Xin tư vấn về cách tạo bảng quản lý vải (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

pqdowntailieu3

Thành viên mới
Tham gia
30/8/24
Bài viết
16
Được thích
0
Chào các bạn,

Hiện tại mình đang quản lý vải của nhiều kho. Các kho có thể chuyển kho nội bộ với nhau. Đơn vị quản lý nhỏ nhất là mét. Tuy nhiên, mỗi loại vải sẽ được đóng theo từng cây có độ dài khác nhau (tuỳ thời điểm nhập), và mỗi lần xuất sẽ xuất độ dài tuỳ ý, chứ không xuất cả cây. VD:
Vải lụa hồng có 2 cây, 1 cây 40m, 1 cây 50m. Nếu xuất 20m, mình có thể chọn 1 trong 2 cây đó để xuất.
Các bạn cho mình hỏi mình nên tạo bảng gồm những cột nào thì tiện ạ.
Cám ơn mọi người rất nhiều ạ.
 
Theo mình nên dùng VBA với UserForm. Khi chọn một sản phẩm để xuất thì hiện Form, trong Form thể hiện sản phẩm đó có những loại cây nào, từ đó chọn cây xuất thôi (tất nhiên phải có nơi lưu loại cây đó đã xuất bao nhiêu, còn lại bao nhiêu)
 
Theo mình thì chuyện khó nhá nhất của bạn sẽ là tạo mã cho từng 'cây' vải khác nhau
Tùy thuộc vào đời sống của cây vải mà ta có thể tạo mã sao cho khoa học nhất có thể;
Nếu không có mã duy nhất này thì các kho của bạn như thể chứa vải rác cho đoàn giả tu Minh Tuệ;
Chuyện tạo mã này sẽ liên quan nhiều đến hiện trạng các kho của bạn (chủ bài đăng)

. . . .
 
Mình chỉ là ước đoán, vì chưa có danh mục các loại vải nơi bạn, nhưng mã có thể là vầy:
LYMD***@;
Trong đó
L là loại vải, như C - Coton, N - ni lon, L - lanh,. . . . .
Y kí tự hay ký số chỉ năm nhâp đầu tiên vô 1 trong các kho; như A nhập năm 24, B năm 25,. . . ,G nhập năm 30
M là kí tự hay ký số chỉ tháng, như 9 là nhập tháng 9, A nhập tháng 10,. . .
D là kí số hay kí tự chỉ ngày, như B là ngày 11,. . . . , U là ngày 30,. . .
Sau đó là 3 con số thứ tự tăng dần nhập trong ngày YMD
@ là kí tự dại diện cho 1 trong 7 màu của vải;

Mong chủ bài đăng có những phản hồi để cùng thảo luận tiếp!
 
Mình chỉ là ước đoán, vì chưa có danh mục các loại vải nơi bạn, nhưng mã có thể là vầy:
LYMD***@;
Trong đó
L là loại vải, như C - Coton, N - ni lon, L - lanh,. . . . .
Y kí tự hay ký số chỉ năm nhâp đầu tiên vô 1 trong các kho; như A nhập năm 24, B. . . G nhập năm 30
M là kí tự hay ký số chỉ tháng, như 9 là nhập tháng 9, A nhập tháng 10,. . .
D là kí số hay kí tự chỉ ngày, như B là ngày 11,. . . . , U là ngày 30,. . .
Sau đó là 3 con số thứ tự tăng dần nhập trong ngày YMD
@ là kí tự dại diện cho 1 trong 7 màu của vải;

Mong chủ bài đăng có những phản hồi để cùng thảo luận tiếp!
Cùng là Cotton hoặc Nilon còn tỷ lệ (30%, 40%.......) Cotton hoặc Nilon trong đó nữa anh. Anh đi mua quần áo, chăn ga gối đệm ..., chỉ chênh 10% Cotton là giá đã khác nhau rồi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo tôi chỉ nên dựa vào một số đặc tính chung nhất để tạo mã và phân biệt nhau nếu trùng thông qua số thứ tự nhập. Khi chọn mã thì sẽ truy vấn thông tin mô tả chi tiết từng mã để chọn cho chính xác.
 
Bạn có thể tham khảo cách đặt mã như thế này
View attachment 308089
Tôi nghĩ là nên tạo 2 mã là lụa hồng và lụa xanh. Không nên chú trọng về độ dài của từng loại vải để tạo mã, bởi vì khi xuất kho có thể xuất một ít trong cuộn, khi đó số lượng trong cuộn sẽ thay đổi. Mã nhiều rối lắm. Ta chỉ quan tâm chủng loại và màu sắc của trường hợp này là chính thôi.
 
Đây là loại quản lý vật tư theo chi tiết tồn kho.
Kho chứa bắt buộc phải có file master chứa chi tiết các loại vật tư, và file "đang xuất" chứa chi tiết các cuộn vải thừa.

File master chứa mã chung và các các chi tiết về vật tư
VAI1111; abc; def; ...; 50; 22; 25 đọc là loại vải VAI1111; tính chất abc; def; ...; mỗi cuộn 50 thước; hiện tồn kho 22 cuộn và 25 thước lẻ

File chi tiết tồn lẻ chứa mã chung (mã trong master) và mã cuộn lẻ. Theo kiên trúc đề nghị của tôi thì mã cuộn sẽ chứa ngày thành lập + thứ tự nếu cùng ngày. Cột "tồn" sẽ chứa số tồn.
VAI1111; 25050801; 15
VAI1111; 25050802; 6
VAI1111; 25050901; 4
Đọc là số lẻ mặt hàng VAI1111 gồm 3 cuộn lẻ, cuộn thứ nhất thành lập ngày 08/05/2025 và có độ dài 15 thước. Cuộn thứ hai thành lập cũng ngày ấy và dài 6 thước. Cuộn thứ ba ngày kế tiếp và dài 4 thước.
 
Mường tượng cơ quan này có 1 tổng kho & các kho ở các phân xưỡng;
Nếu mặt hàng nhập lần đầu chỉ phải nhập vào tổng kho đi chăng nữa, cũng phải ghi nhận trong mã hàng có ngày;
Vì cũng sẽ có lúc nhập tiếp vào các ngày khác sau đó thì phải phân biệt với hàng cùng loại nhập trước nó;
& Cũng có khả năng nhập trước mặt hàng nào đó vô 1 trong các kho phân xưỡng trước, thì kho đó cũng phải ấn định mã cho hàng hóa đó như nhập vô tổng kho
. . . (tất nhiên đó là mường tượng; còn thực tế có thể do ý của sếp CQ)
 
Theo tôi mã mỗi loại vải là duy nhất đơn vị tính là M. Quản lý trên máy thì theo dõi ngày, số lượng nhập, xuất, tồn (chi tiết theo kho). Quản lý kho thực tế thì do kinh nghiệm và phương thức của thủ kho, ví dụ sắp theo thời gian nhập, theo lô, hàng đã cắt thì sắp xếp riêng kẹp thông tin truy xuất. Khi kiểm kho bạn in bảng tồn kho đối chiếu hàng thực tế trong kho.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom