Cách quản lý bếp ăn tập thể của một công ty sản xuất

Liên hệ QC

dongnhon

Thành viên mới
Tham gia
11/11/12
Bài viết
15
Được thích
0
Mình rất muốn phấn đấu để làm kế toán trưởng của một công ty sản xuất nào đó. Nhưng mà thấy trình vẫn non quá, đành nên đây học hỏi các bạn thêm. Mình có nghiên cứu rất nhiều cách quản lý từ quản lý kho, quản lý bán hàng, xử lý hóa đơn, và cách làm sổ sách bên thuế rồi. Nói chung cũng tạm hiểu biết về quản lý sản xuất của một công ty sản xuất. Nhưng còn vấn đề về quản lý xuất ăn của bộ phận nhà bếp thì mình vẫn chưa hiểu lắm. Mình lấy ví dụ thế này nhé: Giả sử 1 cty định mức 1 suất ăn là 12.000đ/suất. Vậy làm cách nào để quản lý tồn kho thực phẩm nhập và xuất trong ngày hiệu quả nhất, làm sao biết được định mức suất ăn mà bộ phận nhà bếp là 12.000đ/suất.
Không biết 1 Cty nước ngoài họ nấu cho hàng nghìn công nhân thì họ quản lý như thế nào các bạn nhỉ? Bạn nào hiểu biết và có cao kiến gì chỉ giáo cho mình với. Mình xin trân thành cảm ơn!+-+-+-+
 
Zụ này mình cũng đã từng làm, khi mới ra trường. Mình chỉ làm đơn giản như sau:
Với Định mức 12.000đ/suất.
1. Kiểm soát số suất ăn/ngày. Mỗi ngày cần biết có khoảng bao nhiêu nhân viên đăng ký ăn tại bếp tập thể.
Nếu là ca sản xuất thì có thể yêu cầu: Ca sáng, trưởng ca báo suất ăn ngày hôm nay là bao nhiêu người. Ca chiều tương tự, nên có quy định báo suất ăn trước mấy giờ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về suất ăn. Cho phép +- khoảng 3 suất.

Khi đã quản lý được số suất ăn trong ngày thì không có chuyện tồn kho quá xa so với thực tế. Giả sử tự nhiên ngày hôm nay tồn 2kg thịt bò, thì cần tìm nguyên nhân và điều tra rồi. Nhập và xuất thông thường phải đủ trong ngày, bũa ăn tập thể không chấp nhận hàng tồn mới đảm bảo cho sức khỏe người lao động.

2.Cần kiểm tra định lượng cho bữa ăn. Thông thường bếp trưởng đã tính toán và trình duyệt về định lượng bữa ăn trong tuần cũng như các món ăn trong tuần thay đổi menu như thế nào. Với định lượng đó, ta biết được, trong 12.000đ ấy thì chia ra các mức giả sử như:
Gia vị (mì chính, hành tỏi, ớt....): 1000.
Gạo: 3000đ
Thức ăn:....đ
.......Tổng là: 12.000đ.

Không thường xuyên cùng bếp cân đo đong đếm định lượng nhưng ta có thể tuần kiểm tra đột xuất 1 lần, cân đo đong đếm xem họ làm có đúng quy định không. Ví dụ, ngày hôm nay tổng 100 suất, thì tổng gạo bao nhiêu, thịt bao nhiêu, cân thử lên xem họ có mua đúng số lượng không? nếu sai tìm nguyên nhân và xử lý.

Thông thường, cần có 1 sổ theo dõi suất ăn hàng ngày, trong đó có các thông số ghi về định lượng bữa ăn, các món ăn trong ngày, trong tuần, so sánh giữa sổ sách và thực tế.

3.Kiểm tra về chất lượng bữa ăn:
-Thăm hỏi nhân viên xem họ đánh giá về chất lượng bữa ăn như thế nào? Có ý kiến phản hồi gì về bữa ăn tập thể, qua đó ta cũng nắm bắt được đời sống và nguyện vọng của nhân viên về bữa ăn hàng ngày.
-Có mẫu lưu thực phẩm hàng ngày. Để nếu có tình trạng về ngộ độc thực phẩm còn có mẫu lưu để xử lý.

Đó là máy vấn đề mà mình thấy cần làm khi kiểm tra và quản lý 1 bếp ăn tập thể.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Zụ này mình cũng đã từng làm, khi mới ra trường. Mình chỉ làm đơn giản như sau:
Với Định mức 12.000đ/suất.
1. Kiểm soát số suất ăn/ngày. Mỗi ngày cần biết có khoảng bao nhiêu nhân viên đăng ký ăn tại bếp tập thể.
Nếu là ca sản xuất thì có thể yêu cầu: Ca sáng, trưởng ca báo suất ăn ngày hôm nay là bao nhiêu người. Ca chiều tương tự, nên có quy định báo suất ăn trước mấy giờ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về suất ăn. Cho phép +- khoảng 3 suất.

2.Cần kiểm tra định lượng cho bữa ăn. Thông thường bếp trưởng đã tính toán và trình duyệt về định lượng bữa ăn trong tuần cũng như các món ăn trong tuần thay đổi menu như thế nào. Với định lượng đó, ta biết được, trong 12.000đ ấy thì chia ra các mức giả sử như:
Gia vị (mì chính, hành tỏi, ớt....): 1000.
Gạo: 3000đ
Thức ăn:....đ
.......Tổng là: 12.000đ.

Không thường xuyên cùng bếp cân đo đong đếm định lượng nhưng ta có thể tuần kiểm tra đột xuất 1 lần, cân đo đong đếm xem họ làm có đúng quy định không. Ví dụ, ngày hôm nay tổng 100 suất, thì tổng gạo bao nhiêu, thịt bao nhiêu, cân thử lên xem họ có mua đúng số lượng không? nếu sai tìm nguyên nhân và xử lý.

Thông thường, cần có 1 sổ theo dõi suất ăn hàng ngày, trong đó có các thông số ghi về định lượng bữa ăn, các món ăn trong ngày, trong tuần, so sánh giữa sổ sách và thực tế.

3.Kiểm tra về chất lượng bữa ăn:
-Thăm hỏi nhân viên xem họ đánh giá về chất lượng bữa ăn như thế nào? Có ý kiến phản hồi gì về bữa ăn tập thể, qua đó ta cũng nắm bắt được đời sống và nguyện vọng của nhân viên về bữa ăn hàng ngày.
-Có mẫu lưu thực phẩm hàng ngày. Để nếu có tình trạng về ngộ độc thực phẩm còn có mẫu lưu để xử lý.

Đó là máy vấn đề mà mình thấy cần làm khi kiểm tra và quản lý 1 bếp ăn tập thể.

Việc đi chợ, mua nguyên liệu để chế biến thức ăn là không nên. Có rất nhiều "chiêu" để nv "gạt" công ty. Ta nên tìm nhà cung cấp rồi đặt hàng họ, tuy giá cả có đắt hơn xíu nhưng dể quản lý và có điều quan trọng là liên quan đến nghiệp vụ kế toán....
 
Việc đi chợ, mua nguyên liệu để chế biến thức ăn là không nên. Có rất nhiều "chiêu" để nv "gạt" công ty. Ta nên tìm nhà cung cấp rồi đặt hàng họ, tuy giá cả có đắt hơn xíu nhưng dể quản lý và có điều quan trọng là liên quan đến nghiệp vụ kế toán....


Và trong hợp đồng mua bán với nhà cung cấp ta đã có sự giàng buộc điều khoản về chất lượng thực phẩm rồi. Đồng thời hàng hóa mua từ nhà cung cấp an toàn hơn, khi ta yêu cầu họ có "giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm" , lỡ khi Phòng y tế hay sở y tế đụng đến thì còn có giấy tờ Pháp lý.
Đói với bếp ăn tập thể, việc quản lý khá phức tạp.
 
mong giúp đỡ khẩn cấp! theo yêu cầu của khách hàng, công ty phải tính toán nhu cầu thức ăn cơ bản để so sánh với thu nhập trong tháng của người lao động xem có phù hợp không? có ai biết xin chỉ giúp!!!!!
 
Web KT
Back
Top Bottom