Tiền phạt do nộp báo cáo chậm được hạch toán như thế nào ??

Liên hệ QC
Noi gương Bác Trí, tôi cũng trầm ngâm suy nghĩ về cái này:
Bằng hai cách này, nếu cuối năm xét thưởng, quỹ khen thưởng sẽ ít lại (vì đã bù đắp cho khoản bị phạt). Do đó, theo tỷ lệ quy định, chủ doanh nghiệp có thể xét thưởng ít hay nhiều, hay không thưởng cho bộ phận gây ra hậu quả này!
Thấy cũng có chút không ổn:
- nếu cuối năm trừ tiền thưởng cho bộ phận gây ra hậu quả: té ra trách nhiệm cá nhân, bắt tập thể (bộ phận) gánh chịu
- nếu chỉ trừ thưởng cá nhân, thôi thì trừ luôn trong kỳ phát sinh tiền phạt, nếu nhiều thì ghi sổ trừ nhiều lần.
- ghi nợ/ có TK 431, ghi nợ 421 với nội dung vậy có đúng chuẩn mực không?
- ngoài ra, trừ thưởng vì lý do nào, cũng phải có quy định, nội quy kèm theo. Các quy định, nội quy này phải phù hợp luật trong đó có luật lao động. Liệu trừ thưởng vì nộp phạt có phù hợp hay không?

Kết luận: Hãy làm như bài trên của anh Trí GG.
 
Noi gương Bác Trí, tôi cũng trầm ngâm suy nghĩ về cái này:
Muội kính xin lỗi sư huynh, Bác KTGG ấy già rồi đôi khi tư duy cứng ngắt - lạc hậu. Kính mong sư huynh không theo vết đỗ ấy.Muội luôn vẫn kính sư huynh là người đạo mạo - ăn nói khéo léo duyên dáng.(Ít làm mích lòng ai)

- ghi nợ/ có TK 431, ghi nợ 421 với nội dung vậy có đúng chuẩn mực không?

Muội cảm thấy TK 431 sử dụng không đúng mục đích rồi sư huynh ơi, tự nhiên lấy quỹ phúc lợi để nộp tiền phạt sao.
Xin trình bày lại Tài khoản 431 như sau
- Tài khoản 431 - Qu khen thưởng, phúc li.có 3 tài khoản cấp 2
+ Tài khoản 4311 - Qu khen thưởng;
+ Tài khoản 4312 - Qu phúc li;
+ Tài khoản 4313 - Qu phúc li đã hình thành TSCĐ


HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG


MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU



1. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải theo chính sách tài chính hiện hành.

2. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi phải được hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ.

3. Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng TSCĐ đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và giảm quỹ phúc lợi.

4. Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng cho nhu cầu văn hoá, phúc lợi của doanh nghiệp, kế toán ghi tăng TSCĐ và đồng thời được kết chuyển từ Quỹ phúc lợi (TK 4312) sang Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (TK 4313). Những TSCĐ này hàng tháng không trích khấu hao TSCĐ vào chi phí mà cuối niên độ kế toán tính hao mòn TSCĐ một lần/một năm để ghi giảm Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA


TÀI KHOẢN 431 - QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI



Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi;
- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ;
- Đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu văn hoá, phúc lợi;
- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cấp dưới hoặc nộp cấp trên.

Bên Có:
- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ lợi sau thuế TNDN;
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi được cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp lên;
- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tư mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi.

Số dư bên Có:
Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hiện còn của doanh nghiệp.

Kết luận: Hãy làm như bài trên của anh Trí GG.
Việc này muội cũng nhất quán như đề xuất của sư huynh. Vậy sư huynh cho muội cái sơ đồ chữ T luôn thể

Muội kính xin cáo lỗi cùng quý sư huynh sư tỉ nếu muội có mạo phạm việc tham luận tại đây.
Mong quý sư huynh sư tỉ rộng lòng tha thứ cho muội.

Kính
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin chân thành cảm ơn anh ptm0412, bác Kế Toán Già gân và tỷ tỷ ngoiquanuongcafe.

Căn cứ theo cách của bác Kế Toán Già Gân:
Cách 1:
1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt
Nợ 6425(Thuế, phí và lệ phí)/Có 3339 (Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác) : 660.000 đồng
2.-Khi nộp bằng tiền mặt/tiền gởi ngân hàng
Nợ 3339- Có 111 or 112 : 660.000 đồng
Hạch toán vào TK 6425 - cuối năm lên quyết toán thu nhập doanh nghiệp và nhớ xuất toán khoản này ra!

Đối với cách này, đây là cách chuẩn nhất, tuy nhiên nếu ta không nhớ thì sao? (Xin các bác nhớ cho là khi quyết toán thỉ cần phải xuất toán nhiều loại chi phí lắm, chứ không phải mỗi cái biên bản phạt đâu!)

Và:

Cách 2:
1.- Khi nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt:
Nợ TK 1388 (khoản phải thu khác) / Có 3339 (Các khoản phải nộp khác)
Ý nghĩa như là "chờ giải quyết, xử lý"
2. Khi quyết định thu lại từ người lao động bằng tiền hoặc trừ lương, trừ 1 lần hoặc nhiều lần ...:
Nợ TK 334 hoặc 111/ Có TK 1388

Nếu theo cách này, doanh nghiệp cũng phải quy định rõ trong hợp đồng lao động/thỏa ước lao động tập thể/Nội quy công ty về việc trừ lương này!

Trường hợp tôi làm Giám Đốc - tôi bảo tài xế đi nhanh mà tài xế đi nhanh bị phạt đó là chuyện của tài xế không có kỹ cương chấp hành nghiêm minh "Luật giao thông". Do vậy tôi không có bù đắp chi phí này cho tài xế, mà còn phạt hắn làm ảnh hưởng đến giờ giấc của tôi. Chưa nói với Công An thu lại bằng lái xe nữa. (Lỡ gây ra tai nạn chết người thì sao ??? Lúc đó tài xế quay qua bảo là tôi hả ?? Không dám)
.....................
Vấn để của anh ca_dafi đặt ra và nếu tôi "được" làm Giám Đốc tôi sẽ tự móc tiền túi ra để xử lý trường hợp này, không tạo ra tiền lệ cho nhân viên. Vì đó là trách nhiệm của tôi dẫn đến hệ lụy này. Cũng may tài xế không gây tai nạn chết người trong đó có cả tôi nữa.
@ Bác Kế Toán Già Gân: Đó là nếu bác là giám đốc.... Đậy là mệnh đề Nếu..Thì. Theo như em biết thì 100% giám đốc sẽ không móc tiền túi ra để trả khoản này đâu! Thêm vào đó, nói thì dễ, làm mới khó! Đứng ở vị trí tài xế ta sẽ hiểu!

Như đã phân tích ở trên, em xin nói rõ lại quan điểm hạch toán theo hướng của em như sau:
Xét về góc độ doanh nghiệp. Do quản lý chưa tốt nên mới có việc nộp báo cáo chậm. Từ đó dẫn tới việc doanh nghiệp bị phạt. Do đó khoản tiền phạt này có thể đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp, như ý của bác Kế Toán Già Gân.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ quản lý thuế, cơ quan thuế không chấp nhận khoản chi phí này (gọi là không hợp lý), Cho nên khi quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tự loại khoản chi phí này!!:.,

Để tránh trường hợp cuối năm khi quyết toán, kế toán phải ngồi bóc tách từng loại chi phí để quyết toán (có thể có sai sót), em đề nghị hạch toán như sau:

1. Nếu doanh nghiệp làm ăn đã có lãi, nên lập quỹ riêng để hỗ trợ cho các khoản này (quỹ này phải trích từ lợi nhuận sau thuế). Nghĩa là Rủi Ro trong công tác quản lý phải được bù đắp bằng chính lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cụ thể hạch toán như sau:
Trích quỹ khen thưởng: Nợ 421/ Có 4311 <==== Không nhất thiết phải lấy tài khoản 4311
Nhận biên bản phạt: Nợ 4311/ Có 3339
Nộp phạt: Nợ 3339/ Có 111(112)
===> Xin nói thêm, việc trích quỹ này ghi rõ trong điều lệ công ty và phải thể hiện rõ trong Chính Sách Kế Toán.


2. Nếu doanh nghiệp chưa có lợi nhuận, có thể hạch toán treo vào tài khoản phải thu khác (TK 1388, như ý của bác Kế Toán Già Gân). Đến khi có lãi thì trích quỹ và trừ vào khoản phải thu tích lũy này! Bằng cách này, doanh nghiệp đồng thời cũng kiểm soát được rằng doanh nghiệp mình đã bị phạt mấy lần! Từ đó tăng cường công tác kiểm soát!
Cụ thể hạch toán như sau:
Nhận biên bản phạt: Nợ 1388/ Có 3339
Nộp phạt: Nợ 3339/ Có 111(112)
Trích quỹ khen thưởng (nếu có): Nợ 421/ Có 4311
Bù trừ khoản bị phạt: Nợ 4311/Có 1388 <== Không nhất thiết phải hạch toán vào TK 4311
@ ptm0412:
Bằng hai cách này, nếu cuối năm xét thưởng, quỹ khen thưởng sẽ ít lại (vì đã bù đắp cho khoản bị phạt). Do đó, theo tỷ lệ quy định, chủ doanh nghiệp có thể xét thưởng ít hay nhiều, hay không thưởng cho bộ phận gây ra hậu quả này!
Thấy cũng có chút không ổn:
- nếu cuối năm trừ tiền thưởng cho bộ phận gây ra hậu quả: té ra trách nhiệm cá nhân, bắt tập thể (bộ phận) gánh chịu
- nếu chỉ trừ thưởng cá nhân, thôi thì trừ luôn trong kỳ phát sinh tiền phạt, nếu nhiều thì ghi sổ trừ nhiều lần.
- ghi nợ/ có TK 431, ghi nợ 421 với nội dung vậy có đúng chuẩn mực không?
- ngoài ra, trừ thưởng vì lý do nào, cũng phải có quy định, nội quy kèm theo. Các quy định, nội quy này phải phù hợp luật trong đó có luật lao động. Liệu trừ thưởng vì nộp phạt có phù hợp hay không?
Em đã nói rõ, vấn đề thưởng chắc chắc phải thể hiện rõ trong điều lệ/thỏa ước lao động tập thể/Nội quy và ghi rõ trong chính sách kế toán.
Thêm vào đó, nộp báo cáo chậm dẫn đến bị phạt --> không thể gọi là trách nhiệm cá nhân được (có lẽ nói vậy là anh hiểu ý em!). Và nếu có là trách nhiệm cá nhân đi nữa thì Trưởng Bộ phận đó là người phải chịu tránh nhiệm.

Nếu anh nói "trừ thưởng vì nộp phạt có phù hợp hay không?" thì cho phép em hỏi lại một câu: "Liệu trừ lương vì nộp phạt có phù hợp hay không?" ==> và câu trả lời chung là: "Tất cả đều phải quy định rõ trong nội quy công ty/thỏa ước lao động tập thể và thể hiện rõ trong chính sách kế toán. "

Việc trích các quỹ từ lợi nhuận sau thuế là việc làm hoàn toàn đúng với chuẩn mực và doanh nghiệp có quyền làm việc này. Vì đó là lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, doanh nghiệp toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận này!


 
Lần chỉnh sửa cuối:
To Thanh Mai muội: Vì vẫn còn ý kiến thảo luận, nên chưa đưa sơ đồ chữ T lên được, muội chịu khó chờ.
To Cadafi: Xin tham gia thảo luận 2 mục:
1. Rất đồng ý với Cadafi:
Nếu anh nói "trừ thưởng vì nộp phạt có phù hợp hay không?" thì cho phép em hỏi lại một câu: "Liệu trừ lương vì nộp phạt có phù hợp hay không?" ==> và câu trả lời chung là: "Tất cả đều phải quy định rõ trong nội quy công ty/thỏa ước lao động tập thể và thể hiện rõ trong chính sách kế toán. "

Nên trong đê nghị hạch toán của mình bài trên và được Bác GG chỉnh sửa, mình tách ra 2 trường hợp:
Một là Ban giám đốc hoặc chính sách công ty không có quy định trừ tiền người LĐ
Hai là Ban Gíam đốc hoặc chính sách công ty có quy định trừ tiền người LĐ

2. về ý này:
Để tránh trường hợp cuối năm khi quyết toán, kế toán phải ngồi bóc tách từng loại chi phí để quyết toán (có thể có sai sót),

Bằng cách này, doanh nghiệp đồng thời cũng kiểm soát được rằng doanh nghiệp mình đã bị phạt mấy lần!

Để kiểm soát những chi phí sẽ bị loại trừ, và để kiểm soát số lần bị phạt, mình thường đi tìm ở gốc, không đi tìm ở ngọn. Thí dụ tổng (Sum) chi phí nộp phạt và số lần (Count) nộp phạt thì đi tìm trong TK 3339, không tìm ở 1388 hay 4311 (hoặc TK thay thế mà Cadafi chưa cho thí dụ). Vì 1388 nhiều nội dung lắm.
 
Thật sự không lãng công sức của Ban Quản Trị đặt ra 2 topic mới này.
Chỉ có 1 vấn đề nộp phạt mà anh em mình ai cũng hứng thú hùng biện. Đưa ra nhiều phương án giải quyết để cho người đọc mỗi ngày cảm thấy sôi nổi, hứng thú và từ đó có nhiều định hướng để giải quyết công việc khi gặp phải.

Trở lại vấn đề anh ca_dafi trình bày, mình xin có thêm ý kiến nhỏ như thế này nhé :
Tiền phạt do nộp báo cáo chậm ,vi phạm hợp đồng,....(gọi chung là các khoản tiền phạt) : Đây là những chi phí không hợp lệ (theo luật thuế).

Ngoài khoản chi phí tiền phạt, doanh nghiệp vẫn còn những chi phí không hợp lệ khác nữa chứ (như các chi phí không hóa đơn chứng từ,...).
Do vậy việc tổ chức bốc tách chi phí không hợp lệ này, nó đâu nhất thiết ở 1 tài khoản nào đó. Cho nên việc tổ chức dữ liệu thì phải tổ chức làm sao cuối năm mình tìm và liệt kê được hết để lên tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thú thật anh chị em, ai cũng rõ mình không giỏi excel, điều kiện làm việc chả có trang bị phần mềm nào cả. Chỉ duy nhất các workbook tổ chức đơn giản, đánh dấu (mark) các chứng từ không hợp lệ để cuối năm ngồi sort lại 1 cái, hoặc mỗi tháng (append - kết nối vào 1 file nào đó để cuối năm có kết quả)

Vài hàng tâm sự - Trong quá trình thảo luận nếu mình có lỡ lời xin các anh chị lượng thứ cho.

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom