Thử đoán có cái gì trên bàn?

Liên hệ QC
Cái nồi/chảo gang phải khử muối hột trước rồi mới chắc ăn nó 100% không dính.
Chắc má tôi có khử muối hột lúc tôi chưa sinh ra. :p :p
À mà trước 75 chảo gang có 2 loại là gang trắng và gang xám, và hình như gang trắng không tỏa nhiệt tốt bằng gang xám, nhưng chống dính cũng rất tốt. Nhà giàu xài gang trắng
 
Nồi gang thường nấu cơm hay hầm nấu món gì đó cần nhiều thời gian.
Nếu nồi to thì thường để nấu cám lợn vì có gì ăn đâu mà nấu.
Nồi bị thủng lỗ nhỏ thì lấy thanh nhôm tán bít lại là dùng bình thường, còn vỡ/ thủng to thì nghiêng nghiêng để rang lạc.
Em hay dùng cái vung nồi gang (đường kính cỡ 50-60cm) ngửa lên làm chảo rán... Rán bánh sắn, bánh ngô. Thời đó chưa có dầu thực vật, còn mỡ lợn thì chỉ có mấy hôm sau ngày chợ phiên là hết, nên dùng mỡ lá chuối. Lót 3-4 lớp lá chuối lên cái vung rồi đặt bánh lên rán. Cái vung bằng gang được cái truyền nhiệt và giữ nhiệt tốt nên nhiệt đều. Mấy lớp lá chuối cháy thành than thì mặt bánh lốm đốm vàng, thổi bay hết lá chuối rồi chịu khó lật hơn chục phút nữa thì hai mặt bánh vàng ươm.
Nói là bánh chứ thực ra là củ sắn phơi khô đem nghiền bột, nhào nước và muối hạt, nặn thành miếng tròn 20-30cm, dày khoảng 0.5cm (có khi dày 1cm) rồi rán. Vào mùa đông cái bánh ăn vài ngày mới hết, mà nó cứng đơ, dai dai. :D
Cả bầu trời tuổi thơ, gần như cái nào nhà em cũng trải qua giống nhà bác.
 
Nồi gang thường nấu cơm hay hầm nấu món gì đó cần nhiều thời gian.
Nếu nồi to thì thường để nấu cám lợn vì có gì ăn đâu mà nấu.
Hồi xưa, các đồ lớn làm bằng đồng. Mãi về sau, có kỹ thuật luyện và đúc gang mới thấy mặt nồi/chảo gang

Nồi bị thủng lỗ nhỏ thì lấy thanh nhôm tán bít lại là dùng bình thường, còn vỡ/ thủng to thì nghiêng nghiêng để rang lạc.
Bạn nói chuyện vào lúc kỹ thuật luyện nhôm cũng kha khá cao rồi.
Nhôm có rất rất nhiều dộ dẻo khác nhau tùy theo hợp chất và cách luyện (cũng như thép, nhưng số loại nhiều gấp bội).
Gang không phải là loại hợp chất dễ khoan/dùi/mài để chuẩn bị lỗ mà tán bít.
Việc tán bít lỗ nồi gang không đơn giản như bạn thấy. Những cái chữa được thì rất dễ, những cái không chữa được nó sút ra hoặc rỉ nước hoài.

Mẹ tôi rang đậu phộng (lạc) bằng cái ơ cũ, mẻ bể. Rang đậu phộng bằng đồ đất ngon hơn đồ gang

...
Em hay dùng cái vung nồi gang (đường kính cỡ 50-60cm) ngửa lên làm chảo rán... Rán bánh sắn, bánh ngô. Thời đó chưa có dầu thực vật, còn mỡ lợn thì chỉ có mấy hôm sau ngày chợ phiên là hết, nên dùng mỡ lá chuối. Lót 3-4 lớp lá chuối lên cái vung rồi đặt bánh lên rán. Cái vung bằng gang được cái truyền nhiệt và giữ nhiệt tốt nên nhiệt đều.
Ở trong Nam người ta cất cái vung gang đúng chỗ, không xài tùm lum, sợ bể.
Có một số kiểu nấu nướng, người ta đậy vung chảo bằng nón lá (nón đan riêng để đậy chảo chứ không phải để đội đầu)

Trong Nam, xài dầu dừa và dầu phộng (lạc) đã lâu.

Mấy lớp lá chuối cháy thành than thì mặt bánh lốm đốm vàng, thổi bay hết lá chuối rồi chịu khó lật hơn chục phút nữa thì hai mặt bánh vàng ươm.
Nói là bánh chứ thực ra là củ sắn phơi khô đem nghiền bột, nhào nước và muối hạt, nặn thành miếng tròn 20-30cm, dày khoảng 0.5cm (có khi dày 1cm) rồi rán. Vào mùa đông cái bánh ăn vài ngày mới hết, mà nó cứng đơ, dai dai. :D
Từ "củ sắn" không thống nhất Nam và Bắc.
Cái mà Bắc gọi là "sắn" thì Nam gọi là "[khoai] mì". Cái mà Nam gọi là "sắn" thì Bắc gọi là "củ đậu". Cái mà Nam gọi "đậu" thì Bắc gọi là "đỗ".

Sẵn chuyện Nam Bắc, tôi có câu đố (trong sạch, không tục) thử quý vị:
- Ai cũng biết cái mà Bắc gọi bằng "lợn" thì Nam gọi là "heo". Nhưng đó có cái mà Nam cũng gọi "lợn" và không bao giờ gọi "heo". Vậy vật/nơi chốn/hay trạng thái ấy là cái gì?
 
Sẵn chuyện Nam Bắc, tôi có câu đố (trong sạch, không tục) thử quý vị:
- Ai cũng biết cái mà Bắc gọi bằng "lợn" thì Nam gọi là "heo". Nhưng đó có cái mà Nam cũng gọi "lợn" và không bao giờ gọi "heo". Vậy vật/nơi chốn/hay trạng thái ấy là cái gì?


"lợn cợn", ?
$$$$@

Xin bổ sung:
→ Là vật thải ra từ những bợm quắt cần câu;
→ Nơi chốn: Thường & may là bồn cầu!
→ (Để giải thích cho người học tiếng Việt hiểu) Đống hỗ lốn (hay nhũ tương, nếu là người Hoa đang bập bẹ tiếng Việt)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
"lợn cợn", ?
$$$$@

Xin bổ sung:
→ Là vật thải ra từ những bợm quắt cần câu;
→ Nơi chốn: Thường & may là bồn cầu!
→ (Để giải thích cho người học tiếng Việt hiểu) Đống hỗ lốn (hay nhũ tương, nếu là người Hoa đang bập bẹ tiếng Việt)
Kéo trang xuống định trả lời thì thấy bác Sa đã đi trước rồi.

Hồi nhỏ đến giờ tôi chưa thấy gia đình dùng chảo gang bao giờ. Bếp ăn tập thể thì có, nấu cơm bằng chảo loại bự, lớp cháy dày cả phân.
 
Bắc có gió heo may ...

Nam có bánh da lợn ...

.
 
. . . . . .
. . .. . Bếp ăn tập thể thì có, nấu cơm bằng chảo loại bự, lớp cháy dày cả phân.
Hồi cấp II đói bụng triền miên, nên cũng canh me cơm cháy nấu chảo như bạn kể;
Nhưng sau đó, do học cách nấu cơm hấp trên xửng, nên bọn đói ăn đồng lứa chúng mình mất nguồn 'thu nhập' thiếu chính đáng.

(/ậy nên không phải ai cũng mong sự tiến bộ của khoa học & kỹ thuật!
:D :D :D
 
Bắc có gió heo may ...

Nam có bánh da lợn ...

.
Đúng rồi. Bánh da lợn là từ duy nhất mà người Nam không gội là heo.

Heo may: từ heo hút thông dụng hơn.
Còn nếu kể từ lấp láy thì là "heo héo".

Hồi cấp II đói bụng triền miên, nên cũng canh me cơm cháy nấu chảo như bạn kể;
Nhưng sau đó, do học cách nấu cơm hấp trên xửng, nên bọn đói ăn đồng lứa chúng mình mất nguồn 'thu nhập' thiếu chính đáng.

(/ậy nên không phải ai cũng mong sự tiến bộ của khoa học & kỹ thuật!
:D :D :D
Cơm hấp nấu tốn nhiều năng lượng (củi lửa) hơn nấu đơn giản.
Người ta có tật nhìn về quá khứ, nhớ những món mà thực ra rất hoang phí.
Điển hình cách nấu đường thốt nốt của người Miên rất tốn củi lửa. Cách nấu hến (để làm cơm hến) của người Huế cũng rất tốn củi lửa.

Để có thể nuôi dân số gần 7 tỷ người, khoa học kỹ thuật là bắt buộc. Giữ làm gì ba cái truyền thống có khả năng đốn trụi rừng?
 
Heo may: từ heo hút thông dụng hơn
Heo hút là tĩnh từ nói về 1 địa danh hoặc 1 khu vực vắng bóng người (có từ ghép đèo heo hút gió)
Heo may là tên 1 loại gió (có trong 1 bài hát: gió heo may lại về, chiều tím loang bên hè, và gió hôn tóc thề ...)
 
Phim hoạt hình hiệp sĩ lợn. Nhưng chắc cái này do người bắc dịch thuật nên xài từ này.
 
(2) Đúng rồi. Bánh da lợn là từ duy nhất mà người Nam không gội là heo.
. . . . . . .
(1) Cơm hấp nấu tốn nhiều năng lượng (củi lửa) hơn nấu đơn giản.
Người ta có tật nhìn về quá khứ, nhớ những món mà thực ra rất hoang phí.
. . . . . .
Để có thể nuôi dân số gần 7 tỷ người, khoa học kỹ thuật là bắt buộc. Giữ làm gì ba cái truyền thống có khả năng đốn trụi rừng?
(1) Chuyện này cũng còn tùy là cách hấp như thế nào.
Với 1 trường nội trú trên 500 cho tới 800 HS thì hấp bằng 5 xửng nhôm chồng lên nhau trong 1 chão có thể là 1 giải pháp tiết kiệm năng lượng đáng kể.
Thêm nữa chão luôn duy trì nước ở nhiệt độ cao (gần điểm sôi) trong suốt 24/7
Xửng không chỉ có lỗ nhỏ dưới đáy mà mặt hông cũng được chọt lỗ luôn!
Cái vung cũng không bình thường, mà dưới phần nắp là ống hình trụ bao quanh các xửng.

(2) Mình thấy 1 số người Nam cũng gọi là bánh da heo & cũng không bị dị nghị hay phản đối, ha, ha, ha,. . . .

Chúc mọi người vui vẻ suốt tuần làm việc & hiệu quả!
 
Nồi bị thủng lỗ nhỏ thì lấy thanh nhôm tán bít lại là dùng bình thường
Chợt nhớ lại cảnh đường nhà tôi ngày xưa. Hồi ấy khu cư xá Bắc Hải còn vắng lắm, không nhiều quán cafe ầm ĩ như bây giờ.
Nhà tôi trong 1 con đường cụt gần sân banh (bây giờ là hồ bơi Bắc Hải)
Ở góc phố hay có ông lão hành nghề vá nồi. Dụng cụ chỉ là cái búa và vài cây đinh nhôm.
Cạnh bên là ông chú với chiếc bàn bơm mực và bơm ga. Lũ trẻ chúng tôi thường đem những cây bút bi hết mực, mực chảy tèm lem ra để được bơm. Mắt hau háu nhìn chú khéo léo gắp viên bi nhỏ xíu gắn vào đầu cây bút.
Ngày xưa hộp quẹt ga đâu có rẻ và thừa mứa như bây giờ. Người ta thường ra đầu phố và nạp ga, có ai nghĩ chuyện mua mới bao giờ.
Và anh họa sĩ, lúc nào cũng với cây cọ trên tay, đang lúi húi vẽ chữ trên tấm áp phích bằng vải, giăng dọc góc đường.
Không biết từ khi nào, không còn thấy cảnh này.
Cô bé hàng xóm học dưới 1 lớp, bây giờ đã lên chức bà nội, bà ngoại. Nếu ngày xưa bạo dạn hơn 1 chút, có lẽ cùng chung đám cháu lít nhít đó rồi.
vanoi.JPG

bomga.JPG

bommuc.JPG
 
Web KT
Back
Top Bottom