Vòng tuần hoàn thành công - Kung Fu Hồ Việt Quyền (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

hung28hp

Thành viên mới
Tham gia
10/10/07
Bài viết
2
Được thích
37
vongtuanhoanthanhcong.jpg


Tinh thần:
Chúng ta cần phải có một tinh thần yêu nước, trung thành tuyệt đối với Đảng, với tổ chức Đoàn; Tinh thần thực hiện lời dạy của Bác:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết trí ắt làm nên”
Tinh thần ham học hỏi sáng tạo, tiếp thu những cái đang có, đang tồn tại, đang giúp ích thành ý thức sáng tạo ra cái mới hữu ích hơn, tiện dụng hơn; Tinh thần vượt khó, vượt khổ, dũng cảm nhận lấy những nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm nơi hải đảo xa xôi hay biên cương Tổ quốc; Tinh thần quên đi những thú vui tầm thường ngày đêm vùi đầu bên trang sách, phòng thí nghiệm để nghiên cứu khoa học; Tinh thần ý trí làm giàu, biến những tiềm năng nguồn lực của quê hương thành hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao cung cấp cho thị trường, cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều người và từ đó giải quyết những mâu thuẫn xã hội...

Sức khỏe:
Bác Hồ đã dạy:
“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần tới sức khỏe mới thành công.
Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.”
Vậy thanh niên chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe không chỉ cho bản thân mà từ đó đem sức khỏe cống hiến cho xã hội cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Ước mơ:
Con người có ước mơ còn con vật thì không có ước mơ, chính vì vậy, con vật của ngày hôm nay và ngày mai không có gì thay đổi lớn, còn con người thì không ngừng ước mơ, không ngừng sáng tạo để chinh phục muôn loài, chinh phục thiên nhiên nên con người thay đổi chóng mặt.
Xét về năng lực thiên phú, chạy nhanh, nhìn xa, bay cao, lặn sâu,... con người không thể bằng các loài vật nhưng vì có ước mơ, con người đã chế tạo ra máy bay, ô tô, tàu ngầm, kính thiên văn,... mà không có loài vật nào có thể bay cao, bay nhanh, nhìn xa, lặn sâu, chạy đua kịp con người.
Ước mơ không mất tiền, không ai thu tiền của chúng ta chỉ vì chúng ta ước mơ, nên chúng ta hãy ước mơ. Ước mơ của chúng ta sẽ không phụ thuộc rằng ngày hôm nay chúng ta có bao nhiêu tiền bạc của cải để thực hiện ước mơ mà nó chỉ phụ thuộc vào một điều duy nhất: chúng ta có phải là người dũng cảm hành động suốt đời cho ước mơ của mình hay không?
Các bạn chắc ai cũng có những ước mơ, nhưng trong mỗi ước mơ riêng đó, chúng ta có một ước mơ chung, đó là biến những tư tưởng của Bác Hồ trở thành hiện thực vì đó là ước mơ lớn nhất, vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam.

Mục tiêu :
Có ước mơ mà không có mục tiêu thì sẽ trở thành người mơ màng, giống như lúc ngủ mơ khi tỉnh dậy chỉ là một giấc mơ.
Ước mơ của chúng ta không thể “nửa tỉnh, nửa mơ” mà cần phải xác định chính xác như một mục tiêu vòng mười và mỗi chúng ta chính là người cung thủ với tất cả sự bình sinh dương cung, đưa mũi tên nhằm thẳng đích đến.
Nên mục tiêu của chúng ta là sẽ làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Kế hoạch :
Nhiều người chuẩn bị cho một cuộc đi chơi thì lập kế hoạch thật là tỉ mỉ, chu đáo, nhưng khi lập kế hoạch cho cuộc đời thì thật là sơ sài và phó mặc cho sự may rủi. Đến khi bị thất bại lại đổ lỗi cho số phận, hoặc oán thán mọi người. Thực ra, kế hoạch là kế sách, sách lược, người nào nghiên cứu kỹ lưỡng đường đi nước bước cho mục tiêu cần đạt được bằng kế hoạch, lường trước khó khăn, thất bại và học tập kỹ lưỡng những kiến thức, kỹ năng để làm việc, để vượt qua thất bại, thì người đó đã ý thức cuộc đời mình không phải là một sự may rủi.

Cụ thể :
Có kế hoạch mà không cụ thể hóa kế hoạch trong từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm, từng giai đoạn... thì chẳng khác gì có kế hoạch viết một cuốn sách mà không biết cuốn sách được bắt đầu từng chữ để thành từng câu, từng câu để thành từng dòng, từng dòng để thành từng trang, từng trang để thành từng chương, từng chương để thành cuốn sách. Ai mà làm việc như vậy thì người đó ắt hạn chế được khó khăn, thất bại.

Hành động :
Hành động là kiểm nghiệm lý thuyết và chỉ có hành động mới tìm ra chân lý. Tất cả ước mơ, mục tiêu, kế hoạch, cụ thể mà không đem ra hành động thì sự học cũng chỉ là hư không, “đi đêm mà không có đèn thì vấp ngã, ngược lại có đèn mà không đi thì thành kẻ soi mói lung tung, vô tích sự”.

Thất bại :
Mọi người hay sợ sai lầm, thất bại, thực ra thất bại là điều không tránh khỏi khi hành động vì đó là một phần do bản năng di truyền ảnh hưởng, còn việc sai lầm, thất bại lớn hay nhỏ là do con người có biết lường trước để hạn chế hay không mà thôi.
Một đứa trẻ muốn biết đi thì phải tập đi và phải vấp ngã đôi lần mới biết đi, lúc chúng ta học nói, học viết... cũng đều có sự vấp váp, mắc lỗi rồi mới hoàn thiện thông qua sửa sai. Kể cả những nhà khoa học thiên tài, những bậc thầy cũng đều đã từng mắc sai lầm thậm chí là thất bại, họ không phải ngày một ngày hai mà thành công, có khi phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm mới đúc rút ra bài học để phát kiến nên những phát minh vĩ đại cho nhân loại.
Vậy có thể kết luận rằng, loài người tiến bộ như ngày hôm nay là do loài người biết học tập từ thất bại. Nên chúng ta đừng sợ thất bại vì đó là một quy luật tất yếu. Hãy hạn chế nó bằng kế hoạch và cụ thể. Còn khi gặp thất bại, chúng ta đừng sợ mà hãy dũng cảm đứng lên. Khoảng cách giữa thất bại và thành công chỉ là gang tấc và thành công luôn mỉm cười với những người dám đứng dậy.

Thành công:
Thành công không có nghĩa là dừng lại, mà hãy tiếp tục ước mơ bay cao, bay xa hơn... để không ngủ quên trong chiến thắng, để không tự thỏa mãn với những gì mình đã đạt được. Thành công chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người giải thoát chuyển hóa được chiến thắng của mình cho mọi người, luôn khát khao cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất bằng tài năng của mình và con người chỉ thật sự giàu có, hạnh phúc khi con người dám cho đi mà không cần nhận lại.

-Lê Hồng Thủy-
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom