Công thức tính số tờ tiền

Liên hệ QC
ý của ndu96081631 là sau khi làm xong bảng lương ta có thể có được nhu cầu tiền lẻ như thế nào để có kế hoạch khi rút tiền ở ngân hàng vế chi lương ta đổi tiền lẻ luôn, chứ không phải có tiền lẻ rồi mới tính cách chia.??????

Không biết có phải hong nữa....../-*+/
Ah không bạn à! Ý tôi ngược lại:
- Tôi lĩnh tiền về, đếm được từng loại tiền có bao nhiêu tờ
- Với lương của từng người, tôi phải dựa vào tiền đang có sẳn để chia sao cho tối ưu nhất, tức ít đổi tiền nhất
Còn file của bạn kia là chia theo kiểu THOẢI MÁI, hết mệnh giá này đến mệnh giá khác ---> Như vậy là không thực tế ---> Có bao nhiêu chia bao nhiêu chứ đâu thể chia rồi mới tính rằng ta cần bao nhiêu
(+) Số tờ tiền hiện có tại thời điểm khi 1 khách hàng bấm Password là hữu hạn;
(+) Nhưng số tiền khách hàng sẽ bấm vô yêu cầu chi trả mỗi lần là loạn xị ngậu.
Vậy phải giải quyết sao đây?
Có lẻ theo kiểu hết nạt vạc đến xương thôi. :-=
Dạ đúng, hết nạt vạc đến xương... nhưng phải xét xem NẠC và XƯƠNG hiện ta đang có là bao nhiêu ---> Không thể muốn vạc thế nào thì vạc
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ah không bạn à! Ý tôi ngược lại:
- Tôi lĩnh tiền về, đếm được từng loại tiền có bao nhiêu tờ
- Với lương của từng người, tôi phải dựa vào tiền đang có sẳn để chia sao cho tối ưu nhất, tức ít đổi tiền nhất
Còn file của bạn kia là chia theo kiểu THOẢI MÁI, hết mệnh giá này đến mệnh giá khác ---> Như vậy là không thực tế ---> Có bao nhiêu chia bao nhiêu chứ đâu thể chia rồi mới tính rằng ta cần bao nhiêu

Dạ đúng, hết nạt vạc đến xương... nhưng phải xét xem NẠC và XƯƠNG hiện ta đang có là bao nhiêu ---> Không thể muốn vạc thế nào thì vạc

Thì cũng giống nhau thôi mà anh, nếu chừng ấy tiền và chứng ấy người lãnh lương nếu chia theo phương pháp tối ưu mà số tiền có sẵn không dủ chia thì anh cũng phải đổi thêm tiền. Choi nên sau khi tính lương xong ta dùng phương pháp nào đó để tính được nhu cầu tiền lẻ là bao nhiêu, gồm mệnh giá từng loại với số lương như thế nào, sau đó kiểm tra quỹ mình thiếu đủ bao nhiêu rồ sẽ đổi tiền.

Không không trúng ý nữa thì xin anh bỏ qua cho....
 
tungnguyen_kt đã viết:
Thì cũng giống nhau thôi mà anh, nếu chừng ấy tiền và chứng ấy người lãnh lương nếu chia theo phương pháp tối ưu mà số tiền có sẵn không dủ chia thì anh cũng phải đổi thêm tiền. Choi nên sau khi tính lương xong ta dùng phương pháp nào đó để tính được nhu cầu tiền lẻ là bao nhiêu, gồm mệnh giá từng loại với số lương như thế nào, sau đó kiểm tra quỹ mình thiếu đủ bao nhiêu rồ sẽ đổi tiền.

Không không trúng ý nữa thì xin anh bỏ qua cho....
Vâng! Chia thì ai cũng chia được (nếu không chắc kế toán nghĩ việc luôn) ---> Vấn đề nằm ở chổ ai có cách chia sao cho ít phải đổi tiền nhất
Đó gọi là giải pháp tối ưu
Vì nếu ta cứ chia theo kiểu hết mệnh giá này đến mệnh giá khác thì chắc gì sẽ ít đổi tiền
 
Vậy bạn có cách nào mà chia tiền mà hạn chế phải đổi tiền nhất bạn chỉ cho mình với
đối với lương công nhân mà có số tiền lẻ 9.000, 6.000, 7.000 thì mình phải làm sao để hạn chế đổi tiền
Ở công ty mình có đến 6.000 công nhân, mỗi lần chia tiền thiếu 1.000 hay 500 công nhân cũng đòi nữa.
Thanks a lot
 
Vậy bạn có cách nào mà chia tiền mà hạn chế phải đổi tiền nhất bạn chỉ cho mình với Ở công ty mình có đến 6.000 công nhân, mỗi lần chia tiền thiếu 1.000 hay 500 công nhân cũng đòi nữa.
Thanks a lot
Mình có cách, khỏi đổi đòng nào luôn: Mua mỗi người 1 thẻ ATM; Mấy ông bà về hưu còn đang tập dượt để xài cái ni kia mà! kha, kha. . .!$@!! Phen này ngân hàng lời to!--=0
 
Vậy bạn có cách nào mà chia tiền mà hạn chế phải đổi tiền nhất bạn chỉ cho mình với
đối với lương công nhân mà có số tiền lẻ 9.000, 6.000, 7.000 thì mình phải làm sao để hạn chế đổi tiền
Ở công ty mình có đến 6.000 công nhân, mỗi lần chia tiền thiếu 1.000 hay 500 công nhân cũng đòi nữa.
Thanks a lot
Như tôi đã nói, đây là bài toán khó ---> Trên diển đàn đã từng đề cập nhưng vẫn chưa có giãi pháp nào gọi là hiệu quả nhất
Tôi đang nghĩ không biết Solver có giải quyết ngon lành không nhỉ? Ai rành về Solver làm thử
(Món Solver này có thể nói là tuyệt chiêu của Tigertiger, đáng tiếc dạo này ít gặp thầy quá)
 
Chia lương

Lâu rồi không ghé thăm diễn đàn. Hôm nay vào thấy bài toán này cũng hay hay. Tôi xin mạo muội đưa ra một giải pháp. Mọi người xem thử rồi cho ý kiến nha.
Vui lòng xem file đính kèm
 

File đính kèm

  • Chia luong.xls
    39.5 KB · Đọc: 274
Lâu rồi không ghé thăm diễn đàn. Hôm nay vào thấy bài toán này cũng hay hay. Tôi xin mạo muội đưa ra một giải pháp. Mọi người xem thử rồi cho ý kiến nha.
Vui lòng xem file đính kèm
Ít ra phải như thế này mới gọi là CHIA TIỀN được...
giải pháp rất hay... tôi đã thí nghiệm bằng cách thêm người vào để cho tổng số tiền lãnh gần bằng tổng quỷ lương (Quỹ lương = 82.666.500 và tiến lãnh = 82.172.000) ---> Kết quả nó chia sạch không bị thiếu tí tiền lẽ nào ---> HAY
Các bạn rảnh rổi test thêm trong nhiều trường hợp khác xem (thay đổi tiền lãnh, thay đổi số tờ của từng mệnh giá)...
Cảm ơn bạn nhiều
 
Bạn huuthang_bd vận dụng công thức rất hay. Mình viết công thức không được, phải giải quyết bằng VBA. Các bạn tham khảo tại Bài toán về chia tiền lương
.giaiphapexcel.cuueuurur
 
Lâu rồi không ghé thăm diễn đàn. Hôm nay vào thấy bài toán này cũng hay hay. Tôi xin mạo muội đưa ra một giải pháp. Mọi người xem thử rồi cho ý kiến nha.
Vui lòng xem file đính kèm
Phương án chia đạt yêu cầu chia hết tiền nhưng nếu tôi là người chậm chân lĩnh toàn 1000đ thì tôi không chịu đâu,lĩnh trước toàn 500.000đ thích hơn.
 
Đúng là chia hết tiền nhưng không công bằng, chia tiền to trước rồi mới đến tiền nhỏ, lương 10 triệu mà toàn lĩnh tiền 10.000 vì chậm chân thì cũng chán. Làm sao phân bổ được tiền nữa mới ứng dụng vào thực tế được!

Thêm nữa nếu chia kiểu này thì có lẽ cũng không cần đến hỗ trợ của Excel, cứ cầm cục mệnh giá 500.000 "văng" trước, hết lại đến cục nhỏ hơn, bao giờ hết thì thôi.

P/s: Bài toán này còn phải bàn nhiều
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đúng là chia hết tiền nhưng không công bằng, chia tiền to trước rồi mới đến tiền nhỏ, lương 10 triệu mà toàn lĩnh tiền 10.000 vì chậm chân thì cũng chán. Làm sao phân bổ được tiền nữa mới ứng dụng vào thực tế được!

Thêm nữa nếu chia kiểu này thì có lẽ cũng không cần đến hỗ trợ của Excel, cứ cầm cục mệnh giá 500.000 "văng" trước, hết lại đến cục nhỏ hơn, bao giờ hết thì thôi.

P/s: Bài toán này còn phải bàn nhiều
Vậy thì xin giử mọi người file này. Không hoàn toàn là công bằng nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Có thể áp dụng trong thực tế.
Vui lòng xem file đính kèm.
 

File đính kèm

  • Chia tien.rar
    13.2 KB · Đọc: 204
Dosnet góp một cách chia lương theo % (tiền được chia)/(tổng số tiền). Cách này công bằng hơn !
 

File đính kèm

  • Chia luong (Dosnet).rar
    5.1 KB · Đọc: 110
Dosnet góp một cách chia lương theo % (tiền được chia)/(tổng số tiền). Cách này công bằng hơn !
Cách này công bằng nhưng không phải là tối ưu. Trong trường hợp quỹ tiền mặt lớn, tổng quỹ lương cần chi nhỏ phương pháp này vẫn chia số tiền có mệnh giá thấp trong khi để thừa số tiền có mệnh giá cao. Chưa kể mốt số trường hợp số tiền đem chia lớn hơn số tiền hiện có như trong file đính kèm bên dưới.
 

File đính kèm

  • Chia luong (Dosnet).xls
    28.5 KB · Đọc: 75
Bài của Dosnet ứng dụng tốt trong trường hợp Tổ trưởng đi lĩnh lương cho cả tổ về chia cho từng người. Chia hết tiền, phân bổ đều mệnh giá tiền.
 
Vậy thì xin giử mọi người file này. Không hoàn toàn là công bằng nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Có thể áp dụng trong thực tế.
Vui lòng xem file đính kèm.

có khi nào các anh chị nghĩ phải chia theo "chức vụ" nữa không, chẳng lẽ sếp lãnh lương mà để công bằng lương sếp chỉ đc5 lấy một số tờ 500, một số tờ 200 ... hay sao, thấy kỳ cục sao đó, có lẽ những người đặc biệt ta cho lãnh nhìu nhất số tiền chẵn có thể thì hay hơn.... theo em là vậy
 
to: huuthang_bd

em thấy hình như chưa ổn anh ơi, anh coi file đính kèm dùm em, tiền quỹ nhìu hơn tiền lương, số lượng tiền theo loại không đủ chia thì nó sẽ cho biết thiếu bao nhiu chứ đằng này.... nguy hiểm quá
 

File đính kèm

  • Chia tien.rar
    32.7 KB · Đọc: 51
to: huuthang_bd

em thấy hình như chưa ổn anh ơi, anh coi file đính kèm dùm em, tiền quỹ nhìu hơn tiền lương, số lượng tiền theo loại không đủ chia thì nó sẽ cho biết thiếu bao nhiu chứ đằng này.... nguy hiểm quá
Bạn ktra lại File của bạn có sự nhầm lẫn 1 chút trong công thức,Tôi thấy thiếu tiền 2000 để chia cho mọi người nhưng là vầy cũng phải để lại chút tiền lẻ chứ.Tuy nhiên trong thực tế chia còn nhiều vấn đề phải bàn lắm,khó có thể có phương án hoàn hảo,ta chấp nhận mức độ nào thôi
 
Bạn ktra lại File của bạn có sự nhầm lẫn 1 chút trong công thức,Tôi thấy thiếu tiền 2000 để chia cho mọi người nhưng là vầy cũng phải để lại chút tiền lẻ chứ.Tuy nhiên trong thực tế chia còn nhiều vấn đề phải bàn lắm,khó có thể có phương án hoàn hảo,ta chấp nhận mức độ nào thôi

ý mình là nếu chia lương cho người nào đó mà không đủ tiền lẻ thì nó vẫn chia nhưng phần chênh lệch nó sẽ cho biết người đó mình còn thiếu bao nhiêu, đằng này hết tờ 2000 tự nhiên nó ghi âm rồi lại cấn trừ qua tờ 1000, cái này chắc anh Huuthang_bd kiểm tra lại dùm
 
ý mình là nếu chia lương cho người nào đó mà không đủ tiền lẻ thì nó vẫn chia nhưng phần chênh lệch nó sẽ cho biết người đó mình còn thiếu bao nhiêu, đằng này hết tờ 2000 tự nhiên nó ghi âm rồi lại cấn trừ qua tờ 1000, cái này chắc anh Huuthang_bd kiểm tra lại dùm
Với bài toán phức tạp này, giải bằng công thức tôi nghĩ khó mà giải quyết hết các yêu cầu. Với VBA, nó cho phép dùng vòng lặp nên chia lần 1 chưa đạt thì chia lại lần 2, lần 3, ... cho đến khi đạt. Điều này công thức không làm được.
Các bạn muốn giải bằng VBA xem bài Bài toán về chia tiền lương

 
Web KT
Back
Top Bottom