Về nước tìm việc, lao động gốc Việt gặp khó

Liên hệ QC

VIPdatabase

Thành viên mới
Tham gia
3/1/09
Bài viết
0
Được thích
2
Làn sóng lao động gốc Việt từ Mỹ, Anh, Australia… đổ về Việt Nam ngày càng nhiều, với hy vọng tìm được một việc làm phù hợp trong thời kỳ gian khó. Nhưng sự khác biệt về văn hóa, phong cách làm việc… khiến mọi chuyện không hẳn là dễ dàng...

Nhiều lời mời gọi

Anh V. vừa về tới Việt Nam là gửi ngay hồ sơ tuyển dụng (CV) cho các mạng tuyển dụng. Chỉ vài ngày sau, anh nhận được tới tấp những lời mời từ các ngân hàng lớn trong nước. Tất nhiên, với hồ sơ quá “đẹp”: kiến thức hoàn hảo, tích lũy kinh nghiệm qua một thời gian đảm trách các vị trí quản lý ở nước ngoài, anh là mẫu người mà nhiều ngân hàng ở Việt Nam mơ ước.

Giữa lúc tình hình việc làm trong nước khó khăn, vậy mà anh vẫn có quyền lựa chọn chỗ làm. Sau nhiều suy tính, cuối cùng anh quyết định nhận lời làm trợ lý Phó tổng giám đốc, kiêm Trưởng phòng quản lý bán hàng cho ngân hàng A., với mức thu nhập ròng khoảng trên 3.500 USD một tháng. Giám đốc nhân sự ngân hàng này còn vẽ sẵn cho anh con đường thăng tiến, với cái đích là chức Phó tổng giám đốc.

Đ. từ Singapore về cũng nhận được rất nhiều lời chào mời, chủ yếu từ các liên doanh lớn ở TP HCM, với mức lương được hứa hẹn khá cao, trên 2.000 USD một tháng cùng những khoản thu nhập “phụ” khác khoảng xấp xỉ 1.000 USD nữa. Anh cũng đang dự định cùng một số người bạn mở ra các dự án riêng, mà với kinh nghiệm của bản thân, anh khẳng định những dự án đó sẽ “hái ra tiền”. Ngoài ra, anh vẫn liên hệ với một số công ty tại Singapore và hiện đã có một công ty muốn mời anh về làm việc với một vị trí khá phù hợp. Tuy nhiên, đến giờ anh vẫn chưa quyêt định sẽ lựa chọn nơi nào. “Tôi muốn có ít thời gian nghỉ ngơi và suy nghĩ thêm về con đường cho tương lai”, anh bộc bạch.

Không nhiều kinh nghiệm như những người trên, T. vừa tốt nghiệp ĐH ở Mỹ thì “đụng” ngay khủng hoảng. Sau ba tháng đi gõ cửa nhiều công ty mà không kết quả, gia đình khuyên anh nên về Việt Nam tìm cơ hội.

Trước Tết, anh đặt chân đến TP HCM, gửi CV đến các công ty tuyển dụng. Với trình độ chuyên ngành về công nghệ thông tin được đào tạo bài bản, cộng với những kỹ năng bổ trợ hữu dụng, không khó để anh lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng. Ngay sau Tết, T. đã trở thành chuyên viên tại một quỹ đầu tư với mức lương 2.000 USD một tháng.

“Ở Việt Nam như thế là tạm ổn”, anh nói với vẻ hài lòng, và cho biết: “Tại chỗ tôi làm còn có gần chục người bạn từ bên Mỹ mới qua. Vì thế, “đội hình” chúng tôi làm việc rất ăn ý và hiệu quả”.

Không dễ có việc làm

Để có việc làm trong nước, điều kiện đầu tiên là phải xin giấy phép lao động của cơ quan quản lý Nhà nước địa phương. Người quản lý website VIPdatabase.com cho biết, có không ít CV của ứng viên là Việt kiều không có giấy phép lao động tại Việt Nam. Nhiều cuộc phỏng vấn tuyển dụng phải “đứt gánh giữa đường” vì ứng viên không thể bổ sung giấy phép lao động đúng hẹn dù đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn.
Ông Huỳnh Văn Thôi, Tổng giám đốc trang tuyển dụng trực tuyến onlinejobs.vn, cho biết, lực lượng lao động là Việt kiều về nước chủ yếu làm trong những ngành mà thị trường lao động Việt Nam luôn “hiếm hàng” như tài chính, công nghệ thông tin, quảng cáo truyền thông, quản lý doanh nghiệp…

Dẫu vậy, không phải tất cả đều có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm. Ông Thôi ước tính, số lao động về nước có trình độ cao chỉ chiếm khoảng 20%, khá khoảng 60%, và phần còn lại là số mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Những người có đẳng cấp cao, đã khẳng định tên tuổi, được nhiều doanh nghiệp trong nước săn lùng, dành sẵn cho những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp với mức lương khá cao. Số còn lại phải chấp nhận cạnh tranh với lực lượng lao động trong nước và không có nhiều yếu tố hỗ trợ.

Để có việc làm trong nước, điều kiện đầu tiên là phải xin giấy phép lao động của cơ quan quản lý Nhà nước địa phương. Người quản lý website VIPdatabase.com cho biết, có không ít CV của ứng viên là Việt kiều không có giấy phép lao động tại Việt Nam. Nhiều cuộc phỏng vấn tuyển dụng phải “đứt gánh giữa đường” vì ứng viên không thể bổ sung giấy phép lao động đúng hẹn dù đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn.

Khó hòa nhập

Thực tế, số Việt kiều thành công trong quá trình tìm việc tại Việt Nam thời gian gần đây không nhiều. Nguyên nhân chính là giữa người lao động và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung. Có khá nhiều vị trí công việc tốt dành sẵn cho các ứng viên Việt kiều, nhưng không phải vị trí nào cũng phù hợp.

Một trong những nguyên nhân khiến không ít lao động Việt kiều khó hòa nhập với môi trường trong nước là sự khác biệt về văn hóa và phong cách làm việc. Anh H. đã từng tiếp xúc với 5 nhà tuyển dụng, nhưng chưa tìm được một vị trí phù hợp để có thể phát huy khả năng. Còn anh V. cho biết, sau một thời gian ngắn làm việc tại ngân hàng A., anh phải nghỉ việc vì những ý tưởng đổi mới mà anh đề xuất gặp phải những “vật chướng ngại” không thể vượt qua.

“Sắp tới, tôi phải cân nhắc kỹ hơn khi quyết định đi làm ở đâu đó. Bởi rõ ràng sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp đã tạo ra một khoảng cách không nhỏ giữa chúng tôi với phần còn lại của các doanh nghiệp trong nước”, anh V. nói.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp có việc làm “ưng ý”, nhưng mức lương nhà tuyển dụng đề nghị không đáp ứng được yêu cầu của các ứng viên.

(Nguồn: Báo Đất Việt)
 
Web KT
Back
Top Bottom