Tính lãi kép và ghép lãi theo quý?

Liên hệ QC

huoutrang

Thành viên mới
Tham gia
21/4/08
Bài viết
2
Được thích
0
Nhờ các pro giúp em bài tập này:
Một công ty vay 100.000$ ở NH với lãi suất 12%/năm, tính lãi kép và ghép lãi theo quý. Hỏi 5 năm sau, công ty phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu!
Hàm FV: =FV(12%/4;15;-3%*100000;-100000;1)
Em thấy tham số pmt = 3%*100000 là số tiền gửi mỗi kỳ nhưng nó sẽ thay đổi vì tính lãi kép. Các pro có cao kiến gì giúp em với, em sắp thi vào bài này rồi! Xin cảm ơn rất nhiều.
 
Cú pháp hàm: FV(rate,nper,pmt,pv,type)
Rate = 12%/ 4
nper = 5 năm x 4 (số quý 1 năm) = 20 (sao lại 15???)
pmt = 0 (sao lại 3% x 100.000 ???)
PV = 100.000

Thực hành:

=FV(12%/4;20;0;100000)
 
Tính lãi kép và ghép lãi theo quý!

Nhờ các pro giúp em bài tập này:
Một công ty vay 100.000$ ở NH với lãi suất 12%/năm, tính lãi kép và ghép lãi theo quý. Hỏi 5 năm sau, công ty phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu!
Hàm FV: =FV(12%/4;15;-3%*100000;-100000;1)
Em thấy tham số pmt = 3%*100000 là số tiền gửi mỗi kỳ nhưng nó sẽ thay đổi vì tính lãi kép. Các pro có cao kiến gì giúp em với, em sắp thi vào bài này rồi! Xin cảm ơn rất nhiều.

Nghe có vẻ bạn chưa biết rõ về lãi đơn và lãi kép. Mình có biết vài điều như sau:
Lãi tức đơn: là lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính đến khả năng sinh lãi thêm của các khoản lãi ở các thời đoạn trước, tức là không có hiện tượng lãi mẹ đẻ lãi con. Như vậy nếu đi vay số vốn là V, với lãi suất đơn là I, số thời đoạn tính lãi là n thì tổng số lãi phải trả là:
L = V.I.n
Tổng số tiền phải trả ở thời điểm trả nợ là:
F = V + V.I.n
Lãi tức ghép (kép): là lãi tức mà tại mỗi thời đoạn nó được xác định căn cứ vào tổng số vốn gốc cùng với tổng số lãi ở tất cả các thời đoạn đi trước thời đoạn đang xét, như vậy là có hiện tượng lãi mẹ đẻ lãi con. Như vậy số tiền phải trả (cả gốc và lãi) nếu tính theo lãi kép là :
F = V.(1+I)^n
Và số lãi phải trả (nếu cần tính) là: L = F - V.

Còn về chuyện lãi suất theo năm mà lại ghép lãi theo quý, mình có thể nói như sau:
Có 2 khái niệm về lãi suất: Lãi suất thựclãi suất danh nghĩa.
Nhưng trước đó cần biết thêm hai khái niệm khác là: thời đoạn phát biểu mức lãi thời đoạn ghép lãi (thời đoạn ghép lãi lấy nhỏ hơn 1 năm). Chỉ khi nào hai thời đoạn này bằng nhau thì lãi suất được phát biểu mới là lãi suất thực (trừ trường hợp khi phát biểu có nói rõ đó là lãi suất thực). Còn nếu thời đoạn phát biểu mức lãi không bằng với thời đoạn ghép lãi thì lãi suất được phát biểu khi đó là lãi suất danh nghĩa (trừ trường hợp có nói rõ đó là lãi suất thực).
Ví dụ: khi nói lãi suất là 10% năm và thời thời đoạn ghép lãi cũng là 1 năm thì 10% là lãi suất thực, và năm vừa là thời đoạn phát biểu mức lãi vừa là thời đoạn ghép lãi. Còn nếu lãi suất là 10% năm và thời đoạn ghép lãi là quý thì khi đó 10% là lãi suất danh nghĩa, còn lãi suất thực là lãi suất phải trả theo từng quý. Trong trường hợp này thì năm là thời đoạn phát biểu mức lãi còn thời đoạn ghép lãi là quý.
Công thức xác định lãi suất thực trong trường hợp này như sau:
I2 = ((1 + I1)^m) - 1
Trong đó I1 là lãi suất danh nghĩa, còn I2 là lãi suất thực, m là số lượng thời đoạn ngắn (thời đoạn ghép lãi) trong một thời đoạn dài (thời đoạn phát biểu lãi). Ví dụ thời đoạn phát biểu lãi là năm, còn thời đoạn ghép lãi là tháng thì m = 12, còn nều thời đoạn ghép lãi là quý thì m = 4.
Như vậy để xác định lãi phải trả sau 5 năm, bạn phải xác định lãi suất thực theo quý (sẽ không phải là 3% đâu, mà là ~3,15%), rồi tính lãi theo hình thức lãi kép như trên là được.
Nếu muốn hiểu rõ hơn bạn có thể tìm đọc trong cuốn "Những vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư và thiết kế xây dựng" của Gs,Ts. Nguyễn Văn Chọn (Giáo trình môn Kinh tế đầu tư - Khoa Kinh tế Xây dựng - Trường Đại Học Xây Dựng).
Còn về mấy hàm tài chính trong excel mình chưa hiểu lắm nên không biết nói thế nào.
Mong là giúp được bạn.
 
Bạn vào thử Sheet ghép lãi nhiều thời kỳ để xem thử nhé.
chúc bạn làm bài thi thật tốt nhé.
 
Nhờ các pro giúp em bài tập này:
Một công ty vay 100.000$ ở NH với lãi suất 12%/năm, tính lãi kép và ghép lãi theo quý. Hỏi 5 năm sau, công ty phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu!
Hàm FV: =FV(12%/4;15;-3%*100000;-100000;1)
Em thấy tham số pmt = 3%*100000 là số tiền gửi mỗi kỳ nhưng nó sẽ thay đổi vì tính lãi kép. Các pro có cao kiến gì giúp em với, em sắp thi vào bài này rồi! Xin cảm ơn rất nhiều.

Theo tôi, bài này cho thấy đây là hình thức vốn và lãi trả một lần khi đáo hạn, do đó dùng hàm PMT là chưa chính xác. Vốn lẫn lời phải trả khi đáo hạn là:
Vn = 100.000$(1+12%/4)^(5*4)= 180.611$
 
Theo tôi, bài này cho thấy đây là hình thức vốn và lãi trả một lần khi đáo hạn, do đó dùng hàm PMT là chưa chính xác
Ai dùng hàm PMT đấy hở bạn BuiHuuNgoc?
 
công ty SBC đang dự kiến dành dụm 1 khoản tiền để đầu tư cho dự án lớn vào 3 năm tới.
. hiện tại cty dự tính gửi vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng vào cuối mỗi năm trong 3 năm lần lượt là 3000$,2000$,4000$
.hỏi cuối năm thứ 3 khj rút tiền ra fục vụ cho dự án thì tổng số tiền này sẽ là bao nhiêu(bjk rằng lãi suất tiền gửi ngân hàng tính cho cty là 6$ mỗi năm.
Ai bjk jải hộ e với.
 
Công thức gép lãi m lần trong kỳ: Bài này ghép theo quý, một năm 4 quý thì 5 năm ghép lãi 20 lần.

Fv= Pv(1+i/m)^m*n => Fv= 100.000(1+o,12/4)^4*5 = 180611,235
 
@fantay: bạn chỉ việc cộng dồn 3 năm lại là có đc số tiền
tổng quát: Fn = A(1+i)^n-t => Fn = 3000(1+6%)^3 + 2000(1+6%)^2+4000 (1+i)= kết quả
 
Ngày 1/01/2003 gửi 4,5 triệu vào ngân hàng thương mại cổ phần ACB.(
Ngân hàng nào cũng được, miễn là không có thay đổi gì về biểu lãi suất và các thỏa thuận bên dưới).
Rút cả gốc và lãi vào ngày 1/01.2008.
Khi gửi thì ngân hàng thông báo biểu lãi suất là 14%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 7 tháng đến 36 tháng.
Thỏa thuận giữa người gửi và ngân hàng như sau:
- Phương thức trả lãi: cuối kỳ, mỗi kỳ 3 tháng.
- Sau mỗi kỳ ngân hàng tự động nhập tiền lãi vào tiền gốc nếu người gửi không tới lãnh tiền lãi.
- Ngân hàng giữ nguyên biểu lãi suất là 14%/năm cho đến khi thanh lý hợp đồng.
Trong trường hợp này, người gửi đã không lãnh lãi từ kỳ đầu tiên cho đến ngày 1/01/2008. Đến ngày 1/01/2008 thì người gửi đến ngân hàng để rút cả gốc lẫn lãi.
Hỏi:
- Đến khi rút ra thì người gửi nhận được bao nhiêu tiền cả gốc và lãi?
- Ngân hàng tính như thế nào? (tính và thuyết minh công thức tính)
- Nếu thị trường biến động và đồng tiền bị trượt giá 12% thì giá trị thực cả vốn và lãi tại thời điểm 1/01/2008 còn lại là bao nhiêu?

P/S: em chỉ mới học có 2 tháng Excel thôi nên cái hàm PV thì em mù tịt. Chỉ mong nhận được cả hai cách tính. Tính bằng phương pháp đại số và
Trong trường hợp có công thức tính bằng Excel thì xin hướng dẫn luôn bằng cách thuyết minh ý nghĩa từng ký tự hoặc nhóm hàm. Ở nhà không có nối mạng nên mỗi khi muốn lên GPE tải tài liệu về học thì phải vừa đi bộ vừa đếm từng bước ra dịch vụ.

Trân trọng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thuyết minh công thức.

@fantay: bạn chỉ việc cộng dồn 3 năm lại là có đc số tiền
tổng quát: Fn = A(1+i)^n-t => Fn = 3000(1+6%)^3 + 2000(1+6%)^2+4000 (1+i)= kết quả
Mình thật sự không hiểu. @fantay có thể thuyết minh công thức đó rõ hơn không?
 
Bài toán về lãi suất tiền gửi?
Có 4.500.000vnd. Gửi vào ngân hàng thương maị cổ phần ACB. Khi gửi thì ngân hàng thông báo biểu lãi suất là 14%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 7 tháng đến 36 tháng.
Gửi từ năm 2003 đến 2008 thì rút. Số tiền đó sẽ được tính lãi như thế nào? (tính bằng phương pháp đại số)
Hỏi đến khi rút ra thì số tiền đó là bao nhiêu?
Nếu thị trường biến động và đồng tiền bị trượt giá 12% thì giá trị thực cả vốn và lãi lúc bấy giờ còn lại là bao nhiêu?

(Mình đang mò mẫm học nên nếu vấn đề mình đưa ra chưa phù hợp thì xin quí thầy cô vui lòng sửa lại cho phù hợp).
Trân trọng.

Đây là bài tập "thực hành" khi bạn học hay là thực tế phát sinh như vậy ? Có thêm dữ kiện không hay "người giải" phải tự thêm vào hả bạn ?

Giải những bài này, muốn đơn giản cũng được mà muốn phức tạp hóa lên cũng được.

Nói chung là "KHÓ" nếu chỉ với những thông tin trên bạn ạ !
 
Lúc trưa xem 1 phim có đoạn đối thoại này hay hay:

Hỏi: Một người sinh năm 1928 thì đã sống được bao nhiêu lâu?
Đáp: người đó còn sống không?
Hỏi: còn sống
Đáp: Người đó sinh tháng mấy?
Hỏi: Tháng 10
Đáp: Người đó sinh ngày nào?
Hỏi: Ngày 1 tháng 10
Đáp: Lúc mấy giờ?
Hỏi: 9 giờ tối
Đáp: Sinh ở đâu?
Hỏi: Sinh ở đâu có quan trọng gì? Ở bất kỳ đâu!
Đáp: Rất quan trọng, phải biết mới trả lời được
Hỏi: Ở đây
Đáp: Vậy người đó đã sống x năm y tháng z ngày t giờ và w phút
Hỏi: Vậy sinh ở đâu có tác dụng gì?
Đáp: Nếu sinh ở đây thì bằng đó thời gian, nếu sinh ở nơi khác phải cộng trừ thêm 1 số giờ chênh lệch do múi giờ.

Ý nghĩa:

- Đừng để người đáp biến thành người hỏi, chẳng có mấy người trả lời miễn phí mà muốn mất công đi tìm hiểu thông tin.
- Người hỏi thì đừng bực mình vì không được trả lời ngay, còn bị vặn vẹo. Vì họ đâu biết rằng càng có nhiều thông tin thì câu trả lời càng nhanh và càng chính xác

Ứng dụng trong bài này:

Có 4.500.000vnd. Gửi vào ngân hàng thương maị cổ phần ACB. Khi gửi thì ngân hàng thông báo biểu lãi suất là 14%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 7 tháng đến 36 tháng.
Gửi từ năm 2003 đến 2008 thì rút. Số tiền đó sẽ được tính lãi như thế nào? (tính bằng phương pháp đại số)
Hỏi đến khi rút ra thì số tiền đó là bao nhiêu?
Nếu thị trường biến động và đồng tiền bị trượt giá 12% thì giá trị thực cả vốn và lãi lúc bấy giờ còn lại là bao nhiêu?

- Tại sao Ngân hàng ACB? Ngân hàng khác có được không?
- Có 4,5 triệu nhưng gởi vào bao nhiêu?
- Gửi vào tháng mấy năm 2003?
- Gửi vào ngày nào?
- Rút ra tháng mấy năm 2008?
- Rút ra ngày nào?
- Lãi suất 14% lấy lãi cuối kỳ hay từng kỳ?
- Lãi lấy từng kỳ thì 1 kỳ mấy tháng?
- "Tính như thế nào" nghĩa là chỉ cần chỉ cách tính?
- Nếu trả lời là: "Tính bằng hàm PV" được không?
- Giá trị thực vào thời điểm nào? 2003? 2008? 2009? tháng nào? ngày nào? mấy giờ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ngày 1/01/2003 gửi 4,5 triệu vào ngân hàng . Hỏi:
- Đến khi rút ra thì người gửi nhận được bao nhiêu tiền cả gốc và lãi?
- Ngân hàng tính như thế nào? (tính và thuyết minh công thức tính)
- Nếu thị trường biến động và đồng tiền bị trượt giá 12% thì giá trị thực cả vốn và lãi tại thời điểm 1/01/2008 còn lại là bao nhiêu?

Trân trọng.

Bài giải của bạn theo file đính kèm nhé !
(Đề vẫn chưa chuẩn đâu. Lãi 14% dành cho kỳ hạn từ 7-36 tháng. Trong khi dữ liệu của đề bài: kỳ tính lãi là 3 tháng ???)
 

File đính kèm

  • GPE.xls
    23 KB · Đọc: 280
Bài giải của bạn theo file đính kèm nhé !
(Đề vẫn chưa chuẩn đâu. Lãi 14% dành cho kỳ hạn từ 7-36 tháng. Trong khi dữ liệu của đề bài: kỳ tính lãi là 3 tháng ???)

Cảm ơn bạn phuong1604 về bài giải.
Cảm ơn bạn vì bài giải và sự nhắc nhỡ hữu ích. Mình vẫn đang còn một số bài khác liên quan đến vấn đề phân tích tài chính nhằm mục đích đư ra các lựa chọn nên hay không nên đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị. Những bài viết sau mình sẽ cố gắng đặt vấn đề cho thật đúng và đủ.
Mong rằng sẽ nhận được sự động viên và sự giúp đỡ của bạn.
 
Cái nóp miền Tây và các vấn đề phát sinh từ Bài toán lãi suất tiến gửi.

Cái nóp miền Tây và các vấn đề phát sinh từ Bài toán lãi suất tiến gửi.

Lão Bill dùng cái ký tự ác thiệt
Cố công mà học-chỉ sợ không gặp thầy--=--
Cảm ơn ngocmaipretty
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tặng file

Cảm ơn bạn phuong1604 về bài giải.
Cảm ơn bạn vì bài giải và sự nhắc nhỡ hữu ích. Mình vẫn đang còn một số bài khác liên quan đến vấn đề phân tích tài chính nhằm mục đích đư ra các lựa chọn nên hay không nên đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị. Những bài viết sau mình sẽ cố gắng đặt vấn đề cho thật đúng và đủ.
Mong rằng sẽ nhận được sự động viên và sự giúp đỡ của bạn.
File này của một giảng viên tặng mình. Mình tặng lại. Làm như thế có lẽ là phương châm có gì share đó, hỏng có khỏi share. Mà cái vụ đính kèm tập tin rất rối quá. Sao chỉ cho có 97.4kb file word à. Thật là lúng túng trong cái vụ đính kèm.
Đã gửi file đính kem có nộidung: "C4-Phân tích điểm hòa vốn" cho hoangdanh282.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cần giải thích thêm về công thức của bài Lãi suất tiền gửi

Bài giải của bạn theo file đính kèm nhé !
(Đề vẫn chưa chuẩn đâu. Lãi 14% dành cho kỳ hạn từ 7-36 tháng. Trong khi dữ liệu của đề bài: kỳ tính lãi là 3 tháng ???)
Xin vui lòng giải thích thêm về côngthức : D24/(1+12%)^5.
- Tại sao phải lũy thừa 5 (^5)
- Còn cách tính nào khác dễ hiểu hơn không?
 
bmcn đã viết:
- Tại sao phải lũy thừa 5 (^5)

Công thức lý thuyết nó vậy. Trong lý thuyết nó giải thích vầy:

Giả sử có 100 đ, gửi tiết kiệm lãi suất 12%/ năm: No = 100
Sau 1 năm thì có là:

N1 = 100 + 100 x 12% = 100 x (1 + 12%) = 112

Nếu không lấy lãi ra mà nhập lãi vào vốn thì sau 2 năm sẽ có:

N2 = 112 + 112 x 12% = 112 x (1 + 12%) = 100 x (1 + 12%) ^2

Tương tự:

Nn = 100 x (1 + 12%) ^n

Tính ngược lại thì 100 = Nn/ (1 +12%) ^n

Thế đã thủng chưa anh bạn?

À mà tôi vừa đọc kỹ cái bài than thân trách phận tràng giang đại hải ở trên, may mà có dính 1 tí xiu tài chính Excel chứ không thì đã được đóng gói gởi vào hậu viên với ghi chú: Lạc đề và sai box.

Đọc xong thấy rằng tôi thuộc cái nhóm thiểu số (trả lời topic này) trong cái biển (không phải ao) người đọc bài rồi đi luôn, trong khi y theo tác giả bài tả oán thì "thiểu số thì có lẽ sai, đa số luôn luôn không đúng". Vậy tùy ý tác giả bài diễn văn muốn tin hay không cũng được.

Dù sao, kính thưa quý vị tả oán, hãy biết cho rằng tôi viết bài này trong tình trạng ruột rà bình thường, tiêu hóa ổn định.

Khổ một nỗi trong số hằng hà các tử-tôn-con-cháu các loại ký hiệu toán học thì lão Bill không dùng cái gì mà lại dùng cái dấu ô dù để diễn tả cái phép tính trời ơi là phép lũy thừa. Để cho 1 số con cháu của 1 dân tộc anh hùng 3 mươi mấy năm kháng chiến hiểu nhầm thành cái nóp.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom