Chính tả trong Tiếng Việt

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.

Hai Lúa Miền Tây

❆❆❆❆❆❆❆❆
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
18/3/08
Bài viết
8,282
Được thích
15,783
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Làm ruộng.
Trong topic Tập hợp link những bài viết không có giá trị và vi phạm nội quy. có bạn đề nghị đổi lại thành nội qui, có diễn đàn và có cả sách viết i ngắn và lẫn i dài, google cũng sẽ thấy. Như vậy viết như thế nào mới đúng chính tả.
Em xin cám ơn.
Lúc đầu mình ghi là NỘI QUI, người ta đề nghị đổi thành NỘI QUY doom à
Tôi cũng chẳng biết nữa nhưng hồi nhỏ tôi học thì chẳng bao giờ thấy chữ NỘI QUY là i ngắn bao giờ
 
Theo em nghĩ thì chỗ này là QUI hay QUY cũng chẳng thành vấn đề gì, bởi vì kể cả trong các văn bản hành chính và cả sách giáo khoa cũng chưa thống nhất là I hay Y. Và có viết sao thì mình vẫn đọc như nhau thôi mà, chỉ đừng sử dụng ẩu I với Y kiểu như THÚY với THÚI là được --=0--=0--=0
Tuy nhiên, theo em biết thì trước đây người ta thường dùng chữ Y (nội quy, quy tắc, quy định, học k, Vật lý,...) nhưng bây giờ thì đa số sách của các NXB được xem là chuẩn (như NXB Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia,...) đều chuyển những từ như trên sang dùng chữ I.
 
nhưng bây giờ thì đa số sách của các NXB được xem là chuẩn (như NXB Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia,...) đều chuyển những từ như trên sang dùng chữ I.
Ẹc... Ẹc... Nếu mà nói đến SÁCH thì thôi... khỏi nói luôn cho khỏe
Đến GIÁO SƯ thời bây giờ mà nói thì 10 câu chắc gì đã trúng 1
 
NDU nói zậy là không đặng à nha!

À nhưng cũng có người đòi xếp kí tự "E" trên "A" kia đó!

Đó là chuyện thế kỹ trước; Còn giờ không biết chừng đã đưa các ký tự w, j, Z vô trong bảng chữ cái tiếng Việt rồi cũng nên!
 
Nếu viết theo chữ viết "cải cách" thì y được thay bằng i
Tuy nhiên, trong trường hợp đứng trước âm "i" là một nguyên âm (VD: a, u,..) thì không được thay y bằng i
 
Tôi nghe nói trước giải phóng, nước Mỹ (Hoa Kỳ) gọi là Mỹ, nhưng vì Mỹ xâm lược Việt Nam nên những người chống lại gọi bằng Mĩ thay vì Mỹ (vì mỹ là cái đẹp), sau này lại đổi Mĩ thành Mỹ.
 
Trong topic Tập hợp link những bài viết không có giá trị và vi phạm nội quy. có bạn đề nghị đổi lại thành nội qui, có diễn đàn và có cả sách viết i ngắn và lẫn i dài, google cũng sẽ thấy. Như vậy viết như thế nào mới đúng chính tả.
Em xin cám ơn.
Với tôi, NỘI QUY là chính xác nhất, nếu tách riêng ra ký tự một chút nha, UY và UI thì hai âm này đọc hoàn toàn khác nhau.
 
Theo mình cách giải thích của Tedaynui là thoả đáng. Việc nhầm lẫn giữa QUY và QUI là do chính chúng ta đánh vần sai hai âm UI và UY trong 2 từ này mà thôi
 
Với tôi, NỘI QUY là chính xác nhất, nếu tách riêng ra ký tự một chút nha, UY và UI thì hai âm này đọc hoàn toàn khác nhau.

Hình như chỗ này không tách Q riêng ra được đâu Learning_Excel ơi, Q và U là một rồi, đó là vần qu (Cũng như là th, ch, tr, kh... vậy). Tôi nhớ hình như có một qui ước như Tedaynui đã nói ở trên. Nhân nói chuyện chữ nghĩa, xin kể mẩu chuyện này: Tôi có thằng cháu, hồi đó nó mới 6 - 7 tuổi gì đó. Một hôm nó hỏi: cháu viết "rét như căt" là đúng hay sai chú. Tất nhiên câu trả lời là tức khắc thôi, thiếu dấu sắc rồi còn gì! Nhưng nó hỏi ngược lại: Thế chú đọc 2 câu "rét như cắt" và "rét như căt" xem có giống nhau không? vậy cháu đâu có viết sai mà cô giáo trừ điểm. Hồi đó tôi chẳng biết giải thích thế nào cho nó hiểu cả.
 
Theo mình bạn nên giải thích vầy:

Nếu con không có dấu sắc đó, thì người khác xấu tính cho thêm dấu khác vô thì đọc làm sao được?!

/(hà, khà,. . . /.
 
Nếu con không có dấu sắc đó, thì người khác xấu tính cho thêm dấu khác vô thì đọc làm sao được?!

/(hà, khà,. . . /.
Đọc câu hài hước của bạn mình đoán bạn là người quê từ Thừa Thiên Huế trở vô rồi, đúng không?
 
Tình cờ đọc được bài viết này của 1 soạn giả... xin post lên đây cho mọi người tham khảo
 

File đính kèm

  • NoiThemVeChuIVaYTrongChinhTaTiengViet.rar
    220.5 KB · Đọc: 34
Tiếng Việt: Có nên chuẩn và chung hay không?

Do tránh làm loãng topic Cùng học nấu ăn, tôi đã dời những bài viết tranh luận về ngôn ngữ vào topic này.

Theo các bạn, nếu ai cũng bảo vệ cách gọi sự vật, hiện tượng theo tên địa phương, thì có còn là ngôn ngữ chung hay không? Và như thế, có sự phân biệt về ngôn ngữ hay không?

Hào hay hàu thì đều là nó, nhưng nếu ăn sống thì chỉ cần vắt chanh vào là được, ai ăn không quen sẽ bị đau bụng đó nhé.

Phải dùng từ chính xác là HÀU (oyster; barnacle). Đừng nên dễ dãi với từ ngữ tiếng Việt.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Người Việt ta hay goị nó là Hào thì nhiều hơn, (gọi truyền miệng) còn tên đúng của nó là Hàu.

"Món quà của biển", hay thực phẩm rất tốt cho phái nam.


Muốn đọc sao đọc, nhưng viết thì phải cho đúng chứ mọi người, nếu người Bắc thường nói chữ L thành chữ N (hoặc ngược lại) mà viết cũng như thế chắc toi cơm!

Tự nhiên thèm món Đậu phộng (lạc) HÚNG LỪU (nhưng một số tiệm ở ngoài Bắc lại ghi trên nhãn hiệu là HÚNG LÌU).

Món này nghe nói làm rất tỉ mỉ mới lên mùi hương đặc trưng.
 
Muốn đọc sao đọc, nhưng viết thì phải cho đúng chứ mọi người, nếu người Bắc thường nói chữ L thành chữ N (hoặc ngược lại) mà viết cũng như thế chắc toi cơm!

Tự nhiên thèm món Đậu phộng (lạc) HÚNG LỪU (nhưng một số tiệm ở ngoài Bắc lại ghi trên nhãn hiệu là HÚNG LÌU).

Món này nghe nói làm rất tỉ mỉ mới lên mùi hương đặc trưng.

Em nghĩ là người đọc sẽ hiểu anh ạ, chỉ có ai cố tình không hiểu thì mới không hiểu thoai.

Em nói ở đây là cách gọi. Người Việt nói chung và những đối tác công ty em là người trong Nam cũng hay gọi là Hào sữa.

Cách gọi Nam và Bắc có nhiều cai giống và khác nhau, có thể anh chưa tìm hiểu kỹ đấy thôi. Bạn em là người Nam cũng gọi là Hào...mà có gì quan trọng trong cách goi đâu nhỉ?
(hình ảnh đã nhìn, trong món ăn có nói cơ mà)


"Hàu hay hào hay hầu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu [1] ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển.... Hàu cũng được coi là một loại hải sản sống dưới nước[2] Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, magiê, canxi"...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em nghĩ là người đọc sẽ hiểu anh ạ, chỉ có ai cố tình không hiểu thì mới không hiểu thoai.

Em nói ở đây là cách gọi. Người Việt nói chung và những đối tác công ty em là người trong Nam cũng hay gọi là Hào sữa.

Cách gọi Nam và Bắc có nhiều cai giống và khác nhau, có thể anh chưa tìm hiểu kỹ đấy thôi. Bạn em là người Nam cũng gọi là Hào...mà có gì quan trọng trong cách goi đâu nhỉ?
(hình ảnh đã nhìn, trong món ăn có nói cơ mà)


"Hàu hay hào hay hầu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu [1] ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển.... Hàu cũng được coi là một loại hải sản sống dưới nước[2] Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, magiê, canxi"...

Cũng vì dân ta hơi "cẩu thả" trong vấn đề viết lách, từ "YÊU" đẹp đẽ thế kia, nhưng do ngôn ngữ teen hay ngôn ngữ phóng khoáng hay gì gì đó mà thành "IÊU" rồi "IU", dần dà câu chữ trở nên thông dụng và thế hệ mai sau không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai. Ví dụ món ăn HỦ TIẾU rồi cũng món đó có người ghi là HỦ TÍU, tra từ điển cũng có 2 từ này, chúng ta không biết đâu là từ gốc, tôi cũng chẳng biết từ nào là từ chánh gốc.

Thôi các bạn nấu ăn tiếp đi, mình chưa có ăn trưa nên cái bụng nó sôi lên khi thấy các món ăn các bạn nấu đấy! chẹp chẹp.
 
Cũng vì dân ta hơi "cẩu thả" trong vấn đề viết lách, từ "YÊU" đẹp đẽ thế kia, nhưng do ngôn ngữ teen hay ngôn ngữ phóng khoáng hay gì gì đó mà thành "IÊU" rồi "IU", dần dà câu chữ trở nên thông dụng và thế hệ mai sau không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai. Ví dụ món ăn HỦ TIẾU rồi cũng món đó có người ghi là HỦ TÍU, tra từ điển cũng có 2 từ này, chúng ta không biết đâu là từ gốc, tôi cũng chẳng biết từ nào là từ chánh gốc.


Đoạn trích bài trên của em là báo "khoa học đời sống" viết về từ "Hàu", hào hay hầu...Nghĩa là ngay cả định nghĩa mà giới khoa học gọi thì tên 3 tên gọi trên cũng có thể chấp nhận.
Nhưng Em nghĩ món ăn thì có nhiều tên gọi khác nhau, do vùng miền, em ở miền Bắc và tiếp thu truyền thống văn hóa Bắc, nên cách dùng từ của em theo miền Bắc là chính, nhưng em nghĩ hễ là người Việt thì sẽ hiểu ngôn từ chung mà. Vì thế phải có hình ảnh đi kèm.

Thôi, tiếp tục với các món ăn của chúng ta.
 
Đoạn trích bài trên của em là báo "khoa học đời sống" viết về từ "Hàu", hào hay hầu...Nghĩa là ngay cả định nghĩa mà giới khoa học gọi thì tên 3 tên gọi trên cũng có thể chấp nhận.
Nhưng Em nghĩ món ăn thì có nhiều tên gọi khác nhau, do vùng miền, em ở miền Bắc và tiếp thu truyền thống văn hóa Bắc, nên cách dùng từ của em theo miền Bắc là chính, nhưng em nghĩ hễ là người Việt thì sẽ hiểu ngôn từ chung mà. Vì thế phải có hình ảnh đi kèm.

Thôi, tiếp tục với các món ăn của chúng ta.

Do cách đọc sao ghi vậy nên mới có chuyện vui để nói, nghĩa gốc của nó là "DÂN ĐÓI, CÁN BỘ LO". Thế nhưng do đọc theo kiểu vùng miền, đọc sao viết vậy nên viết trong văn bản thành "DÂN ĐÓI, CÁN BỘ NO".

Xin đừng đổ lỗi cho ngôn ngữ vùng miền!

(Biến đây, không thôi bị ném đá kakakaka)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT
Back
Top Bottom