Hạch toán việc mua chó về làm bảo vệ !?!

Liên hệ QC
Khi đã tranh luận, các bạn nên thẳng thắn, bình đẳng, đừng tạo thành nhóm rồi tự khen chê nhau vậy!

Trước nhất mình xin cám ơn bạn loc008 đã quan tâm công việc của mình vướng mắc, cần xử lý.
Xin thưa với bạn - chắc hẳn bạn cũng đã biết ít nhiều về thành viên trên diễn đàn này. Thật sự mà nói, tất cả anh chị em (thành viên) chúng tôi đều tham luận trên tinh thần xây dựng cùng nhau đóng góp ý kiến, sẻ chia kinh nghiệm học tập lẫn nhau không có ai bài bác 1 vấn đề nào của thành viên mặc dầu thành viên cùng tham luận. Như bạn thấy, từ đầu topic đến khi bạn post bài lên, hầu như thành viên nào cũng đưa ra dẫn chứng - biện luận bảo vệ quan điểm của mình khi xử lý nghiệp vụ và nếu có phản biện trong đó có bạn cũng trên tinh thần xây dựng cùng sẻ chia.
Rất mong bạn luôn đóng góp những ý kiến hữu ích cho diễn đàn
Thân
 
Bác không thể “cải bừa” được, phải dựa vào luật để tranh luận… tại toà các luật sư cũng dựa vào luật pháp, huống chi là chúng ta công dân thời @!

Vâng, cảm ơn bạn đã dựa vào luật. Nếu dựa vào luật thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra : Là phòng vệ chính đángvượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (hoặc cố tình).

Nếu như là phòng vệ chính đáng thì cả Chú Bẹc và người bảo vệ đều không phải bồi thường gì cả (Người bảo vệ đã cảnh báo, Cty đã có biển cảnh báo có chó dữ), nhưng vẫn cố tính xâm nhập, cố tình gây nguy hiểm đến tính mạng con người cũng như tài sản của Cty (ở đây chó là bản năng bảo vệ)

Việc nuôi Chó làm bảo vệ khác hẳn việc cắm điện vào hàng rào nhằm ngăn cản trộm.

Còn nếu là vượt quá phòng vệ chính đáng, hoặc vô cớ gây tai nạn thì khi đó cả người hoặc Chó đều chịu sự chế tài như nhau (Chủ của chó (Cty) sẽ chịu trách nhiệm thay Chó)

Như vậy có nghĩa là, với cùng một trường hợp thì Người Bảo vệ hay Chú Bẹc (đại diện là Chủ Cty) đều chịu chế tài như nhau.

Có nghĩa là không có sự khác nhau giữa việc bảo vệ là NGƯỜI hay bảo vệ là CHÚ BẸC trong việc "có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doang của doanh nghiệp"


Còn như thế nào là Phòng vệ chính đáng thì bạn có thể tìm hiểu thêm :


Theo điều 15 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:


* Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.


* Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.


Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.



Điều luật cũng nhấn mạnh rằng: Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”. Trước đây, Tòa án nhân dân tối cao có nhiều văn bản hướng dẫn về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác liên quan đến việc có phòng vệ chính đáng hay không.
Cụ thể là Chỉ thị số 07 ngày 22/12/1983 có nêu: “Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:
1. Hành vi xâm phạm những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;
3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;
4. Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại…”.

Phòng vệ chính đáng

Cụm từ “tương xứng” của Bộ Luật Hình sự năm 1985 nay được Bộ Luật Hình sự năm 1999 được sử dụng cụm từ “cần thiết”; sự thay thế này với mục đích khắc phục những khó khăn khi xác định những hành vi chống trả ở mức độ nào được coi là “tương xứng” với hành vi xâm hại, nhất là tránh được sự giải thích máy móc là kẻ phạm tội dùng công cụ, phương tiện gì, thì người phòng vệ cũng phải dùng công cụ, phương tiện tương tự. Việc thay thế này là rất phù hợp của người trong cuộc, để khắc phục tâm lý là sự thờ ơ, bàng quan trước những hành vi phạm tội, sợ phiền hà, liên lụy né tránh việc thực hiện quyền phòng vệ chính đáng của mình, có như vậy mới giúp cho mọi công dân chủ động tham gia vào phong trào phòng chống tội phạm.

Phòng vệ chính đáng được hiểu là sự chống trả tích cực của người phòng vệ; được thể hiện ngăn chặn một cách cương quyết ở sự phản công nhất định nào đó đối với kẻ thực hiện hành vi xâm phạm các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Chỉ có sự chống trả tích cực mới có thể bảo đảm ngăn chặn có hiệu quả các thiệt hại do kẻ có hành vi xâm hại có thể gây ra; nếu áp dụng và xử lý đúng, nhận thức đúng các qui định của Bộ Luật Hình sự về phòng vệ chính đáng, thì mới có ý nghĩa, tác dụng trong phòng chống tội phạm hiện nay. Làm được điều này, vấn đề quan trọng là phải xác định đúng đắn trong từng trường hợp cụ thể có hay không phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc lấy cớ phòng vệ chính đáng để thực hiện hành vi phạm tội. Phòng vệ chính đáng là một điều kiện loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi khi có đầy đủ các dấu hiệu mà pháp luật qui định.

Vậy khi xem xét các dấu hiệu về hành vi chống trả có phải là phòng vệ chính đáng hay không, là phải xem xét toàn diện các sự kiện và pháp lý, các tình tiết của vụ án liên quan đến hành vi phạm tội, cũng như liên quan đến hành vi phòng vệ chính đáng. Ví dụ như tính chất nguy hiểm của hành vi xâm hại, những thiệt hại do hành vi xâm hại đã gây ra hoặc có thể gây ra; cũng như tính chất mức độ thiệt hại của hành vi phòng vệ gây ra; phải xem xét các dấu hiệu, hoàn cảnh của sự việc xảy ra; nhân thân và tâm lý của người phòng vệ; hành vi phòng vệ chính đáng được thừa nhận khi có các dấu hiệu:

- Hành vi xâm hại phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng có tính chất nguy hiểm cho xã hội, mọi tội phạm đều là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội. Mọi tội phạm đều là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội; do đó dấu hiệu hợp pháp đầu tiên và quan trọng của phòng vệ chính đáng là hành vi phải có tính nguy hiểm cho xã hội, từ đó là nguyên nhân phát sinh ở công dân quyền phòng vệ chính đáng, quyền này chỉ được thừa nhận khi hành vi rõ ràng là nguy hiểm và xâm hại đến lợi ích được pháp luật bảo vệ, không phụ thuộc vào hành vi có lỗi và có phải là hành vi phạm tội hay không, do người có năng lực hay không có năng lực hành vi thực hiện. Theo nguyên tắc công dân có quyền sử dụng quyền phòng vệ chính đáng, đề chống lại hành vi phạm tội, kể cả hành vi nguy hiểm khác từ người không có năng lực hành vi (ví dụ như bị người tâm thần tấn công hoặc trẻ em...). Mặc dù luật cho phép phòng vệ như vậy; nhưng đối với trẻ em, đối với người tâm thần tấn công, thì vẫn chủ yếu là ngăn chặn bằng mọi cách như né tránh hoặc cần viện đến nhiều người xung quanh ngăn chặn.

Phòng vệ chính đáng chỉ có thể chống trả lại các hành vi nguy hiểm cho xã hội đối với con người thực hiện. Còn tự vệ chống lại hành vi nguy hiểm do súc vật tấn công, thì không phải là trường hợp phòng vệ chính đáng, mà chỉ được coi là tình thế cấp thiết, trừ phi súc vật đó được điều khiển do con người sử dụng làm phương tiện tấn công và hành vi này được coi là hành vi nguy hiểm được coi là phòng vệ chính đáng.

Thực tế các vụ án xảy ra thì công dân chỉ có thể phòng vệ đối với các vụ án do cố ý như giết người, hiếp dâm hoặc cố ý gây thương tích; còn các loại tội phạm khác thì không thể sử dụng quyền phòng vệ chính đáng như chống người thi hành công vụ như công an bắt người phạm tội, chấp hành viên thi hành các bản án...

Quyền phòng vệ chính đáng của công dân bắt đầu xuất hiện mà hành vi xâm hại bắt đầu và sẽ thực hiện, trực tiếp đe dọa các lợi ích được pháp luật bảo vệ và tồn tại cho đến khi hành vi xâm hại kết thúc. Ví dụ như bọn cướp tấn công, đe dọa, thì cần phải phòng vệ ngay khi bọn cướp yêu cầu giao tài sản, nếu không giao sẽ bị giết, chứ không thể đợi đến khi bọn cướp thực hiện lời đe dọa giết, thì lúc này đâu còn thực hiện quyền phòng vệ được nữa. Vì vậy phải xem xét thời điểm bắt đầu và kết thúc hành vi xâm hại cho mỗi trường hợp phòng vệ cụ thể, cần phải xem đầy đủ, toàn diện các tình tiết, các sự kiện, hoàn cảnh xảy ra vụ án...


Như vậy, chỉ được thừa nhận phòng vệ chính đáng phải có sự đe dọa, phải có hành vi xâm hại trực tiếp đến tài sản; còn sự phòng vệ khi chưa có hành vi xâm hại hoặc đã chấm dứt hành vi xâm hại thì không thể coi là phòng vệ chính đáng. Do đó cần phải thận trọng, để tránh phòng vệ quá sớm hoặc phòng vệ quá muộn.
Luật sư Điền Đức Thành


Link

Các ví dụ :
- VD1
- VD2


Thân!

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi xin có một ý kiến về trường hợp này là cho này phải được cấp giấy chứng nhận là chó huấn luyện thì OK, còn lại thì không được.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giả sử công ty hạch toán cái con bec này vào TSCĐ là ok, không biết, khi công ty liên hoan, để phục vụ cho bữa liên hoan, cty làm thịt chú khuyển này, khi đó kế toán hạch toán như thế nào đây ạ? Bởi vì chi phí cho liên hoan cũng là chi phí hợp lý đấy chứ:))
 
Giả sử công ty hạch toán cái con bec này vào TSCĐ là ok, không biết, khi công ty liên hoan, để phục vụ cho bữa liên hoan, cty làm thịt chú khuyển này, khi đó kế toán hạch toán như thế nào đây ạ? Bởi vì chi phí cho liên hoan cũng là chi phí hợp lý đấy chứ:))
Cái này đơn giản mà bạn. Chỉ việc thanh lý TSCĐ đó mà thôi, thủ tục thanh lý tài sản cố định phải tuân thủ theo quy định, ví dụ: lập hội đồng thanh lý tài sản cố định, thẩm định giá trị của con chó đó, kèm theo quyết định "xử" con chó đó của giám đốc, v.v... Đọc thêm dưới chữ ký mình nha!
 
Web KT
Back
Top Bottom