Trợ cấp ốm đau tính như thế nào? (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Cháu là Xuân Xanh
Cháu đang là hr tại cty Oriental Garment An Giang
Cty 100% vốn đầu tư nước ngoài, mới thành lập 15/08/2011
Cháu đang tính về BHXH
cháu chưa hiểu nên làm thế nào vì :
Có Nghị định 12/cp & nghị định 01/cp và Luật Bảo hiểm xã hội về Trợ cấp ốm đau
Cả 2 cái này có 1 số điều thống nhất, nhưng cũng có 1 số điều khác biệt
Vậy cháu nên dựa nào cái nào để quyết định về Trợ cấp ốm đau cho công nhân khi tham gia BHXH ạ?

Rất cám ơn khi nhận đc thong tin của bác
Cám ơn bác !

--
--
NGUYEN XUAN XANH
Oriental Garment An Giang Co., Ltd., Address: Lo K, KCN Binh Hoa, Binh Hoa, Chau Thanh, An Giang.
TL +66 804 098 157
VN + 84 1667 667 098
VN + 84 907 305 476
Skype : anna_xuanxanh
E-Mail: annaxuanxanh@gmail.com

Câu hỏi này, xin được trích đăng lại để cả nhà cùng tham khảo và cho thêm ý kiến hộ dùm mình.

Trước khi Luật BHXH ra đời, thì Chính Phủ có ban hành Điều lệ BHXH :

Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 áp dụng đối với công chức, công nhân viên chức nhà nước, người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên thuộc các thành phần kinh tế. Hình thành Quỹ BHXH tập trung, thống nhất, có sự đóng góp của ba bên, độc lập với ngân sách nhà nước và được Nhà nước bảo hộ. Thực hiện nguyên tắc có đóng - có hưởng.

Lưu ý: Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 đã hết hiệu lực ngày 15/01/2007. (Điều lệ này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995)

Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, theo đó, phạm vi và đối tượng tham gia BHXH được mở rộng đến các đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, các cơ sở ngoài công lập có sử dụng dưới 10 lao động, khu vực kinh tế tập thể và hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.

Lưu ý: Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 đã hết hiệu lực ngày 15/01/2007


Cần đọc kỹ lại:


1.- Luật BHXH (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. Bộ Luật BHXH này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Luật BHXH đã quy định thêm các chế độ: BHXH tự nguyện (áp dụng từ ngày 01/01/2008); Bảo hiểm thất nghiệp (áp dụng từ ngày 01/01/2009); Những quy định trước đây trái với Luật này đều bị bãi bỏ.

2.- Nghị định 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 22/12/2006 - Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3.- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ra ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP

4.- Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/09/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

1. Sửa đổi khoản 2 mục I chế độ ốm đau phần B như sau:
“2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau


Trong đó:

a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:

+ Bằng 75% đối với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm;
+ Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
.......
......

5.- Công văn 3606/BHXH-CSXH ngày 22/10/2008 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

6.- Công văn số 2505/BHXH-CĐBHXH ngày 24/11/2008 về việc chế độ bảo hiểm xã hội theo Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành.

Vui lòng đọc kỹ Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/09/2008, Công văn 3606/BHXH-CSXH ngày 22/10/2008 và Công văn số 2505/BHXH-CĐBHXH ngày 24/11/2008 đế áp dụng


7.- Thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Cảnh báo: Nếu các bác đọc căn cứ tham khảo theo link này đã không còn phù hợp với tình hình pháp luật quy định hiện hành.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom