Tiền lương và công việc sao cho tương xứng ?

Liên hệ QC
Suy ra QUYỀN LỢI và NGHĨA VỤ, cái nào có trước?

Quyền lợi là 1 yếu tố bản năng, con bò nhìn thấy cỏ non thì cũng muốn ăn, dù đó là bò già--=0
Còn nghĩa vụ là hình thức suy nghĩ cao nhất để phát triển để hình thành nên con người.
Vì vậy, trong tiềm thức thì quyền lợi là có trước, nhưng khi đã hình dung ra quyền lợi rồi thì con người sẽ suy nghĩ đến nghĩa vụ để thực hiện nó (nhằm mục đích có được quyền lợi)

Các con vật trong rạp xiếc được huấn luyện theo cách này, muốn ăn thì phải làm như thế này, như thế này. Tuy nhiên không phải do nó tự suy nghĩ được mà do thói quen hình thành.

Vì vậy biểu hiện bên ngoài thì Nghĩa vụ có trước.

Đầu anh đã nghĩ đến vụ khoai bội thu, tuy nhiên để có được thì phải đi trồng đã.--=0
Bò già muốn có cỏ non ăn thì phải đi trồng cỏ đã, còn nếu lâu quá thì ít nhất cũng đi . .mua đã. Be be be

tôi chưa thấy nghĩa trang nào, nấm mồ nào ghi là "Ông A - Chết vì lương ít"
câu này hay đấy.

tớ cũng chưa thấy trên bia mộ ai ghi là : "Ông A - Chết vì trả lương nhân viên quá cao"
còn thấy ghi "Ông A- Chết vì Phá sản" thì đã có rồi.

Be be be!!
 
Với người VN thì không có gì là bí mật cả

Ví dụ sinh động ở 1 cty có sự trả lương theo bí mật (gọi từng người vào phát lương và ký đúng ô của mình thôi, hoặc là nhận lương trong tài khoản thôi)

Tình huống xảy ra ở quán trà đá:

A: Dạo này chán quá anh ạ, em nợ liên miên mãi ko trả hết được
B: Chú nợ bao nhiêu? Mà anh nghe nói lương chú cao lắm cơ mà, nghe đâu 15tr/tháng (bốc lên thế để cho thằng A nó chữa lại chứ ko nó sợ ai cũng hiểu thế thì nó ... oan chết), thế mà vẫn nợ nần à?
A: Úi trời ơi, làm gì có anh. Anh nghe tin vịt đâu thế, lương em chưa được 1/3 số anh nói. (Nghe đến đây biết ngay là được khoảng bao nhiêu rồi, Mr B muốn biết chính xác hơn nên đá thêm câu sau)
B: Ô, cỡ cao thủ như chú mà chỉ có 4tr thôi à?
A: Vâng, chính xác là 3,8tr tất tần tật anh ạ.

He he... Chỉ với chiêu tâng bốc lên 15tr thôi (vì biết thừa là cty đó có mấy người trên 15tr/tháng đâu) là có chú lòi ra cái đuôi ngay.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cho em đóng góp tí ý kiến: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", thôi thì vui vẻ làm việc là OK nhất, các Bác nào là Sếp thì chịu khó quan tâm tới anh em thấp bé nhẹ cân một tí.

Gởi anh chị em bài thơ này để ngẫm nghĩ nhé:

Con ong làm mật yêu hoa.
Con cá bơi yêu nước, chim ca yêu trời.
Con người muốn sống con ơi.
Phải yêu đồng chí yêu người anh em.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm.
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
Một mình đâu phải nhân gian.
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.
Núi cao bởi có đất bồi.
Núi chê đất thấp núi ngồi vào đâu.
Trăm dòng sông đổ biển sâu.
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn...



 
Chủ đề này :Thấy nóng bỏng nhỉ.

Tiền lương và công việc sao cho tương xứng ?
Phải được đặt ngược lại vấn đề một tí : Tiền lương sao cho tương xứng với công việc ? hoặc Công việc sao cho xứng với tiền lương ?

Thật sự mà nói : Tâm lý lao động ai cũng đều muốn có thu nhập cao "chân chính" cả. Và người chủ cũng luôn hằng mong lợi nhuận đứng hàng đầu (Tiết giảm mọi chi phí, nếu cần cũng có cả chi phí nhân sự. Có thể tận dụng một người cho nhiều công việc)

Thường hay có từ ngữ "Mức lương thỏa thuận" giữa ngưởi sử dụng lao động và người lao động.

Người chủ điều hành cũng không dại và cũng không ngần ngại bỏ tiền ra nhận "mua" 1 sản phẩm kém chất lượng, kém công năng. (Người có tiền vốn luôn thông minh).

Song bên cạnh đó, người lao động cũng không chấp nhận khi trí lực bị hao mòn không bù đắp tương xứng chỉ ngoại trừ chưa có định hướng mới.

Một khía cạnh khác, sự thật có khi đi làm công (tư tưởng 'làm công, làm thuê "cũng không tốt) - Phải dùng từ ngữ là "người cộng tác/hợp tác" thì hay hơn và thường có suy nghĩ : "đứng núi này trông núi nọ". Tại sao ? Cơ quan, công sở người lao động phải luôn nghĩ đó là nhà của mình, tài sản của chính bản thân. Có thể mới tập trung tinh thần làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, nếu nghĩ đó là chỗ dừng chân tạm thời, bãi đáp an toàn hoặc tệ hơn nữa đó là cảnh giới địa ngục vì làm mãi không thấy lối thoát, tiến thân.

Có khi thu nhập tương đối không cao nhưng bù lại (người lao động chấp nhận không rời bỏ công việc, công ty) :
+ Sống tình nghĩa, có trước có sau
+ Thấy được hướng hoạch định phát triển của công ty
hoặc suy nghĩ tiêu cực,nhút nhát :
+ Không cầu tiến, ngại thử thách môi trường mới.

Người chủ cũng có suy nghĩ:
+ Luôn hoạch định hướng phát triển (thay đổi công nghệ, cung cách quản lý) của công ty.
+ Luôn đào tạo phát triển nguồn nhân lực cơ hữu.
hoặc suy nghĩ :
+ Sống tình nghĩa, có trước có sau (Không cho thôi việc mặc dù sai phạm)

Thị trường lao động hiện nay là thế.
Tạm thời viết đến đây, kính mời Quý Thầy Cô, anh chị cùng thảo luận tiếp.

Riêng bản thân tự nhủ : Làm không được việc cho người chủ là tự xin rút khỏi đội ngũ của công ty mặc dầu công ty cũng ân cần, đãi ngộ.
 
Cho em ké xíu thôi .
Chưa chắc ông chủ nào củng nghỉ như các anh !!!!!!!
Quan niệm lúc nào củng như thế này .Anh tuyển dụng cho tôi công việc đó ...Lương trong khoảng đó .Nếu đòi cao hơn chuyễn qua cho tôi xem xét .
Lương 4 công việc thì 6,công việc lúc nào củng nhiều hơn so với mức lương .Người chủ doanh nghiệp lúc nào củng bốt lột ,vắt hết những gì có thể trong người nhân viên của mình ,những trên lệch giữa 4 và 6 đó ,nhiều lần sẻ tiết kiệm được 1 ít đó ....Làm sao chi phí thấp ,doanh thu cao thì ok .Mặt mấy xếp lúc nào củng lầm lầm lì lì ...**~**.
Tại sao có việc người lao động như tụi em cứ nhảy việc như chim ?
Anh trả cho em 3tr với vị trí này .Rảnh rảnh em đọc báo ,........thấy chổ khác tuyển với vị trí đó (chưa nói lương ).Em củng chit mail đăng ký phỏng vấn thử coi lương có cao hơn không .
Lương không lúc nào gọi là cho đủ và xứng đáng cả .
1 Thì muốn 2, 2 thì muốn 3,........
 
Em xin tranh luận 1 chút nha!.
Mọi người làm nhân viên ai cũng muốn lương cao cả. Vậy mọi người có đọc báo + xem tin tức TV không?
Mọi người có thấy số lượng công nhân, nhân viên thất nghiệp 1 cách không tưởng không?
Ngay cả những cường quốc cũng không thể tránh khỏi lượng nhân viên thất nghiệp khổng lồ. Và đông nhất và xếp hàng đầu về việc thất nghiệp là TQ.
Vậy mọi người có việc làm, còn đi làm là may mắn lắm rồi. Và nên chú ý 1 chút đến thời thế.
Nếu ông chủ của mình mà "Phá Sản" thì mình cũng chẳng còn cơm đâu.
Vì tình trạng như vầy thì kiếm việc làm khó lắm.
Tất nhiên nếu mùa kinh tế tăng trưởng thì việc thêm lương là điều hiển nhiên. Nhưng chúng ta đang vào mùa khủng hoảng tài chính kinh tế đó. Hãy thận trọng với những quyết định lương lậu.
Thân.
 
Trong cơ chế thị trường, sức lao động là hàng hóa!

& lại là thứ hàng hóa đặc biệt! Bỡi nó đặc biệt, hơn cả ma túy & những hàng quốc cấm khác nên nó được điều chỉnh không phải bằng 1 luật thông thường. Mà được điều chỉnh bỡi hẵn một Bộ luật!

Nước ta có không nhiều những Bộ luật, trong đó có Bộ luật Lao động.

Tuy nhiên mọi cái tại nước ta trong thực tiển còn nhiều thứ phải bàn lắm; Nhứt là kinh tế đang trì trệ, thì giá của sức lao động sẽ bèo đi nhiều so với thời kỳ thịnh vượng! Vậy sẽ là mất việc, sẽ là đình công, lãng công hơn thôi . . . . .; nếu vĩ mộ hay vi mô không giải quyết tốt mối quan hệ này thì tệ sẽ càng tệ hại hơn trong xu thế.

/-)iều này không ít thì nhiều sãy ra trong mỗi con người, trong từng tế bào xã hội, từng cơ quan, xí nghệp và cả trên bình diện xã hội. Nó đụng đến mỗi chúng ta, không loại trừ một ai; Nó không gạt ai ra rìa & không ai có thể đứng trên hay đỡ nó trên đầu trên cổ. . . Nhưng năm mới, xuân vẫn về, . . . Thời gian là tuyệt đối & vĩnh hằng. . .
(húc chúng ta thêm 1 tuổi, thêm sức lực & trí tuệ để đương đầu với mọi thử thách;

Còn tôi thì không, ô hô. . . . khà, khà. . . . .
 
Chú ý: Khi nhắc tới 1 vấn đề, mọi người nên chú ý tới 2 chiều. Mọi người làm kế toán cấp cao rồi thì càng hiểu DN phải đối phó với chuyện gì (rõ là kiếm 10 thì ko phải chi hết 10 rồi, còn phải phát triển nữa chứ, chắc gì tiền về người chủ lại tiếp tục ko cánh mà bay khi họ đầu tư tiếp? chắc gì năm nay lãi thì năm sau lại lãi tiếp? Nếu chi hết thì cty phá sản, năm sau mọi nhân viên bỏ đi hết hoặc thất nghiệp hết à?). Hình như vấn đề này lại nhắc lại chuyện cũ rồi thì phải.

Vẫn mấy câu nói muôn thủa: (Mr Okebab từng nói)
- Nhân viên đi làm xong thì về nhà nghỉ. Công ty phá sản thì nhân viên sang cty khác làm
- Lãnh đạo đi về xong, chắc gì đã được nghỉ. Công ty phá sản thì có những lãnh đạo tự tử nữa. Không tin thì bạn thử đọc bài này xem.

Vậy ai sướng hơn, ai khổ hơn? Ai nên được nhiều, ai nên được ít (rõ là bản chất của kinh doanh rồi mà mọi người vẫn nói là từ "bóc lột").

Khi anh nhân viên vào làm thì anh cũng biết được công việc của mình, biết được mức lương của mình mà, tại sao anh lại còn kêu? Cty có dấu giếm anh điều gì đâu? Anh làm nhiều (mang lại nhiều tiền) mà ko nhẽ ko được nhiều tiền à? Thế khi vào làm ko được phổ biến chính sách lương, thưởng à? Không có chính sách thu nhập mà vẫn quyết định làm à? Hay chỉ là đang đi xin việc, đi học việc nên cứ quyết định vào bừa? Đã quyết định vào làm rồi (tức là chấp nhận sự thỏa thuận làm việc) mà ko biết rõ mình được hưởng như thế nào rồi lại cuối cùng "chửi" công ty?

Đó là còn chưa kể có người vào công ty có khi còn được đào tạo, được học hành gấp trăm gấp ngàn lần so với học đại học. Nhiều khi đó lại là giá trị vô hình mà chính người lao động có được khi làm cho các công ty. Mọi người cứ thử nghĩ xem ở môi trường nào thì tạo được 1 người từ khi mới lơ ngơ ra trường chả biết 1 cái gì cho tới những chuyên gia về công việc như hiện nay. Chắc chắn khi claim về công ty, chả ai nghĩ tới điều này bao giờ. Hiện nay tớ có mấy cô cậu SV mới ra trường, đào tạo bao lâu mà vẫn "em ko thể làm được việc anh giao". Vậy mấy năm nữa, các cô cậu ấy trở thành chuyên gia thì cái chi phí đó các cô cậu ấy tự trả tiền hay là công ty trả? Với mọi công ty tớ làm việc từ hồi ra trường tới nay, tớ đều cám ơn các ông chủ ở đó đã cho tớ cơ hội để được như ngày nay (nhiều hơn số tiền lương nhiều lắm)

Xét trên view khác: Mọi người xem lại định nghĩa: Thế nào là 1 business, 1 công ty: Tại sao lãnh đạo thì giao việc, còn nhân viên đi thực hiện và kiếm tiền về cho công ty (nếu ko thế thì sao gọi là công ty được, nếu ko thế thì ai mở công ty làm gì?).

Mỗi người có quan điểm riêng nhưng phải nhìn nhận thực tế trên mọi góc độ chứ.

Kết luận: Nhân viên là mạch máu của Cty. Vì thế Cty nào cũng muốn nhân viên nhiều tiền cả (tạm thời ko nhắc tới DNNN). Chỉ có nhân viên khỏe thì cty mới sống nổi. Công ty "sống" khỏe thì nhân viên mới "khỏe". Đây rõ là quan hệ 2 chiều mà. Vì thế mọi người đừng nghĩ theo hướng 1 chiều mà bình luận.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(tạm thời ko nhắc tới DNNN). Chỉ có nhân viên khỏe thì cty mới sống nổi. Công ty "sống" khỏe thì nhân viên mới "khỏe". Đây rõ là quan hệ 2 chiều mà. Vì thế mọi người đừng nghĩ theo hướng 1 chiều mà bình luận.
Xin lỗi các bạn, ta đang tồn tại trên mảnh đất hình chữ S ; Mà DNNN đang chiếm tỷ trọng đáng nể của nền kinh tế quốc dân mà; Sao ta lại gạt nó ra một bên vậy; Nếu gạt nó thử nghỉ kết luận của chúng ta có toàn diện & triệt để được không?

:-= :=\+ --=0
 
Xin lỗi các bạn, ta đang tồn tại trên mảnh đất hình chữ S ; Mà DNNN đang chiếm tỷ trọng đáng nể của nền kinh tế quốc dân mà; Sao ta lại gạt nó ra một bên vậy; Nếu gạt nó thử nghỉ kết luận của chúng ta có toàn diện & triệt để được không?

:-= :=\+ --=0

Lương 4 công việc thì 6,công việc lúc nào củng nhiều hơn so với mức lương. Người chủ doanh nghiệp lúc nào củng bốt lột, vắt hết những gì có thể trong người nhân viên của mình, những trên lệch giữa 4 và 6 đó ,nhiều lần sẻ tiết kiệm được 1 ít đó ....Làm sao chi phí thấp, doanh thu cao thì ok. Mặt mấy xếp lúc nào củng lầm lầm lì lì ..

Mọi người cứ bàn về DNNN, nhưng khi bàn tới loại hình DN này thì nói rõ đề người khác khỏi hiểu nhầm.

- Lương trong DNNN chắc gì đã do 1 mình ông Giám đốc quyết định
- Tên của ông chủ DNNN là ai? Như thế thì ai sẽ "bóc lột" (như 1 số người khác đang nói tới đó) nhân viên ở DNNN? "Con bò sữa" bóc lột à? hay là nhân viên "vắt sữa"?

Mà cái bạn nào soạn thảo đoạn quote thứ 2 ở trên, nhìn cách bạn soạn thảo là biết tại sao kêu ca rồi, tớ sửa mãi cả đống dấu chấm, dấu phẩy của bạn đến phát chán chả buồn sửa tiếp nữa :-=
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em đăng thông tin : Cần tuyển kế toán trưởng!

Thế mà chẳng ai quan tâm, tìm người lao động để trả lương sao khó lắm thay.

Bác hai2hai có ai không giới thiệu cho em nhé. :=\+:=\+
Hay là do lương ít ?? Hay là em đòi hỏi cao quá. Cho em lời khuyên nhé. Híc híc híc

Thân!
 
Em đăng thông tin : Cần tuyển kế toán trưởng!

Thế mà chẳng ai quan tâm, tìm người lao động để trả lương sao khó lắm thay.

Bác hai2hai có ai không giới thiệu cho em nhé. :=\+:=\+
Hay là do lương ít ?? Hay là em đòi hỏi cao quá. Cho em lời khuyên nhé. Híc híc híc

Thân!

Người thất nghiệp hay người muốn chuyển việc chắc gì đã vào GPE để tìm việc. Tớ mà đi tìm việc thì tớ ko vào đây tìm, mà tìm ở nơi khác, những nơi tuyển việc chuyên dụng ấy. (Ít nhất cũng vào wkt tuyển chứ)

Nếu đó là bán hàng, như thế tớ gọi là "bán hàng ko đúng chỗ" (trừ phi đó là 1 trong 100 nơi mà Bab đã đăng tin). Lần trước bên tớ đăng khoảng trên 50 trang tuyển việc.

P/S: Khi đi KH, tớ có gặp 1 số kế toán trưởng. Khi hỏi họ có biết wkt ko, họ bảo... không biết (thế thì chắc gì họ biết tới GPE hay những thứ khác nữa)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Người thất nghiệp hay người muốn chuyển việc chắc gì đã vào GPE để tìm việc. Tớ mà đi tìm việc thì tớ ko vào đây tìm, mà tìm ở nơi khác, những nơi tuyển việc chuyên dụng ấy. (Ít nhất cũng vào wkt tuyển chứ)

Nếu đó là bán hàng, như thế tớ gọi là "bán hàng ko đúng chỗ" (trừ phi đó là 1 trong 100 nơi mà Bab đã đăng tin). Lần trước bên tớ đăng khoảng trên 50 trang tuyển việc.

Em thì không thích vào wkt bởi thấy bên đây . .an tâm hơn--=0--=0
Nhưng thử qua đó xem sao.

Em chỉ nghĩ đơn giản rằng GPE tập trung rất nhiều người liên quan đến tài chính, vì vậy họ sẽ ứng cử (thử sức xemk sao) hoặc giới thiệu ai đó.

Vì tìm người ngoài việc tìm người tài, còn cần tìm người mình tin nữa.
Tuy nhiên ý kiến của bác cũng rất đúng.

Thân!
 
Thông qua phần phân tích của các bác ,em hình dung ra trong bối cảnh VN hiện nay có 4 cách trả lương như sau :

Thứ nhất : cách trả lương cho khối hành chánh sự nghiệp
Thứ hai : Cách trả lương cho khối doanh nghiệp nhà nước
Thứ ba : Cách trả lương cho khối doanh nghiệp tư nhân (vốn đầu tư cá nhân )
Thư tư : Cách trả lương cho khối doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài .
Em xin tách bạch 1 chút về khối thứ hai và thư 3 để thấy rõ vấn đề :

Doanh Nghiệp Nhà Nước:là do nhà nước góp vốn 100%(hiện giờ còn khá ít) hoặc 56%vốn nhà nước và 44% vốn tư nhân để nhà nước có quyền khống chế doanh nghiệp đó,có 1 số nghành mà nhà nước bắt buộc phải không cho tự nhân có quyền kiểm soát nhằm không để xảy ra lạm phát vd như nghành năng lượng
và thử nghĩ xem nếu tư nhân kiểm soát giá cả năng lượng của quốc gia thì điều gì sẽ xảy ra ?
Doanh Nghiệp Tư Nhân: được lập ra chỉ vì mục đích và quyền lợi của cá nhân,họ chỉ có nghĩa vụ đóng thuế và tuân theo luật lệ của quốc gia
DNTN là doanh nghiệp do người chủ đứng đầu -> là mô hình to hơn của kinh doanh cá thể. Lời thì người chủ hưởng, không có nhiều khái niệm về tiền lợi nhuận và tái đầu tư.(do không rõ ràng và người chủ cũng không có lương vì lương là khoản lời.)

Về mục đích hoạt động:
+ Nhà nước: quốc kế, dân sinh
+ Tư nhân: tối đa hoá lợi nhuận
- Về chủ sở hữu:
+ Nhà nước: nắm giữ toàn bộ hoặc một phần
+ Tư nhân: hoàn toàn tư nhân hoá
- Về quyền tự chủ:
+ Nhà nước: tự chủ một phần, hoặc không có quyền tự chủ
+ Tư nhân: hoàn toàn tự chủ
- Về quản lý tài chính:
+ Nhà nước: chịu sự quản lý, điều tiết, giám sát của cơ quan chủ quản
+ Tư nhân: hoàn toàn tự chủ theo chế độ tài chính, kế toán
- Về quy mô:
+ Nhà nước: quy mô lớn, tập trung vào những ngành then chốt
+ Tư nhân: quy mô nhỏ lẻ, phân tán vào mọi lĩnh vực ngành nghề.
- Về ưu đãi, đối xử:
+ Nhà nước: con cưng, được ưu đãi đủ mọi thứ (hỗ trợ, vốn, công nghệ, chính sách bảo hộ,..)
+ Tư nhân: người dưng, cố mà tự lực đi, nếu phải nộp thuế nhiều thì bớt cho chút ít.
- Về tính cạnh tranh:
+ Nhà nước: không cần vì hầu như đã được nhà nước bảo hộ
+ Tư nhân: chơi vơi giữa thương trường
- Về khả năng đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước:
+ Nhà nước: khiến nền kinh tế thụt lùi
+ Tư nhân: khiến nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn
- Về tuổi thọ:
+ Nhà nước: không thể chết được
+ Tư nhân: sống chết mặc bay
- Về giải quyết vấn đề việc làm:
+ Nhà nước: giải quyết việc làm cho hầu hết những người có năng lực trung bình và yếu kém.
+ Tư nhân: giải quyết nhu cầu việc làm cho những ai có tài năng thực sự.



Cả hai khối này đều có điểm chung là lấy mục tiêu tôi đa hóa lợi nhuận là chính

Vậy thì cả 4 khối đều căn cứ vào những tiêu chí chung nào để trả lương ?
Lương và phụ cấp được trả căn cứ vào:

  1. Hiệu quả làm việc của nhân viên.
  2. Thâm niên làm việc.
  3. Mức độ kiến thức, kỹ năng, độ thách thức cũng như trách nhiệm khác nhau của từng vị trí công việc.
Chính sách nhân viên ở mỗi cấp độ khác nhau phải đáp ứng những mục đích sau:

  • Đáp ứng yêu cầu của đơn vị
  • Đáp ứng nhu cầu của nhân viên.
  • Mang lại công bằng trong những cơ hội nghề nghiệp & điều kiện thăng tiến.
  • Và trên hết là phải đảm bảo đúng quy định của Bộ luật lao động Việt Nam.
  • Tạo mức cạnh tranh trong thị trường lao động nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở về điều kiện thực tế
Thế nhưng thực tế thì có những bất cập rất bức xúc :
- Đối với DNNN, Nhà nước thống nhất quản lý chi phí tiền lương “đầu vào”, còn tiền lương cao hay thấp lại tuỳ thuộc vào năng suất, hiệu quả “đầu ra” của DN, nhưng trên thực tế còn nhiều DN hiệu quả “đầu ra” không chỉ hoàn toàn do năng suất, mà do lợi thế ngành, hàng hoặc độc quyền đem lại.
“Mức lương của giám đốc chỉ được nhiều hơn tối đa 10 lần lương của một người thấp nhất trong doanh nghiệp. Tổng quỹ lương bị hạn chế, hệ số lương hằng năm cũng phải chờ được phê duyệt... đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước .lương của người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước theo kiểu dàn hàng ngang, tăng theo tuần tự thời gian. Một kỹ sư mới tốt nghiệp ra trường chỉ được trả 2 triệu đồng/tháng nên kỹ sư đó suốt ngày tìm kiếm cơ hội khác ra đi. Trong khi ở các doanh nghiệp nước ngoài, một nhân viên mới có thể nhận được từ 200 - 300 USD/tháng nên họ làm việc hiệu quả ngay từ đầu.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có hình thức trả lương khác nhau. Các doanh nghiệp Nhà nước đang có cơ chế trả lương riêng và đang bị gò bó bởi hệ thống thang, bảng lương rất phức tạp.
- Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN hoạt động theo Luật DN thì xu hướng chung mức tiền công của người lao động luôn luôn bị ép xuống, trong khi thời giờ làm việc theo định mức lao động ngày càng tăng, cơ quan chức năng của nhà nước chưa có giải pháp thích hợp để giải quyết mâu thuẫn này. Vì vậy trong nhiều DN luôn luôn có sự tranh chấp dẫn đến đình công đòi giải quyết quyền lợi mà trước hết là đòi tăng mức tiền công.


 
Còn ở khu vực hành chính sự nghiệp, hiện chưa tách bạch được giữa công việc và tiền lương. Người làm tốt hay xấu, người có năng lực hay không đều được hưởng lương như nhau. Một nền tiền lương như thế muôn thủa sẽ không kích thích óc sáng tạo, khuyến khích lao động tăng năng suất. Bởi thấy yên chỗ rồi, người ta sẽ không tập trung vào công việc, hiệu quả thấp. Vấn đề tiền lương trong khu vực nhà nước luôn là nỗi bức xúc của tất cả cán bộ công chức (CBCC) – những người chỉ sống thuần bằng đồng lương thực lãnh hàng tháng.Bởi vì trước tình hình giá cả tăng nhanh khiến đời sống của phần đông CBCC gặp khó khăn, nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế, cán bộ phường xã… nên những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước là sự áp đặt theo hướng bám chặt vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.( 540.000 x hs lương = lương )
Thu nhập của cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính, nhìn chung còn thấp cho dù có ổn định và tăng dần theo mức lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu thấp, trong khi giá cả tăng nhanh, nhiều khoản đóng góp cùng với cơ cấu tiêu dùng ngày càng cao khiến đời sống của người làm công ăn lương rất khó khăn.
Và một thực tế cho thấy, mức tiền lương tối thiểu mà người lao động hiện đang được nhận chưa đủ đáp ứng cho đời sống của họ. Lương tối thiểu không đủ sống tối thiểu và điều gì sẽ xảy ra như một hệ quả tất yếu : phải làm thêm bên ngoài để tăng thu nhập , “ anh trả tôi 1 triệu thì tôi làm theo kiểu 1 triệu ….”

Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trung ương và DN có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn DNNN địa phương và DN TN.
Người lao động trong DNNN trung ương hoặc các đơn vị đặc thù có lợi thế như xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng, điện lực thường có thu nhập cao hơn các ngành nghề khác.
Giữa các ngành cũng có thu nhập khác nhau. Vd thuốc lá, rượu bia nước giải khát, … có thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Trong khi các ngành dệt may, da giầy, thu nhập bình quân 2,2 triệu đồng/tháng.( Rượu bia, thuốc lá gấp 2 dệt ,may ! ? )
Tại các nông lâm trường, đơn vị xây dựng cơ bản, vùng sâu, vùng xa do thiếu việc nên mức thu nhập rất thấp.
Đối với khu vực DN ngoài quốc doanh, tiền lương công nhân trong các DN tư nhân, công ty TNHH thường thấp hơn so với mức chi tiêu tối thiểu để đảm bảo cuộc sống, nhất là đối với người lao động ngoại tỉnh phải thuê nhà ở.
đa số DN chỉ trả lương cho người lao động mức lương cao hơn mức lương tối thiểu một ít, vì vậy thu nhập của người lao động phụ thuộc nhiều vào tiền làm thêm giờ, phụ cấp, trợ cấp…
Do thu nhập thấp, hàng năm không được nâng lương cộng thêm một số vi phạm của người sử dụng lao động như: không ký hợp đồng lao động, không đóng BHXH, không trả lương làm thêm giờ, phụ cấp độc hại… đã dẫn tới tranh chấp lao động, đình công ngày càng gia tăng.
Trên đây là những nét chung được khái quát hóa . Bây giờ em đi vào vấn đề chính .Có lẽ do em đặt tiêu đề chưa sát hợp với bài toán đưa ra , Trong bài toán về tiền lương và công việc thể hiện 2 vế :
a / Xây dựng khung bảng lương phù hợp ( bề nổi ) phần này các bác đã phân tích khá sâu.
b / Tinh giản biên chế trong nhà nước và cơ cấu lại nhân sự trong DN ( chiều sâ )
Phía nhà nước :
Nguồn thu NS giảm , bắt buộc Chính phủ phải thắt lưng buộc bụng, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, giảm bội chi ngân sách , bộ máy ăn lương NN hiện nay rất cồng kềnh , không hiệu quả … thì điều trước tiên là tinh giản lại biên chế đội ngũ , nhưng vấp phải trở lực rất lớn ơ những đảng viên , CB có chức có quyền , con ông cháu cha …
Phía Doanh nghiệp :
Khi VN bước vào sân chơi WTO , thì phải chấp nhận quy luật cạnh tranh của thế giới và trước mắt là trong năm 2009 này nhà nước đã phải cho DNTN có vốn ĐTNN là 2 ngân hàng lớn nhảy vào thị trường VN . Ngân hàng là nơi điều tiết và lưu thông tiền tệ cho cả một quốc gia , với chiến thuật “sói gởi chân “ này thì liệu cac ngân hàng VN có quy mô vừa và nhỏ có đủ sức cạnh tranh hay không , khi không đủ sức thì phải giải thể hoặc sát nhập vào các NH lớn , điều này chắc chắn sẽ xảy ra , vậy thì đội ngũ nhân viên sẽ đi về đâu ,ai còn ai ở …. Khi NH đã có sự biến đổi lớn tất sẽ dẫn tới biết bao ngành nghề khác trong nước cũng tương đương .


Đây chính là chiều sâu của vấn đề hóc búa trong bài toán mà em đả gởi lên . Xin mời các bác thảo luận tiếp .
 
Mình thấy như thế này:
Hiện nay các bạn trẻ chưa cống hiến mà thấy toàn muổn hưởng thụ và đòi hỏi trong khi chưa làm được gì.
Có anh bạn cơ quan cứ nói trả ít thì làm theo ít và trả nhiều thì làm nhiều mình thấy anh hãy chứng tỏ năng lực của anh đi rồi khi đó người chủ sẽ thấy và trả lương cho anh cao. Tôi nghĩ rằng nếu anh ta có năng lực thì có thể đã nộp đơn vào công ty nào có mức lương cao rồi chứ không phải bu bám vào nơi mình đang làm ( Nếu giỏi thì nộp đơn vào chỗ anh Bắp đi).
- Các bạn trẻ hiện nay thường là đứng núi này trông núi nọ và ảo tưởng mình là có năng lực thực sự.
- Còn việc trả lương ở các công ty và các bộ phận mình nghĩ do công ty chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của mỗi nhân viên nên dẫn đến việc so bì lương.
Vấn đề lương hiện nay mình nghĩ vẫn là vấn đề khó giải quyết để giải quyết hài hòa các mối quan hệ.
 
Web KT
Back
Top Bottom