Quy trình tổng quát về BHXH?

Liên hệ QC
Mã:
­[SIZE=3]NLĐ làm việc cho cty 12 tháng, [COLOR=darkred]lương CB[/COLOR] tính BH là 2.000.000 VND 
Nếu thõa 1 trong các điều kiện lãnh trợ cấp BHXH 1 lần thì sẽ được nhận 3.000.000 VND[/SIZE]
[SIZE=3]Không biết có đúng ko ạ?[/SIZE]

Tính trợ cấp bhxh một lần được tình theo lương bình quân chứ không phải lương cơ bản đóng BHXH. Tức là trong một năm nếu bạn có 3 tháng lĩnh lương 1.800.000 đ thì lương bình quân là: LBQ= (3*1.800.000+9*2.000.000)/12 tháng
Mức hưởng: =LBQ*1.5
 
Anh chị em ơi cho em hỏi điều này với.
Em làm thẻ BHYT cho các bạn trong công ty rồi thì phải sửa lại (1người thì sai năm sinh, 1ng thì muốn đổi lại nơi khám chữa bệnh).
Em thấy có mẫu 03b-tbh là "Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH, BHYT" và định nộp kèm với thẻ BHYT còn giá trị.
Nhưng có người lại bảo là chưa đúng, phải nộp những giấy tờ sau:
1. "Danh sách đề nghị cấp lại phiếu KCB"
2. Công văn đề nghị cấp lại thẻ BHYT (gồm 2cái, 1cái về thay đổi ngày sinh, 1 cái về thay đổi nơi KCB)
3. Photo CMND của người thay đổi ngày sinh
4. 02 thẻ BHYT vừa mới nhận :((
Cả nhà xem giúp em thế đã chuẩn chưa ạ. Hay có cần phải bổ sung gì không ạ?
Many thanks cả nhà nhé :x
 
1. Người sai năm sinh thì do bạn làm sai hồ sơ của người ta. Bạn phải chứng minh được năm sinh đúng (CMND hoặc Giấy khai sinh gốc). Người sử dụng lao động là đại diện làm việc với BHXH thì cần có công văn, Kèm theo danh sách (03b_TBH) + Đơn xin thay đổi
2. Thay đổi nơi khám chữa bệnh thì cuối mỗi Quý mới được đổi một lần. Cũng kèm theo Hộ khẩu, hoặc xác nhận của đơn vị là người lao động đang sinh sống hoặc công tác gần nơi KCB mới. Kèm theo danh sách (03b_TBH) + Đơn xin thay đổi
 
Ôi cám ơn bạn KVP nhiều nhé. May quá bây giờ là cuối quý rồi, nếu chậm vài ngày thì lại phải đợi 3 tháng thì phiền.
Mục thứ 2 bạn nêu ra hơi rắc rối 1chút. Tớ đã gọi điện và nhờ bỏ qua cái mục ấy và đã được chấp nhận, may quá.
Còn nữa, vừa phải làm đơn, vừa phải làm công văn hả bạn, lại phải nộp mẫu 03b nữa, tớ thấy nhiều cái trùng lặp nhau quá :(
Hic :(
 
Không phải là trùng lặp, mà cái nào giống nhau thì làm chung vào một mẫu. Quy định là vậy. Nhưng nếu làm việc với BHXH mà bớt được khaỏn nào thì tốt khoản đấy, nhất là giấy tờ.
 
Đọc những bài mọi người post mình học hỏi được nhiều quá, mọi người thật nhiệt tình. Nhưng chưa thấy ai hỏi vđề mà mình đang gặp phải.
Bên mình thành lập công ty được hơn 1 năm rồi nhưng chưa làm thủ tục về BHXH. Những người bên mình đều có sổ BH rồi, nhưng để cách đến hơn 1 năm nay chưa nộp tiếp. Liệu có nộp tiếp được không, nếu muốn nộp tiếp thì bên mình cần phải làm những thủ tục gì?
Mọi người giúp mình với, mình mới làm nên mọi thứ vẫn chưa biết gì.
Cảm ơn mọi người nhiều
 
Truy thu BHXH

Nhờ chú Kế Toán Gân Già giải đáp dùm cháu:
Công ty cháu thành lập từ tháng 8/2008, do cty đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hệ thống kinh doanh nên chưa tuyển nhận viên. Cho đến tháng 2/2009, mới tăng được 2 lao động và vào thời điểm này Giám đốc đã ký HĐ LĐ với 2 lao động và bản thân GĐ luôn là 3 người, trong HĐ LĐ thể hiện thời gian thử việc từ tháng 2 đến tháng 4 và bắt đầu HĐ LĐ chính thức từ tháng 5/2009. Đã nộp báo cáo khai trình lao động và hệ thống thang lương cho Phòng LĐTBXH. Do hệ thống thang lương mới được Phòng LĐTBXH vừa duyệt xong vào ngày 29/4/2009, cháu tìm đến BHXH để đăng ký BHXH lần đầu. Rồi cán bộ BHXH hướng dẫn cho em và kêu em phải tính và điền vào mẫu 2a phần " Điều chỉnh số phải đóng " để truy thu BHXH của Giám đốc từ tháng 8/2008 cho đến tháng 4/2009. Xin cho cháu hỏi điều nay có hợp lý khi bị truy thu không? Cách giải quyết như thế nào?
Hồ sơ cấp thẻ BHYT bắt buộc


1. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, (Mẫu 2a-TBH,01 bản)
2. Phiếu nộp tiền (01 bản, nếu cần)
3. File dữ liệu: Gửi qua IMS, bằng đĩa hoặc bằng USB
4. Hồ sơ khác (nếu có)
- Lưu ý: Trường hợp cấp thẻ mới trùng với thời gian gia hạn thì nộp hồ sơ cùng với hồ sơ gia hạn
Thời hạn giải quyết:
- Từ 01 đến 100 thẻ: 7 ngày làm việc.
- Từ 101 thẻ trở lên: 8 ngày làm việc.

Hồ sơ gia hạn thẻ BHYT bắt buộc


1. Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu 3b-TBH, 03 bản)
2. Phiếu nộp tiền (01 bản, nếu cần )
- Lưu ý: Trường hợp gia hạn thẻ có điều chỉnh nơi KCB ban đầu thì kèm theo hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu
Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc

Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu – Thẻ BHYT bắt buộc

1. Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu 03b-TBH, 03 bản)
2. Thẻ BHYT còn giá trị.
Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc

Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT bắt buộc bị mất, bị hư hỏng

1. Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT, (Mẫu 02/THE, 01 bản)
2. Danh sách đề nghị cấp lại thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị làm mất thẻ (Mẫu 03/THE, 02 bản)
3. Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (trong trường hợp thẻ bị hư hỏng)
Thời hạn giải quyết:
- Từ 01 đến 20 thẻ: 3 ngày làm việc.
- Từ 21 thẻ trở lên: 4 ngày làm việc.
 
Nhờ chú Kế Toán Gân Già giải đáp dùm cháu:
Giám đốc đã ký HĐ LĐ với 2 lao động và bản thân GĐ luôn là 3 người, trong HĐ LĐ thể hiện thời gian thử việc từ tháng 2 đến tháng 4 và bắt đầu HĐ LĐ chính thức từ tháng 5/2009.


Mình không rõ là công ty của bạn thuộc loại hình nào, giám đốc của bạn là giám đốc được thuê và làm việc theo hợp đồng lao động có hưởng lương hay là người thành lập ra công ty và không hưởng lương.

Trích.. Mức lương làm cơ sở đóng BHXH là tổng mức tiền lương, tiền công (bao gồm các loại phụ cấp có tính chất như lương) ghi trên hợp đồng lao động. Tiền lương và phụ cấp nói trên phải thực hiện theo đúng thang, bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký với cơ quan lao động địa phương.
Căn cứ Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt Nam ”Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố”.

Nếu GD có ký hợp đồng và hưởng lương (Là giám đốc được thuê) có hưởng lương, có ký hợp đồng và đăng ký với cơ quan quản lý lao động thì Phải đóng BHXH theo yêu cầu của BHXH

Còn lại: là không hưởng lương, không ký hợp đồng và không đăng ký với cơ quan QL lao động thì không phải đóng
Thời gian thử việc (tối đa là 2 tháng) được thực hiện trên cơ sở “hợp đồng thử việc” chứ chưa phải là thời gian làm việc chính thức theo HĐLĐ, nên không thuộc diện đóng BHXH, BHYT.
Nhưng Có ông giám đốc nào phải thử việc đâu (cái này chắc hồ sơ gửi cơ quan quản lý lao động của bạn thể hiện rõ)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mời các bạn xem các câu hỏi sau đây đã được cơ quan chức năng BHXH trả lời :

Làm giám đốc có được mua bảo hiểm xã hội? - http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Lam-giam-doc-co-duoc-mua-bao-hiem-xa-hoi/40007581/304/


* ...Tôi tham gia góp cổ phần trong một công ty cổ phần và đồng thời tham gia lao động tại công ty đó với chức danh giám đốc. Công ty chúng tôi đã làm thủ tục mua bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế cho CBCNV tại BHXH quận 4, TP.HCM thì được trả lời chỉ những CBCNV đơn thuần “làm công ăn lương” mới được mua, còn trường hợp của tôi được xem là “chủ sử dụng” nên không được mua hai loại bảo hiểm nêu trên. Trả lời như vậy đúng hay sai? (Lâm Hoàng Bảo Phương, CTCP DVGNVT Uu Van)

- Phó giám đốc BHXH TP.HCM Cao Văn Sang trả lời:

Theo nguyên tắc, có quan hệ tiền lương (theo hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên) là thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (hiện nay chưa có BHXH tự nguyện). Trường hợp của ông (bà) hỏi, cần phân biệt một trong hai trường hợp:

* Nếu ông (bà) làm giám đốc do hội đồng quản trị phân công, được trả công để điều hành doanh nghiệp (bằng văn bản) thì ông (bà) được tham gia BHXH (cả bảo hiểm y tế) với tư cách là người làm công ăn lương. Tương tự như vậy, nếu làm giám đốc của một doanh nghiệp do được người chủ thuê làm cũng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

* Nếu ông (bà) làm giám đốc để quản lý và điều hành tài sản của mình, hưởng lợi nhuận từ kinh doanh của doanh nghiệp (không có thù lao cho việc làm giám đốc) thì không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Các thắc mắc thường gặp - Câu hỏi về BHXH Bắt buộc.

Mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT?

Trả lời: Mức lương làm cơ sở đóng BHXH là tổng mức tiền lương, tiền công (bao gồm các loại phụ cấp có tính chất như lương) ghi trên hợp đồng lao động. Tiền lương và phụ cấp nói trên phải thực hiện theo đúng thang, bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký với cơ quan lao động địa phương.

Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp tư nhân có bắt buộc phải đóng BHXH,BHYT hay không?

Trả lời: Căn cứ Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt Nam ”Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố”.

Thời gian thử việc có đóng BHXH, BHYT không?

Trả lời: Thời gian thử việc (tối đa là 2 tháng) được thực hiện trên cơ sở “hợp đồng thử việc” chứ chưa phải là thời gian làm việc chính thức theo HĐLĐ, nên không thuộc diện đóng BHXH, BHYT.

Trong thời gian nghỉ sinh có phải đóng tiền BHXH, BHYT hay không?

Trả lời: Thời gian nghỉ thai sản không đóng BHXH, chỉ đóng BHYT. Về nguyên tắc, Người lao động phải tự đóng 3%, nhưng nhà nước khuyến khích Người sử dụng lao động đóng thay cho người lao động trong những trường hợp này.

Trong thời gian NLĐ nghỉ việc không lương, cty có phải đóng BHXH, BHYT không? có phải báo giảm lao động và thu lại thẻ BHYT không?

Trả lời: Thời gian NLĐ nghỉ không lương không thuộc diện đóng BHXH, BHYT. Do đó, đơn vị phải báo giảm lao động tham gia BHXH và trả lại thẻ BHYT. Trường hợp không trả thẻ thì phải nộp bổ sung giá trị thẻ còn lại.

Doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động trở lên thì phải đăng ký đóng bảo hiểm xã hội?

Trả lời: Pháp luật BHXH hiện hành quy định: mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, không phân biệt số lượng lao động sử dụng là bao nhiêu người.

Ký HĐLĐ với người đã hưởng lương hưu có phải đóng BHXH, BHYT không?

Trả lời: Người lao động đã hưởng lương hưu từ quỹ BHXH khi tiếp tục ký hợp đồng lao động thì doanh nghiệp không phải đóng BHXH, BHYT mà trả khoản chi phí (17% tiền lương thuộc nghĩa vụ doanh nghiệp) vào lương cho người lao động.

Trong công ty có một nhân viên làm việc cùng một lúc cho 2 nơi, xin hỏi viên này sẽ đóng BHXH và BHYT như thế nào?

Trả lời: Theo qui định hiện hành người lao động làm việc tại nhiều nơi thì chỉ chọn 1 nơi để tham gia BHXH. Các nơi còn lại trả vào lương cho người lao động phần nghĩa vụ BHXH, BHYT của đơn vị.

Đơn vị tôi đã làm thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động, nay người lao động cung cấp sổ BHXH cũ. Như vậy người lao động có 2 sổ, đơn vị tôi phải làm thủ tục gì?

Trả lời: Theo quy định mỗi người lao động chỉ được cấp 1 quyển sổ BHXH. Đơn vị bạn cần lập công văn giải trình (kèm theo 2 quyển sổ BHXH của NLĐ) để cơ quan BHXH lập thủ tục chuyển 2 sổ thành 1 theo quy định. Sổ BHXH được cấp đầu tiên sẽ được giữ lại để đóng và ghi nhận quá trình tham gia BHXH.

Đơn vị tôi chuyển địa bàn sang quận khác cần lập thủ tục gì?

Trả lời:

- Khi một đơn vị sử dụng lao động chuyển sang hoạt động tại địa bàn khác, cơ quan BHXH đang quản lý có trách nhiệm giải quyết hết công nợ về số thu BHXH, BHYT với đơn vị, sau đó xác nhận và chốt sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm di chuyển.

Khi thực hiện chốt sổ, nếu phát hiện sai sót thì phải hướng dẫn đơn vị bổ sung, điều chỉnh lại cho đúng để đãm bảo thu đúng, chốt sổ đúng cho người lao động. Trên cơ sở đó lập biên bản để tất toán số thu cho đơn vị.

- Trường hợp đơn vị đề nghị chuyển số nợ sang thực hiện tại cơ quan BHXH nơi đến, thì phải có văn bản chính thức, có ý kiến xác nhận của cơ quan BHXH nơi đến. Cơ quan BHXH nơi đi có trách nhiệm lập văn bản xác định số tiền nợ của đơn vị để chuyển cho cơ quan BHXH nơi đến thực hiện.

- Riêng trường hợp đơn vị sau khi đã chốt sổ BHXH chuyển đi có những sai sót cần điều chỉnh bổ sung thì đơn vị lập thủ tục và điều chỉnh bổ sung tại BHXH quận, huyện nơi đến.

- Khi di chuyển ra khỏi địa bàn cũ, nếu thẻ BHYT của NLĐ vẫn còn giá trị sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng. Cơ quan BHXH nơi đến thu đủ 23% nhưng không phải cấp lại thẻ cho đến khi thẻ cũ hết giá trị sử dụng. Cơ quan BHXH nơi đi có trách nhiệm cung cấp danh sách NLĐ được cấp thẻ BHYT cho cơ quan BHXH nơi đến để theo dõi, quản lý.

Tôi năm nay 60 tuổi, đã đóng BHXH được 14 năm, vậy tôi có thể đóng tiếp để đủ chế độ hưởng lương hưu không?

Trả lời: Nếu bạn tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì vẫn thuộc diện đóng BHXH, BHYT bắt buộc. Khi có thời gian tham gia BHXH đủ 20 năm thì hưởng chế độ hưu trí.

Tôi đã đến tuổi nghỉ hưu đã nghỉ việc nhưng đóng còn thiếu 2 năm mới được 20 năm thì phải làm sao?

Trả lời: Bạn có thể đóng BHXH tự nguyện thêm 2 năm nữa để được giải quyết chế độ hưu theo quy định.

Năm nay tôi đến tuổi về hưu - nữ 55 tuổi , nhưng quá trình tham gia bảo hiểm của tôi cho công ty này là 12 năm 4 tháng. Tôi xin hỏi có luật nào cho phép người lao động tự nguyện đóng (một lần) thêm tiền bảo hiểm để có đủ thời gian 20 năm?

Trả lời: Trả lời: Hiện nay không có quy định nào giải quyết vấn đề bạn nêu; Tuy nhiên, nếu công ty của bạn vẫn tiếp tục ký HĐLĐ với bạn thì bạn vẫn có thể được tham gia BHXH đến khi có đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí.

Cty em ghi tờ khai bảo hiểm cho người lao động theo chứng minh nhân cũ, bây giờ người lao động đổi chứng minh mới vậy sau này có ảnh hưởng gì đến các thủ tục giải quyết các chế độ không? ví dụ như trợ cấp bhxh 1 lần.

Trả lời: Số CMND, địa chỉ thường trú là những yếu tố liên quan nhân thân người lao động tại thời điểm khai và lập sổ BHXH, những yếu tố trên nếu sau này có thay đổi thì không cần lập lại sổ BHXH mới và cũng không ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ chính sách.

Vui lòng tải Quyết định 902/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc

 

File đính kèm

  • 07203520BHXH.rar
    59.3 KB · Đọc: 74
QUY ĐỊNH Về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc

QUY ĐỊNH
Về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc
(Ban hành kèm theo Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)​

Phần 1: QUY ĐỊNH CHUNG​

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH:
Văn bản này quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc; trách nhiệm thực hiện của người lao động, người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và tổ chức BHXH.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Người lao động đồng thời tham gia BHXH, BHYT là công dân Việt Nam, gồm:
1.1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
1.2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động, bao gồm cả xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã; người quản lý doanh nghiệp thuộc các chức danh quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công từ đủ 3 tháng trở lên.

2. Người lao động chỉ tham gia BHXH là công dân Việt Nam, gồm:
2.1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
2.2. Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
2.3. Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
2.4. Phu nhân/ phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/ phu quân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc.
2.5. Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau:
2.5.1. Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề;
2.5.2. Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu hoặc đầu tư ra nước ngoài;
2.5.3. Hợp đồng cá nhân.

3. Những người chỉ tham gia BHYT, gồm:

3.1. Người đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH hàng tháng;
3.2. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, người đang hưởng trợ cấp BHXH theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hàng tháng không thuộc đối tượng tham gia BHYT khác, công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng;
3.3. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp, không thuộc biên chế Nhà nước và biên chế của các tổ chức chính trị - xã hội, không hưởng chế độ BHXH hàng tháng hoặc không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác;
3.4. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế được Nhà nước tặng thưởng huy chương, huân chương kháng chiến; Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội hàng tháng, không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc khác gồm:
3.4.1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa ngày 19/8/1945;
3.4.2. Vợ (hoặc chồng), bố mẹ đẻ, con của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ;
3.4.3. Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
3.4.4. Thương binh,người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động do thương tật từ 21% trở lên, kể cả thương binh loại B được xác nhận từ ngày 31/12/1993 trở về trước;
3.4.5. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày có giấy chứng nhận theo quy định;
3.4.6. Bệnh binh bị mất sức lao động do bệnh tật từ 61% trở lên, kể cả bệnh binh hạng 3 bị mất sức lao động từ 41% đến 60% được xác nhận từ ngày 31/12/1994 trở về trước;
3.4.7. Người có công giúp đỡ cách mạng;
3.4.8. Người được hưởng trợ cấp phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh tật nặng khi hết thời hạn hưởng BHYT vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
3.5. Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
3.6 Cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
3.7. Thân nhân sỹ quan Quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sỹ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; thân nhân người đang làm công tác cơ yếu là sĩ quan đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo thang bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân, không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc khác, bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; Bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; bố nuôi, mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi hoặc đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật mất khả năng lao động theo quy định của pháp luật.
3.8. Các đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
3.9. Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi tàn tật không nơi nương tựa được trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng hoặc được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung.
3.10. Các đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
3.11. Cựu chiến binh thời kỳ chống pháp và người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 ngoài các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc khác, bao gồm: Quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động.
3.12. Lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cấp học bổng.

4. Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, bao gồm:

4.1. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp; các Công ty nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp; các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
4.2. Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân.
4.3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
4.4. Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
4.5. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: Giáo dục – đào tạo; Y tế; Văn hóa; Thể dục thể thao; Khoa học và công nghệ; Môi trường; Xã hội; Dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
4.6. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã;
4.7. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động;
4.8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
5. Tổ chức bảo hiểm xã hội, bao gồm: BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh); BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện); tổ chức BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.
 
Phần 2: - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. MỨC ĐÓNG BHXH, BHYT:

1. Người lao động đồng thời tham gia BHXH, BHYT nêu trong điểm 1 và tiết 2.5 (2.5.2), điểm 2, mục II, phần I:
1.1. Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 20% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: Người lao động đóng 5%; Người sử dụng lao động đóng 15%;
1.2. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: Người lao động đóng 1%; người sử dụng lao động đóng 2%;
2. Người lao động chỉ tham gia BHXH:
2.1. Mức đóng BHXH hàng tháng đối với người lao động nêu trong tiết 2.1, 2.3, điểm 2, mục II, phần I; thực hiện như tiết 1.1, điểm 1, mục này.
2.2. Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 17% mức tiền lương tối thiểu đối với người lao động nêu trong tiết 2.2, điểm 2, mục II, phần I do người sử dụng lao động đóng.
2.3. Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng đối với người lao động là phu nhân/ phu quân hưởng lương từ Ngân sách của Nhà nước nêu trong tiết 2.4, điểm 2, mục II, phần I, trong đó người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 11%. Trường hợp phu nhân/ phu quân không phải là cán bộ, công chức Nhà nước nhưng đã có quá trình tham gia BHXH, BHYT bắt buộc thì phu nhân/ phu quân đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiền lương đã đóng BHXH trước khi đi nước ngoài, người sử dụng lao động thu tiền đóng của phu nhân/ phu quân để đóng cho cơ quan BHXH.
2.4. Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động nêu trong tiết 2.5 (2.5.1, 2.5.3), điểm 2, mục II, phần I do người lao động đóng.
3. Những người chỉ tham gia BHYT.
3.1. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức lương hưu, trợ cấp BHXH đối với người tham gia BHYT nêu trong tiết 3.1, điểm 3, mục II, phần I do BHXH Việt Nam đóng.
3.2. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức lương tối thiểu chung đối với người tham gia BHYT nêu từ tiết 3.2 đến tiết 3.8 và tiết 3.11, điểm 3, mục II, phần I do cơ quan quản lý người tham gia BHYT đóng.
3.3. Mức đóng BHYT theo mức Ngân sách Nhà nước hàng năm bố trí chi khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT nêu trong các tiết 3.9, 3.10, điểm 3, mục II, phần I do cơ quan quản lý người tham gia BHYT đóng.
3.4. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% suất học bổng đối với người tham gia BHYT nêu trong tiết 3.12, điểm 3, mục II, phần I do cơ quan cấp học bổng đóng.
4. Mức đóng BHXH quy định tại điểm 1 và điểm 2, mục I, phần II thực hiện từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2009.

II. CĂN CỨ ĐÓNG BHXH, BHYT.

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
1.1. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
1.2. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT là tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH nêu tại tiết 1.1, điểm này cộng với phụ cấp khu vực.
1.3. Tiền lương, tiền công của người lao động quy định tại tiết 1.1, 1.2, điểm này được tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
2. Người lao động đóng BHXH, BHYT theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
2.1. Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố.
2.2. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT của người lao động trong hợp tác xã là mức tiền lương, tiền công được Đại hội xã viên thông qua và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.
2.3. Tiền lương, tiền công tháng để đóng BHXH của người lao động thuộc các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và cá nhân là mức tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quy định nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý.
2.4. Người lao động có tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trở lên nếu áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì thực hiện đầy đủ các quy định dưới đây:
3.1. Phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động của tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở tại thời điểm chuyển đổi
3.2. Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc hoặc chuyển ngạch lương phải đúng theo quy định của Nhà nước đối với Công ty nhà nước trên cơ sở thang lương, bảng lương đang áp dụng;
3.3. Đóng BHXH, BHYT trên cơ sở mức lương quy định tại tiết 3.1 và tiết 3.2, điểm này.
4. Người lao động có mức tiền lương, tiền công cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
 
Tiếp theo
Phần 2: - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

III. PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BHXH, BHYT:
1. Nguyên tắc đóng BHXH, BHYT:
1.1. Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT trên quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia BHXH, BHYT; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng người lao động theo mức quy định tại điểm 1 và điểm 2, mục I, phần này để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
1.2. Hàng tháng, người sử dụng lao động được giữ lại 2 % số phải nộp để chi trả kịp thời 2 chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Hàng quý thực hiện quyết toán, trường hợp tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì người sử dụng lao động phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu quý sau.
1.3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.
1.4. Người sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT bằng hình thức chuyển khoản. Trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động đóng BHXH bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải hướng dẫn thủ tục nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Nếu người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc, cơ quan BHXH phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
1.5. Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc sinh hoạt phí ở đơn vị trước khi được cử đi thì vẫn phải đóng 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có); người lao động ký hợp đồng lao động với nhiều đơn vị tại một thời điểm thì chỉ đăng ký đóng BHXH, BHYT theo một hợp đồng lao động.
1.6. Những người chỉ tham gia BHYT: Cơ quan trực tiếp quản lý người tham gia BHYT lập danh sách và đăng ký nơi khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT với cơ quan BHXH, hàng tháng chuyển tiền đóng BHYT vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Kho bạc Nhà nước. Riêng người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, do BHXH Việt Nam thực hiện chuyển tiền từ quỹ BHXH bắt buộc sang quỹ BHYT bắt buộc. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn nào thì thực hiện đóng BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH và phải gửi kèm theo danh sách lao động đã tham gia BHXH được cơ quan BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ xác nhận.
1.7. Số tiền đóng BHXH, BHYT trong kỳ được tính đủ số tiền BHYT và tiền lãi do đóng chậm, đóng thiếu (nếu có).
2. Cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ đóng BHXH cho người lao động, kể cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, trực tiếp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH Việt Nam mở tại Kho bạc Nhà nước trung ương.
3. Người sử dụng lao động là các doanh nghiệp sản xuất (nuôi, cấy, trồng trọt) thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiền lương, tiền công cho người lao động theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ có thể đóng BHXH, BHYT theo quý hoặc 6 tháng một lần nhưng phải xuất trình phương án sản xuất và phương thức trả lương cho người lao động để cơ quan BHXH có căn cứ giải quyết.
4. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho người lao động, sử dụng dưới 10 lao động có thể đóng BHXH, BHYT theo quý nhưng phải đăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan BHXH.
5. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại tiết 2.5 (2.5.1 và 2.5.3), điểm 2, mục II, phần I đóng BHXH theo quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng; Người sử dụng lao động thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH hoặc người lao động đóng thông qua người sử dụng lao động mà người lao động đã tham gia BHXH trước đó hoặc đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi người lao động cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo quy định tại điểm này hoặc truy đóng cho cơ quan BHXH sau khi về nước.
6. Người lao động được tự đóng BHXH.
6.1. Cán bộ chuyên trách cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ trước ngày 01/01/2007, có đủ 10 năm đóng BHXH trở lên và còn thiếu tối đa 5 năm tuổi đời để đủ tuổi nghỉ hưu thì được tự đóng BHXH hàng tháng cho đến khi đủ 15 năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu, mức đóng hàng tháng từ ngày 01/01/2007 trở đi bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi thôi đảm nhiệm chức vụ. Cán bộ chuyên trách cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ sau ngày 01/01/2007 không được tự đóng tiếp, cơ quan BHXH thực hiện chốt sổ BHXH để bảo lưu thời gian tham gia đã đóng BHXH của người lao động theo quy định.
6.2. Người lao động quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 3 và Khoản 3, Điều 4, Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ nghỉ việc trước ngày 01/01/2007, mà có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên và còn thiếu tối đa 5 năm tuổi đời để đủ tuổi nghỉ hưu thì được tự đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH, mức đóng hàng tháng từ ngày 01/01/2007, trở đi bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc.
6.3. Các đối tượng được tự đóng BHXH tại tiết 6.1 và 6.2 điểm này đăng ký đóng BHXH theo tháng hoặc quý tại cơ quan BHXH nơi cư trú.
6.4. Người lao động đã đủ tuổi đời để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH không quá 6 tháng, được tự đóng một lần thông qua người sử dụng lao động cho những tháng còn thiếu, mức đóng hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc.
6.5. Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm mà còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng thì thân nhân được tự đóng BHXH một lần thông qua người sử dụng lao động cho số tháng còn thiếu. Mức đóng hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi người lao động chết; trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì thân nhân đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi cư trú theo mức lương đang bảo lưu để được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
7. Tạm dừng đóng BHXH:
7.1. Trường hợp tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đơn vị phải đảm bảo đủ những điều kiện quy định tại điểm 2, mục C, Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong thời gian tạm dừng đóng này đơn vị vẫn phải đóng đủ số tiền vào các quỹ ốm đau và thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quỹ BHYT.
7.2. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH của tháng đó nhưng phải đóng BHYT. Thời gian này không được tính là thời gian đóng BHXH.
7.3. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng, chỉ đóng BHYT.
8. Truy đóng BHXH.
8.1. Các trường hợp phải truy đóng, bao gồm:
8.1.1. Không đóng BHXH.
8.1.2. Đóng không đúng thời gian quy định.
8.1.3. Đóng không đúng mức quy định tại mục I phần này.
8.1.4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
8.1.5. Người lao động sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới với đơn vị đó thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó phải truy đóng BHXH, BHYT.
8.2. Điều kiện truy đóng: Người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; có tên trong danh sách lao động, tiền lương của đơn vị và có đủ hồ sơ liên quan đến thời gian truy đóng BHXH.
8.3 Thủ tục truy đóng.
8.3.1. Người sử dụng lao động: Lập “Danh sách truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 04-TBH) và công văn kèm theo các hồ sơ liên quan của người lao động gửi cơ quan BHXH.
8.3.2. Cơ quan BHXH: Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác định số tiền phải truy đóng; mức truy đóng là 20% BHXH và 3% BHYT (nếu có) tính theo tiền lương, tiền công và mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.
8.4. Trong thời gian phải truy đóng nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và có khám chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động.
8.5. Số tiền BHXH, BHYT phải truy đóng được nộp vào quỹ BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
8.6. Phân cấp giải quyết: Các trường hợp truy đóng BHXH do BHXH tỉnh giải quyết, trừ trường hợp truy đóng để cộng nối thời gian tham gia BHXH trước 01/01/1995 thì phải có ý kiến bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
9. Thoái trả tiền đã đóng BHXH, BHYT.
9.1. Người sử dụng lao động không còn là đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (đơn vị giải thể, phá sản) đóng thừa số tiền BHXH, BHYT thì được thoái trả.
9.2 Thủ tục thoái trả: Người sử dụng lao động lập văn bản gửi cơ quan BHXH kèm theo các hồ sơ có liên quan; BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, thẩm định và thoái trả cho đơn vị, không thoái trả cho từng người lao động. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để thoái trả thì phải có văn bản trả lời đơn vị nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị.
9.3. Trường hợp người sử dụng lao động di chuyển khỏi địa bàn tỉnh nếu có đóng thừa tiền BHXH, BHYT thì cơ quan BHXH nơi người sử dụng lao động chuyển đi phải có văn bản báo cáo BHXH Việt Nam giải quyết.
 
Tiếp theo
Phần 2: - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THAM GIA, ĐÓNG BHXH, BHYT.

1. Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT lần đầu
1.1. Người lao động: Căn cứ hồ sơ gốc của mình (quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động …) kê khai 03 bản “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 01-TBH) nộp cho người sử dụng lao động; trường hợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH.
1.2. Người sử dụng lao động:
1.2.1. Kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng người lao động; ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của người lao động.
1.2.2. Lập 02 bản “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a –TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải nộp bản hợp đồng lao động.
1.2.3 Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định đã nêu ở trên và sổ BHXH của người lao động (nếu có) cho cơ quan BHXH.
1.3. Cơ quan BHXH.
1.3.1. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của người lao động; ghi mã số quản lý đơn vị và từng người lao động trên danh sách và trên Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc (mã đơn vị và người lao động ghi theo quy định của BHXH Việt Nam). Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện.
1.3.2. Ký, đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a –TBH); trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, cơ quan BHXH lưu 01 bản Danh sách; riêng 03 Tờ khai (Mẫu số 01-TBH) của người lao động sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh thì trả lại đơn vị 02 Tờ khai cùng với sổ BHXH.

2. Người sử dụng lao động đang tham gia BHXH, BHYT

2.1. Tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH, BHYT trong tháng.
2.1.1. Người sử dụng lao động: Lập 02 bản “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 03 – TBH) kèm theo hồ sơ như: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương, thẻ BHYT (nếu có), nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp.
2.1.2. Cơ quan BHXH: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT; các Tờ khai (nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.
2.2. Khi người sử dụng lao động di chuyển từ địa bàn tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác, phải xuất trình hồ sơ kèm theo “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 03-TBH); đóng đủ BHXH, BHYT cho người lao động đến thời điểm di chuyển; cơ quan BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH cho người lao động; người sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH tỉnh nơi chuyển đến theo thủ tục tham gia BHXH, BHYT lần đầu quy định tại điểm 1 mục IV, phần này.
2.3. Người sử dụng lao động thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu; sáp nhập hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH và đóng đủ BHXH cho người lao động đến thời điểm thay đổi. Cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH cho người lao động theo nguyên tắc đóng đến thời điểm nào thì xác nhận đến thời điểm đó.
3. Những người chỉ tham gia BHYT.
3.1. Cơ quan quản lý người tham gia BHYT:
3.1.1. Lập 02 bản “Danh sách người tham gia BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02b-TBH) nộp cho cơ quan BHXH.
3.1.2. Hàng tháng, khi có biến động về người tham gia (tăng, giảm) cơ quan lập “Danh sách người tham gia BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02b-TBH) nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng, kèm thẻ BHYT của người giảm (nếu có). Người tham gia BHYT tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách để thực hiện vào đầu tháng sau.
3.1.3. Cấp phát kịp thời thẻ BHYT; thu hồi và nộp cho cơ quan BHXH những thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng khi người đứng tên trên thẻ đã ngừng tham gia BHYT. Trường hợp thu hồi chậm hoặc không thu hồi được thì vẫn phải thanh toán đủ số tiền của thời gian còn lại ghi trên thẻ (trừ trường hợp tử vong).
3.2. Cơ quan BHXH:
3.2.1. Thực hiện ký “Hợp đồng đóng BHYT” (Mẫu số 05-TBH) với cơ quan quản lý người tham gia BHYT. Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu thay đổi có ảnh hưởng đến mức đóng BHYT (thay đổi tiền lương tối thiểu, mức tiền đóng BHYT, số người tham gia tăng lớn) thì phải ký hợp đồng bổ sung hoặc phụ lục hợp đồng.
3.2.2. Khi hết thời hạn Hợp đồng, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, số lượng thẻ BHYT đã cấp, số tiền đã đóng BHYT; cấp hoặc thu hồi thẻ BHYT kịp thời theo quy định. Trường hợp cơ quan nộp thiếu số tiền BHYT so với phát sinh thì yêu cầu cơ quan nộp bổ sung; nếu thừa thì được chuyển đóng cho kỳ sau và tiến hành thanh lý hợp đồng.

 
Tiếp theo
Phần 2: - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA BHXH, BHYT BẮT BUỘC

1. Người lao động: Thực hiện kê khai các nội dung trên “Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc”, đóng BHXH, BHYT; bảo quản sổ BHXH khi không còn làm việc và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động:
2.1. Thực hiện đầy đủ các quy định về lập hồ sơ; đăng ký tham gia BHXH, BHYT, trường hợp xác nhận hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao động không đúng sự thật thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2.2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quyền lợi về BHXH, BHYT của người lao động cho cơ quan BHXH để cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động;
2.3. Đóng BHXH, BHYT đầy đủ, kịp thời cho người lao động theo quy định.
2.4. Bảo quản sổ BHXH và cấp thẻ BHYT đối với người lao động đang làm việc; trả sổ BHXH cho người lao động và thu hồi thẻ BHYT còn hạn sử dụng khi người đó không còn làm việc tại đơn vị để nộp cho cơ quan BHXH;
2.5. Kiểm tra, đối chiếu với thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của cơ quan BHXH chuyển đến, nếu có chênh lệch thì phối hợp với cơ quan BHXH để xác định lại trước ngày 15 tháng sau, từ ngày 15 trở đi nếu người sử dụng lao động không có ý kiến phản hồi thì số liệu mà cơ quan BHXH thông báo là số liệu đúng.
2.6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;
3. Cơ quan BHXH:
3.1. Quản lý người lao động tham gia BHXH, BHYT:
3.1.1. BHXH các cấp tổ chức thống kê, theo dõi tình hình biến động của người lao động tham gia BHXH, BHYT để quản lý thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo quy định, đồng thời xây dựng các biện pháp quản lý người lao động tham gia BHXH, quản lý tiền thu BHXH, BHYT.
3.1.2. Hàng tháng, phân tích, tổng hợp số liệu về tình hình tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, thông báo đến người sử dụng lao động chưa tham gia BHXH, BHYT hoặc đã tham gia nhưng chưa đầy đủ để đôn đốc, hướng dẫn người sử dụng lao động thực hiện.
3.1.3. Trường hợp người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT không thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập hồ sơ, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
3.1.4. Đối với người sử dụng lao động đang tham gia BHXH, BHYT nhưng trong vòng 6 tháng liền không đóng BHXH, BHYT và cũng không quan hệ, giao dịch với cơ quan BHXH kể từ thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT lần cuối; cơ quan BHXH báo cáo với cơ quan quản lý lao động trên địa bàn để kiểm tra và lập biên bản. Căn cứ biên bản kiểm tra hoặc chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH báo cáo với cơ quan quản lý lao động mà không nhận được ý kiến trả lời thì cơ quan BHXH tạm thời đưa tên người sử dụng lao động ra khỏi sổ, báo cáo nghiệp vụ thu và lập hồ sơ theo dõi riêng.
3.2. Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT.
3.2.1. Hàng tháng hoặc tháng đầu của kỳ sau (đơn vị đóng theo chu kỳ), căn cứ hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT và hồ sơ bổ sung (nếu có), các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT của đơn vị; giấy báo có của Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước trong tháng, trong kỳ để kiểm tra, đối chiếu và xác định số người tham gia BHXH, BHYT, tổng quỹ tiền lương, số tiền phải đóng, số tiền đã đóng, số tiền đóng thừa, thiếu và số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng (nếu có); lập 02 bản “Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu 08-TBH) gửi 01 bản cho đơn vị sử dụng lao động trước ngày 10 tháng sau, 01 bản lưu tại cơ quan BHXH.
3.2.2. Xác nhận ngay trên sổ BHXH sau mỗi lần đóng BHXH thay cho thông báo đối với những người lao động được tự đóng BHXH và người sử dụng lao động có dưới 10 lao động.
3.3. Tổ chức thu BHXH, BHYT
3.3.1. Phân cấp quản lý:
a. Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh.
b. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 12-TBH).
c. Bảo hiểm xã hội huyện: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý;
d. BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với người lao động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam.
3.3.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm
a. Bảo hiểm xã hội huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (Mẫu số 13-TBH), gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm.
b. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Lập 02 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với người sử dụng lao động do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (Mẫu số 13-TBH), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm.
- Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 20/01 hàng năm.
c. BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Lập kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm
d. Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT do BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.
3.3.3. Quản lý tiền thu:
- BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản).
- Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch – Tài chính) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu; Đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng Thu hoặc bộ phận Thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau;
- BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ;
3.3.4. Thông tin báo cáo:
- BHXH tỉnh, huyện mở Sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 07-TBH); thực hiện ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu.
- BHXH tỉnh, huyện thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 09, 10, 11-TBH) định kỳ tháng, quý, năm; BHXH như sau:
+ BHXH huyện: Báo cáo tháng trước 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 25/01 năm sau.
+ BHXH tỉnh: Báo cáo tháng trước 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày cuối tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau.
- BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Thực hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/7 và báo cáo năm trước ngày 15/2 năm sau.
3.3.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu:
- BHXH tỉnh, huyện cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.
- BHXH tỉnh xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ giấy tờ; sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.
- BHXH các cấp tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác; sử dụng. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.

 
Tiếp theo
Phần 2: - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

VI. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC.

1. Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH:
1.1. Đối với người sử dụng lao động và người lao động: Không đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH.
1.2. Đối với tổ chức BHXH: Cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc tham gia BHXH, BHYT, phiền hà nhũng nhiễu đối với người sử dụng lao động và người lao động.
2. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm về đóng BHXH nêu tại tiết 1.1, điểm 1, mục này, ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi do chưa đóng, chậm đóng.
2.1. Các trường hợp tính lãi: Trừ số tiền 2% người sử dụng lao động được giữ lại và số tiền phải đóng BHYT trong kỳ, còn lại tất cả số tiền chưa đóng, chậm đóng đều phải tính lãi.
2.1.1. Thời điểm tính: Sau ngày thứ 30 kể từ ngày hết hạn phải đóng BHXH.
2.1.2. Lãi suất tính: Theo tỷ lệ (%) lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.
2.1.3. Công thức tính:
L = D x (K/365) x t​
Trong đó:
+ L: Số tiền lãi phải nộp do chưa đóng, chậm đóng.
+ D: Số tiền chưa đóng, chậm đóng thuộc các trường hợp phải tính lãi.
+ K: Tỷ lệ lãi suất của hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong năm.
+ t: Số ngày chưa đóng, chậm đóng phải tính lãi.
Ví dụ: Đơn vị A chưa đóng, chậm đóng số tiền 100 triệu đồng (D), lãi suất của hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong năm là 8,4% năm (K). Thời gian đóng chậm, đóng thiếu phải tính lãi là 60 ngày (t).
Như vậy, Số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng của đơn vị là L = 100.000.000 x 8,4%/ 365 x 60 = 1.380.822 đồng.

2.2. Các trường hợp không tính lãi: Các khoản tiền BHXH chậm đóng do Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu hoặc sửa đổi chế độ tiền lương hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lương chậm, nâng lương có thời hiệu trở về trước ngày ban hành quyết định.
2.3. Số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng được nộp vào quỹ BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
3. Người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức BHXH có hành vi vi phạm quy định về BHXH, BHYT, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, trường hợp nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Phần 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN​

1. Người sử dụng lao động đã đóng BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/6/2007 theo mức 20% bao gồm cả phụ cấp khu vực hoặc đóng trên mức 20 lần mức tiền lương tối thiểu chung hoặc đóng BHXH theo tiền lương, tiền công có gốc ngoại tệ mà chưa thực hiện theo tỷ giá quy đổi ngày 02/01/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố thì cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu, xác định số tiền chênh lệch (thừa, thiếu) để điều chỉnh số phải thu hoặc số đã thu trong tháng 7/2007.
2. Người sử dụng lao động đã giữ lại số tiền 2% số phải thu từ ngày 01/01/2007 để chi trả kịp thời 2 chế độ ốm đau, thai sản thì cơ quan BHXH thực hiện quyết toán quý I, II/2007, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu để ghi tăng số phải thu hoặc số đã thu đối với người sử dụng lao động trong tháng 7/2007.
3. Đối với những người lao động đang tự đóng BHXH theo mức 15% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc thì từ ngày 01/01/2007 trở đi phải đóng theo mức 16%, cơ quan BHXH thực hiện thu bổ sung 1% và ghi sổ BHXH cho người lao động.
4. Các trường hợp chậm đóng, cơ quan BHXH thực hiện tính lãi theo quy định tại tiết 2.1, điểm 2, mục III, phần II từ ngày 01/01/2007.
5. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tổ chức thực hiện các quy định về thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời đối với đơn vị và người lao động.

 
Cho em hỏi một chút ạ. VD một cty đăng ký BHXH mà cty đó chưa có thang bảng lương cũng như qui chế tiền lương. Cty đó cũng ko đăng ký lao động qua phòng hoặc sở LĐTBXH. Tuy nhiên vẫn đăng ký được BHXH và có mã số BH của cty và đăng ký ko thuộc địa bàn cty đóng tại ( đăng ký tại quận huyện khác ). Vậy ko đăng ký qua LĐTBXH thì sau này có vấn đề gì ko? Đăng ký BH với quận huyện không thuộc địa bàn của cty thì có ảnh hưởng gì ko ? Hướng giải quyết sẽ phải như thế nào ạ?

Cho em hỏi một chút ạ. VD một cty đăng ký BHXH mà cty đó chưa có thang bảng lương cũng như qui chế tiền lương. Cty đó cũng ko đăng ký lao động qua phòng hoặc sở LĐTBXH. Tuy nhiên vẫn đăng ký được BHXH và có mã số BH của cty và đăng ký ko thuộc địa bàn cty đóng tại ( đăng ký BH tại quận huyện khác ). Vậy ko đăng ký qua LĐTBXH thì sau này có vấn đề gì ko? Đăng ký BH với quận huyện không thuộc địa bàn của cty thì có ảnh hưởng gì ko ? Hướng giải quyết sẽ phải như thế nào ạ? Giờ muốn đăng ký thang bảng lương theo NĐ 204/2005 để chuyển từ lương do chủ DN quy định sang hệ số theo thang bảng lương nhà nước thì có khó lắm ko ạ? Cảm ơn các bác!


From : Kế toán già gân,

Bạn đã post bài viết này ở 2 topic :
Chuyên mục : hỏi đáp chính sách lao động tiền lương và topic này. Tôi đã di dời và gộp lại cho bạn thành 1 bài duy nhất. Nếu cần thiết thì hãy chỉnh lại nội dung cho phù hợp của bạn.
Không nên tạo ra 1 chủ đề ở nhiều topic.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Dear cả nhà,

Cho em hỏi về cách viết tờ 02/SBH dùng để cấp sổ mới ấy? viết thông tin trên đó thế nào ạ, cột 8 và 9 (duyệt thời gian đóng bảo hiểm) mình ghi gì trên đây hả chị?
 
Đăng ký BHXH cho NV - Cty mới thành lập.

Đăng ký BHXH cho NV - Cty mới thành lập
Tình hình là mình có người bạn mở Cty từ 2010. Cả năm có hoạt động nhưng chưa có NV nào mua BH.
Nay muốn đăng ký tham gia BHXH cho 02 NV, kế toán và giao hàng. Nhưng thủ tục và biểu mẫu nhiều và phức tạp.
Nhờ Bác Trí và các bạn hướng dẫn cụ thể giúp những thủ tục và biểu mẫu. Xin HD cụ thể.
Cty ở Q. Bình Thạnh. Mức lương mua BH là # 2tr/ tháng.
Cám ơn rất nhiều, xin hậu tạ.
 
Số HS: 101/………………..…../THU-THE
Số HS: 101/……………………../THU-SO


BẢNG KÊ HỒ SƠ
Loại hồ sơ: Đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc

1. Tên đơn vị (hoặc cá nhân):.................................... Mã đơn vị:............
2. Điện thoại:....................................Fax:....................................

STT
|
Loại giấy tờ, biểu mẫu​
|
Số lượng
1​
|
2​
|
3​
|
I | Hồ sơ yêu cầu |
1|Phiếu đăng ký tham gia BHXH (02 bản)|
2|Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc QĐ thành lập có chứng thực (01 bản)|
3|Bản sao quyết định xếp hạng doanh nghiệp (01 bản, nếu có)|
4|Báo cáo khai trình sử dụng LĐ, đã đăng ký với cơ quan quản lý lao động (01 bản chính)|
5|Thang bảng lương, đã đăng ký với cơ quan quản lý lao động (01 bản sao)|
6|Danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu 01a-TBH, 03 bản)|
7|DS điều chỉnh LĐ và mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu 03a-TBH, 03 bản)|
8|HĐLĐ hoặc Quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển….(01 bản bản chính / người)|
II | Đơn vị đăng ký chậm so với giấy phép, hồ sơ bổ sung: |
1|Công văn giải trình lý do chậm đăng ký BHXH cho NLĐ theo quy định (01 bản)|
2| Bảng lương thực tế của đơn vị có ký nhận của NLĐ từ ngày thành lập (Mỗi tháng 01 bản chính) |
3|Phiếu điều chỉnh mức truy đóng BHXH (mẫu 1895-VND) đối với khối doanh nghiệp ngồi nhà nước nộp theo mức lương đồng (nếu có, 02 bản)|
4|Phiếu điều chỉnh mức truy đóng BHXH (mẫu 2631-HS) đối với khối doanh nghiệp nhà nước nộp theo mức lương hệ số (nếu có, 02 bản)|
III | Nếu có lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc :|
1|Giấy xác nhận tham gia BHXH ở nơi khác (NLĐ làm việc ở nhiều đơn vị, 01 bản/ người)|
2|Bản photo thẻ hưu trí (01 bản/người nếu đang nghỉ hưu)|
IV | Đơn vị đã tham gia BHXH tại nơi khác chuyển đến, bổ sung |
1|Thông báo kết quả đóng BHXH của cơ quan BHXH tham gia trước đó (01 bản)|
V|File dữ liệu: Chuyển bằng IMS , bằng USB , bằng email|


Đính kèm các mẫu biểu theo BẢNG KÊ HỒ SƠ Đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc

+ Phiếu đăng ký tham gia BHXH ==> (Tập tin: PDK TGBHXH.doc)
+ Danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu 01a-TBH) ==> (Tập tin: Mau 01a-TBH.xls) Có phần hướng dẫn lập biểu đính kèm
+DS điều chỉnh LĐ và mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu 03a-TBH) ==> (Tập tin: Mau 3a-TBH)
+ Mẫu HDLD (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) + Phụ lục HDLD ==> (Tập tin: mauHDLD và phuluchopdong)
+ Công văn giải trình lý do chậm đăng ký BHXH cho NLĐ theo quy định ==>(Tập tin:CV giai trinh cham DK lan dau.doc)
+ Giấy xác nhận tham gia BHXH ở nơi khác (NLĐ làm việc ở nhiều đơn vị) ==> (Tập tin: CV XN TGBHXH 2noi.doc)
+ Phiếu điều chỉnh mức truy đóng BHXH (mẫu 1895-VND) đối với khối doanh nghiệp ngồi nhà nước nộp theo mức lương đồng (nếu có) ==> (Tập tin: 1895-VND truy theo VND.xls)
+ Phiếu điều chỉnh mức truy đóng BHXH (mẫu 2631-HS) đối với khối doanh nghiệp nhà nước nộp theo mức lương hệ số (nếu có)==> (Tập tin: 2631-HS truytheoheso.xls)

Tại dưới chữ ký của em cũng có các mẫu biểu đấy ạ.

Các mẫu biểu khác:

Báo cáo khai trình sử dụng LĐ, đã đăng ký với cơ quan quản lý lao động, Thang bảng lương, đã đăng ký với cơ quan quản lý lao động. Thầy và các bạn, vui lòng tham khảo thêm tại bài này: Tổng hợp các chủ đề thiết lập thang lương, bảng lương

Chú ý thêm:

+ Về Bảng lương thực tế của đơn vị có ký nhận của NLĐ từ ngày thành lập (Mỗi tháng 01 bản chính), xem Tổng hợp các chủ đề thiết lập thang lương, bảng lương để vận dụng vào thực tế

+ Cách xây dựng HDLD sao cho phù hợp với các bộ Luật Lao động, BHXH, BHYT, Thuế TNCN và Thuế TNDN.

Luật BHXH:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.

5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.


Bộ Luật lao động:

Điều 27(*)

1– Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2– Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3– Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Vận dụng các thông tư mức hỗ trợ tiền cơm trưa cho phù hợp để lập HDLD tính trợ cấp khoản tiền cơm trưa có 2 thời kỳ năm 2010 và 2011 cho phù hợp:

Tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức không vượt quá 620.000 đồng/tháng - Thông tư 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Xem thêm Luật thuế TNDN, thuế TNCN về khoản chênh lệch tiền cơm vượt mức quy định của TT Bộ Lao động ban hành. (Xin phép không có thời gian trích dẫn laị)


Đăng ký BHXH cho NV - Cty mới thành lập
Tình hình là mình có người bạn mở Cty từ 2010. Cả năm có hoạt động nhưng chưa có NV nào mua BH.
Nay muốn đăng ký tham gia BHXH cho 02 NV, kế toán và giao hàng. Nhưng thủ tục và biểu mẫu nhiều và phức tạp.
Nhờ Bác Trí và các bạn hướng dẫn cụ thể giúp những thủ tục và biểu mẫu. Xin HD cụ thể.
Cty ở Q. Bình Thạnh. Mức lương mua BH là # 2tr/ tháng.
Cám ơn rất nhiều, xin hậu tạ.

Mức lương tham gia BHXH là mức lương được ghi tại điều 3 của HDLD, không phải như Thầy trình bày. Do vậy, cần cận trọng thiết lập HDLD sao cho phù hợp với các bộ Luật liên quan.
 

File đính kèm

  • ThuNghi.rar
    91.8 KB · Đọc: 68
Web KT
Back
Top Bottom