Tính lãi kép và ghép lãi theo quý?

Liên hệ QC
Công thức lý thuyết nó vậy. Trong lý thuyết nó giải thích vầy:

Giả sử có 100 đ, gửi tiết kiệm lãi suất 12%/ năm: No = 100
Sau 1 năm thì có là:

N1 = 100 + 100 x 12% = 100 x (1 + 12%) = 112

Nếu không lấy lãi ra mà nhập lãi vào vốn thì sau 2 năm sẽ có:

N2 = 112 + 112 x 12% = 112 x (1 + 12%) = 100 x (1 + 12%) ^2

Tương tự:

Nn = 100 x (1 + 12%) ^n

Tính ngược lại thì 100 = Nn/ (1 +12%) ^n

Thế đã thủng chưa anh bạn?

Đọc xong thấy rằng tôi thuộc cái nhóm thiểu số (trả lời topic này) trong cái biển (không phải ao) người đọc bài rồi đi luôn, trong khi y theo tác giả bài tả oán thì "thiểu số thì có lẽ sai, đa số luôn luôn không đúng". Vậy tùy ý tác giả bài diễn văn muốn tin hay không cũng được.

Dù sao, kính thưa quý vị tả oán, hãy biết cho rằng tôi viết bài này trong tình trạng ruột rà bình thường, tiêu hóa ổn định.

Khổ một nỗi trong số hằng hà các tử-tôn-con-cháu các loại ký hiệu toán học thì lão Bill không dùng cái gì mà lại dùng cái dấu ô dù để diễn tả cái phép tính trời ơi là phép lũy thừa. Để cho 1 số con cháu của 1 dân tộc anh hùng 3 mươi mấy năm kháng chiến hiểu nhầm thành cái nóp.
Vấn đề là Bài toán lãi suất tiền gửi đâu chỉ đơn giản như các mem nghĩ đâu. ngocmaipretty đã nhắc tới "cái ao" thì ngocmaipretty có thể đã chưa biết gì về "cái ao" được đính kèm lần trước rồi. " Cái ao" đó bmcn2 đã gọi cho Overac nhờ gỡ xuống rồi. Bây giờ có cái "chậu" nho nhỏ đây.
Mong rằng một số công thức excel trong "cái chậu" này sẽ được xem xét và sửa chữa cho đúng để bmcn2 có thể học thêm được một số kiến thức bổ ích nữa.
 

File đính kèm

  • GPE.xls
    61.5 KB · Đọc: 110
ngocmaipretty đã nhắc tới "cái ao" thì ngocmaipretty có thể đã chưa biết gì về "cái ao" được đính kèm lần trước rồi
"Cái ao" đó bmcn2 đã gọi cho Overac nhờ gỡ xuống rồi. Bây giờ có cái "chậu" nho nhỏ đây.
Biển, hay ao, hay chậu, cũng là do mình, mình tự đào hố chôn mình thôi.
Cái ao lần trước là 1 ao số liệu cộng với 1 đại dương tả oán, không gỡ xuống thì nằm đó muôn đời không ai muốn đọc.
Cái chậu lần này là tự lấy dây, tay mình cột chân mình.

Câu số 5 và 6:
Đã phát biểu: (cho rằng biểu lãi suất không thay đổi và ngân hàng sẽ chia chỉ số lạm phát theo từng kỳ ở mức tăng dần)

Thì cái gì cũng tăng dần, hàm nhất biến (đồng biến) làm sao mà có cực trị?

À mà có, không gởi thì cực tiểu, gởi thì sau 5 năm đừng rút, đến hết đời sẽ cực đại.

Không có cực trị, thì làm gì có điểm hòa vốn? Hay là đừng gởi, không lãi không lỗ!

Câu 3 và 4 tính lại bằng 2 cách. May thay, lần này chậu nhỏ, ai oán ít.
 

File đính kèm

  • Ptm.xls
    71.5 KB · Đọc: 90
Lần chỉnh sửa cuối:
Công thức lý thuyết nó vậy. Trong lý thuyết nó giải thích vầy:

Giả sử có 100 đ, gửi tiết kiệm lãi suất 12%/ năm: No = 100
Sau 1 năm thì có là:

N1 = 100 + 100 x 12% = 100 x (1 + 12%) = 112

Nếu không lấy lãi ra mà nhập lãi vào vốn thì sau 2 năm sẽ có:

N2 = 112 + 112 x 12% = 112 x (1 + 12%) = 100 x (1 + 12%) ^2

Tương tự:

Nn = 100 x (1 + 12%) ^n

Tính ngược lại thì 100 = Nn/ (1 +12%) ^n

Thế đã thủng chưa anh bạn?
Báo cáo ngocmaipretty và ptm1406 thế này: bmcn2 đã đọc thật kỹ tài liệu của TS Trần Văn Tấn và Ths gì đó ( Xin lỗi vì không nhớ rõ tên của Ths)
Em đã hiểu về cái hàm PV rồi.
Vậy, vấn đề là em đã "thủng". Còn thông hay chưa thì em chưa có thời gian để xem lại. Dù sao thì cũng gửi nơi đây lời xin lỗi chân thành nhất đến quí thầy cô trên gpe này.
Còn sự "nhắc nhở" của thầy ptm1406 cũng là một điều mà em cần phải lưu tâm, để nếu em đã trót dại tự đào hố chôn mình thì ít ra cũng là cái gương để em tự mình xem xét lại chính mình vậy.

Kính
 
Câu số 5 và 6:
Đã phát biểu: (cho rằng biểu lãi suất không thay đổi và ngân hàng sẽ chia chỉ số lạm phát theo từng kỳ ở mức tăng dần)

Thì cái gì cũng tăng dần, hàm nhất biến (đồng biến) làm sao mà có cực trị?

À mà có, không gởi thì cực tiểu, gởi thì sau 5 năm đừng rút, đến hết đời sẽ cực đại.

Không có cực trị, thì làm gì có điểm hòa vốn? Hay là đừng gởi, không lãi không lỗ!

Theo tôi thì câu 5:
Nếu là số liệu bài toán này thì đúng không có.
Nhưng nếu là số liệu khác thì có thể có.
Ví dụ lạm phát 12%/năm, lãi tiền gửi 11%/năm gộp theo tháng.
Vì người ta không tính lạm phát gộp theo tháng như lãi tiền gửi mà chỉ tính 12%/năm = 1%/tháng.

Chuyện cái nóp:
Chắc không phải dân miền Nam nên nhầm cái nóp với cái nón.
Cái nóp là cái túi ngủ, còn được dùng để đựng đồ (gói lại) quàng lên vai, thuận tiện cho dân vùng sông nước, đầm lầy.
 
1. Khi so sánh cột J của sheet Quý ngài tả oán ( theo cách gọi của thầy và cô ngocmaipretty) với cột I của sheet Ptm, thì bên cột J của em thiếu trị tại I2 của thầy. Nghĩa là em sai (vì tính thiếu chứ không phải vì công thức mà em dùng là sai) và thầy đúng (thầy đúng vì thầy là chuyên gia giàu kinh nghiệm). Và công thức của em cũng khác của thầy nhưng kết quả thì giống nhau. Em dùng tới hơn hai cách tính khác của em thì vẫn cho kết quả giống nhau và kết quả đó cũng trùng với kết quả từ công thức của thầy.
2. Tại cột F bên sheet Quý ngài tả oán ( sau đây viết tắc là Qnto), ở ô F1 thì ý nghĩa của nó là “Số tiền gốc cộng lãi”. Xin thầy thêm cái “+lãi” vào ô F1 giúp em.Và kết quả tại cột F bên sheet Qnto thì cũng đúng với cột H bên sheet Ptm.
3. Bây giờ tới phần thông tin về giá trị cái nóp của quân kháng chiến, cái nóp của giặc lạm phát, cái nóp thực và giá trị của hàm FV và hàm PV cũng như giá trị của công thức từ bài giảng của bạn phuonghv. Không phải tự nhiên mà em lại cho câu số 2, số 5 và số 6 xuất hiện.
- Thầy xem lại giúp em cái công thức trong cột H tại ô H2 và công thức tại cột I cũng như là cách tính của nó bên file Qnto. Khi em viết xong công thức đó và kéo một cái thì nó cho kết quả tương ứng luôn. Nhưng lạ một điều là trị tại H21 cũng bằng trị của hàm PV các cách tính kia,còn các trị khác thì lớn hơn.

- Xin thầy lưu ý giúp em vài thông tin (trong sheet của thầy) và xem lại file mà em đính kèm bên dưới:
Theo em, câu số 2 trong file Qnto cho ta một giá trị mà em nghĩ rằng nó sẽ thay thế được cách tính của bạn phuonghv và cả cái hàm FV cũng như cái hàm PV. Vì nếu lấy trị tại B1 nhân với kết quả của câu số 2, “hệ số % tăng trưởng thực theo từng kỳ là bao nhiêu khi lãi suất là 14% và lạm phát là 12%?” (em tạm gọi là hệ số k) thì kết quả của nó cũng không đổi
Như vậy thì, trong phạm vi của bài toán lãi suất tiền gửi, liệu ta có thể tìm ra hệ số k hay không để đơn giản vấn đề tính toán giá trị thực? Em nhớ là hồi nhỏ em có học về cách tính thể tích khối của hình trụ tròn và số pi 3,1416 luôn không đổi. Chỉ có độ dài và đường kính thì thay đổi và thể tích khối của hình trụ tròn thì thay đổi (phụ thuộc) theo độ dài và đường kính. Nghĩa là độ dài (đại diện cho đường thời gian, đường kính đại diện cho giá trị của B1 thì có thể thay đổi, còn hệ số k thì cũng được cố định như số pi).
Em không có ý định nhận được giải Ig Nobel khi đi tìm cái hệ số k trong bài toán lãi suất tiền gửi đâu. Nhưng nếu cho em điều kiện cần và đủ thì có lẽ sau 5 năm nữa sẽ có ít nhất là một bmcn2 mang giải Nobel kinh tế về treo ngay phòng truyền thống của gpe. Còn ai đó có tin hay không tin thì tùy.

Còn về vấn đề: Câu số 5 và 6:
Đã phát biểu: (cho rằng biểu lãi suất không thay đổi và ngân hàng sẽ chia chỉ số lạm phát theo từng kỳ ở mức tăng dần)

Thì cái gì cũng tăng dần, hàm nhất biến (đồng biến) làm sao mà có cực trị?

À mà có, không gởi thì cực tiểu, gởi thì sau 5 năm đừng rút, đến hết đời sẽ cực đại.

Không có cực trị, thì làm gì có điểm hòa vốn? Hay là đừng gởi, không lãi không lỗ!

thì ý em là thế này:
- Nếu 4,5 triệu tại thời điểm đó mà chỉ cất kỹ ở cái két sắc trong xó nhà thì sau 5 năm nó vẫn là 4,5 triệu khi và chỉ khi không có bất cứ một chỉ số lạm phát nào xuất hiện. Một cách dễ hiểu hơn thì 4,5T tại thời điểm 1/01/2003 ta mua được 450kg gạo loại A và sau 5 năm ta cũng mua được 450kg gạo loại A.
- Một ví dụ khác: tại thời điểm 1/01/2003 ta bán 5 chỉ vàng bốn số 9 được 4,5T. Sau 5 năm ta lấy 4,5T từ xó nhà ra mua lại thì cũng được 5 chỉ vàng 4 số 9.
Như vậy thì, nếu 5 chỉ vàng không gởi thì sau 5 năm có lẽ nó còn 4,9999999999999999 chỉ, vì nó bị oxy hóa mấy phần nghìn tỉ gì đó.
Nhưng nếu 4,5T sau 5 năm vì sự xuất hiện của giặc lạm phát thì ta có còn mua được 5 chỉ vàng hay không? Và ta đã bị mất đi bao nhiêu % giá trị ban đầu khi giặc lạm phát là 12% sau 5 năm?
Có một cái hay là trị tại H22*B5 thì cũng bằng trị tại H21 và trị tại E25. Mà trị tại Cột H thì được tìm thấy từ một công thức của một kẻ ngoại đạo amatuer. Vậy thì bài toán lãi suất tiền gửi cũng còn có thể điều chỉnh thêm một lần nữa nhỉ. Đau đầu quá, thế mới biết sự khó khăn và tầm quan trọng của việc quyết định là thế nào. Sau khi quyết định thì sẽ còn lại một là hiệu quả, hai là hậu quả. Vấn đề là bên nào nặng hơn. Và nếu đã lỡ quyết định rồi thì ta cần phải làm gì tiếp theo để kịp thời cứu vãng sự sai lầm của cái quyết định đó.
Vì trước thầy đã nói: - Đừng để người đáp biến thành người hỏi, chẳng có mấy người trả lời miễn phí mà muốn mất công đi tìm hiểu thông tin.
- Người hỏi thì đừng bực mình vì không được trả lời ngay, còn bị vặn vẹo. Vì họ đâu biết rằng càng có nhiều thông tin thì
câu trả lời càng nhanh và càng chính xác
Và em đã từng nói: liệu câu trả lời càng nhanh có bằng càng chính xác hay không khi câu trả lời đó là một quyết định có tính sống còn.
Trong suy nghĩ của em không tồn tại khái niệm “miễn phí” hoặc là khái niệm “từ thiện”. Vì đây là một công việc nghiêm túc và nó hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích thiết thực không chỉ riêng cho cá nhân em mà còn cho đội ngũ đông đảo những người công nhân và nông dân trên Tổ quốc của mình.


Xin xem lại file đính kèm bên dưới.
Xin lỗi vì trình IT của em vẫn còn rất hạn chế.
 

File đính kèm

  • Ptm.xls
    61.5 KB · Đọc: 76
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1. Câu trả lời chính xác và quyết định thế nào, không cùng họ với nhau. Câu trả lời chính xác, là các phép tính tính toán chính xác dựa trên thông số ban đầu. Cũng thông số đó, mà tính ra kết quả sai, là phép tính sai.
Thông số ban đầu đủ, nhưng sai, thì tính toán sai là đương nhiên, dù có dùng phép tính đúng đi nữa. Vì cái tỷ lệ lạm phát, chỉ là dự đoán, ai dám cam đoan rằng đoán đúng 100%?

Còn quyết định thế nào thuộc phạm vi ý chí chủ quan. Cùng 1 kết quả tính toán, nhưng có người quyết định thế này, có người quyết định thế kia. Đừng mang cái sống còn ra đây rồi nói tại ông nọ bà kia tính toán.

2. Cột H trong sheet quý ngài tả oán dùng công thức cao siêu quá, tôi không hiểu: Tại sao 20 kỳ tính lãi, mỗi kỳ 3 tháng, mà kỳ nào cũng lấy số dư của kỳ đó chia cho (1+Ri)^5?
(1+Ri)^5 tương ứng với 5 năm, thì ô H21 giống các công thức khác là phải rồi, còn các ô từ H2 đến H20 có ý nghĩa gì? Các quý ông tiến sĩ, thạc sĩ giải thích thế nào?

3. Thế tích hình trụ, là hàm bậc 1, có hệ số k. Còn 2 hàm số mũ 1 xuôi 1 ngược liệu có hệ số k = const hay không? Nếu muốn biết, thì cứ thay từng thằng giặc lạm phát vào, thống kê kết quả ra 1 sheet khác, rồi tìm mối tương quan.

4. Liệu thế giặc mạnh hơn quân kháng chiến, không phải 12% mà là 15%, 17% thì có cực trị hay không? Thì cứ thử sẽ biết. Còn tôi, tôi nói nó nhất biến. Có thể đồng biến, có thể nghịch biến, nhưng nhất biến. Kết quả nằm ở các ô M37:M42. Còn chuyện đừng gởi tiền, nói như NgocMai, tôi cũng nằm trong số thiểu số; thiểu số có lẽ sai, nên đừng nghe theo tôi mà không gởi tiền.

5. Hay là ông cứ tả oán để đánh bẫy người ta? Ai nhào vô trả lời là sập bẫy ráng chịu? Còn ai không trả lời là tư duy bị táo bón?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1. Câu trả lời chính xác và quyết định thế nào, không cùng họ với nhau. Câu trả lời chính xác, là các phép tính tính toán chính xác dựa trên thông số ban đầu. Cũng thông số đó, mà tính ra kết quả sai, là phép tính sai.
Thông số ban đầu đủ, nhưng sai, thì tính toán sai là đương nhiên, dù có dùng phép tính đúng đi nữa. Vì cái tỷ lệ lạm phát, chỉ là dự đoán, ai dám cam đoan rằng đoán đúng 100%?
Trước hết, đây là bài toán giả lập, do đó ta mặc nhiên thừa nhận tất cả các thông số là đúng chính xác. Do vậy, em đồng ý với thầy rằng: “Cũng thông số đó, mà tính ra kết quả sai, là phép tính sai và Thông số ban đầu đủ, nhưng sai, thì tính toán sai là đương nhiên, dù có dùng phép tính đúng đi nữa”.
Còn vấn đề “Vì cái tỷ lệ lạm phát, chỉ là dự đoán, ai dám cam đoan rằng đoán đúng 100%?” thì em không đồng ý.
Cố nhiên là, em cũng đồng ý với thầy trong khuôn khổ bài toán lãi suất tiền gửi này và cái quyết định từ các thông số liên quan đến vấn đề tài chính thì em cũng đồng ý rằng: “Còn quyết định thế nào thuộc phạm vi ý chí chủ quan. Cùng 1 kết quả tính toán, nhưng có người quyết định thế này, có người quyết định thế kia”. Nhưng, trước đây, trong quá trình nghiên cứu và thiết kế bài toán thì em đã từng nói:” bài toán lãi suất tiền gửi này là mô hình thu nhỏ nhất của một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 4trăm 50 triệu đô la, nên tất cả các loại chi phí từ mua sắm trang thiết bị cho đến các khoản chi vận hành sản xuất kinh doanh được em đưa vào giá trị lạm phát là 12%” và cái trách nhiệm tởchcs sản xuất từ A đến Z thì em thì em giao hết cho cái ngân hàng ACB. Nên em mới lưu ý đến vấn đề về sự sống còn liên quan đến quyết định. Do vậy, em không đồng ý với thầy về phát biểu:”Đừng mang cái sống còn ra đây rồi nói tại ông nọ bà kia tính toán”.
Về vấn đề này:”2. Cột H trong sheet quý ngài tả oán dùng công thức cao siêu quá, tôi không hiểu: Tại sao 20 kỳ tính lãi, mỗi kỳ 3 tháng, mà kỳ nào cũng lấy số dư của kỳ đó chia cho (1+Ri)^5?
(1+Ri)^5 tương ứng với 5 năm, thì ô H21 giống các công thức khác là phải rồi, còn các ô từ H2 đến H20 có ý nghĩa gì? Các quý ông tiến sĩ, thạc sĩ giải thích thế nào?” thì em vẫn đang nghiên cứu.
3. Thế tích hình trụ, là hàm bậc 1, có hệ số k. Còn 2 hàm số mũ 1 xuôi 1 ngược liệu có hệ số k = const hay không? Nếu muốn biết, thì cứ thay từng thằng giặc lạm phát vào, thống kê kết quả ra 1 sheet khác, rồi tìm mối tương quan.
Em không hiểu “hệ số k = const là gì? Thầy có thể diễn đạt rõ ràng hơn không? Tuy nhiên, em có gửi kèm file bên dưới với 1 bài toán nhỏ đính kèm để chứng minh rằng:”ta có thể đưa phương trình bậc 2 theo nội dung bài toán thể tích hình trụ thành phương trình bậc nhất đơn giản và dễ hiểu”. Thậm chí ta còn có thể tìm thấy một cách tính khác với một hệ số khác thay số pi mà kết quả giữa 2 cách tính có tỉ lệ sai số với sự sai số trong phạm vi 4 số sau dấu thập phân.
Còn về vấn đề:”Liệu thế giặc mạnh hơn quân kháng chiến, không phải 12% mà là 15%, 17% thì có cực trị hay không? Thì cứ thử sẽ biết. Còn tôi, tôi nói nó nhất biến. Có thể đồng biến, có thể nghịch biến, nhưng nhất biến. Kết quả nằm ở các ô M37:M42”. Thì em không đồng ý và sẽ cố dành thời gian để nghiên cứu tiếp dưới góc độ khác.
Riêng chuyện:”Còn chuyện đừng gởi tiền, nói như NgocMai, tôi cũng nằm trong số thiểu số; thiểu số có lẽ sai, nên đừng nghe theo tôi mà không gởi tiền”.thì em đã bị mất một số thông tin quan trọng nên em không có ý kiến. Và em nghĩ thầy cũng nhận ra rằng em vẫn nằm trong nhóm thiểu số. Tuy nhiên điều em muốn nói là trước đây em đã từng làm tư vấn đầu tư chỉ để kiểm nghiệm lại năng lực của mình. Em làm cái việc đó chỉ để thử nghiệm khả năng phân tích và khả năng tư duy của mình. Có thí nghiệm nào mà không phải tốn tiền đâu và có ai buộc phải đem cả sự mất mát của cá nhân mình ra làm thí nghiệm không?…
Riêng với phần “5. Hay là ông cứ tả oán để đánh bẫy người ta? Ai nhào vô trả lời là sập bẫy ráng chịu? Còn ai không trả lời là tư duy bị táo bón?thì hình như thầy đã đưa vấn đề đi quá xa. Có lẽ thầy vẫn còn kỳ thị và thành kiến với em chăng? Khi lần đầu tiên em xuất hiện trên gpe với 2 thuật ngữ : “Đối tượng thực thểđối tượng phi thực thể”, thì có lẽ thầy đã quên. Thưa thầy, tài liệu liên quan đến 2 thuật ngữ này thì rất tiết là đang nằm trong bộ tài liệu liên quan đến vấn đề “Quản trị tài nguyên sản xuất” và hiện tại em chưa thể công bố công trình nghiên cứu của mình. Tại sinh nhật lần 2 của gpe, nếu có thầy hoặc một ai đó đã từng đả kích em về 2 thuật ngữ đó có mặt thì em đã công bố 1 phần công trình nghiên cứu của mình với các định nghĩa- mô tả- giải thích và chứng minh về 2 thuật ngữ đó một cách dễ hiểu nhất rồi.
Em hi vọng rằng thầy sẽ tiếp tục trao đổi-thảo luận với em trên tinh thần thảo luận một số vấn đề liên quan đến khoa học quản lý chứ không phải tranh luận các quan điểm khác. Khoa học thì dù sao cũng có cùng ngôn ngữ trên mọi quốc gia mà. Dẫu cho cái sản phẩm khoa học đó của những cá nhân mà trình độ học vấn và nền tảng kiến thức của họ thì không được đào tạo từ bất cứ một giảng đường nào. Nhưng nó là một sản phẩm của một cá nhân và xuất phát từ yêu cầu của thực tế cuộc sống với mong muốn là góp một phần nhỏ bé năng lực tư duy của cá đó vào sự phát triển chung của cộng đồng. Thầy có thể đọc bài ” Thủy điện khiến lũ hung dữ hơn” và bài "Tôi xin trả lại cho nông trường Sông Hậu” trên www.tuoitre.com số ra ngày hôm nay thì thầy sẽ hiểu thêm rằng em đang cố công vì ai và vì cái gì.

P/S: em sắp khôi phục xong file " tư duy táo bón". Nếu thầy cứ nhất quyết rằng :"5. Hay là ông cứ tả oán để đánh bẫy người ta? Ai nhào vô trả lời là sập bẫy ráng chịu? Còn ai không trả lời là tư duy bị táo bón? thì có lẽ em sẽ post toàn văn file đó lên trong một chủ đề khác.
 

File đính kèm

  • Bài toán thể tích hình trụ.xls
    25 KB · Đọc: 50
Ở bài tính lạm phát, tôi cũng có cùng ý kiến với Ptm0412 là cột H và cột I bạn bmcn2 dường như không hiểu do đâu mà công thức là (1+Ri)^5 thì phải.
Đó là do tính gộp 5 năm nên mới có cái dấu ^5.
Trong khi đó bạn lại cho ở cột I dường như là 12% trong 5 năm chứ không phải 12%/năm.

Thú thật tôi hoàn toàn không hiểu tại sao bạn lại cho cột I chia cho số kỳ: kỳ 1 thì chia cho 20, kỳ 2 thì chia cho 19, kỳ 3 thì chia cho 18 ...
Bạn có thể giải thích cho mọi người hiểu chia như thế có ý nghĩa phân phối như thế nào?

---
Bài thể tích hình trụ:
Cuối cùng thì công thức của bạn cũng vẫn là bậc 2 mà thôi: R*R*l*k
Ngoài ra tính như thế cũng không có ý nghĩa gì nhiều lắm trong thực tế lẫn lý thuyết.
Bởi vì: R = 2r
Nên: R*R*l*k = 2r*2r*l*k = 4r*r*l*k = r*r*l*4k
Mà k = 0.785 <== đây chính là số gần đúng của 1/4 số Pi = 3.1416/4
Vậy công thức của bạn cũng chỉ là: R*R*l*Pi/4 thôi.
Như thế, trong thực tế khi mà người ta đo được đường kính thì không cần phải chia 2 để lấy bán kính mà thay vào đó cứ nhân bình phương và nhân với dài, với Pi rồi chia 4.
Việc tính như bạn cũng chỉ giảm được vài cú gõ máy tính mà thôi.

Trong thực tế, những người buôn bán nhỏ cũng ưa dùng hệ số thay thế, hoặc lấy số Pi = 3,14 thay vì 3,1416 chỉ nhằm để tính tròn số.

Ví dụ nếu đo chu vi dễ hơn đo đường kính thì người ta lấy chu vi mà tính, nhưng cũng không thoát khỏi công thức diện tích = bình phương bán kính x Pi.
Nếu lấy chu vi (cv) thì:
cv/Pi = đường kính R.
=> Thể tích V = cv/Pi * cv/Pi * l * Pi/4 = (cv*cv*l) / (4*Pi)
Và người ta tính sẵn gần đúng 4*Pi = 12,56 (Vì lấy Pi=3,14) hoặc tính sẵn gần đúng 1/(4Pi) là 0,0796
Như thế :
Nếu tiện đo đường kính thì tính gần đúng: R*R*l*0,785
Nếu tiện đo chu vi thì tính gần đúng: cv*cv*l / 12,56 hoặc cv*cv*l*0,0796
 
Ở bài tính lạm phát, tôi cũng có cùng ý kiến với Ptm0412 là cột H và cột I bạn bmcn2 dường như không hiểu do đâu mà công thức là (1+Ri)^5 thì phải.
Đó là do tính gộp 5 năm nên mới có cái dấu ^5.
Trong khi đó bạn lại cho ở cột I dường như là 12% trong 5 năm chứ không phải 12%/năm.

Thú thật tôi hoàn toàn không hiểu tại sao bạn lại cho cột I chia cho số kỳ: kỳ 1 thì chia cho 20, kỳ 2 thì chia cho 19, kỳ 3 thì chia cho 18 ...
Bạn có thể giải thích cho mọi người hiểu chia như thế có ý nghĩa phân phối như thế nào?

Các bạn thì hiểu rằng tỉ lệ 12% là chỉ số lạm phát từng năm và tương ứng với 14% là tỉ lệ lợi nhuận hàng năm. Còn bmcn2 thì khi thiết kế bài toán này đã cho 12% là tỉ lệ lạm phát trong 5 năm. Thực ra thì tỉ lệ lạm phát được biểu diễn bằng đồ thị ngoằn ngoèo trong từng niên hạn tài chính. Đường biểu diễn lạm phát không khác gì đường biểu diễn giá cổ phiếu vậy. Giá trị thực thì nhảy nhót theo giá trị ảo và rất khó xác định đâu là thật đâu là ảo.
Tại điểm khởi đầu, trị lạm phát là 0%. Giả định rằng sau 5 năm, trị lạm phát là 12%, đường biểu diễn trị lạm phát là cạnh huyền của tam giác. Do đó nên mình muốn phân phối chỉ số lạm phát theo kiểu tại điểm khởi đầu là trị trung bình 6%, rồi sau đó nó tăng dần đến kỳ cuối là 12%. Đồ thị được mô tả như sau: trục tung biểu diễn giá trị tại cột F, trục hoành biểu diễn giá trị tại cột D hoặc E.
Cho trị lạm phát 12%/5năm. Dùng đồ thị để chia trị lạm phát trong 5 năm theo quy tắc sau:
- tại ô I2 của cột I = b14/2
- các kỳ tương ứng còn lại thì lập công thức tuyến tính giống như công thức tại cột F. Thay vài công thức mà vẫn không đúng với đường biểu diễn của đồ thị.

Mình vẫn đang dò dẫm từng công thức. Có mâu thuẫn thì phải có thảo luận để giải quyết chứ.
Theo bài bmcn2 đưa ra thì cái trị lạm phát là 12% trong 5 năm. Do đó cho nên mới nảy sinh tiếp câu 5. Xin xem lại lần lượt nội dung của 8 câu hỏi. Theo mình, lạm phát nếu được xem là rủi ro của riêng người gửi thì ngân hàng không dùng hàm PV mà họ chỉ việc giải quyết vấn đề định mức lãi suất tiền gửi là bao nhiêu %/năm và thỏa thuận với người gửi về phương thức tính lãi rồi sau đó tiến hành việc thanh lý hợp đồng với người gửi tại bất cứ thời điểm nào mà thôi. Còn cái chuyện gửi tiền vào ngân hàng hay không gửi thì bmcn2 cho rằng “có tiền mà không có dự án đầu tư rồi đem cái tiền nhàn rỗi đó gửi vào ngân hàng đối với bmcn2 thì đó chỉ là 1 giải pháp mang tính an toàn tạm thời mà thôi”. Trong bài toán này, nếu thay giá trị lạm phát lớn hơn trị lãi suất thì giá trị thực và hệ số tăng trưởng thực chắc chắng là sẽ nhảy nhót đủ để gọi là sự nhảy nhót điên loạn của các con số.
Vì có giả thiết rằng, người gửi có thể rút tiền ra bất cứ thời điểm nào khi họ có dự án đầu tư mà khả năng sinh lợi nhiều hơn lợi ích khi gửi tiền ở ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ căn cứ vào thời gian trong thỏa thuận và giả định rằng tại kỳ 15 chẳng hạng thì người gửi cần phải rút tiền ra. Cho rằng tại kỳ đó mức lạm phát tính từ lúc bắt đầu tại là = 0% đến kỳ 15 thì mức lạm phát là 1,5%. Bấy giờ, theo ước tính ban đầu của người gửi thì sau 5 năm lạm phát là 12%, trong khi đó lãi suất là 14%/năm nên tính kỹ thì dù cho đến cuối kỳ 20 họ mới rút tiền thì họ vẫn không lỗ. Nhưng vì lý do nào đó người gửi cần phải rút tiền ra nên ngân hàng đề nghị 3 phương án giải quyết sau:
- Tính lãi đơn, hoặc ngân hàng sẽ tính lãi suất theo kiểu tiền gửi không kỳ hạn và áp dụng tỉ lệ tính lãi suất theo mức tại thời điểm rút. (vì trong hợp đồng gửi tiền lúc đầu không nói người gửi có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào)
- Tính lãi ghép nhưng ngân hàng sẽ cho rằng tổng lạm phát sau 5 năm là 12% và chia mức lạm phát này theo từng kỳ tăng dần. Người gửi rút tiền tại kỳ nào thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ngân hàng. Cái việc rút hay không rút tiền ra khỏi ngân hàng và chuyện lời hoặc lỗ là việc của khách hàng.

- Ngân hàng muốn bảo đảm lợi ích tối thiểu cho khách hàng và muốn thanh lý hợp đồng theo đúng thời hạng 5 năm để đảm bảo kế hoạch và khả năng thanh khoản nhằm giảm bớt các rủi ro và biến động thị trường mà nó có ảnh hưởng xấu đến thị trường chung. Từ vấn đề này nên ngân hàng quyết định minh bạch vấn đề lời lỗ cho khách hàng bằng hàm PV để thuyết phục khách hàng rằng họ nên rút tiền ra sau 5 năm, vì theo lý thuyết mặc cả và theo lý thuyết giá trị biên tế thì ngân hàng vẫn đảm bảo chắc rằng người gửi vẫn không lỗ.

- Tại bài lãi suất tiền gửi, chúng ta có:

  • tiền gốc: 4,5T
  • lãi suất: 14%/năm
  • lạm phát: 12%/ năm
  • thời gian gửi: 5 năm
  • phương thức trả lãi: cuối kỳ.
Với câu hỏi:
- đến khi đáo hạn thì người gửi nhận được bao nhiêu tiền?
- vì có lạm phát nên hỏi tiếp giá trị thực cả vốn và lãi là bao nhiêu sau t thời gian?
Hai câu hỏi này được giải quyết bằng đại số tuyến tính và bằng hàm PV hoặc có thể bằng các phương thức tính toán khác mà kết quả vẫn giống nhau. (theo cách hiểu 12% là tỉ lệ lạm phát hàng năm tương ứng với tỉ lệ lợi nhuận 14% hàng năm). Tại cột F, nhãn của nó được đổi lại là “Số tiền gốc + lãi”. Do đó, nên công thức tại cột F ở ô F2 là = B5 + 0, công thức tại F3 là = F2+F2*($B$6/12*$B$13)
Công thức : F2+F2*($B$6/12*$B$13) chính là công thức Đại số tuyến tính, đúng không?

Đến đây chúng ta đồng ý rằng:
- Một bài toán có thể có hơn hai cách giải và hai câu hỏi trên thì có thể bỏ bớt câu 1 nếu không phải làm cái việc là phân tích và nghiên cứu. Cột F sửa lại tên nhãn cột là "Tiền gốc +lãi" và công thức tại F2 là B5+0. Nhưng công thức tại F3 là = F2+F2*($B$6/12*$B$13).

- Và một bài toán thì có thể có hai cách hiểu. (trong bài này thì cách hiểu thứ hai là do lỗi bmcn2 không nói rõ về vấn đề trị lạm phát. Do đó, có lẽ các giá trị được tìm ra bởi các công thức phụ thuộc theo cách hiểu 12%/năm cấn phải tính lại theo cách hiểu 12%/5năm).
Vì do có lạm phát nên quy về giá trị thực sau 5 năm, ta dùng hàm PV hoặc là công thức D24/(1+12%)^5, hoặc là một công thức khác nữa theo cách hiểu 12%/năm.v.v…
Bây giờ, ta diễn giải lại bài toán đó bằng một góc nhìn khác là như sau:
- Tuy lãi suất là 14% nhưng tổng giá trị lạm phát sau 5 năm là 12% nên bên sheet Ptm thầy Mỹ tính trị tại F40 là 1,29059638%. ( Còn bmcn2 tính trị tại F40 bằng cách lấy trị của công thức D24/(1+12%)^5 chia cho số tiền gốc A lúc đầu thì cũng bằng trị tại F40 là 1,29059638%. (Ta tạm gọi cái F40 là hệ số k).
-
Giá trị thực sau 5 năm của A là A’, lãi suất và lạm phát là B, hệ số tăng trưởng là k thì A’= A x k%.
---

Bài thể tích hình trụ:
Cuối cùng thì công thức của bạn cũng vẫn là bậc 2 mà thôi: R*R*l*k

Ngoài ra tính như thế cũng không có ý nghĩa gì nhiều lắm trong thực tế lẫn lý thuyết....

Đối với bài “Thể tích hình trụ” thì, điều bmcn2 muốn nói là:
Điều quan trọng, hay còn gọi trọng tâm của vấn đề mà mình muốn nói là như sau: Vấn đề quan trọng là Vthể tích hình trụ thì phụ thuộc vào hệ số Rđường kính và l độ dài chứ không phụ thuộc vào số pi cũng như hệ số k. Còn số pi hoặc số k thì phụ thuộc vào đường kính.
- Mới nhìn qua, nhiều người nghĩ rằng, vấn đề bài toán “thể tích hình trụ” chẳng có liên quan gì đến với bài toán “lãi suất tiền gửi”. Trong bài toán “thể tích hình trụ”, nếu V là “giá trị thực” thì R hoặc r là số tiền gốc, còn l là thời gian. Hệ số k thì chính là kết quả trong mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát.
--=----=----=--+-+-+-++-+-+-++-+-+-+
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Lẽ ra Ngocmai không quay lại chủ đề này, vì kiến thức có hạn không hiểu nổi các công thức cao siêu, nhưng thấy bmcn có chút mâu thuẫn kiểu bác học quá nên vào hỏi lại:

1. Cho rằng trong vô số cách phân phối tỷ lệ lạm phát có 1 cách phân phối "tuyến tính" như trong file, mặc dù ngocmai vẫn còn nghi ngờ cái ý nghĩa "tuyến tính". Vậy hoàn toàn có thể tính ngược lại ra bất cứ cái gì của từng kỳ theo tỷ lệ đã phân phối cho kỳ đó.

2. Trong đề bài ghi rõ, và bài trên có nhắc lại:
- Tại bài lãi suất tiền gửi, chúng ta có:
- tiền gốc: 4,5T
- lãi suất: 14%/năm
- lạm phát: 12%/ năm
- thời gian gửi: 5 năm
- phương thức trả lãi: cuối kỳ.

Nhưng trong cách tính, bmcn nhất định và kiên quyết chia cho (1+Ri)^5, nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh rằng:
Còn bmcn2 thì khi thiết kế bài toán này đã cho 12% là tỉ lệ lạm phát trong 5 năm.
theo ước tính ban đầu của người gửi thì sau 5 năm lạm phát là 12%,
ngân hàng sẽ cho rằng tổng lạm phát sau 5 năm là 12%
các công thức phụ thuộc theo cách hiểu 12%/năm cấn phải tính lại theo cách hiểu 12%/5năm)

3. Cứ cho là 12% trong 5 năm, thì khi nào đủ 5 năm thì mới chia cho (1+12%), từng kỳ thì tỷ lệ tương ứng chứ? Nếu 3 tháng thì 1 + (12%/60 x3), 6 tháng thì 1 + (12%/60 x6), v.vvv...

Cái đầu óc già cỗi tồi tàn của ngocmai không thể nào hiểu nổi nữa rồi. Và cả GPE luôn không chừng.
 
Lẽ ra Ngocmai không quay lại chủ đề này, vì kiến thức có hạn không hiểu nổi các công thức cao siêu, nhưng thấy bmcn có chút mâu thuẫn kiểu bác học quá nên vào hỏi lại:

1. Cho rằng trong vô số cách phân phối tỷ lệ lạm phát có 1 cách phân phối "tuyến tính" như trong file, mặc dù ngocmai vẫn còn nghi ngờ cái ý nghĩa "tuyến tính". Vậy hoàn toàn có thể tính ngược lại ra bất cứ cái gì của từng kỳ theo tỷ lệ đã phân phối cho kỳ đó.

2. Trong đề bài ghi rõ, và bài trên có nhắc lại:


Nhưng trong cách tính, bmcn nhất định và kiên quyết chia cho (1+Ri)^5, nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh rằng:





3. Cứ cho là 12% trong 5 năm, thì khi nào đủ 5 năm thì mới chia cho (1+12%), từng kỳ thì tỷ lệ tương ứng chứ? Nếu 3 tháng thì 1 + (12%/60 x3), 6 tháng thì 1 + (12%/60 x6), v.vvv...

Cái đầu óc già cỗi tồi tàn của ngocmai không thể nào hiểu nổi nữa rồi. Và cả GPE luôn không chừng.
Vấn đề là bmcn2 biết mình vẫn chưa đúng và vẫn đang cố sữa chữa các sai sót. Vì điều đó mà bài viết vừa rồi không có file đính kèm.
bmcn2 không nhất định và kiên quyết chia cho (1+Ri)^5.
Lần tới sẽ trình bày lại 3 phương án giả định khác nhau với 3 cách tính có lẽ là sẽ tương đối ít sai.+-+-+-+--=--
Cảm ơn NgọcMai về hướng dẫn Rất dễ hiểu số 3.
Lần sau sẽ có file đính kèm và hi vọng các sai sót sẽ ít đi.
Mình học theo cái kiểu cần gì học nấy và tự thiết kế vấn đề để học nên không sai mới là lạ.:=\+:=\+--=--
 
1/ Trở lại bài toán lãi suất tiền gửi. Thực ra thì tại mục 2.1 trang 15 của file pdf(GT_Quantritaichinh)theo link đính kèm: http://mail.yimg.com/a/i/us/pim/mail/pdf.gif, đã có chỉ rõ cách giải quyết câu a/. (Chỉ có điều sau khi Quí thầy cô trên GPE tận tình chỉ bảo thì bmcn mới tải được file pdf này về). Xin xem sheet Phát sinh thuộc file đính kèm.
Hỏi:
a- Đến khi rút ra thì người gửi nhận được bao nhiêu tiền cả gốc và lãi?
b- Nếu thị trường biến động và đồng tiền bị trượt giá 12%/năm thì giá trị thực cả vốn và lãi tại thời điểm 1/01/2008 còn lại là bao nhiêu?
Theo đoạn trích từ Trang 60=>63 của file pdf theo link đính kèm: http://mail.yimg.com/a/i/us/pim/mail/pdf.gif (taichinhtiente.pdf Giáo trình là công trình nghiên cứu của các giáo viên Bộ môn Tài chính-Ngân hàng, được các giáo viên trực tiếp biên soạn:
- Ths Trần Ái Kết: biên soạn các chương I, II, III, VI, IX
- Ths Phan Tùng Lâm: biên soạn chương IV
- Nguyền Thị Lương, Đoàn Thị Cẩm Vân: biên soạn chương V
- Phạm Xuân Minh: biên soạn chương VII và VIII)
Tài chính tiền tệ.
3- Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
Về lý thuyết, hiện đang tồn tại hai quan điểm về lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.
3.1. Quan điểm thứ nhất.
Lãi suất thực thường được hiểu là lãi suất được vận hành trong một không gian và thời gian, trong đó giả định lạm phát luôn luôn bằng không. Trong điều kiện không có lạm phát, lãi suất thực là tiêu chuẩn để xem xét hiệu quả của việc sử dụng vốn. Lãi suất thực đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết kiệm hay đầu tư, với ý nghĩa, kiềm chế ý muốn tiêu dùng hiện tại để có được một mức tiêu dùng lớn hơn trong tương lai.
Thực tế, không thể lúc nào cũng tồn tại một thế giới mà lạm phát bằng không, do đó đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, tính toán để có được một lãi suất thực, tức là phải tìm ra một số đo nào đó về lạm phát trên cơ sở đó trừ ra khỏi lãi suất danh nghĩa để có được lãi suất thực. Phương pháp này xuất phát từ cách tính tỷ lệ lạm phát trung bình được dự đoán, trên cơ sở độ dài của hợp đồng tín dụng hoặc các công cụ tín dụng khác nhau.
……….
. Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là tính toán theo công thức:
r = i – Pe
Công thức này xác định lãi suất thực (r) chính là hiệu số giữa lãi suất danh nghĩa (i) và tỷ lệ lạm phát được dự đoán hình thành trong suốt độ dài của chứng khoán hoặc các công cụ tín dụng khác nhau (Pe). Ví dụ, nếu lãi suất của một trái phiếu kho bạc là 14%/năm, và tỷ lệ lạm phát dự đoán cả năm là 7%, thì lãi suất thực của trái phiếu kho bạc được ghi nhận là 7%.
. Nếu tính đến yếu tố thuế phải nộp ta có công thức biểu biễn lãi suất thực sau khi đóng thuế như sau:
Rat = i(1-t)- Pe
Lãi suất thực sau thuế (Rat), bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi thuế thu nhập biên tế (t) và trừ đi tỉ lệ lạm phát được dự đoán.

Lãi suất sau khi trừ thuế thu nhập luôn luôn nhỏ hơn lãi suất thực chưa trừ thuế. Vì thuế thu nhập biến tế luôn lớn hơn không, do đó thoả mãn biểu thức trên. Điều cần lưu ý là, như đã được đề cập, lãi suất danh nghĩa và cả lãi suất thực đều biến động theo chu kỳ, chúng lên cao khi nền kinh tế hưng thịnh và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái.
1.1/Nếu áp dụng cách tính theo quan điểm thứ nhất, (Người ta lấy lãi suất kho bạc trừ đi tỉ lệ lạm phát ( 14%-7%) thì ra lãi suất thực. Nếu cách tính này là đúng thì, theo bãi toán lãi suất tiền gửi của bmcn2, ta chỉ cần lấy 14% trừ đi 12% là ra lãi suất thực. Sau đó, ta chỉ việc dùng công thức lũy tiến để tính ra giá trị tương lai sau 5 năm của số tiền ban đầu), thì bài toán lãi suất tiền gửi chẳng kích thích được tư duy của ai cả và kết quả của bài tại ô F30, F31. Vì 14%-12%=2%. Mà theo một bài toán trực quan khác do mình thiết kế để kiểm tra tính đúng-sai thì có mâu thuẫn.Nghĩa là cách tính theo quan điểm này thì không đúng. Và do đó nên cái ý tưởng đi tìm hệ số k cho bài toán lãi suất tiền gửi nảy sinh. Không biết bmcn còn sai nữa không, nhưng mâu thuẫn thì vẫn còn tồn tại.

1.2/ Khảo sát giá trị thực theo thời gian của một tài khoản từ P0 đến P5 và hệ số k

Trước hết, bmcn nhận thấy rằng : Việc đi tìm hệ số k trong bài toán lãi suất tiền gửi này là không thể. Nếu bỏ qua câu a/ thì bmcn chỉ viết được công thức tại ô G2 để giải quyết câu b/ thôi. Còn mems nào cố công đi tìm hệ số k thì nên lưu lại cái công trình nghiên cứu của mình để đăng ký nhận giải Các công trình nghiên cứu ngớ ngẩn nhất (giải Ig-Nobel) thì cũng hay. Với số pi, hay là hệ số k trong bài toán thể tích hình trụ, chúng ta có các dữ liệu sau:
- Đường kính (R)
- Chu vi. (cv)
- Chiều dài (l)
- Số pi
Số pi hay hệ số k để tính diện tích hoặc thể tích của hình tròn hoặc hình trụ trong các phép toán hình học cơ bản là hệ số giữa chu vi và đường kính. Pi=cv/R Việc tính diện tích hoặc thể tích của hình tròn hoặc hình trụ tròn cũng không thoát khỏi công thức (diện tích = bình phương bán kính x Pi.).
Đối với bài “Thể tích hình trụ” thì, điều bmcn2 muốn nói là:
Điều quan trọng, hay còn gọi trọng tâm của vấn đề mà mình muốn nói là như sau: Vấn đề quan trọng là V thể tích hình trụ thì phụ thuộc vào hệ số R đường kính và l độ dài chứ không phụ thuộc vào số pi cũng như hệ số k. Còn số pi hoặc số k thì phụ thuộc vào đường kính.
Và bmcn liên tưởng đến : “Trong bài toán “thể tích hình trụ”, nếu V là “giá trị thực” thì R hoặc r là số tiền gốc, còn l là thời gian. Hệ số k thì chính là kết quả trong mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát”. Nên nảy ra ý tưởng thử đi tìm hệ số k xem. Nhưng xét kỹ thì: “Trong bài toán lãi suất tiền gửi thì chúng ta có các dữ liệu sau:
- Tổng vốn
- Thời gian
- Lãi suất
- Lạm phát
Cái logic trong mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán lãi suất tiền gửi không tuân theo bất cứ một qui luật nào để tìm hệ số k mà nó chỉ có qui luật tính toán được thể hiện tại ô G2 mà thôi. Đặc ra bài toán nhỏ rồi suy nghĩ về nó đến mức không biết tính như thế nào thì sẽ không tránh khỏi đôi lúc ngớ ngẩn đến mức bị như thế nọ thế kia như bmcn thì cũng đáng đời. bmcn định dùng một bài toán khác có tính đồng nhất với bài toán lãi suất tiền gửi để kiểm tra lại một lần nữa kết quả của câu b/ nhưng lại sợ gây phiền hà cho cả GPE nên thôi”.
- Trong quá trình đi tìm hệ số k thì bmcn nghĩ đến :” vì trong hoạt động kinh doanh, người ta chỉ quan tâm đến hiệu quả (lợi ích, lợi nhuận thực) của một tài khoản đầu tư nên căn cứ theo đề bài, bmcn nghĩ rằng các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến câu b mà thôi.” Do đó, nếu chỉ giải quyết câu b/ thì công thức tại cột F và ô F23 của sheet Phát sinh thuộc file đính kèm được viết ra theo cách trình tự hóa vấn đề. Còn nếu như bài chỉ yêu cầu tính câu b/ thì công thức tại ô G2 gọn hơn một tẹo. Vấn đề là hình như trong bộ hàm tài chính của excel, lão Bill và các cộng sự chưa viết hàm tính lãi suất tiền gửi theo dạng bài toán lãi suất tiền gửi này thì phải. Có nghĩa là hàm tính giá trị thực theo thời gian của một tài khoản đã chưa được viết ra?
- bmcn không biết rằng công thức tại ô G2 và G3 có thể được viết gọn hơn nữa không và có hàm nào trong bộ hàm tài chính có sẵn có thể thay thế 2 công thức tại ô G2 và G3 không?
Mâu thuẫn nảy sinh vì mình không giải thích ý nghĩa của việc vận dụng công thức tính giá trị thực để tạo ra cái công thức tính giá trị thực trong tương lai của một tài khoản đầu tư. Cũng vì điều đó mà:

1- cô ngocmaipretty đã suy nghĩ đến mức phát biểu : Cái đầu óc già cỗi tồi tàn của ngocmai không thể nào hiểu nổi nữa rồi. và lo lắng đến mức nói thêm : Và cả GPE luôn không chừng).
Nên bmcn mạo muội viết thêm vài dòng suy nghĩ sau.
Theo file excel đính kèm, B1 là tài khoản ban đầu.
Trích:
- Tại bài lãi suất tiền gửi, chúng ta có:
- tiền gốc: 4,5T
- lãi suất: 14%/năm
- lạm phát: 12%/ năm
- thời gian gửi: 5 năm
- phương thức trả lãi: cuối kỳ.

Nhưng trong cách tính, bmcn nhất định và kiên quyết chia cho (1+Ri)^5,
Cứ cho rằng tại câu b/, ( Nếu thị trường biến động và đồng tiền bị trượt giá 12%/năm thì giá trị thực cả vốn và lãi tại thời điểm 1/01/2008 còn lại là bao nhiêu?); thì cấu trúc công thức F22/(1+12%)^5 đã giải quyết. Như vậy thì cái cấu trúc Fn/(1+Ri)^5 sẽ được hiểu như sau:
- Nếu Fn =1 thì F1/(1+Ri)^5 là giá trị thực tương lai của kỳ 1 tại 5 năm sau tương ứng với Ri tại kỳ đó. Tương tự như vậy cái cấu trúc Fn/(1+Ri)^5 sẽ được hiểu như sau, giá trị tương lai (sau 5 năm) của các kỳ tiếp theo tương ứng với Ri tại kỳ đó. Nếu cứ bắt buộc phải hiểu một cách cứng nhắc: 3. Cứ cho là 12% trong 5 năm, thì khi nào đủ 5 năm thì mới chia cho (1+12%), từng kỳ thì tỷ lệ tương ứng chứ? Nếu 3 tháng thì 1 + (12%/60 x3), 6 tháng thì 1 + (12%/60 x6), v.vvv...thì đúng là (Cái đầu óc già cỗi tồi tàn của ngocmai không thể nào hiểu nổi nữa rồi. Và cả GPE luôn không chừng).
Thử nghĩ xem, nếu mình định dùng một cái gì đó như là một công cụ để giải quyết vấn đề, (trong trường hợp này, cấu trúc công thức Fn/(1+Ri)^5 là công cụ để giải quyết vấn đề tại câu b/ của đề bài toán lãi suất tiền gửi), mà mình không hiểu thật kỹ về cái công cụ đó thì có lẽ mình có hơi vụng về không.
Đành rằng bmcn cực dốt về toán và cả về excel nữa vì cái sự học không đến nơi đến chốn. Nhưng không lẽ trên GPE không có ai đủ khả năng phân tích ý nghĩa của công thức đó?
1.3/Thêm 2 trường hợp nữa:
-
Trường hợp 2: Tỉ lệ lãi suất tương ứng với tỉ lệ lạm phát ( lãi suất 12% = lạm phát 12%)
- Trường hợp 3: Tỉ lệ lãi suất nhỏ hơn với tỉ lệ lạm phát( lãi suất 12% < lạm phát 14%)
Như các công thức tại cột H và cột I bên sheet Phát sinh đã trình bày, bmcn hiểu cái đồng biến và cái nghịch biến chứ. Không biết mình còn sai ở chổ nào nữa không?
- Và bmcn vẫn đang lúng túng trong cái việc tính lãi thực và hệ số tăng trưởng thực của từng kỳ.
- Một số suy nghĩ khác bmcn đã viết thẳng trong sheet Phát sinh rùi. Không biết bộ não của bmcn có bị gì không?
Trịnh Xuân Thuận: “Phương pháp khoa học: Đặt ra giả thuyết, làm thí nghiệm, rồi nếu thí nghiệm không hòa hợp với giả thuyết thì phải thay đổi nó. Khoa học bao giờ cũng đưa vào thí nghiệm và nhận xét chứ không thể cứng nhắc và giáo điều”. và “Tại vì cái gì cũng liên hệ với nhau hết. Nhà thơ William Blake từng viết: "Nhìn vũ trụ trong một hạt cát/ Và thiên đàng trong một cành hoa hoang dại/ Nắm giữ vô tận trong lòng bàn tay/ Và vĩnh cửu trong phút giây …". Biết được nguyên lý này, nên con người cần phải liên hệ với nhau, và thương nhau”.
Albert Einstein: “ Tìm tòi định luật có tính phổ biến cao…khám phá ra được định luật đó lại chẳng có một con đường logic, chỉ có thông qua trực giác dựa trên cơ sở kinh nghiệm về đối tượng mới có thể tìm được định luật ấy”.
Mình nói thêm như thế này: trong quá trình tìm kiếm và khám phá các định luật hoặc các nguyên lý, sẽ không tránh khỏi những lúc đãng trí hoặc phạm phải các sai lầm ngớ ngẩn. Nhưng không vì các điều đó ( các sai sót và nhầm lẫn ngớ ngẩn) mà chúng ta vội đánh giá và đánh mất đi niềm tin vào cuộc sống.
 

File đính kèm

  • Ptm1.xls
    75 KB · Đọc: 159
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nếu đề bài chỉ có như vậy thì tôi nghĩ rằng câu trả lời sẽ ngắn gọn thôi.
Cần phân tích thêm:
1. Lãi suất của ngân hàng là lãi suất danh nghĩa nên vì vậy khi tính lãi nhập vốn hàng quí (lãi kép) sẽ tính theo lãi suất tỷ lệ (14%/4=3,5%/quí).
2. Tỷ lệ lạm phát là thực nên tính tỷ lệ cho 1 quí sẽ là (1+12^(1/4)-1 = 2,87%.
3. Số tiền 4.500.000 chỉ gởi 1 lần duy nhất nên không sử dụng hàm PV hay FV gì cả.
4. Tổng số tiền nhận được là = 4.500.000(1+14%/4)^20 = 8.954.049,89
5. Lạm phát 12%/năm, vậy lạm phát trong 5 năm là (1+12%)^5-1= 76,23%
Vậy giá trị thực của số tiền gởi NH vào đầu năm 2003 ở và đầu năm 2008 là = 8.954.049,89/(1+12%)^5 = 5.080.768
cũng có tể tính cách khác như sau: =4.500.000((1+14%/4)/(1+(1,12^(1/4)-1)))^20 = 4.500.000 x 1,12906 = 5080.768
 
Ai giúp em bài này với ạ. Ở sheet Loans ( sheet cuối cùng ), bài của em là như này ạ:
Ở phần borrowing amount, interest rate per year, amount paid each month là do mình điền ( mục đích của bài là cho ra output phụ thuộc vào phần điền này ). Lãi ở đây là lãi kép và được trả hàng tháng. Ở Number of monthly repayments, output cần ra là số tháng để trả hết số nợ trên.
 

File đính kèm

  • Assignment 1 DI(1).xlsx
    74.5 KB · Đọc: 36
các bác ơi em cho một người bạn vay 200.000.000 đ từ cuối năm ngoái tới giờ. bạn em trả cho em 3 triệu tiền lãi 1 tháng. vậy các bác tính hộ em xem lãi suất là bao nhiêu một tháng ạ.
em cảm ơn các bác ạ
 
Web KT
Back
Top Bottom