Lập thang lương, bảng lương bắt đầu từ đâu ? (Old)

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.

Trần Thị Thanh Mai

Giải bài tập Excel
Tham gia
23/7/08
Bài viết
244
Được thích
890
Em đang out trong việc lập thang bảng lương.
Trước khi trở thành viên của diễn đàn và em có search trong google tìm thấy bài thang bảng lương trong diễn đàn excel nhưng không tài tình nào load về được.
Nay muốn lập thang bảng lương không biết phải bắt đầu từ đâu và phải làm cái chi.

Có những trang diễn đàn khác như nqcenter muốn download thang bảng lương phải trả cho họ chi phí 150.000 đồng. Trong khi em thấy diễn đàn mình đều sẻ chia cho không thật vô cùng quí báu.

Mong các huynh tỉ chỉ cho.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Muội có đọc bài này như huynh chỉ trước khi em trở thành thành viên của diễn đàn excel. Nhưng vẫn không hiểu cách làm. Và muội đã có liên hệ với Bác đã post bài đó nhưng Bác không có trả lời.
Có cách nào cho muội gặp các bác cùng các huynh để chỉ dẫn cho em làm không.
Công Ty em sẵn sàng trả thù lao.

Xin được hậu tạ
 
ok. bạn có thể lấy mẫu từ file đính kèm để tham khảo. chia sẻ giúp nhau nếu biết thôi chứ không lấy thù lao đâu
 

File đính kèm

  • mau he thong thang bang luong.rar
    51.8 KB · Đọc: 7,618
ok. bạn có thể lấy mẫu từ file đính kèm để tham khảo. chia sẻ giúp nhau nếu biết thôi chứ không lấy thù lao đâu

Không Thầy đố mày làm nên. Câu này nó vẫn in sâu vào tìm thức của muội. Biết rằng các bạn đã chỉ dẫn nhiều đường link cho mình đọc và học nhưng mình không tài tình hiểu được cách làm.
Có thể làm lương không phải là sở trường của muội rồi.
Các huynh có cách nào cho mình gặp các huynh để hướng dẫn cho muội làm tốt công việc không ? Muội không muốn học như kiểu con vẹt cứ copy về rồi nhưng chả biết ý nghĩa nó từ đâu cả.
Đọc cái bài của KTTG mù tịt không biết bác ấy lấy và áp các mã số từ đâu ra cả ?
Xếp đốc thúc phải trong tuần này xong cái bảng thang lương mới chết chứ.
Liên hệ với bác KTTG qua địa chỉ mail và DTDĐ của bác ghi trong bài, Bác vô tình sao ấy mà cũng không màn trả lời bắt máy với muội cả. Buồn chán vô biên
Các sư huynh và sư tỉ có cách nào cho em gặp mặt Bác ấy hoặc các sư huynh tỉ để chỉ giáo cho em được không ?
 
trong hệ thống thang bảng lương nó ghi rất chi tiết và cụ thể. Ngoài ra còn có riêng 1 sheet để hướng dẫn rồi đó. Thôi thế này nhé. để mình nói sơ qua 1 chút để bạn dễ tưởng tượng.
Trước hết bạn phải biết đưoợc hiện nay nhà nước quy định mức lương tối thiểu của người lao động trong từng vùng là bao nhiêu. Hiện nay các công ty ngoài quốc doanh đóng trên địa bàn nội thành Hà Nội, Tp. HCM là 620.000đ. Sếp của bạn muốn tính mức lưoơng tối thiểu là bao nhiêu? (tuy nhiên không được nhỏ hơn mức quy định của nhà nước).
Sau đó phải xây dựng được các nhóm chức vụ, công việc ( theo mẫu là 3 nhóm chính). Trong mỗi nhóm đều có những chức danh công việc cụ thể tương ứng với các mã số ở cột kế bên.
Còn bậc/ hệ số lương thì phải do tự đơn vị bạn quy ước thôi. ví dụ trong mẫu, đối với giám đốc có mã Số C.01, hệ số lương bậc 1 là 4.52; lương tối thiểu DN này áp dụng là 620.000 đồng. vị chi lương cơ bản của vị gáim đốc này là khoảng 2.802.000đ. tương tự bạn làm cho các chức danh khác. Còn các bậc lương từ bậc thứ 2 trở đi phải có hệ số lương lớn hơn hệ số lương của bậc trước đó ít nhất là khoảng 5% ( không biết điều này mình nhớ đúng không nữa - bạn có thể hỏi những người biết về kế toán lương).
Chỉ có doanh nghiệp nhà nước, khối hành chính sự nghiệp hoặc các doanh nghiệp áp dụng theo hệ thống thang bảng lưoơng của nhà nước thì mới giống nhau thôi còn các doanh nghiệp khác thì họ tự xây dựng cho riêng mình 1 hệ thống - gần như không giống nhau đâu.
Chịu khó tìm đọc các văn bản hướng dẫn của sở lao động thương binh xã hội để có cơ sở xây dựng thang bảng lương.
 
Chào sư tỉ của đệ,

Đệ nghe tỉ nhắn máy mấy lần nhưng bận họp nên không bắt máy trả lời cho sư tử (tỉ)được.
Như bạn hong gam nói :
Phải biết mình là loại hình doanh nghiệp nào ? Trên cơ sở này bạn áp dụng mức lương tối thiểu nào ?
Ngành nghề ?...

Bạn có thể trình bày vấn đề của bạn chi tiết được không ?
Hiện nay Cty bạn trả lương cho CBNV theo hình thức nào ?
....
Tôi xin giới thiệu bạn gặp Thầy Vũ Ngọc để hướng dẫn cho bạn rõ hơn.
Xin mạn phép Thầy Ngọc cho đệ cung cấp số điện thoại của Thầy để cho sư tỉ này liện hệ với Thầy nhe. Xin được lượng thứ.
DTDD của Thầy Ngọc : 0903744734
-----
P/S : Tôi vừa liên hệ với Thầy Ngọc, hiện Thầy Ngọc đang đi công tác nên không online được. Tối Thầy về sẽ xem và hướng dẫn cho sư tỉ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hướng dẫn xây dựng Hệ thống thang, bảng lương

Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau.

Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy.

Thông thường, số bậc của thang lương và hệ số lương giữa các bậc phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất (mức độ phức tạp công việc, trình độ lành nghề công nhân, yếu tố trách nhiệm, điều kiện lao động).

Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào đó phải được trả cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần.

Bội số thang lương (Bậc thang lương): là sự so sánh giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong một thang lương, hay nói cách khác mức lương công nhân bậc cao nhất cao gấp mấy lần bậc thấp nhất (bậc 1)

Mức lương: là số lương tiền tệ được quy định để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các hệ số trong thang lương.


Xây dựng thang, bảng lương phải đảm bảo nguyên tắc:

- Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo.

- Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất.

- Số bậc, thang lương, bảng lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi, khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các tài năng tích luỹ, kinh nghiệm.

- Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề
hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường
 
Văn bản liên quan + Hồ sơ đăng Ký xây dựng thang, bảng lương

Nghị định số 166/2007/NĐ-CP, 167/2007/NĐ-CP và 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ LĐ-TB&XH sửa đổi khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương.


Mức tiền lương tối thiểu và xây dựng hệ thống thang, bảng lương theo quy định từ ngày 01/01/2008, như sau:

I. Mức lương tối thiểu:
1. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường
2. Đối với các doanh nghiệp khác (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường
Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu theo quy định
3. Mức lương tối thiểu này được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.

II. Xây dựng hệ thống thang, bảng lương:
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động
2. Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:
- Khoảng cách của các bậc lương phải đảm bảo khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích luỹ kinh nghiệm, phát triển các tài năng, chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;
- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tiền lương tối thiểu theo quy định
3. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ LĐ-TB&XH hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương
4. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sơ hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương gồm:
- Công văn đề nghị đăng ký;
- Hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung;
- Văn bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng loại chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương.
- Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp

Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH yêu cầu chặt chẽ về việc xây dựng thang, bảng lương. Theo đó, khoảng cách giữa các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%.
 
Phương thức thanh toán lương (Bài 1)

Các hình thức trả lương:

Thông thường, ở các doanh nghiệp có 3 hình thức trả lương chính là: trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán.

Hình thức trả lương theo thòi gian: là tiền lương được trả căn cứ vào trình độ kỹ thuật và thời gian làm việc của công nhân. Có hình thức tính tiền lương đơn giản theo suất lương cao hay thấp và thời gian làm dài hay ngắn quyết định; lại có hình thức tính tiền lương kết hợp giữa thời gian với tiền khen thưởng khi đạt hoặc vượt chỉ tiêu chất lượng và số lượng.

Hình thức trả lương theo sản phẩm: là việc trả lương cho công nhân (nhóm công nhân) theo số lượng sản phẩm sản xuất ra (đơn vị tính là chiếc, kg, tấn, mét...) thường được phân ra các loại sau:

- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: là tiền lương trả cho từng người công nhân bằng tích số giữa số lượng sản phẩm sản xuất ra với đơn giá.

- Trả lương theo sản phẩm tập thể: áp dụng đối với một số công việc sản xuất theo phương pháp dây chuyền hoặc một số công việc thủ công nhưng có liên quan đến nhiều công nhân.

- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: chỉ áp dụng đối với một số công nhân phục vụ mà công việc của họ có ảnh hưởng lớn đến thành quả lao động của công nhân chính hưởng theo sản phẩm.

- Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: là hình thức trả lương phần sản lượng trong định mức khởi điểm tính theo đơn giá bình thường; phần sản lượng vượt mức khởi điểm sẽ tính theo đơn giá cao hơn.

- Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là trả lương sản phẩm trực tiếp kết hợp với chế độ tiền thưởng.

Hình thức trả lương khoán: cũng là một trong hình thức trả lương theo sản phẩm, áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng chi tiết, bộ phận công việc mà thường giao khối lượng công việc tổng hợp và phải hoàn thành trong một thời gian nhất định.
 
Phương thức thanh toán lương (Bài 2)

Chế độ trả lương ngừng việc: trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Chế độ trả lương trong những trường hợp khác:

- Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động từ doanh nghiệp cũ chuyển sang. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết là khoản nợ trước hết trong thứ tự ưu tiên thanh toán.

- Khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.

- Người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương cho người lao động phải tạm thời nghỉ việc để làm các nghĩa vụ công dân./.
 
Cách áp Mã số ngành nghề theo NĐ 205/2004

Xin được tóm lược các ngành nghề theo
Nghị định của chính phủ Số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 "Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước"

Bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh

Đối tượng áp dụng thang lương 7 bậc (a.1):

Thang lương 7 bậc: áp dụng cho 12 ngành, mỗi ngành có 3 nhóm (I, II, III) ví dụ

1. Du lịch, dịch vụ khác
2. Văn hoá
3. Dược phẩm
4. Chế biến lâm sản
5. Công trình đô thị
6. Cơ khí, điện, điện tử - tin học
7. Kỹ thuật viễn thông
8. Xây dựng cơ bản; vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh
9. Luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc cơ bản
10. Khai thác mỏ lộ thiên
11. In tiền
12. Chỉnh hình

Đối tượng áp dụng thang lương 6 bậc (A.2):

Thang lương 6 bậc: áp dụng cho các ngành sau :
1. Chế biến lương thực, thực phẩm
2. Dệt, thuộc da, giấy, giả da, may
3. Nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản
4. Lâm nghiệp
5. Xăng dầu
6. Dầu khí
7. Khai thác hầm lò


Bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh

Gồm 15 ngành nghề như sau
B.1. Công nhân viên sản xut điện
B.2. Bảng lương thuyền viên và Công nhân viên
tàu vận ti bin, vn ti sông, tàu dch v
dầu khí, tàu cu du khí
B.3. Bảng lương hoa tiêu
B.4. Bảng lương công nhân các trạm đèn sông, đèn biển
B.5. Bảng lương thuyền viên và Công nhân viên tàu công trình, tàu trục vt và cu h, tàu thay thả phao, tàu tìm kiếm cu nn hàng hi
B.6. Bảng lương thuyền viên và công nhân viên tàu thuyn đánh cá, vận chuyn và thu mua cá trên bin, trên sông h
B.7. Bảng lương thợ ln
B.8. Bảng lương công nhân viên hàng không dân dụng
B.9. Bảng lương công nhân viên bưu chính viễn thông
B.10. Bảng lương công nhân viên vận ti đường st
B.11. Bảng lương công nhân viên thương mại
và công nhân bốc xếp
B.12. Bảng lương công nhân lái xe
B.13. Bảng lương nhân viên bán vé, bảo v trt ttại các điểm sinh hot văn hoá công cộng,bến xe, nhà ga, bến cng và bo v
B.14. Bảng lương nhân viên mua, bán vàng, bạc, đá quí và kiểm chn giy bc ti nhà máy in tin
B.15. Bảng lương công nhân viên ngành du lịch, dch v

Ví dụ : Công Ty có tuyển dụng nhân viên lái xe,
Căn cứ Nghị Định hướng dẫn này ta có :
B.12. Bảng lương công nhân lái xe, cụ thể được chia như sau :
1. Xe con, xe tắc xi, xe tải, xe cẩu dưới 3,5 tấn, xe khách dưới 20 ghế
2. Xe tải, xe cẩu từ 3,5 tấn đến dưới 7,5 tấn, xe khách từ 20 ghế đến dưới 40 ghế
3. Xe tải, xe cẩu từ 7,5 tấn đến dưới 16,5 tấn, xe khách từ 40 ghế đến dưới 60 ghế
4. Xe tải, xe cẩu từ 16,5 tấn đến dưới 25 tấn, xe khách từ 60 ghế đến dưới 80 ghế
5. Xe tải, xe cẩu từ 25 tấn đến dưới 40 tấn, xe khách từ 80 ghế trở lên
6. Xe tải, xe cẩu từ 40 tấn trở lên

Lúc bấy giờ nếu tài xế được tuyển chọn để lái xe con, mình ghi mã số như thế này :
Ở cột Mã số trên thang lương, bảng lương ta áp mã số như sau B.12.1
Và cũng có tuyển chọn tài xế xe tải từ 40 tấn trở lên ta ghi mã số B.12.6
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào sư tỉ của đệ,

Đệ nghe tỉ nhắn máy mấy lần nhưng bận họp nên không bắt máy trả lời cho sư tử (tỉ)được.
Như bạn hong gam nói :
Phải biết mình là loại hình doanh nghiệp nào ? Trên cơ sở này bạn áp dụng mức lương tối thiểu nào ?
Ngành nghề ?...

Bạn có thể trình bày vấn đề của bạn chi tiết được không ?
Hiện nay Cty bạn trả lương cho CBNV theo hình thức nào ?
....
Tôi xin giới thiệu bạn gặp Thầy Vũ Ngọc để hướng dẫn cho bạn rõ hơn.
Xin mạn phép Thầy Ngọc cho đệ cung cấp số điện thoại của Thầy để cho sư tỉ này liện hệ với Thầy nhe. Xin được lượng thứ.
DTDD của Thầy Ngọc : 0903744734
-----
P/S : Tôi vừa liên hệ với Thầy Ngọc, hiện Thầy Ngọc đang đi công tác nên không online được. Tối Thầy về sẽ xem và hướng dẫn cho sư tỉ.

Chào bác KTGG cùng sư tỉ, muội!
Xin cáo lỗi cùng bác, hôm qua tới giờ không có điều kiện để online được.
***

Em thì làm trò còn chưa tra trò, huống chi Thầy - thì làm sao làm được!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Các bài hướng dẫn của bác KTGG em nghĩ cũng khá là tận tình và đầy đủ rồi - theo đó đọc 3 lần - ắt sẽ làm được thôi.

Còn nếu muốn làm tắt hoặc cho nhanh, mình cũng có thể share mẫu của mình cho các bạn được (thang bậc lương của mình làm cực kỳ đơn giản).

Vậy nhé, cảm ơn bác KTGG với những chia sẻ bổ ích với GPE!

Thân ái!
 
Không rõ Lý do sao lại có nhiều mức lương tối thiểu ?

Cùng người lao động đi làm việc tại sao Nhà nước lại phân chia có nhiều mức lương tối thiểu áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp, phân theo khu vực địa bàn ???

Tại sao lại có sự phân chia không bình đẳng như thế mặc dầu chúng ta hiện nay đã hòa nhập vào WTO rồi.

Thương cho cán bộ công chức của mình nếu áp dụng mức lương tối thiểu theo Nghị định 166 - 540.000 đồng. Trong khi các lao động khác thì mức lương tối thiểu từ 620.000 đồng đến 1 triệu và có những khoản thưởng như thưởng theo doanh số bán,....
Thương cho công chức của mình làm sao đủ để trang trải chi phí cho gia đình mình đây!!!! Nhất là ngành giáo dục nữa!!!
Có thực mới vực được đạo - Ai đi làm cũng cần ăn no mặc ấm - Không ăn ngon thì ít nhất cũng phải có những buổi cơm đạm bạc như 1 tô canh với ít cà chua (có vitamin C) cùng với dĩa rau muống luộc (chất sắt - Fe ).
(Bó rau muống giá thấp nhất hiện nay cũng 4.000 đồng/bó)
Dù ăn nhiều hay ăn ít cũng phải ăn thế tại sao lại phân ra 3 Nghị định hướng dẫn thực hiện về mức lương tối thiểu như thế.
Mong rằng các nhà làm lương nên xem và ban hành để có chính sách chung cho người lao động.

Giấc mơ tuyệt vời
 
Em cũng đang thắc mắc về cách làm thang lương bảng lương, em ko biết là làm theo mức lương thực nhận hay thấp hơn mức thực nhận? Có ảnh hưởng gì sau này làm bảo hiểm ko ạ?
 
em đọc kỹ bài của bác kế toán già gân ở trang 1 topic này nha. bác ghi rất rõ.
em phải phân biệt được tổng thu nhập, lương cơ bản, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản chi khác nha.
và đương nhiên rồi, tùy theo cách xây dựng hệ thống thang bảng lương, phụ cấp lương để làm căn cứ nộp BHXH, BHYT.
có thể theo địa chỉ này để lấy tài liệu tham khảo của bác kế toán già gân gởi lên
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=7007
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Quy ước về mã số

Tiếp theo bài 12 - Cách áp Mã số ngành nghề theo NĐ 205/2004

Hệ thng thang lương, bảng lương được chia theo 3 nhóm :
1.- Bảng lương chức v qun lý doanh nghip
2.- Bảng lương viên chức chuyên môn, nghip v tha hành, phc v
3.- Bảng lương của công nhân, nhân viên trc tiếp sn xut kinh doanh và phc v

Nói theo kế toán 3 nhóm trên ta có thể hình dung như sau :
Nhóm 1 và 2 : Bộ phận gián tiếp
Nhóm 3 : Bộ phận trực tiếp

Bảng lương chức v qun lý doanh nghip (Mã s C)
+ C.01 – Tổng Giám Đốc / Giám Đốc
+ C.02 – Phó Tổng Giám Đốc / Phó Giám Đốc
+ C.03 – Kế Toán Trưởng
(Có thể tham khảo trang 73 theo Nghị đình 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004)

Bảng lương viên chức chuyên môn, nghip v tha hành, phc v(Mã s D)
+ D.01 – Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp
+ D.02 – Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính
+ D.03 – Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư
+ D.04 – Cán sự, kỹ thuật viên (trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
+ D.05 – Nhân viên văn thư
+ D.06 – Nhân viên phục vụ

(Có thể tham khảo trang 76-> 78 theo Nghị đình 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004)


Bảng lương của công nhân, nhân viên trc tiếp sn xut kinh doanh và phc v(Mã s A và Mã s B)
Mã số A.1 : Có 12 ngành nghề (Xem bài 12)
Mã số A.2 : Có 7 ngành nghề (Xem bài 12)
Mã số B có 15 ngành nghề : Từ B.1 đến B.15 (Xem bài 12)

(Có thể tham khảo trang 04-> 71 theo Nghị đình 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có những công ty không thiết lập thang bảng lương từ trước đến nay chỉ lập bảng lương thanh toán ký 1 và kỳ 2 (kỳ 1 + 2) là số tiền thực thu nhập của người lao động. Nay muốn lập tháng bảng lương không biết phải bắt đầu từ đâu.

Gởi các bạn thang lương, bảng lương được lập nhanh để từ đó xây dựng thang bảng lương.
- Không tính các khoản khen thưởng theo doanh số.
- Phụ cấp tôi xây dựng chung : Phụ cấp sinh hoạt

Các bạn có thể tham khảo file đính kèm - Lưu ý các vùng được tô màu xanh lá cây tương ứng với số lương,hệ số,bậc của người lao động.

Các mã số áp trong thang lương, bảng lương này căn cứ theo Nghị đình 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004) gởi các bạn tham khảo.

Thân
 

File đính kèm

  • Thang bang luong - giaiphapexcel.rar
    71 KB · Đọc: 1,850
Lần chỉnh sửa cuối:
Lương VP

Em không biết kế toán áp dụng theo thang lương nào
Em đính kèm file lương VP cho anh/chị và các bạn tham khảo
 

File đính kèm

  • luongVP.zip
    6.8 KB · Đọc: 1,047
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT
Back
Top Bottom