"Khiêm nhường bằng 3 lần tự cao" là gì?

Liên hệ QC

xuongrongdat

Có bao giờ bạn tự hỏi "Tôi là ai?"
Tham gia
30/6/08
Bài viết
1,704
Được thích
1,574
Donate (Momo)
Donate
Nghề nghiệp
Vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi.
Hay "một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu" chắc cũng cùng ý nghĩa.
Ý nghĩa của câu nói này là gì?

Theo chúng ta biết, khiêm nhường hay khiêm tốn là một đức tính tốt. Ngược lại, tự cao tự đại là một đức tính không tốt, không được khuyến khích. Vậy tại sao "một lần khiêm tốn lại bằng bốn lần tự kiêu"? Cá nhân mình sống hơn nửa đời người rồi mà vẫn mơ hồ, lúc hiểu lúc không thành ngữ dân gian này. Hay là do mình ít va vấp với cuộc sống, với xã hội?!

Mọi người có thể giải thích giúp mình không? Để mình biết lúc nào thì mình khiêm nhường, lúc nào thì mình... không nên khiêm nhường.

Xin cảm ơn. :victory:
 
nói chung luật pháp không quy định tính cách , đức tính con người ta thế nào , nhưng tính cách thì thường hình thành hành vi , mà hành vi thì phải theo pháp luật roài @@
mình sống gần nửa đời nên nhận thấy thế , dự định thọ 100 ^^
 
Chính tự cái câu trên nó đã mâu thuẫn và dở hơi từ căn bản.
Đã "khiêm nhường" lại còn muốn tin rằng mình bằng 3, bằng 4 thằng "tự cao"?
Tôi hiểu 3, 4 kia là do "người đời", "mọi người" đánh giá.

Kiểu như "gái một con trông mòn con mắt ấy". Tôi có thể mê mệt gái một con, nhìn không chán, nhìn như muốn xơi tái ấy. :D Nhưng khi tôi nói ra câu đó thì chả ai cho là tôi coi là thế. Có chăng cho là "người đời" cho là thế. Nó chỉ là thành ngữ (?) thôi.
 
Tôi hiểu 3, 4 kia là do "người đời", "mọi người" đánh giá.

Kiểu như "gái một con trông mòn con mắt ấy". Tôi có thể mê mệt gái một con, nhìn không chán, nhìn như muốn xơi tái ấy. Nhưng khi tôi nói ra câu đó thì chả ai cho là tôi coi là thế. Có chăng cho là "người đời" cho là thế. Nó chỉ là thành ngữ (?) thôi.
Nếu vậy bác sẽ cho mấy "sao"?
Bài đã được tự động gộp:

Nếu vậy bác sẽ cho mấy "sao"? Mà hôm nay chủ nhật bác chơi có vui không,
 
Nó cũng tương tự: "Một câu nhịn, chín câu lành".

(nhưng giờ người ta hay nói "Một câu nhịn chín câu nhục").
 
Các bạn ơi, mình tìm thấy cái này:
 
Theo quý vị thì trong câu truyện Khổng Tử và Hạng Thác, cái thái độ của Hạng Thác đối với Khổng Tử là khiêm tốn hay tự kiêu? hay bình thường cách nói chuyện của một đứa trẻ?
 
Theo quý vị thì trong câu truyện Khổng Tử và Hạng Thác, cái thái độ của Hạng Thác đối với Khổng Tử là khiêm tốn hay tự kiêu? hay bình thường cách nói chuyện của một đứa trẻ?
Thế theo anh cách tôi viết bài và trả lời trên GPe là khiêm tốn hay tự kiêu? Chẳng phải này cũng chẳng phải kia, vì nó gọi là chết tiệt :p :)
 
Thế theo anh cách tôi viết bài và trả lời trên GPe là khiêm tốn hay tự kiêu? Chẳng phải này cũng chẳng phải kia, vì nó gọi là chết tiệt :p :)
khiêm tốn và tự kiêu là hai tính chất không có mực thước để đo cụ thể.
Vì vậy, nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh câu chuyện và vào thái độ (chủ quan hay khách quan) của người phán xét.

Theo tôi thì nếu sử dụng đúng chỗ, đúng cách, đúng phạm trù của nó, tính kiêu hãnh có lợi nhiều hơn hại.

Ngành Triết học cổ Hy lạp không hề chú trọng vào khiêm nhường, và họ đã tiến như thế nào, ai cũng biết.
Khi tôi đem Hạng Thác ra dẫn dụ, ý tôi nói rằng chính học trò Khổng Tử đã thuật lại câu truyện (có thể bằng miệng, có thể bằng giấy mực họ mang theo), và lời đối đáp giữa hai người là tuỳ theo họ muốn viết lại như thế nào. Hiển nhiên là họ chú trọng vào điểm "những người được Khổng Tử tôn là 'Thầy' đâu có nói chuyện khiêm tốn với ông ta"
 
Hay "một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu" chắc cũng cùng ý nghĩa.
Ý nghĩa của câu nói này là gì?
Nửa đời người mà bạn nói không hiểu câu này thì chắc bạn đang 4 lần "khiêm tốn" rồi (nghĩa là bằng 16 lần tự kiêu) --=0
 
Hay "một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu" chắc cũng cùng ý nghĩa.
...

Chỗ này hiểu nôm na là ta đang cân: 1 bên là 1 khiêm tốn, 1 bên là 4 tự kiêu, hai bên = nhau.
Nếu vậy có lẽ chọn bên nào cũng như nhau cả thôi.

"Chính chuyên chết cũng ra ma, lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng". Thấy "người đời" bảo thế :p
 
Các bạn ơi, mình tìm thấy cái này:
1626680337370.png
Trong tiêu đề của thớt, người ta kiêng cữ cái từ "bốn lần" và nói tránh nó đi thành ba lần.

Và khi khiêm tốn, nhớ đừng hấp tấp vội vàng. Cứ cái gì cũng khiêm tốn liền thì kẹt lắm.
 
Vậy là khi phỏng vấn, đến khúc biểu diễn khả năng trước nhà tuyển dụng, thay vì gõ được 4 phím trong 1 giây thì mình khiêm tốn gõ 3 phím thôi. :D
 
Vậy là khi phỏng vấn, đến khúc biểu diễn khả năng trước nhà tuyển dụng, thay vì gõ được 4 phím trong 1 giây thì mình khiêm tốn gõ 3 phím thôi. :D
Hông phải.
Khi đi phỏng vấn, cần tập những thứ sau đây:
1. bước vào, chào A Xê. Muốn chào cho "thân mật" thì Hai bơ-ro. Nếu cần "tôn trọng" người ta hơn thì Hai pờ-rồ, hoặc Hai cao thủ.
2. lúc được cho bài làm thử thì gõ: "sr, e ko làm đc bởi vì làm dài lắm, gõ cả ngày chắc e gãy tay mất, hu hu." (đó là muốn khiêm tốn)
3. lúc bí bài, người phỏng vấn hỏi "chỗ này chưa biết hả" thì trả lời "ng ta ko bít mới phải đi xin việc chứ..."
4. xong buổi, người phỏng vấn nói "có gì thắc mắc cần hỏi không?", thì trả lời "mượt lắm rồi. Cho e thêm một chút...".
 
Web KT
Back
Top Bottom