bebo021999
Thành viên gạo cội




- Tham gia
- 26/1/11
- Bài viết
- 6,011
- Được thích
- 8,786
- Giới tính
- Nam
- Nghề nghiệp
- GPE
Tương truyền cách đây mấy mươi năm, ở một làng quê thuộc huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, có một hưu quan . Ông góa vợ, tuổi đã ngoài thất tuần mà vẫn còn đa tình. Con cháu ông theo phong tục của các vọng tộc thời xưa, chung tiền sắm sẵn cho ông một cái thọ đường đắt tiền. Nghĩ rằng, gân như mình, còn lâu mới vào sơ mi gỗ, ông bán quách cái quan tài đã sắm, lấy tiền cưới hầu non. Cô hầu thuộc loại nái tốt, mỗi năm cho ra một tí nhau đều đều.
Vì thế trong dân gian đã có bài thơ trào lộng sau :
Thấy ông râu tóc bạc như sương
Con cháu chung lo sắm thọ đường
Để nữa mai sau lìa cõi thế
Sẵn nhà ông ở chốn Tây phương.
Tưởng đâu gối mỏi với chân chồn
Ai biết rằng ông chiến vẫn dòn
Bán quách thọ đường, ông đã quyết
Sắm sanh lễ vật… cưới hầu non !
“Càng già càng dẻo càng dai”
“Đêm bảy ngày ba” chẳng kém ai
Chớ tưởng trâu tra sừng cũng thế,
Đúng ngày, vợ trẻ đẻ con trai.
Máy tốt, ông chăm sản xuất hoài !
Mới vừa năm một, lại năm đôi
Mặc cho con cháu lo nuôi dưỡng
Mặc kệ người đời tiếng mỉa mai.
Vì thế trong dân gian đã có bài thơ trào lộng sau :
Thấy ông râu tóc bạc như sương
Con cháu chung lo sắm thọ đường
Để nữa mai sau lìa cõi thế
Sẵn nhà ông ở chốn Tây phương.
Tưởng đâu gối mỏi với chân chồn
Ai biết rằng ông chiến vẫn dòn
Bán quách thọ đường, ông đã quyết
Sắm sanh lễ vật… cưới hầu non !
“Càng già càng dẻo càng dai”
“Đêm bảy ngày ba” chẳng kém ai
Chớ tưởng trâu tra sừng cũng thế,
Đúng ngày, vợ trẻ đẻ con trai.
Máy tốt, ông chăm sản xuất hoài !
Mới vừa năm một, lại năm đôi
Mặc cho con cháu lo nuôi dưỡng
Mặc kệ người đời tiếng mỉa mai.