Cách tính tiền trợ cấp thai sản

Liên hệ QC
uhm. Cảm ơn bạn. Mình hỏi thêm với. Cái tờ C65 HD do bệnh viện cấp, chỗ số ngày thực nghỉ mình nên ghi như thế nào?

Ơ hay, cái ngày mình được cho phép nghỉ, bạn đâu có quyền ghi vào, chỉ cơ sở khám chữa bệnh, điều trị mới ghi vào đấy.

Họ và tên................................................ngày tháng năm sinh................................
Đơn vị công tác:......................................................................................................
Lý do nghỉ việc:......................................................................................................
Số ngày cho nghỉ:...................................................................................................
(Từ ngày ...........................đến hết ngày.................................................................
 
Các bạn cho mình hỏi: thời gian người lao động nghỉ 4 tháng mik tính từ thời gian người đó nghỉ hay thời gian sinh con.VD: NLD xin nghỉ ngày 1/1/2012 đến 12/1/2012 mới sinh con vậy thì đến ngày 1/5/2012 NLĐ pải đi làm lại hay là đến ngày 12/05/2012.
@tieunugiangtran:bạn có nick yahoo? cho mik xin nhé. Mik mới ra di làm chưa có nhiều kinh nghiệm nên rất muốn được bạn "chia sẻ" và "giúp đỡ".TKs bạn nhiều.
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo thông tin chia sẻ của bạn @yeunugiangtran thì cột (6): ghi ngày thực nghỉ trước khi sinh con và (7): ghi ngày sinh của pé. Mik muốn xác mik lại lần nữa chính xác?tks mọi người nhé.
 
@xuan.nguyen82. TKs chị đã chia sẻ, chị có thể cho e xin nick yahoo chat?tại e mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên muốn được các a chị giúp đỡ mik trong công việc.Hi vọng chị sẽ đồng ý^-^
 
Bạn tham khảo thêm thông tin này nhé: Phần này có nói về việc xin nghỉ trước và sau sinh con:

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 31 Luật BHXH như sau: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thời gian 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường.
Trường hợp vợ ông Hùng nghỉ việc để chuẩn bị sinh con từ ngày 1/8/2011, ngày 15/8/2011 vợ ông sinh con. Ngày 1/12/2011 hết thời hạn nghỉ sinh con 4 tháng, vợ ông trở lại làm việc. Từ ngày 2/12/2011 đến ngày 30/12/2011, vợ ông Hùng ốm vào bệnh viện điều trị thời gian 29 ngày. Vợ ông Hùng đã được BHXH thanh toán đầy đủ chế độ thai sản. Nhưng chế độ ốm đau chỉ được thanh toán từ ngày 15/12 đến ngày 30/12/2011. Cơ quan BHXH cho rằng từ ngày sinh con 15/8/2011 đến ngày 15/12/2011 đã nghỉ hưởng chế độ thai sản 4 tháng. Vì vậy, những ngày nghỉ ốm, trùng với thời gian hưởng chế độ thai sản sẽ không được thanh toán.
Ông Hùng thì cho rằng thời gian thực tế hưởng chế độ thai sản của vợ ông bắt đầu từ ngày 1/8/2011, chấm dứt ngày 1/12/2011. Số ngày nghỉ ốm của vợ ông từ 2/12/2011 đến 30/12/2011 không trùng với thời gian hưởng chế độ thai sản, do đó việc BHXH chỉ thanh toán chế độ ốm đau cho vợ ông 15 ngày là không thỏa đáng.
Đối chiếu Luật BHXH và các văn bản dưới Luật BHXH như Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, Thông tư số 03/2007/TT-LĐTBXH, Thông tư số 19/2008/TT-LĐTBXH, Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH không thấy quy định, hướng dẫn thời điểm bắt đầu nghỉ sinh con để hưởng chế độ nghỉ thai sản 4 tháng. Nhưng trên thực tế, theo chỉ định của bác sỹ, hoặc do tình hình sức khỏe, hoặc do chuẩn bị việc sinh, lao động nữ có thể nghỉ chế độ trước ngày sinh con. Có cơ quan BHXH đã chi trả chế độ bắt đầu từ ngày mùng 1 của tháng sinh con; có cơ quan BHXH lại căn cứ vào giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh để tính thời điểm bắt đầu hưởng chế độ này.
Mặc dù không thấy có quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu nghỉ sinh con để hưởng chế độ nghỉ thai sản 4 tháng, nhưng việc cơ quan BHXH căn cứ vào ngày sinh ghi trong giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh để xác định thời điểm sinh làm căn cứ trả chế độ nghỉ thai sản là có cơ sở pháp lý.
Tuy nhiên, theo luật sư, khi giải quyết chế độ cần xem xét thực tiễn để vận dụng linh hoạt, vì rất nhiều lao động nữ thường nghỉ trước khi sinh vào khoảng đầu tháng dự kiến sinh con. Nếu bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của đơn vị thể hiện việc lao động nữ đã nghỉ chế độ sinh con trước thời điểm sinh thì lấy mốc đó làm căn cứ trả chế độ. Nếu bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của đơn vị thể hiện việc lao động nữ đã nghỉ chế độ sinh con vào đúng ngày sinh con thì lấy mốc ngày sinh con làm căn cứ trả chế độ.
Trường hợp của vợ ông Hùng, cơ quan BHXH căn cứ vào giấy khai sinh để tính làm mốc chi trả chế độ thai sản, sẽ không có vướng mắc về quyền lợi, nếu không phát sinh việc hưởng chế độ ốm đau trùng vào thời gian này. Đây là trường hợp cá biệt, ít xảy ra, và chưa thấy có văn bản hướng dẫn cụ thể, nhưng thực tế vợ ông Hùng có ốm đau phải nhập viện điều trị sau thời gian nghỉ 4 tháng sinh con, có giấy ra viện ghi thời gian điều trị tại bệnh viện; vì vậy việc giải quyết chế độ cần phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tham gia BHXH.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 23 Luật BHXH thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng năm. Vợ ông Hùng điều trị tại bệnh viện từ ngày 2/12/2012 đến hết ngày 30/12/2012, ngày được hưởng chế độ ốm đau bằng 21 ngày làm việc (không tính 8 ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật gồm các ngày 3, 4, 10, 11, 17, 18, 24, 25 của tháng 12/2011).
Luật sư Trần Văn ToànVPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
 
Nick yahoo mình có ở dưới tên nick GPE đó.
Rất vui nếu giúp được bạn điều gì trong khả năng của mình
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các bạn cho mình hỏi: thời gian người lao động nghỉ 4 tháng mik tính từ thời gian người đó nghỉ hay thời gian sinh con.VD: NLD xin nghỉ ngày 1/1/2012 đến 12/1/2012 mới sinh con vậy thì đến ngày 1/5/2012 NLĐ pải đi làm lại hay là đến ngày 12/05/2012.
@tieunugiangtran:bạn có nick yahoo? cho mik xin nhé. Mik mới ra di làm chưa có nhiều kinh nghiệm nên rất muốn được bạn "chia sẻ" và "giúp đỡ".TKs bạn nhiều.
Chào bạn. Về ngày nghỉ của người theo lao động theo chế độ TS:
- Với công ty: thời gian nghỉ thực tế tính từ ngày người lao động xin nghỉ đến khi đủ 4 tháng. Như vậy, trường hợp của bạn NLĐ đi làm từ 01.05.12.
- Đối với cơ quan BHXH:Thời gian giải quyết chế độ tính từ ngày sinh con cho đến khi đủ 122 ngày bạn nhé.
//**/
 
Chào bạn!
Mình hướng dẫn bạn cách tính dễ hiểu nhất nhé.
Bạn nhận được số tiền mà BHXH tính cho bạn là: 13.737.200đ
bạn lấy mức lương bình quân trong quá trình chị ấy đóng BHXH trong thời gian chưa nghỉ đẻ theo quy định là 6 tháng liền kề như sau:
(2.371.600 + 3.267.000)/2*4 tháng = 11.272.200 đ (*)
Cộng với tiền trợ cấp = 2 tháng lương tối thiểu: 730.000đ/1 tháng
2*730.000 = 1.460.000đ (**)
(*) + (**) = 11.272.200 + 1.460.000 = 12.732.200đ
 
Chào bạn!
Mình hướng dẫn bạn cách tính dễ hiểu nhất nhé.
Bạn nhận được số tiền mà BHXH tính cho bạn là: 13.737.200đ
bạn lấy mức lương bình quân trong quá trình chị ấy đóng BHXH trong thời gian chưa nghỉ đẻ theo quy định là 6 tháng liền kề như sau:
(2.371.600 + 3.267.000)/2*4 tháng = 11.272.200 đ (*)
Cộng với tiền trợ cấp = 2 tháng lương tối thiểu: 730.000đ/1 tháng
2*730.000 = 1.460.000đ (**)
(*) + (**) = 11.272.200 + 1.460.000 = 12.732.200đ

Cho mình hỏi chút xíu là, mục khám thai thì mình có cần điền không, và có cần giấy khám hay sổ khám thai ko. Vì đã có bầu không lẽ lại không đi khám thai.
Mình có download mẫu c67a hd trên website bhhn thì thấy còn 1 cột D : Điều kiện tính hưởng, mà không hiểu ghi thế nào. Cámo ơn trước
 
hU HU, bạn ơi, cứu mình với, mình có hai bà mới sinh con. bà thư nhất hệ số lương là 1.86 , bà thứ hai hệ số là 2.06. tính dùm mình tiền thai sản với, 6 tháng liền kề không thay đỏi. tính dùm mức lương bình quân tính đóng BHXh với.
 
hU HU, bạn ơi, cứu mình với, mình có hai bà mới sinh con. bà thư nhất hệ số lương là 1.86 , bà thứ hai hệ số là 2.06. tính dùm mình tiền thai sản với, 6 tháng liền kề không thay đỏi. tính dùm mức lương bình quân tính đóng BHXh với.

Bạn đưa ra 1 đề bài mầ chẳng có thông tin gì cụ thể thì làm sao mà tính?

1/Bạn đang ở vùng nào? (để xác định mức lương tối thiểu vùng?) hoặc là mức lương tối thiểu của công ty bạn đang áp dụng là bao nhiêu?

2/ 6 tháng liền kề không thay đổi là không thay đổi cái gì? không thay đổi hệ số hay mức lương tối thiểu? Vì mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp có thể tự đăng ký miễn là không thấp hơn mức quy định của nhà nước.

Bạn cho thông tin rõ ràng sẽ có lời giải chính xác giúp bạn...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
hU HU, bạn ơi, cứu mình với, mình có hai bà mới sinh con. bà thư nhất hệ số lương là 1.86 , bà thứ hai hệ số là 2.06. tính dùm mình tiền thai sản với, 6 tháng liền kề không thay đỏi. tính dùm mức lương bình quân tính đóng BHXh với.

Bạn tham khảo file này (Trường hợp hệ số lương 6 tháng liền kề là như nhau)
Trong trường hợp hệ số lương 6 tháng liền kề trước khi sinh không như nhau,thì muốn tính số tiền chính xác còn cần phải căn cứ vào ngày sinh của thai sản.
 

File đính kèm

  • THAI SẢN 01.rar
    11.3 KB · Đọc: 149
Lần chỉnh sửa cuối:
Cho mình hỏi, từ tháng 5/2013 sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng.

Vậy tiền trợ cấp thai sản 6 tháng x mức lương cơ bản.

Còn tiền trợ cấp(tã lót) có được x 2tháng không hay chỉ x 1 tháng với mức lương tối thiếu.

mức lương tối thiểu của năm 2013 khu vực Hà Nội là 2.135.000VND/tháng có đúng không?

Cám ơn các bác.
 
cảm ơn bạn nha.bây giờ thì mình có thể hiểu cách tính rồi..hổm giờ phát mệt với mấy cái bhxh này...
 
Nhờ các bạn tư vấn dùm:

Cty mình có 1 em nhân viên sinh bé ngày 13/4/2013, giờ mình phải làm thủ tục thai sản.
Hồ sơ thì đã có gồm: 1 giấy khai sinh, mẫu 602, mẫu C67 nhưng mẫu C67 mình không biết điền như thế nào, và cách tính tiền bhxh năm 2013. Mức lương lãnh hàng tháng là 5.000.000 vnd, và đóng bhxh (28.5%) là: 1.425.000 vnd.

rất mong các bạn có kinh nghiệm tư vấn dùm mình. Và có phải làm thủ tục báo giảm lao động cho bh không. Cám ơn rất nhiều.
 
Luật BHXH năm 2006 quy định:


Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi


Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.


Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.


Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản


1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.


2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
 
Luật BHXH năm 2006 quy định:


Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi


Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.


Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.


Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản


1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.


2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

mình đã đọc luật này chục lần rồi, nhưng vẫn lấn cấn giữa tiền lương đăng ký với bảo hiểm và tiền nộp bh. Nên mình mới hỏi mọi người, bạn nào biết tư vấn dùm mình với, đang cần gấp lắm.
 
Phương pháp ghi:
* Cột (A) (B)(C): Ghi số TT, họ tên và số sổ BHXH của người lao động.

Mục I: Khám thai

* Cột (1):Tính mức tiền lương bình quân 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc (Nếu không đủ 6 tháng thì lấy mức lương bình quân các tháng liền kề trước tháng nghỉ)

* Cột (2): Ghi thời gian tham gia BHXH của người lao động
* Cột (3): Ghi từng ngày thực nghỉ của người lao động đúng chế độ KHÔNG KỂ ngày nghỉ hàng tuần, chủ nhật, lễ, tết. Nghỉ tối đa 5 ngày

* Cột (4): Theo dõi số ngày thực nghỉ từ đầu năm đến thời điểm xét duyệt đợt này
* Cột (5): Tính số tiền trợ cấp = Cột (1) / 26 * cột (3) * 100%
* Cột (6): Ghi từ ngày tháng năm nghỉ hưởng BHXH
* Cột (7): Ghi đến ngày tháng năm nghỉ hưởng BHXH


LƯU Ý: Trường hợp người lao động có nhiều ngày nghỉ khám thai khác nhau phải lập thành mỗi dòng tương ứng, không gộp các ngày chứng từ lại.

Mục II: Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu; và Mục IV: thực hiện các biện pháp tránh thai

* Cột (3): Ghi số ngày thực nghỉ của người lao động đúng chế độ TÍNH CẢ ngày nghỉ hàng tuần, chủ nhật, lễ, tết.
* Các cột còn lại : Giống Mục I


Mục III: Sinh con, nuôi con nuôi: (phải đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi)

* Cột (1): Ghi mức tiền lương bình quân 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc, nếu không liên tục thì cộng dồn (nếu đóng theo hệ số thì ghi hệ số)

* Cột (3): Làm việc điều kiện bình thường nghỉ 4 tháng: 120 ngày
Làm việc điều kiện nặng nhọc, độc hại, 3 ca thì nghỉ 5 tháng: 150 ngày

* Cột (5): Làm việc điều kiện bình thường: số tiền trợ cấp = Cột (1) * 4 + trợ cấp 1 lần khi sinh con
Làm việc điều kiện NNĐH, 3 ca: số tiền trợ cấp = Cột (1) * 5 + trợ cấp 1 lần khi sinh con (trợ cấp 1 lần khi sinh con = 2 tháng lương tối thiểu chung hiện hành theo quy định của Nhà nước đối với mỗi con)

* Cột (6): Ghi ngày thực nghỉ trước khi sinh con.
* Cột (7): Ghi ngày tháng năm sinh bé hoặc ngày tháng năm nhận nuôi con nuôi
* Cột (E): "TH làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại hoặc 3 ca thì phải xác nhận điều kiện làm việc nặng nhọc hoặc độc hại hoặc 3 ca ở cột ghi chú (E)"
* Các cột còn lại : Giống Mục I


Bạn cho mình hỏi mục 2 đó với :- Trường hợp của mình là chị ấy đóng BH ở cty mình từ tháng 4/2013, sau đó chị ấy bị hư thai nghỉ từ 15/4--> 24/5= 40 ngày. mình báo giảm lao động tháng 5/2013. mức lương đóng BH ở cty mình là 4.550.000. VẬY ở mục 1 : mình phải lấy lương đóng BH của cty cũ ( ví dụ : 3.000.000). =( 3.000.000*5 + 4.550.000 *1)/6=3.258.333 đúng k ạ?
- thời giam tham gia BH ? ghi sao ạ? ghi từ thời điểm t4 ở cty hay từ 9/2000 ở cty cũ ạ? nếu từ thnasg 4/2013 thì thời gian tham gia là: 12 tháng pk? vì báo giảm tháng 5
- số tiền được hưởng = 3.258.333/26 *40 *100%= 5.012.820?
mong Bạn gải đáp dùm mình. cảm ơn nhiều
 
Web KT
Back
Top Bottom