Trừ tiền vi phạm nội quy!

Liên hệ QC

haminvietnam

Thành viên mới
Tham gia
6/2/09
Bài viết
1
Được thích
0
Chào các bác!
e mới tham gia diễn đàn và có 1 câu hỏi mong các bác giải đáp giúp!
Công ty muốn chấn chỉnh lại ý thức của người lao động, do vậy e đã xây dựng bảng phạt tiền vi phạm kỷ luật nhưng việc trừ tiền vào lương có đúng luật không? em thấy có bác bảo là xây dựng theo thang điểm 100 rồi trả lương mà ko biết nên làm thế nào?
Có bác nào biết chỉ giúp với ạ!
 
Chào các bác!
e mới tham gia diễn đàn và có 1 câu hỏi mong các bác giải đáp giúp!
Công ty muốn chấn chỉnh lại ý thức của người lao động, do vậy e đã xây dựng bảng phạt tiền vi phạm kỷ luật nhưng việc trừ tiền vào lương có đúng luật không? em thấy có bác bảo là xây dựng theo thang điểm 100 rồi trả lương mà ko biết nên làm thế nào?
Có bác nào biết chỉ giúp với ạ!

Theo điều 60 BLLĐ:

Điều 60

1- Người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở; trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng.

2- Người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động.

Các hình thức xử phạt, bạn xem đây:

Điều 84

1- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:

a) Khiển trách;

b) Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng;

c) Sa thải.

2- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Điều 85

1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;

c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.

2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết.

Điều 86

Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá sáu tháng.

Điều 87

1- Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

2- Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa.

3- Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

4- Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Điều 88

1- Người bị khiển trách sau ba tháng và người bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác sau sáu tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật.

2- Người bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác, sau khi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ, thì được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Điều 89

Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.

Điều 90

Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.

Điều 91

Trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 89 và Điều 90 được áp dụng như quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Bộ luật này.

Điều 92

1- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
 
Chào các bác!
e mới tham gia diễn đàn và có 1 câu hỏi mong các bác giải đáp giúp!
Công ty muốn chấn chỉnh lại ý thức của người lao động, do vậy e đã xây dựng bảng phạt tiền vi phạm kỷ luật nhưng việc trừ tiền vào lương có đúng luật không? em thấy có bác bảo là xây dựng theo thang điểm 100 rồi trả lương mà ko biết nên làm thế nào?
Có bác nào biết chỉ giúp với ạ!

Luật chưa cho phép chủ sử dụng lao động trừ tiền lương người lao động vì vi phạm nội quy cả, cho nên bạn phải tìm cách khác nhé. Ví dụ như: trừ tiền chuyên cần, trách nhiệm...
 
Luật chưa cho phép chủ sử dụng lao động trừ tiền lương người lao động vì vi phạm nội quy cả, cho nên bạn phải tìm cách khác nhé. Ví dụ như: trừ tiền chuyên cần, trách nhiệm...

Sư muội có thể nói rõ cho muội biết, nếu doanh nghiệp của muội không có cái gì như sư muội nói là chuyên cần, trách nhiệm thì lúc ấy muội trừ vào cái gì đây ???

Công ty muốn chấn chỉnh lại ý thức của người lao động, do vậy e đã xây dựng bảng phạt tiền vi phạm kỷ luật nhưng việc trừ tiền vào lương có đúng luật không? em thấy có bác bảo là xây dựng theo thang điểm 100 rồi trả lương mà ko biết nên làm thế nào?
Có bác nào biết chỉ giúp với ạ!

Việc bạn làm (xây dựng bảng phạt) đã có thông qua hệ thống công đoàn cờ sở chưa ?
Theo ý bạn hiểu thế nào "Ý thức". Khách quan và chủ quan của việc ý thức như thế nào để bạn trừ tiền lương của người lao động ?
 
Sư muội có thể nói rõ cho muội biết, nếu doanh nghiệp của muội không có cái gì như sư muội nói là chuyên cần, trách nhiệm thì lúc ấy muội trừ vào cái gì đây ???/QUOTE]

Có cần phải giải thích rõ không em, chị nói như vậy em vẫn chưa hiểu ra sao, luật không cho phép trừ lương trừ những trường hợp theo quy định thì lấy lý do gì để em trừ lương của họ nhỉ??. Còn việc chấn chỉnh lại ý thức của người lao động thì có nhiều cách khác nhau, và đó là do cách quản lý của từng người rồi, đâu nhất thiết phải trừ tiền của công nhân thì họ mới sợ hả em?:-=
 
Ô hay, sư tỉ nói sao muội không theo kịp.
Ý bạn haminvietnam đang xây dựng "qui chế" trừ tiền lương vi phạm kỷ luật.
Còn sư muội lại bày cho muội trừ vào chuyên cần thế mới hay nhỉ ?

Luật chưa cho phép chủ sử dụng lao động trừ tiền lương người lao động vì vi phạm nội quy cả, cho nên bạn phải tìm cách khác nhé. Ví dụ như: trừ tiền chuyên cần, trách nhiệm...

Muội thấy sư tỉ Tony Jaa trình bày hợp lý dễ hiểu nhất.
 
Nếu luật không cho trừ lương thì tôi không trừ lương nữa; Nhưng xin mời anh nghỉ ngày hôm đó & ngày hôm sau cũng có thể cho nghỉ tiếp (lí do ư: Giải quyết việc riêng của anh cho hoàn tất!)
 
Cái gì cũng cần có đầu tư cả nhất là "nhân sự". Nuôi quân 3 năm chỉ nhờ trong 1 ngày.
Làm thế nào để cho lao động "Tâm phục khẩu phục" đó mới là dụng nhân. Đâu nhất thiết mỗi cái là trừ tiền lương.
Thùy An chỉ nêu 1 ví dụ đơn giản, giả sử nhân viên đi làm trể. Người phụ trách chỉ nhìn vào đồng hồ thì người lao động cũng biết là mình muốn gì rồi ? Và nếu trễ vài lần như thế, phụ trách nhân sự hoặc chief đã có tìm hiểu lý do sao nhân viên mình thường đi trễ không ? Đã có sâu sát tâm tư tình cảm của nhân viên mình chưa ? Không nhẻ cứ phăng luật là ra để đối xử như cái máy "Vô tâm" như thế!!!

Nghệ thuật quản lý, điều hành nhân sự không phải đơn giản. Nhiều con ngựa chứng có khi rất hay nếu chúng ta biết thuần phục.
 
Ô hay, sư tỉ nói sao muội không theo kịp.
Ý bạn haminvietnam đang xây dựng "qui chế" trừ tiền lương vi phạm kỷ luật.
Còn sư muội lại bày cho muội trừ vào chuyên cần thế mới hay nhỉ ?



Muội thấy sư tỉ Tony Jaa trình bày hợp lý dễ hiểu nhất.

Hì hì, nếu Su nói vậy mà bạn vẫn chưa hiểu thì không biết phải giải thích thế nào, vì rõ ràng là luật không cho phép trừ lương khi vi phạm kỷ luật, thì làm sao có chuyện lập quy chế trừ lương khi bị vi phạm kỷ luật hả bạn??? trước khi lập quy chế thì phải xem luật, nếu luật không cho phép thì phải tránh, mà nếu các bạn vẫn muốn trừ thì chỉ có nước lách luật, mà đã lách luật thì chỉ có nước trừ những khoản mà ta không gọi là lương mà thôi.
 
Hì hì, nếu Su nói vậy mà bạn vẫn chưa hiểu thì không biết phải giải thích thế nào, vì rõ ràng là luật không cho phép trừ lương khi vi phạm kỷ luật, thì làm sao có chuyện lập quy chế trừ lương khi bị vi phạm kỷ luật hả bạn??? trước khi lập quy chế thì phải xem luật, nếu luật không cho phép thì phải tránh, mà nếu các bạn vẫn muốn trừ thì chỉ có nước lách luật, mà đã lách luật thì chỉ có nước trừ những khoản mà ta không gọi là lương mà thôi.

Chắc sư muội chậm tiêu hơn muội 1 tí, đã biết luật không cho trừ lương thì làm cách nào trừ vào những khoản khác. Những khoản khác của muội lấy đâu ra mà có ngoại trừ đồng lương chăng chẳn?
Xưa giờ muội sống và làm việc theo pháp luật thôi chứ không bày ra cách lách luật.

Cuối cùng là có trừ tiền lương được không ?
Theo muội vẫn được, nếu trong cơ cấu tiền lương như suhri nói thì mình có thêm 1 khoản là mục phụ cấp chuyên cần. Nếu có cái này sẽ OK nhỉ suhri hả ?
Nhưng ai đánh giá, thước đo sao cho công bằng ?

Tôi thấy bạn Thùy An nêu cũng có lý đấy ? Làm sao khi bị trừ điểm mà "Tâm phục khẩu phục" kẻo không khéo người tài ra đi hết.
 
Chắc sư muội chậm tiêu hơn muội 1 tí, đã biết luật không cho trừ lương thì làm cách nào trừ vào những khoản khác. Những khoản khác của muội lấy đâu ra mà có ngoại trừ đồng lương chăng chẳn?
Xưa giờ muội sống và làm việc theo pháp luật thôi chứ không bày ra cách lách luật.

Cuối cùng là có trừ tiền lương được không ?
Theo muội vẫn được, nếu trong cơ cấu tiền lương như suhri nói thì mình có thêm 1 khoản là mục phụ cấp chuyên cần. Nếu có cái này sẽ OK nhỉ suhri hả ?
Nhưng ai đánh giá, thước đo sao cho công bằng ?

Tôi thấy bạn Thùy An nêu cũng có lý đấy ? Làm sao khi bị trừ điểm mà "Tâm phục khẩu phục" kẻo không khéo người tài ra đi hết.

Đó là đang nói đến cách làm như thế nào, còn rõ ràng không có phụ cấp khác thì làm sao mà trừ, mà đã không trừ được thì có nước làm cách khác. Thuỳ An đang đứng trên phương diện nào?? Trưởng phòng với nhân viên ư, nếu là lao động phổ thông hoặc lao công thì sao, cho dù anh Quản lý có vạch đồng hồ ra nhìn, thậm chí gõ chuông keng keng đi chăng nữa thì cũng "cá trê chui ống" với mấy anh chị này mà thôi, thậm chí có kêu lên nhắc nhở, đưa bản kiểm điểm còn không sợ nữa là. Hôm nào cứ thử xem sao, nhảy vô công ty nào có từ 1000 công nhân trở lên, xem Su nói có đúng không, với nhân viên thì dễ rồi, ai cũng có lòng tự trọng, còn công nhân, hì hì, "Nước đổ lá khoai" mà lị, vì nếu họ có ý thức thì không ai muốn làm công nhân cả.

Xưa giờ muội sống và làm việc theo pháp luật thôi chứ không bày ra cách lách luật


Câu này nghe chí lý, nhưng liệu muội có can đảm nói rằng mình chưa bao giờ lách luật, hoặc chưa bao giờ làm sai luật. Cứ nghĩ Muội đang làm việc cho ai? ai đang trả tiền cho Muội? Cách giải quyết của Thuỳ An chỉ có thể áp dụng cho nhân viên mà thôi, còn với lao động có trình độ thấp thì tôi dám cá, bạn nào thực hiện theo cách của Thuỳ An được, mình bái phục. Còn việc không có khoản khác thì công ty tự tạo ra, nếu không tạo được thì phải tạo ra quy chế khác về việc vi phạm nội quy.

Thực ra, cái cách mà công ty muốn trừ tiền của người lao động đó cũng chỉ là cách để họ muốn lấy lại chút ít tiền mà họ đã bỏ ra, và đồng thời cũng là cách để quản lý công nhân bất trị (thông thường thì chỉ có lao động không cần trình độ mới phải áp dụng thế).

Muội à, nghĩ lại đi, nếu công ty nào cũng áp dụng theo đúng luật, nhất nhất luật, thì chắc nhân sự tụi này thất nghiệp hết, hì hì. Làm sao thì làm, miễn là không sai luật, việc mình tư vấn trên, có sai luật không nhỉ, nếu sai, tỉ xin chịu.)(&&@@. Rõ ràng luật không cấm việc đó mà, mà đã không cấm thì mình có quyền làm.
 
Câu này nghe không đặng:

đang đứng trên phương diện nào?? Trưởng phòng với nhân viên ư, nếu là lao động phổ thông hoặc lao công thì sao, cho dù anh Quản lý có vạch đồng hồ ra nhìn, thậm chí gõ chuông keng keng đi chăng nữa thì cũng "cá trê chui ống" với mấy anh chị này mà thôi, thậm chí có kêu lên nhắc nhở, đưa bản kiểm điểm còn không sợ nữa là. Hôm nào cứ thử xem sao, nhảy vô công ty nào có từ 1000 công nhân trở lên, xem Su nói có đúng không, với nhân viên thì dễ rồi, ai cũng có lòng tự trọng, còn công nhân, hì hì, "Nước đổ lá khoai" mà lị, vì nếu họ có ý thức thì không ai muốn làm công nhân cả.

Công ti nào cỡ ngàn công nhân viên mà không khoán sản phẩm hay định mức lao động, còn duy trì kiểu trả lương thời bao cấp thì sẽ phá sản mà thôi!

Xin lỗi bạn chứ, ở những nơi khoán lương thì chính 1/10 tổng số CNVC cơ quan là số cán bộ nhân viên lại chay lười & hay ăn cắp giờ giấc nhứt! . . . (Đấy là chưa kể nơi trong dây chuyền cônghệ tự động anh không thể bỏ đi khỏi được)

Phải gọi cho đúng việc đi trễ về sớm là ăn cắp mới đúng nghĩa; Mà đã là ăn cắp thì không có luật hay Bộ luật nào buông tha hay cỗ súy đâu, xã hội chính trị nào cũng vậy! Chỉ có điều ở đơn vị nào đó chưa tìm ra cách vận dụng mà thôi; Tôi nói là vận dụng Luật hay Bộ Luật, chứ tôi không nói là lách Luật!:-=

Mong sẽ được thảo luận thêm!
 
.....
Phải gọi cho đúng việc đi trễ về sớm là ăn cắp mới đúng nghĩa; Mà đã là ăn cắp thì không có luật hay Bộ luật nào buông tha hay cỗ súy đâu, xã hội chính trị nào cũng vậy! Chỉ có điều ở đơn vị nào đó chưa tìm ra cách vận dụng mà thôi; Tôi nói là vận dụng Luật hay Bộ Luật, chứ tôi không nói là lách Luật!:-=

Mong sẽ được thảo luận thêm!

Muội xin cám ơn và cũng đồng tình với ý kiến của bác HYen17.
Muội có nói sống và làm việc theo pháp luật chứ không bày ra cách lách Luật sư tỉ suhri ơi !!! Nói như bác HYen17 cái nào Luật không cấm thì ta vận dụng để làm.

Trở lại vấn đề thảo luận của bạn haminvietnam cần tư vấn thì muội có ý kiến sau khi đọc bài của sư huynh/tỉ Tony Jaa :
Để giải quyết việc này, chúng ta căn cứ từ điều 89 đến điều 94 (kết hợp điều 60) của Luật Lao động.

Cái gì cũng thấu tình đạt lý để tâm phục khẩu phục, người lao động bị mất (trừ 500 đồng) họ cũng có quyền thắc mắc, sự việc giải quyết không thỏa đáng cũng dẫn đến những hệ lụy hậu quả sau đây- Bị trừ tiền lương, quản đốc đâm kế toán viên. Tin mới ngày : 17/04/2009 : Nguồn : http://www.tienphong.vn/TIANYON/Index.aspx?ArticleID=158481&ChannelID=12
 
Học trò xin cám ơn các Thầy/cô đã khai sáng cho.
Nhớ lại 1 số bài viết trên các tạp chí có viết "Còn nhiều vi phạm chế độ tiền lương - Tác giả : Phạm Hồ"

Pháp luật nghiêm cấm việc trừ lương thay cho xử lý kỷ luật lao động nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn... phớt lờ

Đầu tháng 4 - 2004, gần 200 công nhân (CN) Công ty PP (Khu Công nghiệp Tân Tạo - TPHCM) đã đình công vì công ty không nâng lương 2 năm/lần như đã hứa; kéo dài thời gian thử việc, trì hoãn tái ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với CN... Ngoài ra, CN còn bị trừ lương 100.000 đồng/lần nếu nghỉ không phép 1 ngày hoặc đi làm trễ.

Thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp sử dụng hình thức trừ lương người lao động thay xử lý kỷ luật đã góp phần làm gia tăng tranh chấp, đình công.

NLĐ bị trừ lương tùy tiện

Cũng lạm dụng hình thức này, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm CCC (quận Bình Thạnh-TPHCM) dù không có nội quy lao động nhưng khi CN làm sản phẩm không đạt, công ty buộc họ bồi thường bằng cách trừ vào lương. CN cho biết, quy định này làm đời sống của họ thêm khốn đốn vì thu nhập hằng tháng vốn rất thấp (chỉ từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng/người). Đã vậy, CN còn bị nợ lương đến hơn 2 tháng. Quá bức xúc, một số CN đã đình công.

Công ty TNHH Thanh Bình A (chuyên gia may thêu giày, quận Bình Tân-TPHCM) còn quy định: CN nghỉ việc không phép hoặc không đeo thẻ bị trừ 3 ngày lương; CN bị ép làm việc vào những ngày lễ, nếu không làm sẽ không được trả lương.

Phân chia tiền lương để “lách” luật

Tại Công ty TNHH Thương mại Tự Do (quận Bình Thạnh - TPHCM), viện lý do việc làm không ổn định, công ty chỉ ký HĐLĐ với khoảng 1/3 số nhân viên. Số còn lại không có HĐLĐ, không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Dù phải làm việc trên 10 giờ/ngày nhưng thu nhập của nhân viên cũng chỉ khoảng 1 triệu đồng/người/tháng. Công ty chia thu nhập ra làm 2 phần: lương cơ bản và thu nhập khác (gồm lương trách nhiệm, ngoài giờ...) và quy định, nhân viên vi phạm nội quy, như: đi trễ, nghỉ phép không đúng quy định, nói chuyện trong giờ làm việc... bị trừ 10% lương trách nhiệm. Một nhân viên cho biết, quy định trên là một cách lách luật: Nếu nhân viên có khiếu nại đến cơ quan chức năng vì bị trừ lương thì công ty sẽ chối biến với lý do đó chỉ là tiền trách nhiệm! Còn tại Công ty Kwang Nam (quận Phú Nhuận –TPHCM), anh Nguyễn Thành Tâm, công nhân tổ điện, bị điều động sang sửa nhà vệ sinh. Chưa có thiết bị thay thế nên ngày hôm sau anh Tâm mới tiến hành sửa chữa. Vì lý do đó, công ty đã trừ 10% tiền lương tháng 1-2004 của anh.

Các doanh nghiệp thường viện lý do khoản bị trừ trên không phải là lương mà chỉ là phụ cấp trách nhiệm, hoặc tiền chuyên cần nên việc làm này là không vi phạm pháp luật lao động. Thực chất những lý do trên chỉ là ngụy biện. Theo các chuyên gia lao động, khái niệm tiền lương phải hiểu bao hàm cả các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương, tiền công như kể trên.

Tiền lương những ngày đình công: Mầm mống tái tranh chấp

Vừa qua, một số CN khiếu nại không được trả lương trong những ngày đình công. Trong một số trường hợp, khi đình công không do lỗi của doanh nghiệp thì đòi hỏi này là vô lý. Điển hình như cuộc đình công của CN Công ty Thiên Long (Khu Công nghiệp Tân Tạo –TPHCM) cuối tháng 2-2004 yêu cầu được giải thích chính sách tiền lương mới. Dù công ty đã giải thích nhưng một số CN vẫn cố tình kéo dài cuộc đình công và đòi trả lương cho những ngày đình công. Đây là đòi hỏi quá đáng nên không được công ty chấp nhận. Hoặc cuộc ngừng việc tập thể của CN Công ty Phú Hà (huyện Củ Chi –TPHCM) đầu tháng 3-2004 đòi thay đổi mức lương. Công ty cho rằng mức lương đã được thỏa thuận trong HĐLĐ, muốn thay đổi phải chờ hết hạn HĐLĐ, ký lại HĐLĐ mới. Một số CN ngừng việc hơn 1 tuần, sau đó quay lại đòi lương trong thời gian nghỉ việc. Công ty phải nhờ các cơ quan chức năng huyện Củ Chi can thiệp.

Những cuộc đình công vừa qua tại các công ty Sam Yang, Quảng Việt (huyện Củ Chi –TPHCM) không phát sinh từ mâu thuẫn quan hệ lao động đã bị giám đốc công ty từ chối trả lương. Thậm chí, một doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Củ Chi đang chuẩn bị thủ tục để kiện tập thể CN ra tòa, yêu cầu bồi thường vì cuộc đình công kéo dài 3 ngày để đòi chia đều chế độ dưỡng sức đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp 4,5 triệu USD.

Tiền lương là một trong những nội dung thiết yếu của HĐLĐ được xác lập trên cơ sở thỏa thuận và tuân thủ pháp luật. Nếu một trong hai phía vi phạm thì tranh chấp, đình công là điều khó tránh.

Theo http://vietbao.vn/Viec-lam/Con-nhieu-vi-pham-ve-che-do-tien-luong/62071604/270/
 
mình không biết việc trừ lương các bạn áp dụng như thế nào. nhưng mình bị trừ tiền hoa hồng oan ức lắm nhưng ko biết không ty làm vậy có đúng luật ko nên xin các bác chỉ giúp dùm e.
mình làm ở công ty bán những sản phẩm quảng cáo trên tivi, lương cơ bản là 2tr1, hoa hồng theo sản phẩm và chỉ được tính khi có phiếu của bưu điện báo về là thành công, làm ở công ty được 6 tháng mà không được ký hợp đồng nào hết. 5/3/2012 mình nghỉ làm. công ty ra qui định mới được ký vào ngày 15/03/2012 nhưng không nói rõ là áp dụng từ ngày nào, và theo quy định dành cho nhưng người nghỉ làm là khi sản phẩm bị trả về thì sẽ bị trừ cước phí bưu điện 2 chiều tức là mức trừ gấp 10 lần hoa hồng sản phẩm . e dang buồn lắm vì sẽ bị trừ hết hoa hồng luôn, nếu a chị nào biết về luật xin chỉ giúp em gửi trả lời vào mail của e nha "clove_dethuong@yahoo.com " để e có thể nói chuyện với công ty và lấy được phần hoa hồng của em. xin chân thành cám ơn
 
mình không biết việc trừ lương các bạn áp dụng như thế nào. nhưng mình bị trừ tiền hoa hồng oan ức lắm nhưng ko biết không ty làm vậy có đúng luật ko nên xin các bác chỉ giúp dùm e.
mình làm ở công ty bán những sản phẩm quảng cáo trên tivi, lương cơ bản là 2tr1, hoa hồng theo sản phẩm và chỉ được tính khi có phiếu của bưu điện báo về là thành công, làm ở công ty được 6 tháng mà không được ký hợp đồng nào hết. 5/3/2012 mình nghỉ làm. công ty ra qui định mới được ký vào ngày 15/03/2012 nhưng không nói rõ là áp dụng từ ngày nào, và theo quy định dành cho nhưng người nghỉ làm là khi sản phẩm bị trả về thì sẽ bị trừ cước phí bưu điện 2 chiều tức là mức trừ gấp 10 lần hoa hồng sản phẩm . e dang buồn lắm vì sẽ bị trừ hết hoa hồng luôn, nếu a chị nào biết về luật xin chỉ giúp em gửi trả lời vào mail của e nha "clove_dethuong@yahoo.com " để e có thể nói chuyện với công ty và lấy được phần hoa hồng của em. xin chân thành cám ơn

Hôm nay mình có người bạn hỏi về việc bị trừ tiền vi phạm nội quy có đúng không? Mình thấy hợp với đề tài này nên viết vào đây:

Theo quy định của pháp luật lao động, nếu người lao động vi phạm nội quy công ty các hình thức kỷ luật người lao động theo quy định:
1- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tốiđa là sáu tháng;
c) Sa thải.
2- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Khoản 2 điều 60 Bộ luật lao động quy định:
Người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động, nghĩa là người sử dụng lao động không được trừ tiền lương, phạt tiền như là hình thức xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, nếu nhận viên công ty chỉ vi phạm nội quy công ty thì không được áp dụng việc trừ lương của nhân viên thay cho hình thức xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên, nếu nhân viên vi phạm kỷ luật mà gây thiệt hại vật chất cho công ty thì công ty có thể yêu cầu bồi thường, nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương và cũng được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng.

Hiện nay mình thấy hình thức phạt trừ tiền các doanh nghiệp vẫn áp dụng mà chưa có sự thay đổi.
 
Hi bạn
Bên mình vẫn thực hiện việc trừ này nhưng thể hiện luôn trên bảng công. Ví dụ trừ đi vài công trong bảng công, sẽ không ảnh hưởng hay phiền toái gì về mặt giấy tờ. Tuy nhiên, bạn cần thông báo tới nhân viên nhé!

Bạn đang hướng dẫn người khác vi phạm pháp luật. Tôi xoá bài của bạn.
 
Web KT
Back
Top Bottom