn mà Hải nghĩ mãi vẫn chưa thông hình thù cái báo cáo đó thế nào? Vấn đề là phải có báo cáo cụ thể để còn viết phần mềm :)

Theo như đã nói ở trên, PM chỉ có thể cung cấp các con số về hàng tồn kho, công nợ (phải thu, phải trả), tiền (t.mặt, t.gửi) của 1 cửa hàng. Vậy theo cadafi hiểu thì "vòng quay vốn" này tính thế nào và báo cáo sẽ như thế nào?

Thời gian để thực hiện báo cáo này là theo kỳ hay theo thời điểm?

P/S: Mới tham khảo tại liệu thêm tại đây. Tuy nhiên đói quá chưa kịp đọc.

See U!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lại có thêm 1 yêu cầu mới --=0 mà tôi cần phải tìm hiểu, nhờ các bạn giúp đỡ.

Mô tả bài toán: Giả sử có 1 cửa hàng kinh doanh 1 nhóm loại SP điện tử. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của cửa hàng đó chủ yếu liên quan tới các vấn đề sau:
1. Công nợ của các đối tượng tham gia kinh doanh với cửa hàng: Khách hàng và Nhà cung cấp
2. Giá trị hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán, Doanh số bán hàng
3. Các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi liên quan tới các hoạt động:
+ Thanh toán với đối tác kinh doanh
+ Thu chi khác

Hỏi: Trong trường hợp với nghiệp vụ ở trên, một báo cáo liên quan tới việc phân tích "vòng quay vốn" sẽ như thế nào? Nếu được thì có thể gửi mẫu báo cáo ví dụ (template)

Thanks!
---
Thấy trên diển đàn gọi anh thì cũng xin phép gọi bằng anh.
Trước tiên cần phải hiểu cách tính của "vòng quay vốn lưu động" như thế nào?
Anh cho ý kiến trước nhé, em học lâu quá rồi không biết còn phù hợp nữa hay không (từ thời còn bao cấp), chỉ xin đóng góp thôi :-=
 
---
Trước tiên cần phải hiểu cách tính của "vòng quay vốn lưu động" như thế nào?
Anh cho ý kiến trước nhé, em học lâu quá rồi không biết còn phù hợp nữa hay không (từ thời còn bao cấp), chỉ xin đóng góp thôi :-=

Lý thuyết: Vòng quay vốn (Capital Turnover) được tính bằng doanh số bán hằng năm chia cho vốn sở hữu trung bình (trị giá thuần). Khi được so sánh trong một khoảng thời gian, nó sẽ cho biết mức độ công ty có thể phát triển mà không cần phải đầu tư thêm vốn. Nhìn chung, công ty có biên lợi nhuận cao thì có vốn quay vòng thấp và ngược lại. Nó còn được gọi là quay vòng vốn cổ đông (Equity Turnover).

Nguồn: Sara

Ngoài ra còn 1 tỷ cách khác định nghĩa ở đây này. Kể ra 1 cụm từ thôi mà sao đọc thấy nhiều kết quả thế nhỉ? Không nhẽ các sách dạy mọi người khác nhau nên mỗi người đưa lên 1 công thức? (Hoặc do ở VN dùng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ 1 khái niệm?)

Không nhẽ phải lôi mấy cuốn ebooks về Financial Analysis ra để đọc.
 
Vòng quay vốn LĐ = Doanh thu chưa thuế/ VLĐ bình quân
---
Lúc xưa thì em học như thế này, riêng em thì cảm thấy ...(ý kiến riêng):
1> Doanh thu: phải xác định là thu được tiền thì mới là ổn!
Xong trong lúc demo thì anh GĐ bên KH muốn có báo cáo phân tích vòng quay của vốn ...
---
Hay anh thử phân tích hiệu quả của 1 đồng vốn bỏ ra thì có vẻ khả thi hơn?
Em +-+-+-+, chỉ thế thôi :-=.
 
@hai2hai: Theo quan điểm cá nhân của em, "vốn lưu động" là một chỉ tiêu trong một báo cáo nào đó. Có thể khách hàng của anh đang nói tới báo cáo dòng tiên (Cash Flow) chăng!?


Vòng quay vốn LĐ = Doanh thu chưa thuế/ VLĐ bình quân
Lúc xưa thì em học như thế này, riêng em thì cảm thấy ...(ý kiến riêng):
1> Doanh thu: phải xác định là thu được tiền thì mới là ổn!
Nếu doanh thu xác định là thu được tiền thì công thức trên không thể chia cho Vốn Lưu động bình quân được!?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thời gian để thực hiện báo cáo này là theo kỳ hay theo thời điểm?

Các báo cáo phân tích thường làm theo kỳ, thường là năm tài chính, có so sánh với năm trước.
Gởi Hải 2 mẫu BC phân tích: 1 mẫu có trong thuyết minh báo cáo tài chính, 1 mẫu làm trong dự án vay vốn theo yêu cầu ngân hàng.
 

File đính kèm

Nếu doanh thu xác định là thu được tiền thì công thức trên không thể chia cho Vốn Lưu động bình quân được
---
- Vấn đề là chổ này đây (thu được tiền) ! bạn thử nghĩ xa hơn 1 chút xem... (vẫn là ý kiến riêng thôi nhé) :-=.
- Sao lại không thể chia được nhỉ?
- Tính hiêu quả của 1 đồng vốn bỏ ra có vẻ thiết thực hơn.
Thân chào
 
Nói thêm:
1. Có thể nghĩ ra thêm:
- Vòng quay vốn chủ sở hữu = doanh thu thuần/ Vốn chủ sở hữu
- Vòng quay vốn đầu tư dài hạn = Doanh thu / Vốn cố định
- Hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu = lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu
- ....

Mỗi chỉ tiêu như vậy phản ánh 1 nội dung, và người ta có những thông số bình quân ngành cho các chỉ tiêu đó: Nếu cao hơn thì tốt, thấp hơn thì xấu chẳng hạn. Rồi xem doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn hoặc đang bị chiếm dụng vốn, ...
Những đánh giá này phải làm bằng tay (thật ra là bằng đầu), phần mềm không làm được. Phần mềm chỉ tính ra các bảng như trong file mà thôi.

2. Nếu có số liệu liên tiếp 5 năm, 10 năm, thì có thể đánh giá tốt hơn và còn có thể dự đoán được nữa.
 
Lý thuyết: Vòng quay vốn (Capital Turnover) được tính bằng doanh số bán hằng năm chia cho vốn sở hữu trung bình (trị giá thuần). Khi được so sánh trong một khoảng thời gian, nó sẽ cho biết mức độ công ty có thể phát triển mà không cần phải đầu tư thêm vốn. Nhìn chung, công ty có biên lợi nhuận cao thì có vốn quay vòng thấp và ngược lại. Nó còn được gọi là quay vòng vốn cổ đông (Equity Turnover).

Nguồn: Sara

Ngoài ra còn 1 tỷ cách khác định nghĩa ở đây này. Kể ra 1 cụm từ thôi mà sao đọc thấy nhiều kết quả thế nhỉ? Không nhẽ các sách dạy mọi người khác nhau nên mỗi người đưa lên 1 công thức? (Hoặc do ở VN dùng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ 1 khái niệm?)

Không nhẽ phải lôi mấy cuốn ebooks về Financial Analysis ra để đọc.

Không khác nhau đâu anh.
Nó cùng 1 công thức thôi.
Và ở VN cũng chỉ có 1 định nghĩa cho 1 khái niệm.
Nhưng số liệu để tính toán ra thì có thể tính bằng nhiều công thức khác nhau.
Giống như 4= 1+3 = 1+ (1+2) = 1+1+1+1.

Ví dụ ta có 1 đồng vốn, mua 1kg hàng A và bán ra được 2đ, lấy 2đ đó mua tiếp 2kg hàng vào bán ra được 4đ, lại lấy 4đ đó mua hàng 4kg, bán ra được 8đ.
Tổng cộng trong kỳ: 3 đợt hàng mua-bán, từ 1đ ban đầu mà cuối kỳ được 8đ.
Nhưng vòng quay vốn không phải là 8 hay 3 mà phải là: doanh thu/ vốn = (2đ+4đ+8đ)/1đ = 14 vòng.
Con số này thể hiện nhiều ý nghĩa hơn số 8 và số 3.

VLĐ bình quân:
Nếu như 8đ cuối kỳ này được chia lãi xxđồng và giữ lại (8-xx)đồng để tiếp tục kinh doanh kỳ sau thì khi so sánh qua các thời kỳ, ở mỗi kỳ người ta sẽ lấy bình quân: (đầu kỳ+cuối kỳ)/2.
Như ví dụ trên VLĐ bình quân là (1đ+8đ-xxđ)/2
So với con số 14 thì nó có ý nghĩa so sánh qua các kỳ tốt hơn.
Giống như khác biệt giữa vận tốc tức thời và vận tốc trung bình.

Vì ý nghĩa để phân tích cùng với các chỉ tiêu tài chánh khác mà người ta lấy dựa vào doanh số chứ không lấy số doanh thu đã thu được tiền.
 
@hai2hai: Theo quan điểm cá nhân của em, "vốn lưu động" là một chỉ tiêu trong một báo cáo nào đó. Có thể khách hàng của anh đang nói tới báo cáo dòng tiên (Cash Flow) chăng!?

He he, sếp yêu cầu: Báo cáo dòng tiền (1), vòng quay vốn (2), tuổi kho (3), tuổi nợ (4).

(1) và (4) thì quen rồi, (3) xem của BI SAP xong thì thấy phức tạp quá. (2) thì có vẻ như là tính toán từ 1 phần mềm kế toán thì phù hợp hơn trong khi Phần mềm của mình chỉ là dạng bán hàng (không liên quan nhiều tới các con số khác như vốn chủ SH, TSCĐ, v.v... ngoài các con số về: Tồn kho, công nợ, tiền mặt)

Dear all: Your knowledge are all very helpful to me! Thanks & love all.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom