Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và sơ đồ hạch toán tiền lương

Liên hệ QC

hoamattroicoi

Thành viên gắn bó
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
19/12/10
Bài viết
2,579
Được thích
5,742
Nghề nghiệp
Công nhân vệ sinh số liệu
Em hiện đang học đến mảng kế toán tiền lương trong nhà trường nhưng em chưa hiểu rõ về quá trình hạch toán lương và các khoản trích theo lương như thế nào. Em có ví dụ này mong các bạn tham gia thảo luận giúp mình hiểu rõ vấn đề.

*/ Cuối tháng 1 doanh nghiệp có bảng tổng hợp tiền lương và các thu nhập khác phải trả cho người lao động (biết rằng hàng kỳ doanh nghiệp đều trích trước tiến lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất) :

1. Phân xưởng sản xuất sản phẩm :
Mức lương cơ bản : 120
Lương sản phẩm : 150
Lương nghỉ phép : 5
Tiền thưởng : 13
2. Quản lý phân xưởng :
Mức lương cơ bản : 15
Lương thời gian : 25
Lương nghỉ phép : 2
Tiền thưởng : 3
3. Bộ phận bán hàng :
Mức lương cơ bản : 12
Lương thời gian : 15
Lương nghỉ phép : 7
Tiền thưởng : 7

Yêu cầu : Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành.
Cuối tháng doanh nghiệp nộp các khoản trích cho cơ quan cấp trên bằng chuyển khoản.

Mình xin post cách hạch toán của mình để các bạn cùng thảo luận và cho ý kiến nhé!
Theo mình được biết thì lương cơ bản dùng để trích BHXH.BHYT,BHTN riêng KPCĐ trích trên lương thực tế trả.

Hạch toán lương phải trả và tiền thưởng :
Nợ 622 : 150
Nợ 627 : 27
Nợ 641 : 22
Nợ 335 : 5
Nợ 353 : 23
Có 334 : 227
Các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành
Phần tình vào chi phí :
1. Phân xưởng sản xuất :
Nợ 622 : 27
Có 3382 : 3 (150*2%)
Có 3383 : 19.2 ( 120*16%)
Có 3384 : 3.6 (120*3%)
Có 3389 :1.2 (120 * 1%)
2. Quản lý phân xưởng :
Nợ 627 : 3.54
Có 3382 : 0.54 (27*2%)
Có 3383 : 2.4 (15*16%)
Có 3384 : 0.45 (15*3%)
Có 3389 : 0.15 (15*1%)
3. Bộ phận bán hàng :
Nợ 641 : 2.84
Có 3382 : 0.44 (22*2%)
Có 3383 : 1.92 (12*16%)
Có 3384 : 0.36 (12*3%)
Có 3389 : 0.12 (12*1%)
Phần người lao động chịu :
Nợ 334 : 12.5
Có 3383 : 8.82 (147*6%)
Có 3384 : 2.21 (147*1.5%)
Có 3389 : 1.47 (147*1%)
Trích nộp cấp trên :
=27+3.54+12.5+2.84-[(3+0.54+0.44)/2] = 43.89
Định khoản là :
Nợ 338 : 43.89
Có 112 : 43.89
Đây là bảng phân bổ tiền lương mình vừa hoàn thành, các bạn cho ý kiến nhé, xin chân thành cám ơn.

Không ai cho mình ý kiến về cách hạch toán trên ah?

attachment.php

--------------------------------
 

File đính kèm

  • 02-10-11 11-29-15 AM.jpg
    02-10-11 11-29-15 AM.jpg
    141.7 KB · Đọc: 903
Lần chỉnh sửa cuối:
Thấy em cũng chiụ khó đeo theo, tôi cố gắng dành chút thời gian chia sẻ với em vậy. Mặc dù topic này, cũng chính em đã hỏi bên webketoan.vn nhưng cho đến nay cũng không ai trả lời tại topic đó, bởi lý do: Hỏi đáp cheng ngang topic. Còn tại GPE thì cũng có quy định không trả lời về định khoản, nếu em đi học kỹ sẽ giải quyết được vấn đề này.

Phân bổ tiền lương không khó nhưng dữ liệu của em cho không hợp lý, dữ liệu mang tính "bài tập trong các tài liệu kế toán" - lý thuyết suông không thực tế với hiện hành, dẫn đến việc phân bổ và tính trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCD không chính xác.


Theo mình được biết thì lương cơ bản dùng để trích BHXH.BHYT,BHTN riêng KPCĐ trích trên lương thực tế trả.

Nhận xét:

1.- Em hiểu thế nào là mức lương cơ bản chưa? Mức lương cơ bản và lương sản phẩm: Hai mức lương này khác nhau. Mức lương tham gia BHXH như thế nào? - Tham khảo thêm: Công văn 3052/LĐTBXH-LĐTL ngày 14/09/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Đối với doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm dành cho các bộ phận sản xuất thì phải có Mức lương cơ bản (mức lương nền) dùng để tham gia BHXH, còn mức lương trả thêm theo sản phẩm thì được tính vào thu nhập tăng thêm của người lao động. Không lấy mức lương sản phẩm để tham gia BHXH, BHYT, BHTN, KPCD dẫn đến mức lương tham gia BHXH biến động tăng giảm từng tháng.

2.- Tiền thưởng nằm trong quỹ lương hay khoản này được trích từ quỹ khen thưởng? Nếu nằm trong quỹ lương thì khoản này sẽ tính vào chi phí. Từ đây, sẽ dẫn đến việc hạch toán khác nhau.

Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 130/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp


d)Sửa đổi, bổ sung điểm 2.5 mục IV Phần C như sau:

d1. Sửa đổi điểm 2.5b mục IV Phần C như sau:

Không tính vào chi phí được trừ: Các khoản tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động;Thoả ước lao động tập thể;Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.


3.- Tiền lương nghỉ phép trích trên cơ sở nào?

(biết rằng hàng kỳ doanh nghiệp đều trích trước tiến lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất) :


Hàng kỳ đã tính trích trước lương nghỉ phép, đã hạch toán vào chi phí:

Nợ TK loại 6/Có TK 335​

Khi thực tế tính toán để chi lương nghỉ phép:

Nợ TK loại 335/Có TK 334​


4.- Kinh phí công đoàn không nhất thiết phải trích theo lương thực tế.

5.- DN có thuộc đối tượng tham gia BHTN hay không nữa? Rồi mới tính việc trích BHTN.

Trích NGHỊ ĐỊNH Số: 127/2008/NĐ-CP ngày ngày 12 tháng 12 năm 2008
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP



Điều 3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.

3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.

4. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

5. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.​


6.- Tổ chức của DN có các bộ phận như:

1. Phân xưởng sản xuất - 2. Quản lý phân xưởng - 3. Bộ phận bán hàng.


Thế thì bộ phận quản lý doanh nghiệp bỏ nơi mô??? Tổ chức DN vô lý không phù hợp.


7.- Gởi em sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương.

+ Hạch toán theo Quyết định 15

Phanbotienluong.jpg


Trường hợp hạch toán theo Quyết định 48, em thay thế

+ Các tài khoản 621, 627 bởi 154
+ Các tài khoản 641, 642 -- > 642 (Chi phí quản lý kinh doanh)​
 
Mình xin bổ sung về tiền thưởng phải trả cho CBNV theo sơ đồ trên.

Quyết định 15, hạch toán qua TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi - TK được sửa đổi bổ sung theo Thông Tư 244/2009/TT-BTC Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp


1. Đổi số hiệu tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Đổi số hiệu tài khoản 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” thành tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi;

- Đổi số hiệu tài khoản 4311 - “Quỹ khen thưởng” thành tài khoản 3531- Quỹ khen thưởng;

- Đổi số hiệu tài khoản 4312 - “Quỹ phúc lợi” thành tài khoản 3532- Quỹ phúc lợi;

- Đổi số hiệu tài khoản 4313 - “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ” thành tài khoản 3533- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.

Kết cấu, nội dung phản ánh và phương pháp hạch toán của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” không thay đổi so với tài khoản 431.​


Quyết định 48 vẫn như nguyên TK 431.
 
Em xin cám ơn câu trả lời của bác, chính xác đây là 1 dạng bài tập trong tài liệu kế toán thậm chí nó còn là 1 đề thi tuyển sinh vào hệ đại học của chuyên ngành kế toán cơ.

2.- Tiền thưởng nằm trong quỹ lương hay khoản này được trích từ quỹ khen thưởng? Nếu nằm trong quỹ lương thì khoản này sẽ tính vào chi phí. Từ đây, sẽ dẫn đến việc hạch toán khác nhau.
3.- Tiền lương nghỉ phép trích trên cơ sở nào?
4.- Kinh phí công đoàn không nhất thiết phải trích theo lương thực tế.
5.- DN có thuộc đối tượng tham gia BHTN hay không nữa? Rồi mới tính việc trích BHTN.
Những câu hỏi này em sẽ phải hỏi ai (hỏi hội đồng thi chăng?) khi dữ kiện đề bài chỉ cho như thế.

Thực tế cũng bắt đầu từ lý thuyết mà ra, Em xin hỏi nếu bác và các bạn khi là vị trí của sinh viên khi gặp 1 dạng bài như thế này bác sẽ hạch toán như thế nào, em hạch toán như trên là sai, vậy sai ở chỗ nào??
 
chính xác đây là 1 dạng bài tập trong tài liệu kế toán thậm chí nó còn là 1 đề thi tuyển sinh vào hệ đại học của chuyên ngành kế toán cơ.

Một đề thi dạng thách đố, không có cơ sở để học viên giải bài.

Những câu hỏi này em sẽ phải hỏi ai (hỏi hội đồng thi chăng?) khi dữ kiện đề bài chỉ cho như thế.

Tốt nhất nên liên hệ hội đồng thi để có lời giải đáp chân tình nhất

Em xin hỏi nếu bác và các bạn khi là vị trí của sinh viên khi gặp 1 dạng bài như thế này bác sẽ hạch toán như thế nào, em hạch toán như trên là sai, vậy sai ở chỗ nào??

Đọc đề thi tôi cũng không rõ phải bắt đầu từ đâu để làm, để giải huống chi là các em ở trong tình trạng đi thi.

Chịu khó đọc kỹ lại bài trên tôi trình bày, sẽ hiểu cách tính trích BHXH,...trên cơ sở nào? Tính trích BHXH,... "trên lương sản phẩm hay lương cơ bản, trên tổng thu nhập hay trên lương cơ bản"? Và nếu trên lương sản phẩm theo bài giải của em thì lại sai.

Tiền thưởng trong lương hay là trích từ quỹ khen thưởng để chi??? Nói chung 1 đề tài mang tính thách đố học viên, không có cơ sở để giải đề.
 
Trong bài giải của em, em chỉ trích KPCĐ trên lương sản phẩm đối với Công nhân sản xuất, (lương thời gian + lương nghỉ phép) đối với nhân viên quản lý, tức là trích trên lương thực tế trả, còn phần BHXH, BHYT, BHTN em vẫn trích trên lương cơ bản đó chứ!
 
Trong bài giải của em, em chỉ trích KPCĐ trên lương sản phẩm đối với Công nhân sản xuất, (lương thời gian + lương nghỉ phép) đối với nhân viên quản lý, tức là trích trên lương thực tế trả, còn phần BHXH, BHYT, BHTN em vẫn trích trên lương cơ bản đó chứ!


Hạch toán lương phải trả và tiền thưởng :
Nợ 622 : 150
Nợ 627 : 27
Nợ 641 : 22
Nợ 335 : 5
Nợ 353 : 23
Có 334 : 227
Các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành

Phần tình vào chi phí :

1. Phân xưởng sản xuất : ===> TK 622 - CP nhân công trực tiếp
Nợ 622 : 27
Có 3382 : 3 (150*2%) ===>Quy định nào ràng buộc tính trích trên lương sản phẩm???
Có 3383 : 19.2 ( 120*16%) ===> Lúc thì tính trên mức lương cơ bản, lúc thì tính trên lương sản phẩm
Có 3384 : 3.6 (120*3%)
Có 3384 :1.2 (120 * 1%)

Sao bộ phận/đơn vị Sản suất này không có tính trích bảo hiểm thất nghiệp "BHTN" vậy???

2. Quản lý phân xưởng :
Nợ 627 : 3.54
Có 3382 : 0.54 (27*2%)
Có 3383 : 2.4 (15*16%)
Có 3384 : 0.45 (15*3%)
Có 3389 : 0.15 (15*1%) ===> Lúc thì bộ phận/đơn vị này có tính trích BHTN, bộ phận khác thì không có tính trích BHTN, sao kỳ vậy???

3. Bộ phận bán hàng :
Nợ 641 : 2.84
Có 3382 : 0.44 (22*2%)
Có 3383 : 1.92 (12*16%)
Có 3384 : 0.36 (12*3%)
Có 3389 : 0.12 (12*1%)

Phần người lao động chịu :
Nợ 334 : 12.5
Có 3383 : 8.82 (147*6%)
Có 3384 : 2.21 (147*1.5%)
Có 3389 : 1.47 (147*1%)

Trích nộp cấp trên :
=27+3.54+12.5+2.84-[(3+0.54+0.44)/2] = 43.89
Định khoản là :
Nợ 338 : 43.89
Có 112 : 43.89

Thực tế lương trả cho các đơn vị này là bao nhiêu, 1 đề tài chung chung, không cụ thể

1. Phân xưởng sản xuất sản phẩm
Mức lương cơ bản : 120
Lương sản phẩm : 150

2. Quản lý phân xưởng :
Mức lương cơ bản : 15
Lương thời gian : 25

3. Bộ phận bán hàng :
Mức lương cơ bản : 12
Lương thời gian : 15

Cứ theo sơ đồ chữ T của tôi gởi ở bài trên thì ráp vô để giải là xong.

Tôi nói 1 lần nữa tốt nhất là em hỏi lại hội đồng thi. Ở đây không giúp giải đáp các bài tập.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vậy theo bác GG nếu ráp vô sơ đồ chữ T như bác nói thì em sẽ phải định khoản như thế nào trong trường hợp này? Bác có thể định khoản chi tiết cho em hiểu được không?

Nghe nói GPE mình có nhiều cao thủ kế toán lắm nên quay về diễn đàn nhà hỏi mà vẫn không nhận được câu trả lời rõ ràng há chẳng buồn lắm ư ?

Mong có thêm các cao thủ khác ra tay giúp đỡ!
 
À ha. Tớ cũng đang phải làm 1 bài kiểm tra đúng như này nè! Cũng thắc mắc cái phần lương sp và lương thời gian đó!!!
 
Dạ Kế Toán Già Gân ơi tiên đây kế toán cho em hỏi với ạ?
Công ty em vừa sản xuất vừa thương mại dịch vụ: Mua bán, vệ sinh sửa chữa máy lạnh, sản xuất bàn, ghế, kệ bằng sắt hoặc inox.
Vậy lương kỹ thuật em hạch toán vào vào tài khoản nào ạ?
Ví dụ công ty em có 8 nhân viên văn phòng: lương tổng là 40.600.000đ Lương căn bản.
Lương kỹ thuật có 85 người: tổng 255.000.000đ lương căn bản, phụ cấp sẽ theo thời gian người đó làm công trình ở đâu. Các kỹ thuật đi làm ở đâu khi có công trình thì do kỹ thuật trưởng phân công, số còn lại không đi làm sẽ ngồi trực tại công ty chờ sự phân công của kỹ thuật trưởng nhưng vẫn hưởng lương cơ bản.

Trong tháng 1/2013 chẳng hạn:
- Đi vệ sinh cho nhà hàng Hàn Quốc 5 ngày, 4 kỹ thuật đi từ ngày 1 đến 4/1/2013 (Chi phí phát sinh mua ngoài cho công trình vệ sinh này là 5.320.000đ chưa có VAT 10%. Phụ cấp đi ra ngoài mỗi ngày 1 công nhân sẽ hưởng thêm là 25.000đ. (Doanh thu vệ sinh này là 15.600.000đ chưa bao gồm VAT 10%)
- Ngày 3/1/2013 đến 8/1/2013 công ty mua một số vật tư thanh inox loại 1: 18.000.000đ, Sắt 10.000.000đ, ốc vít, keo... về làm kệ hết 1.230.000đ. Sản xuất trong 6 ngày nhập kho được 30 cái kệ. Có 5 công nhân được phân công làm,cấpcaaps mỗi ngày 1 công nhân là 15.000đ.
- Từ ngày 9/1/2013 đến 13/1/2013 không có việc, kỹ thuật chỉ chơi và trực tại công ty.
- Ngày 14/1/2013 đến ngày 20/1/2013 đi lắp đặt hệ thống điều hòa cho công ty H với hợp đồng doanh thu là 2.6000.000.000đ chưa bao gồm VAT%. có 10 kỹ thuật được cử đi, phụ cấp là 25.000đ/người/ngày. Chi phí máy lạnh là 1.250.000.000đ (Giá vốn); Vật tư ống đồng, dây điện nguồn, điện khiển, ống nước, ... là 350.000.000đ chưa bao gồm VAT%,Chi phí xe nâng các đầu nóng máy lạnh 2.000.000đ chưa bao gồm VAT 10%, Chi phí thuê dàn dáo: 1.200.000đ.
- Từ ngày 21./1/2013 đến 30/1/2013 không có việc kỹ thuận cũng vẫn trực thế và ăn lương cơ bản, đồng thời công ty bán được một số tủ đông doanh thu là 2.100.000.000đ giá vốn hàng bán là 1.800.000.000đ chưa bao gồm VAT 10%.
Kế toán giúp em hạch toán lương kỹ thuật như thế nào ạ, và phân bổ lương vào các công trình như thế nào, lương mà kỹ thuật hưởng nhưng không có việc làm thì hạch toán vào đâu. Công ty em áp dụng QĐ 48.
 
Web KT
Back
Top Bottom