Hạch toán việc mua chó về làm bảo vệ !?!

Liên hệ QC
Mình có liên hệ cán bộ thuế và được CB thuế trả lời là không được đưa vào chi phí vì lý do :

Đã có người bảo vệ thì không có chó và nếu có chó thì không có bảo vệ, mặc dù có hóa đơn GTGT hợp lệ. (Trao đổi qua điện thoại thôi - Chưa làm công văn hỏi chính thức)
(Chó và người khác nhau chứ - chó chẳng qua là công cụ tăng cường hỗ trợ cho công tác bảo vệ - Nếu mua súng, gậy tầm vong cho bảo vệ thì sao ???)

Híc hic Có trời mới biết, ẹc ec (ẹc ẹc - chất giọng của ndu96081631).

Em hổng phải dân kế toán, hổng biết hạch toán hạch văn gì hết. Nhưng đọc bài này, cũng nghiệm được đôi chút... Vậy em hỏi bác Già Gân, lỡ gọi điện rồi sao bác không hỏi luôn: Mua súng, mua gậy tầm vông thì sao? Hạch toán vào cái gì? Chắc chắn là phải được hạch toán chứ phải không ạ ?

Nếu gọi là chi phí cho công cụ (hay gì gì đó, em hổng biết), thì Chó cũng vậy thôi, cứ coi như nó là công cụ hỗ trợ cho bảo vệ. Còn chi phí phát sinh tiếp, như thức ăn cho chó, xà bông tắm cho chó, nhà cho chó, v.v... thì cũng giống như mua đạn cho súng, mua dầu lau súng...

Cũng phải có cách để hạch toán được mấy chú chó này chứ, chẳng lẽ bó tay à...
 
Cũng phải có cách để hạch toán được mấy chú chó này chứ, chẳng lẽ bó tay à...
Việc gì cũng phải có cách giải quyết cả, chả qua mấy ông thấy chuyện này lạ quá. Khó tin nhưng rồi phải tin. Phần thì CB Thuế Chưa được hướng dẫn của Tổng Cục Thuế - Bộ tài Chính nên họ chỉ trả lời qua loa không nghiên cứu chế độ nhằm tránh lãnh đạn.

Nhỡ chưa hạch toán xin được đóng góp 2 bẹc vào Offline tại "trại rắn" quận 7: 16 giờ thứ Bảy 20/9/2008
 
Đấy, các bác thấy chưa, đừng có nghe cán bộ thuế hướng dẫn về kế toán, không được đâu ạ.

Thứ nhất, cái lý luận: đã có bảo vệ (ý nói người đấy ạ) thì không có chó và có chó thì không có bảo vệ (người) là cùn. Chẳng lẽ cơ quan thuế có quyền chỉ định cho Công ty đã dùng cái này thì không được dùng cái kia? Công ty em giàu, thuê cả người và mua cả chó về để bảo vệ cho nó hoành tráng. Giám đốc em là người ưa hình thức, không lẽ ban ngày khách đến giao dịch lại để cho chó tiếp xúc với khách đầu tiên; và chó thì đâu biết ghi vé xe, trông xe đâu. Kế toán trưởng em là người cẩn thận, thuê người để bảo vệ ban đêm thì không yên tâm lắm vì lỡ họ ngủ say thì làm sao đánh hơi được như chó chứ! Em lấy vài ví dụ cho vui để chứng minh rằng cái lý do không cho hạch toán của cán bộ thuế rất chi là vớ vỉn.

Thứ hai, em xin khẳng định là chó mua về để bảo vệ công ty thì sẽ hạch toán kế toán. Con chó này giá trị 40 triệu đồng thì sẽ hạch toán vào tài sản cố định hữu hình, tiểu khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; trích khấu hao theo khung từ 4 - 15 năm. Khi đã xác định được như thế rồi thì các chi phí, thu nhập liên quan đến nó các bác hạch toán tương tự như đối với tài sản cố định khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đấy, các bác thấy chưa, đừng có nghe cán bộ thuế hướng dẫn về kế toán, không được đâu ạ.

Thứ nhất, cái lý luận: đã có bảo vệ (ý nói người đấy ạ) thì không có chó và có chó thì không có bảo vệ (người) là cùn. Chẳng lẽ cơ quan thuế có quyền chỉ định cho Công ty đã dùng cái này thì không được dùng cái kia? Công ty em giàu, thuê cả người và mua cả chó về để bảo vệ cho nó hoành tráng. Giám đốc em là người ưa hình thức, không lẽ ban ngày khách đến giao dịch lại để cho chó tiếp xúc với khách đầu tiên; và chó thì đâu biết ghi vé xe, trông xe đâu. Kế toán trưởng em là người cẩn thận, thuê người để bảo vệ ban đêm thì không yên tâm lắm vì lỡ họ ngủ say thì làm sao đánh hơi được như chó chứ! Em lấy vài ví dụ cho vui để chứng minh rằng cái lý do không cho hạch toán của cán bộ thuế rất chi là vớ vỉn.

Thứ hai, em xin khẳng định là chó mua về để bảo vệ công ty thì sẽ hạch toán kế toán. Con chó này giá trị 40 triệu đồng thì sẽ hạch toán vào tài sản cố định hữu hình, tiểu khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; trích khấu hao theo khung từ 4 - 15 năm. Khi đã xác định được như thế rồi thì các chi phí, thu nhập liên quan đến nó các bác hạch toán tương tự như đối với tài sản cố định khác.
Cảm ơn chị Tú Anh. Khẳng định của chị một lần nữa chứng minh lời em giải bày tại đây:
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showpost.php?p=99343&postcount=10

Là hoàn toàn có cơ sở pháp lý! Chân thành cảm ơn.
 
Vì nó có thể sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, các chi phí lại có thể là lớn như :
  • thức ăn
  • chăm sóc
  • chuồng
  • tiện nghi cho chó
  • bác sĩ khám định kỳ
  • chữa bệnh
  • phòng bệnh
  • sinh nở
  • huấn luyện
  • gây thương tích cho người
  • Gây hư hỏng tài sản (của Công ty và người khác)
  • Có dịch chó dại và phải tiêu hủy
  • …………………..
Đây là các chi phí có thật và có thể lên đến hàng trăm triệu đồng (gấp nhiều lần giá trị con chó). Vì vậy trước khi hạch toán mình nghĩ cứ nên hỏi Thuế cho rõ ràng, nếu có bằng văn bản thì tốt nhất.

Các cụ ngày xưa chỉ đơn giản nghĩ về con trâu con bò, với các chi phí kèm theo rất ít. Nay với con chó, ngày mai con chim họa mi, ngày mốt là đàn ngỗng (ngỗng làm bảo vệ rất tốt vì khả năng nghe tiếng động của nó) . . . . thì làm sao đây ??

Các con vật này sẽ phải kèm theo các chi phí rất lớn, cho nên mình nghĩ rằng cần xem lại.

Nếu không, qua được 40tr là qua luôn cả 400tr phí kèm theo. Nếu vậy thì thích quá--=0--=0


Thân!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đấy, các bác thấy chưa, đừng có nghe cán bộ thuế hướng dẫn về kế toán, không được đâu ạ.

Thứ nhất, cái lý luận: đã có bảo vệ (ý nói người đấy ạ) thì không có chó và có chó thì không có bảo vệ (người) là cùn. Chẳng lẽ cơ quan thuế có quyền chỉ định cho Công ty đã dùng cái này thì không được dùng cái kia? Công ty em giàu, thuê cả người và mua cả chó về để bảo vệ cho nó hoành tráng. Giám đốc em là người ưa hình thức, không lẽ ban ngày khách đến giao dịch lại để cho chó tiếp xúc với khách đầu tiên; và chó thì đâu biết ghi vé xe, trông xe đâu. Kế toán trưởng em là người cẩn thận, thuê người để bảo vệ ban đêm thì không yên tâm lắm vì lỡ họ ngủ say thì làm sao đánh hơi được như chó chứ! Em lấy vài ví dụ cho vui để chứng minh rằng cái lý do không cho hạch toán của cán bộ thuế rất chi là vớ vỉn.

Không quơ đũa cả nắm được nhé em. Nếu cán bộ thuế không biết kế toán thì làm sao họ đi quyết toán? )(&&@@

Thứ hai, em xin khẳng định là chó mua về để bảo vệ công ty thì sẽ hạch toán kế toán. Con chó này giá trị 40 triệu đồng thì sẽ hạch toán vào tài sản cố định hữu hình, tiểu khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; trích khấu hao theo khung từ 4 - 15 năm. Khi đã xác định được như thế rồi thì các chi phí, thu nhập liên quan đến nó các bác hạch toán tương tự như đối với tài sản cố định khác.

Dòng màu đỏ anh đồng ý với em.;;;;;;;;;;;

Mình có liên hệ cán bộ thuế và được CB thuế trả lời là không được đưa vào chi phí vì lý do :

Đã có người bảo vệ thì không có chó và nếu có chó thì không có bảo vệ, mặc dù có hóa đơn GTGT hợp lệ. (Trao đổi qua điện thoại thôi - Chưa làm công văn hỏi chính thức)
(Chó và người khác nhau chứ - chó chẳng qua là công cụ tăng cường hỗ trợ cho công tác bảo vệ - Nếu mua súng, gậy tầm vong cho bảo vệ thì sao ???)

Bác nói chơi hay nói giỡn vậy bác? Ông nào ở thuế mà trả lời trên trời thế? Mà cái này bác chỉ alo thôi mà, bác cứ gửi công văn lên đi, khắc sẽ có câu trả lời.--=0
 
Thứ hai, em xin khẳng định là chó mua về để bảo vệ công ty thì sẽ hạch toán kế toán. Con chó này giá trị 40 triệu đồng thì sẽ hạch toán vào tài sản cố định hữu hình, tiểu khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; trích khấu hao theo khung từ 4 - 15 năm. Khi đã xác định được như thế rồi thì các chi phí, thu nhập liên quan đến nó các bác hạch toán tương tự như đối với tài sản cố định khác.
Dòng màu đỏ anh đồng ý với em.;;;;;;;;;;;
Hạch toán như thế là không ổn rùi. Tại sao lại đưa vào TSCĐ nhỉ.
Xin vui lòng trích dẫn thông tư. Tôi không rõ bạn làm công tác gì nhưng nếu bạn là cán bộ thuế trả lời như thế cũng chưa chuẩn.
Hãy xem Nghị định 24 và Thông Tư 134.
 
Cho mình hỏi lại :
- Nếu được hạch toán chi phí mua chó này, thì các chi phí kèm theo (có thể gấp 10 lầ giá trị con chó) có được cho vào chi phí như bình thường không ??

Thử liệt kê nhé :

  • thức ăn : 50.000đ/ ngày
  • chăm sóc : 1.000.000/tháng
  • chuồng : 9.000.000 đ
  • tiện nghi cho chó : dây, vòng, rọ, chíp . .: 5tr đồng/năm
  • bác sĩ khám định kỳ : 800.000 đ/tháng
  • chữa bệnh : 5.000.000/năm
  • phòng bệnh : 5.000.000/năm
  • sinh nở : 5.000.000/5 năm
  • huấn luyện : 2.500.000/tháng/3tháng/năm
  • gây thương tích cho người : 5.000.000/vụ
  • Gây hư hỏng tài sản (của Công ty và người khác) : 5.000.000/vụ
  • Bảo hiểm : 2.000.000 đ/năm
  • Có dịch chó dại và phải tiêu hủy : đi tong luôn
  • …………………..
Và còn nhiều khoản khác nữa.

Chắc hạch toán chi phí quản lý bình thường phải không ??


Thân!
 
Hạch toán như thế là không ổn rùi. Tại sao lại đưa vào TSCĐ nhỉ.
Xin vui lòng trích dẫn thông tư. Tôi không rõ bạn làm công tác gì nhưng nếu bạn là cán bộ thuế trả lời như thế cũng chưa chuẩn.
Hãy xem Nghị định 24 và Thông Tư 134.

Bác xem bài 10 topic này sẽ rõ, dẫn chứng bằng quyết định 206/2003 của Bộ Tài Chính.
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showpost.php?p=99343&postcount=10
 
Cho mình hỏi lại :
- Nếu được hạch toán chi phí mua chó này, thì các chi phí kèm theo (có thể gấp 10 lầ giá trị con chó) có được cho vào chi phí như bình thường không ??

Thử liệt kê nhé :

  • thức ăn : 50.000đ/ ngày
  • chăm sóc : 1.000.000/tháng
  • chuồng : 9.000.000 đ
  • tiện nghi cho chó : dây, vòng, rọ, chíp . .: 5tr đồng/năm
  • bác sĩ khám định kỳ : 800.000 đ/tháng
  • chữa bệnh : 5.000.000/năm
  • phòng bệnh : 5.000.000/năm
  • sinh nở : 5.000.000/5 năm
  • huấn luyện : 2.500.000/tháng/3tháng/năm
  • gây thương tích cho người : 5.000.000/vụ
  • Gây hư hỏng tài sản (của Công ty và người khác) : 5.000.000/vụ
  • Bảo hiểm : 2.000.000 đ/năm
  • Có dịch chó dại và phải tiêu hủy : đi tong luôn
  • …………………..
Và còn nhiều khoản khác nữa.

Chắc hạch toán chi phí quản lý bình thường phải không ??


Thân!
Bác Bab ơi! Đến người còn không được như vậy, huống hồ là Chó.
 
Bác Bab ơi! Đến người còn không được như vậy, huống hồ là Chó.

Đúng là người không như vậy, nhưng chó lại được đấy.
Người thì chủ động, còn chó thì lại phụ thuộc. Vì vậy việc đáp ứng các nhu cầu cho con chó là có thể xảy ra (và đã xảy ra nếu là chó ở nhà).

Bác bảo vệ bị đau ốm thì cùng lắm là được chút ít tiền bảo hiểm, nhưng con chó thì lại được thanh toán hoàn toàn.

Con chó này không ăn cơm được, nó phải ăn thịt cơ, và phải thịt không qua nấu lại của bữa trước.

Việc tiêm phòng của người lao động do họ tự trả, còn của con chó thì phải do người chủ trả chứ, nó thì lấy tiền đâu để trả.

Con người còn có lương, chứ chó thì làm sao có, vì vậy mọi khoản chi phí phát sinh cho chó thì ai thanh toán đây ?? Chắc chắn phải là Công ty rồi.

Các vấn đề khác cũng vậy.

Có thể có ý này ý khác, tuy nhiên nó hợp lý và hợp lệ mà.

Vậy thì có được hạch toán không nhỉ ??

Thân!
 
Sao lại giống trường hợp của công ty mình thế nhĩ? Trường hợp này mình cũng đã post bài bên WKT Box.. Thư giãn --=0 --=0 Công ty mình thì nuôi mèo, để đuổi chuột. Chuột quá nhiều, cắn phá hồ sơ, cáp internet..

Nghỉ 1 cách đơn giản, việc mua chó (hay bất cứ một loại sản phẩm DV nào) phục vụ cho SXKD của DN thì đương nhiên đó là chi phí. Luật pháp không quy định/can thiệp quá chi tiết vào việc này.
Nhìn dưới góc độ kế toán, việc bỏ tiền ra (tài sản) đổi lại SP DV mang về phải là:
Tài sản ngắn/dài hạn, hoặc là chi phí. Chắc chắn phải thế! Nếu hạch toán hết vào chi phí thì không đúng bởi 2 lý do:
- Không mang lại lợi ích trực tiếp, rõ ràng.
- Giá trị khai thác, sử dụng kéo dài
Vậy chỉ có hạch toán vào tài sản, vậy TS chỉ có: Tài sản hay la Phải thu
Phải thu chắc chắn không phải, bởi phải thu thường phải xác định đối tượng thu, thời hạn v...v
Vậy chỉ còn hạch toán vào tàn sản: Hoặc là CCDC, Chi phí chờ PB hoặc TSCĐ
CCDC là khái niệm xác định những tài sản chưa đem ra sử dụng, nhưng con chó này đem "xài" ngay, xếp nó vào CCDC không phù hợp.
Vậy chỉ còn lại là chi phí chờ phân bổ hoặc TSCĐ mà thôi.
Xét con chó có đủ chuẩn mực ghi nhận TSCĐ hay không:
1. Có thể thu lợi trong tương lai (cái này DN biết), rất dễ, nếu việc mua con chó làm giảm đi 1 khoản tiền thuê người bảo vệ.. thì rõ ràng nó có lợi ích.
2. Nguyên giá xác định được: Có hóa đơn rõ ràng mà!!
3. Thời gian sử dụng hơn 1 năm (trừ khi chủ DN là thành viên CFC)
4. Có giá trị lớn: 40tr khá lớn rồi
5. Xác định được chủ sở hữu: Con chó rõ phải có sổ sách số má đàng hoàng đó nha.

Phân tích dài dòng thế thôi, con chó rõ là TSCĐ của DN, nhưng chi phí khấu hao của nó có được xem là chi phí khấu trừ thuế TNDN hay không thì sẽ có nhiều quan điểm!! Chuyện này thì phải xem quan điểm mọi người thế nào, mình cùng phản biện lại tất cả xem.
 
Vì nó có thể sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, các chi phí lại có thể là lớn như : ...

Đây là các chi phí có thật và có thể lên đến hàng trăm triệu đồng (gấp nhiều lần giá trị con chó). Vì vậy trước khi hạch toán mình nghĩ cứ nên hỏi Thuế cho rõ ràng, nếu có bằng văn bản thì tốt nhất.

Các con vật này sẽ phải kèm theo các chi phí rất lớn, cho nên mình nghĩ rằng cần xem lại.

Nếu không, qua được 40tr là qua luôn cả 400tr phí kèm theo. Nếu vậy thì thích quá--=0--=0


Thân!
Anh ạ, đối với những chi phí đã phát sinh của doanh nghiệp thì đều phải được hạch toán kế toán đầy đủ, không được bỏ ngoài sổ sách kế toán. Trong số toàn bộ những chi phí phát sinh đã hạch toán đó sẽ có một số chi phí không được đưa vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì mình sẽ phải tự loại ra khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp chứ không phải loại ra khi hạch toán kế toán. Chi phí để hạch toán kế toán sẽ khác với chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, chẳng phải hỏi bác thuế nào cả, chi phí phát sinh của doanh nghiệp cứ thế mà hạch toán kế toán, còn thuế loại ra chi phí nào khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì dựa vào nội dung của chi phí đó có quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp là phải loại ra chứ không phải là chi phí đó có số tiền nhiều hay ít.

Không quơ đũa cả nắm được nhé em. Nếu cán bộ thuế không biết kế toán thì làm sao họ đi quyết toán?
Em chỉ nói là đừng có nghe họ hướng dẫn hạch toán kế toán thôi vì có thể họ biết về kế toán nhưng chắc gì đã sâu và đảm bảo hướng dẫn doanh nghiệp làm đúng? Mà cán bộ thuế có chức năng và nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp hạch toán kế toán không anh?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Anh ạ, đối với những chi phí đã phát sinh của doanh nghiệp thì đều phải được hạch toán kế toán đầy đủ, không được bỏ ngoài sổ sách kế toán. Trong số toàn bộ những chi phí phát sinh đã hạch toán đó sẽ có một số chi phí không được đưa vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì mình sẽ phải tự loại ra khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp chứ không phải loại ra khi hạch toán kế toán. Chi phí để hạch toán kế toán sẽ khác với chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, chẳng phải hỏi bác thuế nào cả, chi phí phát sinh của doanh nghiệp cứ thế mà hạch toán kế toán, còn thuế loại ra chi phí nào khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì dựa vào nội dung của chi phí đó có quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp là phải loại ra chứ không phải là chi phí đó có số tiền nhiều hay ít.
?

Thế với những chi phí kể trên thì có cái nào bị loại ra không ??
Mình nghĩ không thể loại cái nào ra được nếu đã công nhận nó (chú Bẹc thân yêu)

Tất cả các chi phí trên nhằm bảo vệ chú Bẹc (Tài sản của Cty), Tính mạng và Tài sản của người khác (chó cũng thuộc nguồn nguy hiểm cao độ), nâng cao nghiệp vụ và khả năng của chó . . .

Còn cái vụ Cadafi nói :
Khi Chó đẻ, các chi phí liên quan đến việc có được chó con như: thuê bác sĩ đỡ đẻ cho Chó, mua sữa cho chó con uống, v.v.... hạch toán vào Tài khoản 241 - Chi phí xây dựng cơ bản.

Thì cái chi phí phối giống có được cho vào chi phí hợp lý hợp lệ không ??
Vì công nhận đầu ra thì phải công nhận đầu vào chứ !--=0

Thân!
 
Xét con chó có đủ chuẩn mực ghi nhận TSCĐ hay không:
1. Có thể thu lợi trong tương lai (cái này DN biết), rất dễ, nếu việc mua con chó làm giảm đi 1 khoản tiền thuê người bảo vệ.. thì rõ ràng nó có lợi ích.

Dựa vào cái này thì . . . chết. Mua chó về là nâng cao khả năng không bị mất trộm, bảo vệ tài sản của Công ty chứ không là cho bác bảo vệ nghỉ. (Bác ấy là bà con với Chủ tịch HĐQT mà)

3. Thời gian sử dụng hơn 1 năm (trừ khi chủ DN là thành viên CFC)

Vào tay bác SA, bác Duyệt với thư ký hội thì đúng là . . toi thật.

4. Có giá trị lớn: 40tr khá lớn rồi

Nếu em mua khi còn nhỏ và chỉ có 4tr/chú Bẹc con thì sao ??

5. Xác định được chủ sở hữu: Con chó rõ phải có sổ sách số má đàng hoàng đó nha.

Không dám không dám, ai dám tranh vụ này thử chìa mông ra thử xem, chủ thì nó vẫy đuôi, còn không phải chủ thì . . .đi luôn một mảng thịt mông!!$@!!!$@!!

Phân tích dài dòng thế thôi, con chó rõ là TSCĐ của DN, nhưng chi phí khấu hao của nó có được xem là chi phí khấu trừ thuế TNDN hay không thì sẽ có nhiều quan điểm!! Chuyện này thì phải xem quan điểm mọi người thế nào, mình cùng phản biện lại tất cả xem.

Rất đồng ý.

Thân!

P/S : Bang chủ luyện công ở đâu mà giờ mới thấy vậy. Phạt đấy nhé. Mai Offline nhé.
 
Trước nhất xin cám ơn admin,smod và các mod không xóa bài này và không remove vào recycle bin (Bài vi phạm nội qui). Tuy vậy cũng có nhiều smod,mod cho rằng đây là bài spam có thể đưa vào box thư giãn hoặc loại trừ hẳn bài này ra. (Có thể có nhiều quan điểm khác nhau từ các anh chị trong BQT).

....hay va thú vị đấy chứ. Thích cái lối tranh luận gay gắt, nhưng Logic của tất cả các bạn. Cám ơn nhiều

Vụ này công nhận là relax, nhưng mà thực sự là có những lập luận hay đấy (sử dụng biện pháp so sánh trong biện luận). Rất đáng để học tập.

Anh chị handung107, hai2hai rất khó mà vẫn cho rằng đây là đề tài nên thảo luận cho các tình huống của công tác kế toán

Và mình cũng không quên gởi lời cám ơn đến các thành viên đóng góp ý kiến, phản biện cho chi phí phát sinh này.

Trong thực tế có những chi phí của công ty phát sinh mà người làm công tác kế toán chưa nắm bắt được để đưa vào đâu, có nên hạch toán hay loại trừ dẫn đến bở ngỡ, lúng túng. Nên đã mạo muội đưa ra các tình huống kế toán để được tư vấn, trợ giúp.

Xuất phát từ quan điểm kế toán (luật kế toán) cùng với luật thuế hiện hành.
- Các chi phí phát sinh của DN đều phải phản ánh và ghi nhận đầy đủ (Luật kế toán)
- Loại trừ các chi phí không tham gia trực tiếp vào SXKD - không tạo doanh thu. (Luật thuế TNDN)

Pháp luật là dựa vào cuộc sống để đề ra các nguyên tắc, các quy định các chế tài. Khi có một luật mới ra đời thì có nghĩa là : Đã có những sự việc hiện tượng trong cuộc sống mà chưa được luật hóa hoặc đã được luật hóa nhưng chưa phù hợp, vì vậy cần phải thêm hoặc thay đổi.
Cuộc sống luôn là gốc rễ của luật pháp, điều này ai cũng biết. Vì vậy luật pháp luôn đi sau cuộc sống (dù ít hay nhiều) là điều dĩ nhiên
Thân!

Tôi tâm đắc và đồng ý vấn đề của Mr Okebab đặt ra.

Quá nhút nhát và thường hay mắc cỡ (tuy lớn tuổi nhưng vẫn còn mắc cỡ) nên có những việc không tùy tiện, mạnh dạn xử lý các tình huống mà mình chưa nắm nên có hỏi phòng hỗ trợ DN từ Cục đến Chi Cục. Khi mình đưa câu hỏi lên cả phòng ai cũng bật cười với câu hỏi của mình, cho rằng chuyện đùa. (Có nhiều CB thuế không mạnh dạn trả lời ngay lại đẩy qua phòng nghiệp vụ)

Trả lời : Theo luật thuế TNDN, các chi phí không trực tiếp tham gia vào quá trình SXKD và không tạo doanh thu thì loại phải trừ.

----

Ý kiến riêng của tôi; nếu luật thuế TNDN có bổ sung sửa đổi, thông tư hoặc công văn hướng dẫn
- CP mua "chó Bẹc" về làm bảo vệ - được chấp nhận chi phí hợp lý hợp lệ
Không hạch toán vào TSCĐ. Nên hạch toán vào chi phí chờ phân bổ dân.

Lý do - theo biện luận của
Vì nó có thể sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, các chi phí lại có thể là lớn như :
  • thức ăn
  • chăm sóc
  • chuồng
  • tiện nghi cho chó
  • bác sĩ khám định kỳ
  • chữa bệnh
  • phòng bệnh
  • sinh nở
  • huấn luyện
  • gây thương tích cho người
  • Gây hư hỏng tài sản (của Công ty và người khác)
  • Có dịch chó dại và phải tiêu hủy
  • …………………..
Đây là các chi phí có thật và có thể lên đến hàng trăm triệu đồng (gấp nhiều lần giá trị con chó). Vì vậy trước khi hạch toán mình nghĩ cứ nên hỏi Thuế cho rõ ràng, nếu có bằng văn bản thì tốt nhất.
Thân!

Các chi phí PS này có thể hạch toán thẳng vào chi phí, còn hạch toán vào TSCĐ cho 2 con bẹc "40 T" dẫn đến chi phí bảo dưỡng TSCĐ (nuôi ăn,..) có khi lớn hơn nguyên giá ban đầu của nó nữa. Thanh lý TSCĐ khi nó "toi" -> chi phí bất thường hoặc thu nhập khác (sinh con đẻ cháu,.... mà DN có chức năng kinh doanh "chó" đâu ???). Rất mệt mỏi.
Còn đưa vào chi phí phân bổ dần gọn nhẹ hơn

Vài hàng cùng thảo luận.

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hạch toán như thế là không ổn rùi. Tại sao lại đưa vào TSCĐ nhỉ.
Xin vui lòng trích dẫn thông tư. Tôi không rõ bạn làm công tác gì nhưng nếu bạn là cán bộ thuế trả lời như thế cũng chưa chuẩn.
Hãy xem Nghị định 24 và Thông Tư 134.

- Nghị định 24 và thông tư 134 không hướng dẫn hay quy định việc hạch toán chị ơi, đưa nó vào đây làm chi nhỉ. Chỉ áp dụng nó khi tính chi phí hợp lý mà thôi.

- Em chỉ là 1 thằng kế toán bình thường thôi, vì vậy khi bài viết có sai thì cũng mong mọi người bỏ thứ cho, học hỏi là mục tiêu chính mà.;;;;;;;;;;;

Nguyen Tu Anh đã viết:
Em chỉ nói là đừng có nghe họ hướng dẫn hạch toán kế toán thôi vì có thể họ biết về kế toán nhưng chắc gì đã sâu và đảm bảo hướng dẫn doanh nghiệp làm đúng? Mà cán bộ thuế có chức năng và nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp hạch toán kế toán không anh?

- Em này, chẳng lẽ khi DN lên phòng TTHT hỏi nghiệp vụ thuế, sau đó sẵn tiện hỏi luôn về cách hạch toán, cán bộ thuế phải phát biểu: quý DN nên liên hệ Vụ kế toán để biết thêm chi tiết sao?

- Phòng TTHT lập ra nhằm giải đáp thắc mắc về pháp luật đối với đơn vị miễn phí và tất nhiên khi DN làm cũng phải cân nhắc xem đã chính xác hoàn toàn chưa. Đâu phải TTHT nói cái gì là làm theo cái đó. Muốn gì thì cứ giấy tờ rành mạch cho nó chắc.

Adam_tran đã viết:
Nghỉ 1 cách đơn giản, việc mua chó (hay bất cứ một loại sản phẩm DV nào) phục vụ cho SXKD của DN thì đương nhiên đó là chi phí. Luật pháp không quy định/can thiệp quá chi tiết vào việc này.

Nếu em nói như thế, anh ví dụ thế này: ở Bình Dương ông Pacific đang nuôi 1 bầy cọp, mặc dù đầu vào mua không tính, nhưng bi giờ ông đưa bầy cọp đó làm nhiệm vụ cảnh giới cho Cty, vậy các chi phí để nuôi bầy cọp đó mình có cho nó vào chi phí được không? Thuế sẽ chấp nhận khoản này vào chi phí hợp lý hay không?--=0

Hihi, câu chuyện con bẹc này vui nhỉ. Nếu chuyện này mà thành công thì sau này các DN sẽ mua cả sở thú về làm nhiệm vụ cảnh giới thôi. Chắc mình chuyển nghề qua kinh doanh mấy con vật này thôi, lãi chắc.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình thấy bài số 10 đã viết rồi, nhưng có lẽ bài này nằm trong mục Giao lưu thư giãn nên ...

206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 đã viết:
1. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình:
Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
d. Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
...
Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
...
Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan.
Nhiệm vụ của bạn là chứng minh chú BẸC thỏa mãn 4 điều kiện nêu trên.
Còn thức ăn, chi phí chăm sóc ... cho chú BẸC tôi thấy nên so sánh với chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng cho xe Ôtô, không đổ xăng cho xe, liệu xe có chạy được không?!
 
Ủa vậy cái vụ chú bẹc này ngã ngũ đến đâu rồi? cuối cùng có được hạch toán vào TSCD hay không?
 
Đấy, các bác thấy chưa, đừng có nghe cán bộ thuế hướng dẫn về kế toán, không được đâu ạ.

Thứ nhất, cái lý luận: đã có bảo vệ (ý nói người đấy ạ) thì không có chó và có chó thì không có bảo vệ (người) là cùn. Chẳng lẽ cơ quan thuế có quyền chỉ định cho Công ty đã dùng cái này thì không được dùng cái kia? Công ty em giàu, thuê cả người và mua cả chó về để bảo vệ cho nó hoành tráng. Giám đốc em là người ưa hình thức, không lẽ ban ngày khách đến giao dịch lại để cho chó tiếp xúc với khách đầu tiên; và chó thì đâu biết ghi vé xe, trông xe đâu. Kế toán trưởng em là người cẩn thận, thuê người để bảo vệ ban đêm thì không yên tâm lắm vì lỡ họ ngủ say thì làm sao đánh hơi được như chó chứ! Em lấy vài ví dụ cho vui để chứng minh rằng cái lý do không cho hạch toán của cán bộ thuế rất chi là vớ vỉn.

Thứ hai, em xin khẳng định là chó mua về để bảo vệ công ty thì sẽ hạch toán kế toán. Con chó này giá trị 40 triệu đồng thì sẽ hạch toán vào tài sản cố định hữu hình, tiểu khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; trích khấu hao theo khung từ 4 - 15 năm. Khi đã xác định được như thế rồi thì các chi phí, thu nhập liên quan đến nó các bác hạch toán tương tự như đối với tài sản cố định khác.


Khi đã tranh luận, các bạn nên thẳng thắn, bình đẳng, đừng tạo thành nhóm rồi tự khen chê nhau vậy!Trở lại vấn đề, vì bác gân không nói rõ nên có 3 trường hợp xảy ra1/Chó mua về làm bảo vệ an ninh cuộc sống,phòng chống tội phạm của lực lượng đặc nhiệm ở cơ quan cảnh sát; chó ở đây sẽ được huấn luyện thành chiến sĩ…nên tất nhiên là được!2/Chó mua về đối với các DN,Cty chuyên về nông nghiệp (nông nghiệp có 3 ngành chính : trồng trọt,chăn nuôi,chế biến…),mua về để nuôi đẻ, hay kinh doanh thì tất nhiên là được.Khi nuôi đẻ : chi phí mua ban đầu(40tr) đưa vào TSCĐ, trích khấu hao dần, các chi phí liên quan đến thức ăn,thuốc,tiền lương người chăm sóc… đưa vào cp tính giá thành,căn cứ đó tính ra giá bán….Khi mua về kinh doanh (mua về rồi bán lại) xem chó như hàng hoá đưa vào TK 156Lưu ý : TK 2115 chỉ dùng cho DN,Cty hoạt động trong nông nghiệp, các ngành khác không có TK này!2115: cây lâu năm (cà phê,ca cao,cao su…)2115: súc vật làm việc (bò,trâu…)2115:súc vật cho sản phẩm (bò,gà,heo,ong,cá…)3/DN,Cty sản xuất kinh doanh khác (không phải trong ngành nông nghiệp) thì không được tính,bạn không thể đưa vào chi phí(vì không liên quan đến hoạt động kinh doanh của cty bạn), hay TSCĐ được!giả sử bạn đưa vào TSCĐ,trích khấu hao khi nộp BCTC cho cơ quan thuế,họ xem thuyết minh BCTC chắc chắn họ sẽ loại TSCĐ này ra liềnvà cuối cùng ngoài lề 1 chút nhưng không thể thiếu: Bác Mr Okebab hỏi trộm vào lấy ăn cướp bảo vệ đánh trả, lái xe công ty tông chết người cơ quan đền!tất nhiên là đền rồi, nhưng cơ quan chỉ hỗ trợ 1 phần chi phí đền , nhưng chi phí đó là cp ngoài sổ sách,không thể đưa vào cp hoạt động của công ty được, vì không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty; giả sử người bảo vệ hay lái xe công ty nếu chẳng may gây tai nạn chết người thì họ là người chịu trách nhiệm bồi thường chính và chịu hình phạt theo luật hình sự…Bác không thể “cải bừa” được, phải dựa vào luật để tranh luận… tại toà các luật sư cũng dựa vào luật pháp, huống chi là chúng ta công dân thời @!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom