"Xúc tích" hay "Súc tích" (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Quang_Hải

Thành viên gạo cội
Tham gia
21/2/09
Bài viết
6,074
Được thích
8,005
Nghề nghiệp
Làm đủ thứ
Biết rằng từ điển tiếng việt vẫn luôn sử dụng cụm từ "Súc tích" để diễn tả sự ngắn gọn rõ ràng của 1 đoạn văn, nhưng sao cảm giác của mình vẫn thấy cụm "Xúc tích" thì có vẽ đúng hơn. Bởi vậy khi cần xài cụm từ này thì mình luôn tránh né không dùng cho chắc ăn.
Theo các anh chị, các bạn thì sao? Có ai có quan điểm giống mình không nhỉ?
 
Biết rằng từ điển tiếng việt vẫn luôn sử dụng cụm từ "Súc tích" để diễn tả sự ngắn gọn rõ ràng của 1 đoạn văn, nhưng sao cảm giác của mình vẫn thấy cụm "Xúc tích" thì có vẽ đúng hơn. Bởi vậy khi cần xài cụm từ này thì mình luôn tránh né không dùng cho chắc ăn.
Theo các anh chị, các bạn thì sao? Có ai có quan điểm giống mình không nhỉ?

Theo đối với cái trình độ "văn ngu toán dốt" của em thì từ Xúc tích đúng hơn Súc tích. Vì sao? Em chỉ phân tích một cách giản: Xúc: là cảm xúc, hàm xúc.... Tích: tích tụ, tích trữ. Cho bên xúc tích là bao gồm những cảm xúc gây cảm động.

P/s: hy vọng nếu sai mọi người sửa giúp...
 
"Súc tích" là một từ hán việt (蓄積)
Một trong các nghĩa của chữ Súc 蓄 là Dành chứa, tồn trữ. Chữ Tích có nghĩa giống như tích trữ, gom góp, chứa đựng.
Nghĩa của từ súc tích là có nhiều ý tưởng. Ví dụ Lời văn súc tích = Lời văn có chứa đựng nhiều ý tưởng. Tất nhiên, dịch thoáng ra người ta hay nói rằng súc tích là cô đọng, ngắn gọn nhưng có hàm chứa nhiều ý nghĩa, ý tưởng.
Cũng thêm một ý nữa, chữ Súc/ nói trệch sang Xúc này cũng không có ý gì liên quan đến cảm xúc đâu.
Không có chữ Xúc tích trong tiếng Việt đâu bạn ạ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo đối với cái trình độ "văn ngu toán dốt" của em thì từ Xúc tích đúng hơn Súc tích. Vì sao? Em chỉ phân tích một cách giản: Xúc: là cảm xúc, hàm xúc.... Tích: tích tụ, tích trữ. Cho bên xúc tích là bao gồm những cảm xúc gây cảm động.

P/s: hy vọng nếu sai mọi người sửa giúp...

Nhưng ác cái là: "Ngôn ngữ thì không có cái vụ suy luận như Toán"
Tóm lại: Xưa giờ người ta nói sao thì mình nói vậy mà không được théc méc cái gì cả
SÚC TÍCH thì cứ vậy mà dùng nhé
(giống như học Anh Văn mà cứ thắc mắc "tại sao lại..." thì biết đến đời nào mới nói được)
 
Biết rằng từ điển tiếng việt vẫn luôn sử dụng cụm từ "Súc tích" để diễn tả sự ngắn gọn rõ ràng của 1 đoạn văn, nhưng sao cảm giác của mình vẫn thấy cụm "Xúc tích" thì có vẽ đúng hơn. Bởi vậy khi cần xài cụm từ này thì mình luôn tránh né không dùng cho chắc ăn.
Theo các anh chị, các bạn thì sao? Có ai có quan điểm giống mình không nhỉ?
Anh kỳ này tính chơi chữ với em gái nữa hen??? Mời 2 anh xem link này ạ xem sử dụng cái nào mới CHUẨN theo tiếng việt chứ k phải theo cảm giác ạ, hehehe:

http://vi.wiktionary.org/wiki/súc_tích
 
Nhưng ác cái là: "Ngôn ngữ thì không có cái vụ suy luận như Toán"
Tóm lại: Xưa giờ người ta nói sao thì mình nói vậy mà không được théc méc cái gì cả
SÚC TÍCH thì cứ vậy mà dùng nhé
(giống như học Anh Văn mà cứ thắc mắc "tại sao lại..." thì biết đến đời nào mới nói được)

Chết cha, em sai lỗi chính tả trầm trọng. Đề nghị được đi phổ cập cấp 1 lại hihi

Anh kỳ này tính chơi chữ với em gái nữa hen??? Mời 2 anh xem link này ạ xem sử dụng cái nào mới CHUẨN theo tiếng việt chứ k phải theo cảm giác ạ, hehehe:

http://vi.wiktionary.org/wiki/s%C3%BAc_t%C3%ADch

Anh ko có chơi khó à nghen. Anh sai chính tả thiệt muh
 
Anh kỳ này tính chơi chữ với em gái nữa hen??? Mời 2 anh xem link này ạ xem sử dụng cái nào mới CHUẨN theo tiếng việt chứ k phải theo cảm giác ạ, hehehe:

http://vi.wiktionary.org/wiki/s%C3%BAc_t%C3%ADch
Thì anh đã nói rồi, từ điển đúng là dùng "súc tích", nhưng anh vẫn thích cảm giác riêng của mình hơn và anh cũng đã thỉnh thoảng thấy sách viết cụm từ xúc tích. Tóm lại là anh bị ngơ ngơ với cụm từ này nên quyết định tránh nó, không xài.
 
Thì anh đã nói rồi, từ điển đúng là dùng "súc tích", nhưng anh vẫn thích cảm giác riêng của mình hơn và anh cũng đã thỉnh thoảng thấy sách viết cụm từ xúc tích. Tóm lại là anh bị ngơ ngơ với cụm từ này nên quyết định tránh nó, không xài.

Tôi thì tin nó là "Súc tích", có lẽ vì từ "xúc tích" tôi không lý giải được --=0
 
Nhìn tiêu đề tưởng hỏi về Xúc Xích chứ! ặc ặc ...

Tiếng Pháp gọi là Saucisse, tiếng Anh là Sausage

Cái lạ của mình là dù tiếng của em Tây hay em Mỹ, em nào S thì phiên âm của ta là X

(Einstein chẳng hạn, phiên âm thành Anhxtanh)

Mà chữ Súc Tích là chữ Hán Việt, nó có nguồn gốc từ Hán, dân ta dùng Hán nhưng vẫn để SS!!!
 
Nhìn tiêu đề tưởng hỏi về Xúc Xích chứ! ặc ặc ...

Tiếng Pháp gọi là Saucisse, tiếng Anh là Sausage

Cái lạ của mình là dù tiếng của em Tây hay em Mỹ, em nào S thì phiên âm của ta là X

(Einstein chẳng hạn, phiên âm thành Anhxtanh)

Mà chữ Súc Tích là chữ Hán Việt, nó có nguồn gốc từ Hán, dân ta dùng Hán nhưng vẫn để SS!!!

Từ Súc tích giờ thành Xúc xích luôn rồi... anh nghĩa cho ví dụ cụ thể từ Anh sang Pháp luôn...

Tôi thì tin nó là "Súc tích", có lẽ vì từ "xúc tích" tôi không lý giải được --=0

Em biết em sai rồi hihi :victory:
 
Nhân bài này, liên quan đến từ Tích.

Có lẽ chữ TÍCH theo mình hiểu nó là gom lại, gộp lại để tạo thành một cái gì đó lớn hơn, các cụm từ có chữ "tích" đều mang ý nghĩa như vậy (tích lũy, tích cóp, tích đức, v.v...), trong phép nhân người ta cũng dùng Tích.

Nhưng điều ngạc nhiên là từ ghép TÍCH CỰC làm cho mình cảm thấy khó hiểu!

CỰC là cực khổ, cùng cực, cực nhọc ... là những từ ngữ mà khiến cho người ta chẳng thích một tí nào cả.

Như thế thì TÍCH CỰC là nhân cái cực lên, gộp những cái cực lại, thành một cái cực "cực đại", lại được dùng cho những thành tích đẹp đẽ nhỉ?

Với TIÊU CỰC, TIÊU có nghĩa là tiêu tan, ghép lại TIÊU CỰC là làm cho mọi cái cực nhọc được tan biến đi (để sung sướng hơn) vậy sao dùng từ này cho những nghĩa chống đối, xấu xa?

Xã hội nào, đất nước nào cũng muốn con người tiến đến giàu sang, bớt đi cực nhọc, thì ở Việt Nam ta lại rất thích cụm từ "Đây là một thành quả Tích Cực đấy!". Ngạc nhiên chưa!
 
trong cực khổ, cực nhọc, từ chính không phải cực mà là các từ khổ, nhọc. Cực mang nghĩa cực kỳ
trong cùng cực, từ chính là cực, nhưng cả nhóm cùng cực lại là phụ, từ chính là từ thứ 3: khổ cùng cực, sướng cùng cực

Tóm lại, cực là từ Hán Việt, nó mang nghĩa trung tính, không có nghĩa tốt hoặc xấu.

Cực kỳ cũng thế, muốn khen ai hoặc cái gì, hãy dùng "cực kỳ tốt", muốn chê, dùng "cực kỳ xấu". Nếu dùng chỉ 2 từ "cực kỳ" thì chưa biết khen hay chê.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
trong cực khổ, cực nhọc, từ chính không phải cực mà là các từ khổ, nhọc
trong cùng cực, từ chính là cực, nhưng cả nhóm cùng cực lại là phụ, từ chính là từ thứ 3: khổ cùng cực, sướng cùng cực

"Trời ơi, sao thân tôi cực thế này?" đó là một câu than vãn thường nghe Sư phụ nhỉ?

"Cực chẳng đã mới làm việc đó", câu này cũng thường nghe luôn!

Cho nên cực, bản thân nó cũng là khó khăn là khổ lắm.


"Hòòòòo ....... ooơơơi!
Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm,
công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu.
Chiếu này tôi chẳng bán đâu,
tìm cô không gặp, hòòòòo ...... ooơơơi,
tôi gối đầu mỗi đêm..."

(Tình anh bán chiếu)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhân bài này, liên quan đến từ Tích.

Có lẽ chữ TÍCH theo mình hiểu nó là gom lại, gộp lại để tạo thành một cái gì đó lớn hơn, các cụm từ có chữ "tích" đều mang ý nghĩa như vậy (tích lũy, tích cóp, tích đức, v.v...), trong phép nhân người ta cũng dùng Tích.

Nhưng điều ngạc nhiên là từ ghép TÍCH CỰC làm cho mình cảm thấy khó hiểu!

CỰC là cực khổ, cùng cực, cực nhọc ... là những từ ngữ mà khiến cho người ta chẳng thích một tí nào cả.

Như thế thì TÍCH CỰC là nhân cái cực lên, gộp những cái cực lại, thành một cái cực "cực đại", lại được dùng cho những thành tích đẹp đẽ nhỉ?

Với TIÊU CỰC, TIÊU có nghĩa là tiêu tan, ghép lại TIÊU CỰC là làm cho mọi cái cực nhọc được tan biến đi (để sung sướng hơn) vậy sao dùng từ này cho những nghĩa chống đối, xấu xa?

Xã hội nào, đất nước nào cũng muốn con người tiến đến giàu sang, bớt đi cực nhọc, thì ở Việt Nam ta lại rất thích cụm từ "Đây là một thành quả Tích Cực đấy!". Ngạc nhiên chưa!
NGÔN NGỮ mà cứ đi thắc mắc thì đúng là tự làm khổ mình
Trước giờ người ta nói sao thì mình cứ nói vậy ---> Ngôn ngữ được hình thành từ việc truyền miệng mà
Hỏi thế cũng chẳng khác gì thắc mắc tại sao người ta không gọi CON CHÓ ĐEN là CON CHÓ Ô
 
NGÔN NGỮ mà cứ đi thắc mắc thì đúng là tự làm khổ mình
Trước giờ người ta nói sao thì mình cứ nói vậy ---> Ngôn ngữ được hình thành từ việc truyền miệng mà
Hỏi thế cũng chẳng khác gì thắc mắc tại sao người ta không gọi CON CHÓ ĐEN là CON CHÓ Ô

Con chó đen thường thì em gọi là Chó mực, Quạ đen hay Ngựa đen em mới gọi Quạ ô, Ngựa ô.

OK là con gà đen hehehehe.
 
"Trời ơi, sao thân tôi cực thế này?" đó là một câu than vãn thường nghe Sư phụ nhỉ?
Trong "thân tôi cực thế này", chữ "cực" lại là từ Việt hoặc bị Việt hóa, không phải Hán Việt.

Từ tích cực, tiêu cực, là từ ghép Hán Việt, mỗi từ đơn bên trong là từ Hán Việt.

Khi Cực là từ Hán Việt, nó mang nghĩa trung tính, không có nghĩa tốt hoặc xấu.

Cực kỳ cũng thế, muốn khen ai hoặc cái gì, hãy dùng "cực kỳ tốt", muốn chê, dùng "cực kỳ xấu". Nếu dùng chỉ 2 từ "cực kỳ" thì chưa biết khen hay chê.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trong "thân tôi cực thế này", chữ "cực" lại là từ Việt hoặc bị Việt hóa, không phải Hán Việt.

Từ tích cực, tiêu cực, là từ ghép Hán Việt, mỗi từ đơn bên trong là từ Hán Việt.

Khi Cực là từ Hán Việt, nó mang nghĩa trung tính, không có nghĩa tốt hoặc xấu.

Cực kỳ cũng thế, muốn khen ai hoặc cái gì, hãy dùng "cực kỳ tốt", muốn chê, dùng "cực kỳ xấu". Nếu dùng chỉ 2 từ "cực kỳ" thì chưa biết khen hay chê.

Nếu thử chuyển từ "Tích cực" sang tiếng Anh thì thấy nó có nghĩa là "Active" (năng động), là "Zealous" (hăng hái, nhiệt huyết).
 
Lại lôi từ Hán Việt qua Anh!

Khi đối chiếu từ ngữ giữa 2 ngôn ngữ, phải xét ngữ cảnh. Từ Việt hoặc Hán Việt có thể có nhiều nghĩa, từ tiếng Anh cũng vậy. Khi đối chiếu sẽ chọn 1 trong các nghĩa của 1 từ trong ngôn ngữ kia, phù hợp với nghĩa cụ thể của từ trong ngôn ngữ này.

Nghĩa là: Không phải những nghĩa còn lại của 2 từ đều tương ứng vời nhau từng cặp.

người tích cực có thể dùng với active (năng động),

hành động tích cực, chích sách tích cực, suy nghĩ tích cực ... thì phải dùng từ khác của tiếng Anh
 
Vụ án "Ngôn ngữ học" này chắc phải nói hàng năm vẫn chưa hết. "Ngôn ngữ" luôn có hàng ngàn tranh luận gắt gao về cách sử dụng từ và ý nghĩa thực. Vụ này em chỉ biết ngồi nghe và học thôi... (vì góp ý một câu bị thầy Tuấn phán là: từ ngữ ko được suy luận như Toán hihihi)
 
Chính xác là ngôn ngữ thì không thể thắc mắc tại sao và tại sao. Người ta xài thế nào thì mình xài thế ấy. Tuy nhiên có những cụm từ bản thân mình không chấp nhận thì không xài thế thôi.
Ví dụ như ai đó và rất nhiều nơi viết thế này "Bác Sỹ". Mình thì không thể chịu được lối viết này nhưng không thể nào nói gì được. Khi mình viết thì nhất định viết là "Bác Sĩ"
 
Lại lôi từ Hán Việt qua Anh!

Khi đối chiếu từ ngữ giữa 2 ngôn ngữ, phải xét ngữ cảnh. Từ Việt hoặc Hán Việt có thể có nhiều nghĩa, từ tiếng Anh cũng vậy. Khi đối chiếu sẽ chọn 1 trong các nghĩa của 1 từ trong ngôn ngữ kia, phù hợp với nghĩa cụ thể của từ trong ngôn ngữ này.

Nghĩa là: Không phải những nghĩa còn lại của 2 từ đều tương ứng vời nhau từng cặp.

người tích cực có thể dùng với active (năng động),

hành động tích cực, chích sách tích cực, suy nghĩ tích cực ... thì phải dùng từ khác của tiếng Anh

"Chính sách tích cực" (actively polices)

Vì mình dùng "tích cực" một cách "tích cực" nên không dùng từ thay thế được, chứ nếu trước đây mình dùng từ khác không phải là "tích cực" thì cũng sẽ thấy bình thường thôi Sư phụ ơi.
 
"Chính sách tích cực" (actively polices)

Vì mình dùng "tích cực" một cách "tích cực" nên không dùng từ thay thế được, chứ nếu trước đây mình dùng từ khác không phải là "tích cực" thì cũng sẽ thấy bình thường thôi Sư phụ ơi.
Sao mình thấy cụm đỏ đỏ nó sao sao ấy
 
Vụ án "Ngôn ngữ học" này chắc phải nói hàng năm vẫn chưa hết. "Ngôn ngữ" luôn có hàng ngàn tranh luận gắt gao về cách sử dụng từ và ý nghĩa thực. Vụ này em chỉ biết ngồi nghe và học thôi... (vì góp ý một câu bị thầy Tuấn phán là: từ ngữ ko được suy luận như Toán hihihi)

Thực ra tôi viết những bài trên là viết theo cảm nhận về lý thuyết đã biết. Gọi là cảm nhận vì lúc học lý thuyết chỉ nhớ thế nào là tính từ, thế nào là trạng từ, trong nhóm từ, từ nào là từ chính. Thêm 1 cái nhớ nữa là trong tiếng Hán Việt tính từ đứng trước danh từ (khác với tiếng Việt thuần). Chứ trong lý thuyết có ai dạy vê riêng từng từ một đâu.

Thực tế thì dùng nhiều rồi quen, dùng ào ào.
 
"Chính sách tích cực" (actively polices)

Vì mình dùng "tích cực" một cách "tích cực" nên không dùng từ thay thế được, chứ nếu trước đây mình dùng từ khác không phải là "tích cực" thì cũng sẽ thấy bình thường thôi Sư phụ ơi.

Anh ơi, rớt mất chữ "i"... Policies
 
Sao mình thấy cụm đỏ đỏ nó sao sao ấy

Sai hả? Hay chẳng ai viết tiếng Anh như thế ta? Hay tiếng Anh không có cụm từ "chính sách tích cực" mà thay chữ "tích cực" là chữ khác?

Anh ơi, rớt mất chữ "i"... Policies


À, "Policy" số nhiều là "Policies", viết thiếu hihihii, QuangHai1969 nói sao sao là phải òy! ẹc ẹc
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhân bài này, liên quan đến từ Tích.

Có lẽ chữ TÍCH theo mình hiểu nó là gom lại, gộp lại để tạo thành một cái gì đó lớn hơn, các cụm từ có chữ "tích" đều mang ý nghĩa như vậy (tích lũy, tích cóp, tích đức, v.v...), trong phép nhân người ta cũng dùng Tích.

Nhưng điều ngạc nhiên là từ ghép TÍCH CỰC làm cho mình cảm thấy khó hiểu!

CỰC là cực khổ, cùng cực, cực nhọc ... là những từ ngữ mà khiến cho người ta chẳng thích một tí nào cả.

Như thế thì TÍCH CỰC là nhân cái cực lên, gộp những cái cực lại, thành một cái cực "cực đại", lại được dùng cho những thành tích đẹp đẽ nhỉ?

Với TIÊU CỰC, TIÊU có nghĩa là tiêu tan, ghép lại TIÊU CỰC là làm cho mọi cái cực nhọc được tan biến đi (để sung sướng hơn) vậy sao dùng từ này cho những nghĩa chống đối, xấu xa?

Xã hội nào, đất nước nào cũng muốn con người tiến đến giàu sang, bớt đi cực nhọc, thì ở Việt Nam ta lại rất thích cụm từ "Đây là một thành quả Tích Cực đấy!". Ngạc nhiên chưa!
Nhân bàn đến chữ Hán Việt, nhà ta đã tốn vô khối giấy mực để phân biệt Hán việt và thuần việt nhưng chưa bao giờ việc này ngã ngũ. Chỉ có cách duy nhất là tích lũy thêm kiến thức để tùy cơ mà ứng biến cho từng trường hợp. Lớp trẻ ngày nay ít được học về chữ Hán việt nên có nhiều lúc họ thật thiệt thòi. Ngày xưa (những năm 70-cuối 80) vẫn còn môn dạy chữ Hán trong trường Sư phạm cho dân Sư phạm Văn nhưng giờ hình như là mất môn này rồi, vì thế mới có mấy chuyện các cô dạy không đúng. (Tôi nhớ có câu chuyện về việc cô giáo giảng cho học sinh về chữ Bất tuyệt, thế nào mà lại thành Bất= không, vì thế Bất tuyệt thành không hay... hehe).
Ngôn ngữ Việt ta thì vốn dĩ đã phức tạp vì nó được tích lũy và truyền lại qua nhiều thế hệ, qua nhiều nền văn hóa với sự phát triển không ngừng nên nhiều khi ta không thể nào hiểu hết được chính ngôn ngữ của ta một cách cặn kẽ.
Quay lại chữ Cực trong từ Tích Cực,
Đây là chữ hán việt trong đó tích thì giống như anh Nghĩa đã bàn; tuy nhiên chữ Cực thì khác 極 hoặc (极) có nghĩa là chỗ cao nhất, cực điểm, nơi xa nhất hoặc thể hiện ở mức độ cao nhất.
Như vậy chữ Tích Cực có thể giải nghĩa thành, cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình. Khi dịch nôm sang tiếng ta thì thường được hiểu như một điều gì "Tốt, đáng trân trọng"; Dịch sang Tiếng anh = active, pro-active nhìn chung là chuẩn.
Ví dụ: Thái độ của ông ta rất "tích cực" - thì tích cực = tốt, đánh giá cao
Nhưng: Anh ta rất tích cực học hỏi = anh ta nỗ lực và chủ động liên tục học hỏi.
Đấy - nhìn đi nhìn lại kể thấy ngôn ngữ nhà ta phức tạp các bác nhể.
Xin phép lạm bàn tí tẹo!

PS: Dùng actively policies thì e là không đúng - active policy = chính sách đang hiện hành/ đang có giá trị thực thi!
Nhưng nếu dùng chung với các từ khác, tỉ như: Active policy management thì nó lại nghĩa là "chủ động"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
"Chính sách tích cực" (actively polices)

Vì mình dùng "tích cực" một cách "tích cực" nên không dùng từ thay thế được, chứ nếu trước đây mình dùng từ khác không phải là "tích cực" thì cũng sẽ thấy bình thường thôi Sư phụ ơi.

Ẹc ẹc, lão ct đang nói về đối chiếu từ giữa 2 ngôn ngữ mà, có nói về nghĩa của "tích cực' đâu.

Nói thêm (quanghai nói rồi), dùng actively policescực kỳ kỳ cục

polices = cảnh sát?
actively = adverb mà bổ nghĩa cho danh từ?

Ẹc 5 cái luôn
 
Không biết là có phải bỏ đi tiếp vĩ ngữ "ly" không ta? Lâu rồi không xài quên sắp hết

Cái này anh Hải nói em mới dám nói nghen. Dạ đúng ra là "Active Policies" thay vì "Actively Policy". Actively là một phó từ không đi chung với danh từ. Cũng có thể em sai nhưng theo như em biết là thế.
 
Nhân bàn đến chữ Hán Việt, nhà ta đã tốn vô khối giấy mực để phân biệt Hán việt và thuần việt nhưng chưa bao giờ việc này ngã ngũ. Chỉ có cách duy nhất là tích lũy thêm kiến thức để tùy cơ mà ứng biến cho từng trường hợp. Lớp trẻ ngày nay ít được học về chữ Hán việt nên có nhiều lúc họ thật thiệt thòi. Ngày xưa (những năm 70-cuối 80) vẫn còn môn dạy chữ Hán trong trường Sư phạm cho dân Sư phạm Văn nhưng giờ hình như là mất môn này rồi, vì thế mới có mấy chuyện các cô dạy không đúng. (Tôi nhớ có câu chuyện về việc cô giáo giảng cho học sinh về chữ Bất tuyệt, thế nào mà lại thành Bất= không, vì thế Bất tuyệt thành không hay... hehe).
Ngôn ngữ Việt ta thì vốn dĩ đã phức tạp vì nó được tích lũy và truyền lại qua nhiều thế hệ, qua nhiều nền văn hóa với sự phát triển không ngừng nên nhiều khi ta không thể nào hiểu hết được chính ngôn ngữ của ta một cách cặn kẽ.
Quay lại chữ Cực trong từ Tích Cực,
Đây là chữ hán việt trong đó tích thì giống như anh Nghĩa đã bàn; tuy nhiên chữ Cực thì khác 極 hoặc (极) có nghĩa là chỗ cao nhất, cực điểm, nơi xa nhất hoặc thể hiện ở mức độ cao nhất.
Như vậy chữ Tích Cực có thể giải nghĩa thành, cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình. Khi dịch nôm sang tiếng ta thì thường được hiểu như một điều gì "Tốt, đáng trân trọng"; Dịch sang Tiếng anh = active, pro-active nhìn chung là chuẩn.
Ví dụ: Thái độ của ông ta rất "tích cực" - thì tích cực = tốt, đánh giá cao
Nhưng: Anh ta rất tích cực học hỏi = anh ta nỗ lực và chủ động liên tục học hỏi.
Đấy - nhìn đi nhìn lại kể thấy ngôn ngữ nhà ta phức tạp các bác nhể.
Xin phép lạm bàn tí tẹo!

PS: Dùng actively policies thì e là không đúng - active policy = chính sách đang hiện hành/ đang có giá trị thực thi!
Nhưng nếu dùng chung với các từ khác, tỉ như: Active policy management thì nó lại nghĩa là "chủ động"

À, giờ hiểu rồi, thế từ TIÊU CỰC có nghĩa là làm tiêu tan đi cái điểm cao nhất phải không vậy?

Cũng có thể được hiểu tích cực là "cao điểm", còn tiêu cực là "thấp điểm" nhỉ?

Nói đùa thôi, (đang mafia đấy hihihi)
 
Bổ sung:
Đúng như PaulStegen nói, active policy lại mang nghĩa chính sách "hiện hành", giống như ActiveSheet, ActiveWorkbook

Ẹc 5 cái nữa, khà khà
 
Trích dẫn trường hợp của anh Nghĩa, em sẽ dùng "Positive Policies" thì sẽ gần nghĩa hơn. Đó chỉ là ý kiến của riêng em.
 
Lạm bàn về cụm "Chính sách tích cực" - theo thiển ý của tôi, nếu muốn dùng cụm này, cần phải giải nghĩa được - nó là gì rồi mới bắt tay vào dịch sang tiếng Tây. Kẻo không thì người ta sẽ không hiểu được ta định nói gì.
Nếu theo nghĩa gốc mà các bác định bàn thì sang tiếng Tây tôi thấy người ta hay dùng: Reactive Policy hoặc Proactive Policy.
Về khoản này, bác PTM bắt lỗi cực chuẩn!

Hôm nay, nhân lúc vào quán cà phê, thấy ở quán có một bức thư pháp to ghi chữ Đại Cát () chỉ việc rất tốt lành; Chữ Đại thì dễ biết nhưng chữ Cát = chữ Thổ ở trên, chữ khẩu ở dưới - thế mà nghĩ mãi không làm sao ra được tại sao nó lại thành chữ Tốt lành, vui vẻ (Cát). Bác PTM giải thích giùm em với!

Mà - ơ hay - ta biến cái này thành chủ đề ngôn ngữ tự khi nào rồi nhể......
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lạm bàn về cụm "Chính sách tích cực" - theo thiển ý của tôi, nếu muốn dùng cụm này, cần phải giải nghĩa được - nó là gì rồi mới bắt tay vào dịch sang tiếng Tây. Kẻo không thì người ta sẽ không hiểu được ta định nói gì.
Về khoản này, bác PTM bắt lỗi cực chuẩn!

Hôm nay, nhân lúc vào quán cà phê, thấy ở quán có một bức thư pháp to ghi chữ Đại Cát () chỉ việc rất tốt lành; Chữ Đại thì dễ biết nhưng chữ Cát = chữ Thổ ở trên, chữ khẩu ở dưới - thế mà nghĩ mãi không làm sao ra được tại sao nó lại thành chữ Tốt lành, vui vẻ (Cát). Bác PTM giải thích giùm em với!

Cát trong chữ Cát Tường, vì ngày xưa nhà nào có cát để xây tường là nhà giàu nên chúc nhau đại cát là chúc nhau giàu sang hehehehe.
 
Hôm nay, nhân lúc vào quán cà phê, thấy ở quán có một bức thư pháp to ghi chữ Đại Cát () chỉ việc rất tốt lành; Chữ Đại thì dễ biết nhưng chữ Cát = chữ Thổ ở trên, chữ khẩu ở dưới - thế mà nghĩ mãi không làm sao ra được tại sao nó lại thành chữ Tốt lành, vui vẻ (Cát). Bác PTM giải thích giùm em với!

Đúng là trúng đài òy!

Chữ cát = sĩ trên khẩu dưới. Chắc Paul nhà ta hỏng có quýnh cờ tướng.

Lời nói ra từ miệng kẻ sĩ luôn là lời tốt lành

Khà khà
 
Đúng là trúng đài òy!

Chữ cát = sĩ trên khẩu dưới. Chắc Paul nhà ta hỏng có quýnh cờ tướng.

Lời nói ra từ miệng kẻ sĩ luôn là lời tốt lành

Khà khà

"Lời nói ra từ miệng kẻ sĩ diện luôn là lời tốt lành"

Đúng là Sư phụ hay quá xá!
 
Hè hè - đa tạ bác PTM - Quả đúng câu bác vẫn trích trong chữ ký....
(bác tha tội cho em ạ) - Bác Pờ tờ mờ là dân thâm nho (hay thức đêm) hè hè! Nên quầng mắt trông như 2 trái nho ạ! Và thêm nữa! Cực kỳ tinh ý! và tinh tế!
[Có một ý em muốn chia sẻ qua câu hỏi trong bài trước với bác - hihi - chữ Vi, chữ Khẩu trông khá giống nhau, chữ Sĩ và chữ Thổ cũng khá khá giống nhau ạ] - Phàm ở đời - "đó là lý do tại sao GPE đáng đồng tiền bát gạo thế".
Thêm nữa - bác Nghĩa nói hơi quá với chữ "Diện" rồi.
Đa tạ bác!
Đặng Đình Ngọc
PS/ Dưng câu này em nỏ hiểu chi mô "Đúng là trúng đài òy!"

"Chữ hung 凶 ngược với chữ cát 吉 đấy ạ"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hè hè - đa tạ bác PTM - Quả đúng câu bác vẫn trích trong chữ ký....
(bác tha tội cho em ạ) - Bác Pờ tờ mờ là dân thâm nho (hay thức đêm) hè hè! Nên quầng mắt trông như 2 trái nho ạ! Và thêm nữa! Cực kỳ tinh ý! và tinh tế!
[Có một ý em muốn chia sẻ qua câu hỏi trong bài trước với bác - hihi - chữ Vi, chữ Khẩu trông khá giống nhau, chữ Sĩ và chữ Thổ cũng khá khá giống nhau ạ] - Phàm ở đời - "đó là lý do tại sao GPE đáng đồng tiền bát gạo thế"
Đa tạ bác!
Đặng Đình Ngọc
PS/ Dưng câu này em nỏ hiểu chi mô "Đúng là trúng đài òy!"

Cho hỏi thêm một tí, từ đối với Đại Cát là Đại Hung, vậy chữ Hán viết như thế nào?
 
Hè hè - đa tạ bác PTM - Quả đúng câu bác vẫn trích trong chữ ký....
(bác tha tội cho em ạ) - Bác Pờ tờ mờ là dân thâm nho (hay thức đêm) hè hè! Nên quầng mắt trông như 2 trái nho ạ! Và thêm nữa! Cực kỳ tinh ý! và tinh tế!
[Có một ý em muốn chia sẻ qua câu hỏi trong bài trước với bác - hihi - chữ Vi, chữ Khẩu trông khá giống nhau, chữ Sĩ và chữ Thổ cũng khá khá giống nhau ạ] - Phàm ở đời - "đó là lý do tại sao GPE đáng đồng tiền bát gạo thế".
Thêm nữa - bác Nghĩa nói hơi quá với chữ "Diện" rồi.
Đa tạ bác!
Đặng Đình Ngọc
PS/ Dưng câu này em nỏ hiểu chi mô "Đúng là trúng đài òy!"

1. Chữ Thổ gạch dưới dài hơn gạch trên, chữ sĩ gạch trên dài hơn gạch dưới, hehe.

2. Nghĩa khen câu đó thiệt là hỏng dám nhận. Thống kê cho biết bệnh sĩ chết nhiều hơn bệnh tim.

3. "Đúng là trúng đài òy!" trả lời cho câu của Ngọc (Mr Paul): ta biến cái này thành chủ đề ngôn ngữ tự khi nào rồi nhể
 
Các món khác lien quan đến lập trình em chẳng giám tham gia vì có biết gì đâu mà tham gia nhưng cái này các thầy cho em hóng 1 chút: Thực ra ngôn ngữ việt nam từ khi dung ngôn ngữ, chữ viết tượng thanh(khoảng thời kỳ vua Hùng) cho đến thời kỳ chữ Nôm Hán thì đều có 1 đặc điểm chung đó là do mạng nặng ảnh hưởng văn hóa Trung quốc(xin các anh đừng nghĩ em tôn sùng TQ). Rồi cho đến chữ Quốc ngữ hiện nay xuất hiện từ năm Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621, Thời kỳ xây dựng năm 1651, Thời kỳ phát triển từ năm 1867 và có công lớn nhất là 2 nhà truyền Bồ Đào Nha là Gaspar do Amiral và Antonio Barbosa tuy nhiên về cơ sở để phát triên chữ hiện nay cũng dựa rất nhiều vào cách phát âm của chữ viết và tiếng nói lúc đó cộng với âm tiếng của TQ nên khi suy xét cho đến cùng 2 từ xúc tích và súc tích đều có cùng 1 âm phát(trừ trường hợp phát âm chuẩn, cái này thì quá khó bây giờ). Chữ TQ từ xúc tích phát âm là:jiăn jié; còn súc tích phát âm là: jiănmíng tuy nhiên về nghĩa của câu thì đều mang 1 nghĩa chung đó là ngắn gọn, cô đọng như vậy ta có thể nói là cả 2 cụm từ này có thể đều diễn đạt được như nhau tuy nhiên ở riêng bản thân em nên tránh từ súc tích vì chữ súc thường dễ lien tưởng đến từ súc vật, súc sinh.
 
Các món khác lien quan đến lập trình em chẳng giám tham gia vì có biết gì đâu mà tham gia nhưng cái này các thầy cho em hóng 1 chút: Thực ra ngôn ngữ việt nam từ khi dung ngôn ngữ, chữ viết tượng thanh(khoảng thời kỳ vua Hùng) cho đến thời kỳ chữ Nôm Hán thì đều có 1 đặc điểm chung đó là do mạng nặng ảnh hưởng văn hóa Trung quốc(xin các anh đừng nghĩ em tôn sùng TQ). Rồi cho đến chữ Quốc ngữ hiện nay xuất hiện từ năm Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621, Thời kỳ xây dựng năm 1651, Thời kỳ phát triển từ năm 1867 và có công lớn nhất là 2 nhà truyền Bồ Đào Nha là Gaspar do Amiral và Antonio Barbosa tuy nhiên về cơ sở để phát triên chữ hiện nay cũng dựa rất nhiều vào cách phát âm của chữ viết và tiếng nói lúc đó cộng với âm tiếng của TQ nên khi suy xét cho đến cùng 2 từ xúc tích và súc tích đều có cùng 1 âm phát(trừ trường hợp phát âm chuẩn, cái này thì quá khó bây giờ). Chữ TQ từ xúc tích phát âm là:jiăn jié; còn súc tích phát âm là: jiănmíng tuy nhiên về nghĩa của câu thì đều mang 1 nghĩa chung đó là ngắn gọn, cô đọng như vậy ta có thể nói là cả 2 cụm từ này có thể đều diễn đạt được như nhau tuy nhiên ở riêng bản thân em nên tránh từ súc tích vì chữ súc thường dễ lien tưởng đến từ súc vật, súc sinh.


Có nhiều người thực hiện nhưng không thành công hoặc nửa vời, hoặc không đến nơi đến chốn, A-lếc-xăng Đơ-rốt (Alexandre de Rhodes) là người vừa tiếp thu các kiến thức đã có của những người thực hiện trước, vừa là người hệ thống lại ngôn ngữ và cho ra đời cuốn từ điển "Tự điển Việt-Bồ-La" đã góp phần quan trọng để hoàn thiện tiếng Việt gần như là triệt để. Như thế, công lớn nhất vẫn là ông A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ (tên tiếng Việt của Alexandre de Rhodes).
 
NGÔN NGỮ mà cứ đi thắc mắc thì đúng là tự làm khổ mình
Trước giờ người ta nói sao thì mình cứ nói vậy ---> Ngôn ngữ được hình thành từ việc truyền miệng mà
Hỏi thế cũng chẳng khác gì thắc mắc tại sao người ta không gọi CON CHÓ ĐEN là CON CHÓ Ô

Cho em Like! cái câu này của thầy NDU "CON CHÓ ĐEN là CON CHÓ Ô"
Thầy ndu hài hước thiệk...em đọc xong ôm cái mấy tính cười một mình
 
Cuối cùng thì cùng có thêm 1 người né tránh chữ "súc tích" giống mình.
 
Cuối cùng thì cùng có thêm 1 người né tránh chữ "súc tích" giống mình.
Ngôn ngữ tiếng việt là vậy anh ơi, có thể rất dễ hiểu nếu như trong trường hợp nói gì hiểu thế, nhưng cũng có trường hợp that khó hiểu, mà thực ra không làm thế nào để hiểu nổi. Nhưng về độ thâm thúy có lẽ Tiếng việt và ngữ pháp Việt vẫn thua xa anh bạn láng giềng đáng ghét của chúng ta: đã có lần em mạn phép nói chuyện với bác về tiếng trung và bác cũng rất hiểu tiếng trung mà hiểu thì không thể quên đc cái nét phẩy khủng khiếp của tiếng Hán em ví dụ chữ người: 人(rén) khi thêm 1 nét ngang thì nó sẽ thành thế này: 大(dàrén) còn thêm nét gì nữa để thành cái gì thì em xin mãn phép.
 
Ngôn ngữ tiếng việt là vậy anh ơi, có thể rất dễ hiểu nếu như trong trường hợp nói gì hiểu thế, nhưng cũng có trường hợp that khó hiểu, mà thực ra không làm thế nào để hiểu nổi. Nhưng về độ thâm thúy có lẽ Tiếng việt và ngữ pháp Việt vẫn thua xa anh bạn láng giềng đáng ghét của chúng ta: đã có lần em mạn phép nói chuyện với bác về tiếng trung và bác cũng rất hiểu tiếng trung mà hiểu thì không thể quên đc cái nét phẩy khủng khiếp của tiếng Hán em ví dụ chữ người: 人(rén) khi thêm 1 nét ngang thì nó sẽ thành thế này: 大(dàrén) còn thêm nét gì nữa để thành cái gì thì em xin mãn phép.

Phần tô đậm thường là những ngôn ngữ của chính trị, ví dụ là từ "Khoan sức dân", "Một bộ phận không nhỏ cán bộ ...", v.v..

Khoan ở đây là Khoan dung, khoan hồng, khoan khoái, khoan thai hay khoan tường khoét lỗ nữa.

Một bộ phận không nhỏ, sao không nói "mẹ" ra là đại bộ phận hay một bộ phận rất lớn luôn cho rồi!
 
Súc tích chắc cũng tương tự Hàm súc. cũng ko hiểu lắm tại sao lại là Súc
 
Các từ liên quan đến t Súc:

Động từ: Làm cho cái gì sạch, hoặc loại bỏ chất bẩn bằng dung dịch hoặc nước (súc chai, súc miệng, súc ruột, ...)

Danh từ: Thường là gọi chung cho động vật (súc vật, gia súc, ...); các sản phẩm làm ra từ súc vật (súc sản); dụng cụ của một trò chơi (súc sắc); diễn tả một cuộn gì đó (súc chỉ, súc giấy, v.v...)

Tính từ: Ngắn gọn, cô động (súc tích).


....
 
Phần tô đậm thường là những ngôn ngữ của chính trị, ví dụ là từ "Khoan sức dân", "Một bộ phận không nhỏ cán bộ ...", v.v..

Khoan ở đây là Khoan dung, khoan hồng, khoan khoái, khoan thai hay khoan tường khoét lỗ nữa.

Một bộ phận không nhỏ, sao không nói "mẹ" ra là đại bộ phận hay một bộ phận rất lớn luôn cho rồi!

Vì đó là nghệ thuật nói tránh, nói giảm và nói dối, nói lừa. Hay nói thẳng ra là trò đánh tráo khái niệm trong mô tả, diễn đạt các vấn đề...cón như các vấn đề đó là gì thì ai cũng hiểu nhưng làm như là không hiểu.
 
mới đọc cái tiêu đề tưởng phản ánh đến mình "Xúc xích" :)
 
Vì đó là nghệ thuật nói tránh, nói giảm và nói dối, nói lừa. Hay nói thẳng ra là trò đánh tráo khái niệm trong mô tả, diễn đạt các vấn đề...cón như các vấn đề đó là gì thì ai cũng hiểu nhưng làm như là không hiểu.

Theo tôi không hẳn là nói tránh ... "Bộ phận không nhỏ" và "bộ phận rất lớn" là khác nhau. Chắc chắn chúng không "bằng nhau".
Bạn nói: "Anh ndu không còn trẻ thì tôi nhất trí 2 tay. Nhưng bạn nói: "Anh ndu già" thì không đúng. Nói hàng ngày thì nhiều khi ta nói bừa thế nào cũng được nhưng nếu nghiêm chỉnh viết vd. trong một bài luận nào đó thì phải dùng câu 1.
"Không nhỏ" khác với "rất lớn". "Không đói" chưa hẳn là "no", càng không phải "rất no".
 
Các bạn cho hỏi ai là người kiểm duyệt từ điển mở Wiktionary, và những thông tin trên trang này có đáng tin cậy không?

Hi giải lao tí, các bạn biết đoạn thơ sau được "dịch" từ câu ca dao nào không:
"Cuồng phong lay ngọn trúc
Đổ xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một hồi chuông
Cháo gà húp vội hóc xương mấy lần!''
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo tôi không hẳn là nói tránh ... "Bộ phận không nhỏ" và "bộ phận rất lớn" là khác nhau. Chắc chắn chúng không "bằng nhau".
Bạn nói: "Anh ndu không còn trẻ thì tôi nhất trí 2 tay. Nhưng bạn nói: "Anh ndu già" thì không đúng. Nói hàng ngày thì nhiều khi ta nói bừa thế nào cũng được nhưng nếu nghiêm chỉnh viết vd. trong một bài luận nào đó thì phải dùng câu 1.
"Không nhỏ" khác với "rất lớn". "Không đói" chưa hẳn là "no", càng không phải "rất no".

Nói "rất lớn" là thật ra ai cũng biết nó rất lớn rồi, nhưng mình cứ thích dùng từ "khiêm tốn" thôi đó là "không nhỏ"! Mà đã không nhỏ thì không nhỏ bao nhiêu? Đó chỉ là một câu hỏi tu từ! Nói cái gì đó của Thầy NDU rất lớn đôi khi Thầy NDU hơi e ngại, chứ nói một cách "khiêm tốn", cái gì đó của Thầy NDU "không nhỏ" thì đôi khi Thầy lại thích đấy chứ!

(Đừng có nghĩ bậy à nha, ý mình nói "cái gì" là "kiến thức" đấy nhé!)
 
Nói "rất lớn" là thật ra ai cũng biết nó rất lớn rồi, nhưng mình cứ thích dùng từ "khiêm tốn" thôi đó là "không nhỏ"! Mà đã không nhỏ thì không nhỏ bao nhiêu? Đó chỉ là một câu hỏi tu từ!

(Đừng có nghĩ bậy à nha, ý mình nói "cái gì" là "kiến thức" đấy nhé!)

Tôi chỉ muốn nói là "không nhỏ" không đồng nghĩa với "rất lớn". Vì thế không thể "trách" người ta là viết "không nhỏ" thay cho "rất lớn". Vì có thể người ta cân đo đong điếm chính xác chứ không hẳn là"khiêm tốn"

Còn chuyện "nói tránh" hay như bạn nói là "nói khiêm tốn" thì tôi có phủ nhận đâu. Tôi không phủ nhận là đôi khi ta nói như thế. Vì thế mà tôi viết:

Theo tôi không hẳn là nói tránh

Nếu tôi phủ nhận thì tôi sẽ viết:

Theo tôi không phải là nói tránh

Tôi luôn cố gắng dùng từ chính xác mà. Sức tới đâu thì cố tới đó.

Nói cái gì đó của Thầy NDU rất lớn đôi khi Thầy NDU hơi e ngại, chứ nói một cách "khiêm tốn", cái gì đó của Thầy NDU "không nhỏ" thì đôi khi Thầy lại thích đấy chứ!

Tôi biết bạn định nói về cái gì. Chắc chắn nói: "bụng Thầy ndu không nhỏ" thì Thầy thích hơn là "bụng Thầy ndu bự quá". Cứ nói toạc móng heo ra chứ sao bạn lại úp úp mở mở thế? Hic hic hic, he he he, ha ha ha, tèn tèn
 
Lần chỉnh sửa cuối:

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom