Tổng hợp các trao đổi về hoá đơn theo Thông tư 153/2010/TT-BTC.

Liên hệ QC

le tin

Học mãi
Tham gia
22/10/07
Bài viết
722
Được thích
560
Topic này nhằm tập trung các trao đổi, vướng mắc trong quá trình "chuẩn bị" cho việc thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 153/2010/TT-BTC, được áp dụng kể từ ngày 01/01/2011.

Các bạn có những vướng mắc hoặc thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề trên sẽ trao đổi ở đây.

Xin cám ơn.
Kế toán già gân

Các bạn cho mình hỏi lần này thì 2 dòng :
Họ và tên người mua hàng
Tên đơn vị

Vẫn có thể gộp thành 1 dòng được chứ , cảm ơn
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mẫu phụ lục 5.1 hoá đơn giá trị gia tăng lại thiếu MST của người mua hàng,đơn vị bạn nào làm hoá đơn đặt in lưu ý cho
 
Mẫu phụ lục 5.1 hoá đơn giá trị gia tăng lại thiếu MST của người mua hàng,đơn vị bạn nào làm hoá đơn đặt in lưu ý cho

Chắc mấy "ổng" nghĩ là mẫu dùng tham khảo thôi nên không cần sửa. Với lại đâu phải tài liệu, số liệu của "Doanh nghiệp" đâu mà kiểm tra chi tiết. ẹc ẹc....
 
Các bác cho em hỏi, các bác có thấy trên thông tư có quy định mầu sắc các liên không? in như thế nào? in kim hay in lazer.
Đồng thời phần mềm kế toán sử dụng phải có điều kiện gì không? Em đang dùng MISA.NET2010, không biết đủ điều kiện in hay không?
Cảm ơn các bác
 
Các bác cho em hỏi, các bác có thấy trên thông tư có quy định mầu sắc các liên không? in như thế nào? in kim hay in lazer.
Đồng thời phần mềm kế toán sử dụng phải có điều kiện gì không? Em đang dùng MISA.NET2010, không biết đủ điều kiện in hay không?
Cảm ơn các bác
Theo tôi thì Thông tư 153/2010/TT-BTC không có quy định màu sắc các liên. Tôi thấy Bưu điện, Điện lực, cấp nước... người ta chỉ dùng máy in kim để in hóa đơn thôi. Còn về phần mềm in hóa đơn bạn có thể đọc lại điều 6 Thông tư 153/2010/TT-BTC mà bác KTGG post lên ở phần trên để được rõ hơn
 
Tôi có vấn đề này mà đọc TT153 vẫn chưa thông.
1/ Công ty tôi đặt in hoá đơn loại 3 liên (form), khi nào phát sinh bán hàng thì dùng máy in kim in nội dung lên form. Các liên 2 và 3 sẽ tự động copy do có giấy than. Nếu tôi tách 3 liên dùng máy in laser in 3 lần lên 3 liên thì có vấn đề gì. (hiện này máy in kim đang tăng giá)
2/ Cty tôi cả năm chỉ có vài lần có hợp đồng xuất khẩu, vậy có nhất thiết phải đặt in hóa đơn xuất khẩu.
Xin cám ơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
có vấn đề gì. là ý gì vậy, theo mình thì:
1/ Thường loại này giấy mỏng ( dẽ bị cuốn hỏng)
2/ Có than khi máy kéo sẽ làm cho HĐ bị dơ
3/ Có hợp lệ không khi viết rời
Trường hợp nào là vấn đề
 
có vấn đề gì. là ý gì vậy, theo mình thì:
1/ Thường loại này giấy mỏng ( dẽ bị cuốn hỏng)
2/ Có than khi máy kéo sẽ làm cho HĐ bị dơ
3/ Có hợp lệ không khi viết rời
Trường hợp nào là vấn đề
là ý gì vậy, theo mình thì:
1/ Thường loại này giấy mỏng ( dẽ bị cuốn hỏng): Có thể đặt loại giấy dày hơn.
2/ Có than khi máy kéo sẽ làm cho HĐ bị dơ: Không thành vấn đề, miễn là rõ ràng
3/ Có hợp lệ không khi viết rời: Đây là vấn đề em cần hỏi, có hợp lệ không khi mình tách 3 liên in 3 lần qua máy Laser.
Cám ơn anh. Vì từ lâu lắm rồi mới sử dụng lại máy in kim.
 
là ý gì vậy, theo mình thì:
1/ Thường loại này giấy mỏng ( dẽ bị cuốn hỏng): Có thể đặt loại giấy dày hơn.
2/ Có than khi máy kéo sẽ làm cho HĐ bị dơ: Không thành vấn đề, miễn là rõ ràng
3/ Có hợp lệ không khi viết rời: Đây là vấn đề em cần hỏi, có hợp lệ không khi mình tách 3 liên in 3 lần qua máy Laser.
Cám ơn anh. Vì từ lâu lắm rồi mới sử dụng lại máy in kim.
Vậy bạn yên tâm vì hiện nay (đã dùng từ đầu năm) tôi đang dùng giấy thường A4 , in rời 3 lần bằng máy laser .
Chúc vui
 
Vậy bạn yên tâm vì hiện nay (đã dùng từ đầu năm) tôi đang dùng giấy thường A4 , in rời 3 lần bằng máy laser .
Chúc vui
Em chỉ sợ không đúng với TT 153 thôi. Chứ như vậy thì em sẽ đặt in loại giấy 80 giống giấy photo và không có giấy than. Lúc đó mình in laser 3 lần sẽ đẹp hơn, nhanh hơn và không phải mua thêm máy in kim (#250USD).
Và còn 1 điều em muốn tham khảo, em dự định chỉ in 2 liên thôi thì có OK và phần dưới chỉ có Người mua hàng và Người bán hàng thôi cho đơn giản. Anh tư vấn giúp em.
 
Em chỉ sợ không đúng với TT 153 thôi. Chứ như vậy thì em sẽ đặt in loại giấy 80 giống giấy photo và không có giấy than. Lúc đó mình in laser 3 lần sẽ đẹp hơn, nhanh hơn và không phải mua thêm máy in kim (#250USD).
Và còn 1 điều em muốn tham khảo, em dự định chỉ in 2 liên thôi thì có OK và phần dưới chỉ có Người mua hàng và Người bán hàng thôi cho đơn giản. Anh tư vấn giúp em.
In 2,3,4 liên là tùy nhu cầu của đơn vị ( thông tư có đề cập) , trong mẫu tham khảo họ cũng chỉ ghi Người mua hàng và Người bán hàng
Tuy nhiên khi đăng ký mẫu với cục thuế , nếu thiếu mục gì cần thiết họ sẽ không duyệt .
Điều lưu ý là khi đặt in , yêu cầu không được đóng cứng (bằng đinh) thành tập mà chỉ dán đầu thôi để dễ gỡ ra khi in và xén đầu giấy cho đúng cự ly .
 
4aef5_11164710-h3_150.jpg
Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM |(TBKTSG Online) - Theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, từ 1-1-2011, các doanh nghiệp sẽ phải tự in hóa đơn hoặc dùng hóa đơn điện tử, tự chủ trong việc sử dụng hóa đơn thay mua và sử dụng hóa đơn do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phát hành. Đây được xem là thay đổi quan trọng trong nhận thức và việc sử dụng hóa đơn chứng từ trên toàn quốc, xóa bỏ tình trạng doanh nghiệp xếp hàng chờ mua hóa đơn tại cơ quan thuế.

Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều băn khoăn với quy định mới. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, sử dụng mỗi năm chỉ từ 1 đến 2 cuốn hóa đơn, việc tự in hóa đơn là một khó khăn không nhỏ. Bên cạnh đó là những lo ngại về việc quản lý hóa đơn phát hành, phân biệt hóa đơn thật giả…

Trước những băn khoăn của doanh nghiệp, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã mời ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM, tham gia chuyên mục "Hỏi đáp về Nghị định 51 về quản lý và tự in hóa đơn". Mọi thắc mắc của doanh nghiệp như sẽ thực hiện chuyển đổi ra sao, phải chuẩn bị thiết kế mãu, phương án bảo mật ra sao, loại hình doanh nghiệp nào thì nên dùng loại hóa đơn nào; các doanh nghiệp nào có thể sử dụng hóa đơn điện tử… sẽ được ông Hạnh hướng dẫn, trả lời cụ thể.

Thời gian nhận và giải đáp, trả lời câu hỏi của bạn đọc sẽ kéo dài từ ngày 4-10 đến 18-10. Kính mời độc giả tham gia đặt câu hỏi ở box bên dưới.

`Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

========
Câu hỏi:
Do Xuan Thanh : DN tôi 1 năm chỉ sử dụng khoản 10 tờ hóa đơn, hiện tại DN cũng có xuất khẩu vậy phải in 1 cuốn GTGT trong nước và 1 cuốn hóa đơn XK, với số lượng in ít như vậy DN in có nhận in không? Số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn là do doanh nghiệp tự đặt hay do Cục Thuế cấp? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Theo quy định, trường hợp DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, vừa bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài thì phải sử dụng hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa trong nước và hóa đơn xuất khẩu cho hàng hóa xuất ra nước ngoài.

Chúng tôi xin giới thiệu nhà in Công ty Giấy vi tính Liên Sơn, địa chỉ 34 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 (.: Công ty Giấy Vi Tính Liên Sơn :.) tại đây có nhận in với số lượng ít (1 cuốn…).

Ký hiệu mẫu hóa đơn, ký hiệu số hóa đơn được quy đinh cụ thể tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010, đề nghị DN tham khảo để thực hiện đúng quy định.

========
Câu hỏi:
Phạm tiến Dũng- Cty CP Hùng Thịnh : Trước đây tôi thấy trên các hóa đơn riêng của các doanh nghiệp có chi tiết là "In theo công văn số... ngày... của Cục thuế... Vậy theo TT153/2010 chi tiết này có còn thể hiện khi các doanh nghiệp tư thiết kế trên hóa đơn riêng của mình không? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Từ ngày 01/01/2011, các DN tự in hoặc đặt in hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010 thì trên hóa đơn không còn thể hiện nội dung "In theo công văn số... ngày... của Cục thuế...”.

========
Câu hỏi:
Nguyễn Thị Mỹ Linh : Tôi mới ra trường nên vấn đề về thuế còn lơ mơ chưa hiểu , tôi muốn cập nhật thông tin về thuế một cách nhanh chóng và chính xác thì tôi phải vào trang web nào? Cách thức xem có gì khó khăn không? và hiện nay công ty phải tự in hóa đơn thì đơn vị nào có quyền in hóa đơn và cho biết địa chỉ ở đâu trong thành phố này? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Bạn có thể vào trang web của Tổng Cục thuế (Website Nganh thue) hoặc Cục thuế (:::------------- Cuc Thue Thanh pho Ho Chi Minh -----------------:::::). Các DN đảm bảo điều kiện sau mới được nhận in hóa đơn: phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).

Tổng Cục thuế đang tập hợp các DN có giấy phép hoạt động ngành in để đưa lên trang thông tin điện tử cho các DN tham khảo.

========
Câu hỏi:
Nguyen Van Nau : Đơn vị chúng tôi dự kiến đặt in hóa đơn năm 2011 số lượng là 300 quyển , trường hợp đến hết năm 2011 chúng tôi chỉ sử dụng 280 quyển vậy còn thừa 20 quyển có được sử dụng tiếp năm 2012 không? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Doanh nghiệp được sử dụng hết số lượng đã đặt in.

========
Câu hỏi:
Anh Thư : Công ty chúng tôi là công ty xây dựng dân dụng, 1 năm chỉ sử dụng khoảng 6-8 tờ hóa đơn. Theo như Thông tư 153/2010/TT-BTC hướng dẫn thì DN có từ 10 lao động trở xuống thì có thể dặt mua hóa đơn của cơ quan thuế. Công ty chúng tôi có khoảng từ 10 đến 12 nhân viên có hợp đồng và có mấy chục công nhân thời vụ. Vậy chúng tôi có thể đặt mua hóa đơn của cơ quan thuế hay không? Nếu chúng tôi không thể mua hóa đơn của cơ quan thuế thì nếu tự in hóa đơn thì nếu chúng tôi đặt in với số lượng lớn và sử dụng cho hàng chục năm trời thì cơ quan thuế có chấp nhận? Những thủ tục và thời hạn để đăng ký hóa đơn tự in? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Trường hợp doanh nghiệp có trên 10 lao động thì không thuộc đối tượng được mua hóa đơn từ cơ quan thuế. Trường hợp doanh nghiệp đặt in hóa đơn thì doanh nghiệp được sử dụng số hóa đơn đã đặt in với điều kiện trước khi sử dụng phải làm thông báo phát hành hóa đơn theo quy định.

Doanh nghiệp không phải đăng ký hóa đơn đặt in với cơ quan thuế. Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp có thể thiết kế mẫu hóa đơn (đảm bảo các chỉ tiêu bắt buộc theo quy định), chọn nhà in, ký hợp đồng đặt in, làm thủ tục thông báo phát hành hoá đơn để có thể sử dụng ngay từ ngày 01/01/2011.

========
Câu hỏi:
Ngô Thị Kim Thoa : Công ty chúng tôi ở Đà Nẵng, là Chi nhánh của công ty ở Hà Nội, hạch toán độc lập, lĩnh vực hoạt động là tư vấn thiết kế xây dựng, một năm sử dụng chưa hết 1 cuốn hóa đơn (có khi mấy tháng không xuất tờ hóa đơn nào). Vậy chi nhánh chúng tôi có được mua hóa đơn từ cơ quan thuế hay là phải tự đặt in hóa đơn? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh: Cơ quan thuế chỉ bán cho hóa đơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ (từ 10 lao động trở xuống), nếu không thuộc đối tượng này thì công ty phải tự in hóa đơn (nếu đảm bảo điều kiện theo quy định) hoặc đặt in hóa đơn.

========
Câu hỏi:
Nguyễn thị thanh hằng : Công ty chúng tôi là công ty du lịch, có tổ chức tour cho khách đi du lịch nước ngoài và trong nước. Vậy theo nghị định 51/2010NĐ-CP thì công ty chúng tôi có phải dùng hóa đơn xuất khẩu cho dịch vụ du lịch nước ngoài không? Công ty chúng tôi có nhiều chi nhánh muốn sử dụng hóa đơn tự in. Nếu vậy số hóa đơn không được liên tục. Vậy chúng tôi có thể làm ký hiệu riêng được không? Sau khi đã dùng các biện pháp để phòng chống bị làm giả hóa đơn nhưng vẫn bị làm giả thì trách nhiệm thuộc về ai? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Theo quy định, trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, vừa bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài thì phải sử dụng hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa trong nước và hóa đơn xuất khẩu cho hàng hóa, dịch vụ xuất ra nước ngoài.

Trường hợp công ty có nhiều chi nhánh trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hoá đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hoá đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hoá đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hóa đơn được phân chia.

Các tổ chức cá nhân sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (sử dụng hóa đơn giả) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Chương 5 Nghị định số 51/2010.

========
Câu hỏi:
Nguyễn thanh tâm : Công ty chúng tôi không có điều kiện tự in hóa đơn vì vậy phải đặt in hóa đơn. Vậy xin cho hỏi địa chỉ tin cậy để công ty tôi có thể đến đặt in hóa đơn và làm thế nào để có thể tránh việc làm giả hóa đơn của công ty? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Tổng Cục thuế đang tập hợp các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động ngành in để đưa lên trang thông tin điện tử cho các doanh nghiệp tham khảo.

Trên địa bàn thành phố hiện nay có Công Giấy vi tính Liên Sơn, địa chỉ 34 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TPHCM (.: Công ty Giấy Vi Tính Liên Sơn :.), tại đây có nhận in hóa đơn với số lượng ít (1 cuốn…).

========
Câu hỏi:
Bùi Đỗ Hậu : Tôi là một doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ vậy tôi cần những thủ tục gì để có thể tự in hóa đơn cho doanh nghiệp của mình, và in ở đâu, tôi muốn sử dụng hóa đơn điện tử song song với hóa đơn giấy có được không? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Trường hợp DN thuộc đối tượng tự in hóa đơn thì DN phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng chương trình tự in hóa đơn từ các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác đảm bảo yêu cầu:

- Việc đánh số thứ tự trên hoá đơn được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số hoá đơn chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao (copy).

- Phần mềm ứng dụng để in hoá đơn phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng, người không được phân quyền sử dụng không được can thiệp làm thay đổi dữ liệu trên ứng dụng.

Trường hợp DN đặt in hóa đơn thì Hoá đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh với tổ chức nhận in hoá đơn đủ điều kiện quy định: Tổ chức nhận in hoá đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).

Hợp đồng in hoá đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.

DN được sử dụng đồng thời nhiều hình thức tạo hóa đơn: đặt in, hóa đơn điện tử.

(Còn tiếp )
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tiếp theo :

Câu hỏi:
Trần Mai Hương : Xin ông cho biết, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) có phải tự in hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ không? Nếu có, thì các đối tượng doanh nghiệp FDI nào phải tự in hóa đơn? - 15/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Theo quy định tại Thông tư 153/2010 thì đối tượng được tạo hóa đơn tự in không phân biệt DN trong nước hay DN đầu tư nước ngoài:

a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ năm (05) tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.

b) Tổ chức kinh doanh đang hoạt động không thuộc các trường hợp nêu tại điểm a khoản này được tự in hoá đơn để sử dụng cho việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã được cấp mã số thuế.

- Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ.

- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.

- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuếdưới hai mươi (20) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hoá đơn tự in lần đầu trở về trước.

========
Câu hỏi:
HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH : Doanh nghiệp chúng tôi 1 năm sử dụng hết 15 cuốn hóa đơn vậy có phải in hóa đơn tự in không? Nếu in hóa đơn tự in thì những công ty in ấn nào được phép in? - 11/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Đối tượng được tạo hóa đơn tự in

a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ năm (05) tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.

b) Tổ chức kinh doanh đang hoạt động không thuộc các trường hợp nêu tại điểm a khoản này được tự in hoá đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã được cấp mã số thuế.

- Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ.

- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hóa đơn.

- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế dưới hai mươi (20) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hoá đơn tự in lần đầu trở về trước. Trường hợp DN thuộc đối tượng tự in nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in.

Về tổ chức nhận in hóa đơn: Công ty chọn lựa các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lục và có giấy phép hoạt động ngành in để ký hợp đồng đặt in hóa đơn.

========
Câu hỏi:
Nguyễn Thị Kiều Tiên : Công ty tôi đang làm là loại hình dịch vụ, vậy công ty tôi thiết kế hoá đơn tự in như thế nào? Mẫu ra sao? - 11/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Ngày 28-9-2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 153/2010 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quy định hóa -đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, công ty tham khảo Thông tư 153/2010 để thực hiện.

========
Câu hỏi:
Nguyễn Quỳnh Như : Doanh nghiệp của tôi hiện giờ là một doanh nghiệp nhỏ. Do chỉ mới biết thông tin về việc in hóa đơn nên tôi băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu và phải làm gì? - 08/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Ngày 28/9/2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 153/2010 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quy định hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp vào trang web của Tổng Cục thuế tại địa chỉ Website Nganh thue để tham khảo Thông tư 153/2010.

========
Câu hỏi:
Hoàng Lâm : Công ty chúng tôi một năm sử dụng chưa tới 4 cuốn hóa hóa đơn nên nếu in với số lượng 10 chục cuốn thì đâu có nhà in nào chịu in với số lượng ít như vậy. Chúng tôi muốn tự in bằng máy in phun màu theo mẫu đăng ký với cơ quan thuế được không? - 08/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Theo quy định tại Thông tư 153/2010, trường hợp của doanh nghiệp nếu thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in thì doanh nghiệp tự thiết kế mẫu nhưng phải đảm bảo có đầy đủ các chỉ tiêu quy định bắt buộc phải có theo hướng dẫn tại khoản 1 điều 4 Thông tư 153/2010 và doanh nghiệp được sử dụng chương trình tự in hóa đơn từ các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác đảm bảo nguyên tắc:

- Việc đánh số thứ tự trên hóa đơn được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số hóa đơn chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao (copy).

- Phần mềm ứng dụng để in hóa đơn phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng, người không được phân quyền sử dụng không được can thiệp làm thay đổi dữ liệu trên ứng dụng.

(Còn tiếp )
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tiếp theo :

Câu hỏi:
Đỗ Ngọc Hạnh : Đơn vị tôi là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Quốc phòng. Mỗi năm chúng tôi sử dụng khoảng từ 6- 10 cuốn hóa đơn. Để tiết kiệm chi phí thì chúng tôi có thể tạo hóa đơn đặt in không? - 07/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Căn cứ điểm 2e điều 5 chương II Thông tư 153/2010 thì: Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.

========
Câu hỏi:
Nguyễn Quốc Trinh : Hiện tại doanh nghiệp chúng tôi chỉ có 9 lao động, như vậy thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ. Như vậy chúng tôi có thể mua hóa đơn tại cơ quan thuế không? Khi mua chúng tôi cần những thủ tục gì để cơ quan thuế chấp nhận? Theo ý ông Nguyễn Trọng Hạnh trình bày, cơ quan thuế sẽ cập nhật tất cả thông tin đăng ký hoá đơn của các doanh nghiệp vào hệ thống dữ liệu để người mua khi nhận hóa đơn có thể vào hệ thống dữ liệu kiểm tra xem tính xác thực của hóa đơn. Tôi cảm thấy có một số điều bất cập, chẳng hạn như khi mua hàng và nhận hóa đơn, không thể nào biết được hóa đơn là thật hay giả, khi về tới cơ quan mới có thể kiểm tra được. Mong cơ quan thuế có hướng giải quyết sao cho thuận tiện cho doanh nghiệp. - 07/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Trường hợp của đơn vị đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp siêu nhỏ thì được mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.

Về thủ tục: Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010).

Khi đến mua hóa đơn, người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân. Cơ quan thuế bán hoá đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.

Sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày. Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó. Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn.

Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hoá đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.

Thông báo phát hành hóa đơn của các doanh nghiệp được đưa vào hệ thống dữ liệu trên trang thông tin điện tử (trang web) của Tổng Cục thuế. Trước khi có giao dịch mua hàng hóa doanh nghiệp có thể truy cập để tham khảo mẫu hóa đơn của doanh nghiệp bán hàng hóa.

========
Câu hỏi:
Doãn Đức Bình : Khi doanh nghiệp tự thiết kế, in hóa đơn, vậy có qui định cụ thể in trên giấy loại nào? Khuôn khổ ra sao? Hay in ngay trên trang giấy A4 vẫn phát hành được với các thiết kế và biểu trưng logo riêng của doanh nghiệp? - 07/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Tổ chức, hộ, cá nhân khi in, phát hành hóa đơn quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hóa đơn.

Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức, hộ, cá nhân có thể chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt phát hành loại hoá đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hoá đơn (như tên, mã số thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hoá, dịch vụ; đơn giá…), chữ ký và dấu của người bán khi lập hóa đơn...

========
Câu hỏi:
Tran Dong : Công ty chúng tôi vừa thành lập tháng 6-2010, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phát sinh hoạt đông mua bán, là công ty sản xuất và kinh doanh Mỹ phẩm, vậy khi đặt in hóa đơn chúng tôi nên in dạng hóa đơn 2 liên hay 3 liên, tôi không rõ lắm với dạng 2, 3 liên. Nghị định có qui định mức tối thiểu khi đặt in không, khi làm thủ tục gởi lên cục thuế thì có cần ghi số lượng hóa đơn doanh nghiệp sẽ đặt in không? - 07/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Theo quy định tại điểm 1, điều 4, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28-9-2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung cứng dịch vụ thì: Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó:

- Liên 1: Lưu.

- Liên 2: Giao cho người mua.

Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Riêng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế. Doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế,phải lập thông báo phát hành hóa đơn (mẫu số 3.5, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010).

Thông báo phát hành hóa đơn gồm: tên đơn vị phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành: tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn,ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...), hóa đơn mẫu, tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hoá đơn (đối với hóa đơn đặt in), ngày lập thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.

Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

========
Câu hỏi:
Nguyễn Thị Lực : Tôi được biết doanh nghiệp siêu nhỏ là cơ sở kinh doanh có từ 10 lao động trở xuống là được mua hóa đơn ở cơ quan thuế. Công ty chúng tôi là công ty TNHH hai thành viên, có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, có tổng số người lao động là 08 người, vừa gia công vừa kinh doanh, mỗi năm chỉ sử dụng khoảng từ 01 đến 02 quyển hóa đơn. Vậy công ty chúng tôi có phải là doanh nghiệp siêu nhỏ không và có được mua hóa đơn ở cơ quan thuế không? - 07/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Căn cứ điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC, ngày 28-9-2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010 của Chính phủ về hóa đơn khi bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế chỉ bán hóa đơn cho các đối tượng sau:

- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.

- Hộ, cá nhân kinh doanh.

- Doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Doanh nghiệp ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn không thuộc đối tượng tạo hoá đơn tự in theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư này.

Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ theo hướng dẫn trên là cơ sở kinh doanh có từ mười (10) lao động trở xuống. Trường hợp của đơn vị có số lao động là 8 người, đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp siêu nhỏ thì được mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.

========
Câu hỏi:
Phan Linh : Công ty tôi là một doanh nghiệp taxi, hiện công ty đang sử dụng hóa đơn tự in bằng giấy in liên tục, hàng tháng công ty xuất ra đến trên 10.000 vé và không yêu cầu người sử dụng dịch vụ phải ký tên lên hóa đơn. Với quy định mới trên, tới đây khi xuất vé tài xế có phải yêu cầu khách hàng ký tên thì hóa đơn mới hợp pháp không? - 07/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1, Điều 4, Thông tư 153/2010:

- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.

(Còn tiếp )
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tiếp theo :

Câu hỏi:
Thúy Hiền : Tôi đang làm việc tại một bệnh viện đa khoa ở TPHCM, theo ý kiến của nhiều người trong cùng ngành, việc cấp hóa đơn theo ngày khó khả thi đối với các cơ sở y tế vì mỗi ngày bệnh viện đón tiếp hàng ngàn bệnh nhân, nhưng rất nhiều trường hợp 15 ngày sau mới quay lại xin hóa đơn, và người mua hàng thường không phải là người ký trong hóa đơn, nên dễ dẫn đến sai thông tin. Vậy chúng tôi phải giải quyết như thế nào để phù hợp với quy định mới? - 07/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Theo quy định, Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa dịch vụ theo quy định của pháp luật. Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. Trường hợp bệnh viện khám chữa bệnh, 15 ngày sau mới xuất hóa đơn là chưa đúng theo quy định.

========
Câu hỏi:
Xuân : Công ty chúng tôi là một công ty tư vấn luật có vốn đầu tư nước ngoài, vừa cung ứng dịch vụ tư vấn luật trong nội địa vừa cung ứng dịch vụ tư vấn luật ra nước ngoài. Vậy xin hỏi công ty chúng tôi sẽ sử dụng hóa đơn nào: hóa đơn GTGT hay cả hai loại hóa đơn GTGT cho cung ứng dịch vụ trong nội địa và hóa đơn xuất khẩu cho cung ứng dịch vụ ra nước ngoài. - 06/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Từ 1-1-2011 ngoài hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng còn có thêm loại hóa đơn mới là hóa đơn xuất khẩu. Hóa đơn xuất khẩu được dùng trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài. Trường hợp công ty vừa có cung ứng dịch vụ trong nước vừa cung ứng dịch vụ ra nước ngoài thì đối với cung ứng dịch vụ trong nước sử dụng hóa đơn GTGT, cung cứng dịch vụ ra nước ngoài sử dụng hóa đơn xuất khẩu. Trường hợp vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại thì DN được sử dụng hóa đơn GTGT cho cả hai hoạt động trên.

========
Câu hỏi:
Vu Huong : Công ty chúng tôi đã hỏi rất nhiều nơi để đặt in hóa đơn và chúng tôi đã đặt in nhiều gấp 5 lần (10 cuốn hóa đơn thay vì chỉ cần 02 cuốn cho 1 năm), nhưng đến nay không nhà in nào trả lời về giá cả, họ cũng vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chờ hướng dẫn... Vậy xin Ông cho biết chúng tôi phải làm gì nếu 1-1-2011 chúng tôi vẫn không có hóa đơn mới? - 06/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Do đến ngày 28-9-2010, Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 quy định về bán hàng hóa cung ứng dịch vụ và tại Thông tư này mới có hướng dẫn cụ thể về việc in hóa đơn đặt in cũng như điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn và sắp tới (từ 14-10 đến 30-10) Cục thuế mới tổ chức đợt tập huấn Thông tư số 153/2010/TT-BTC nên chúng tôi hy vọng thời gian tới việc đặt in, nhận in hóa đơn sẽ triển khai thuận lợi.

Trường hợp của DN ông nếu thuộc DN siêu nhỏ (có 10 lao động trở xuống) nếu không đặt in hóa đơn thì cơ quan thuế sẽ bán hóa đơn để DN sử dụng. Thủ tục mua hóa đơn của cơ quan thuế như sau:Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hoá đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010). Khi đến mua hóa đơn, người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.

Cơ quan thuế bán hoá đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng. Sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày. Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó. Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.

========
Câu hỏi:
Trần Bình Trọng : Công ty chúng tôi là công ty xây dựng, 1 quyển hóa đơn sử dụng từ 2-3 năm, nếu in hóa đơn thì bất tiện và tốn kém, tôi có được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành hay không? - 06/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Căn cứ điều 11 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28-9-2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010 của Chính phủ về hóa đơn khi bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế chỉ bán hóa đơn cho các đối tượng sau:

- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.

- Hộ, cá nhân kinh doanh.

- Doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Doanh nghiệp ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn không thuộc đối tượng tạo hoá đơn tự in theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư này.

Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh theo hướng dẫn trên là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp siêu nhỏ theo hướng dẫn trên là cơ sở kinh doanh có từ mười (10) lao động trở xuống.

Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và là địa bàn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TPHCM không thuộc địa bàn có điều kiện xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn).

Trường hợp của doanh nghiệp nếu không thuộc đối tượng nêu trên thì phải tự in hóa đơn hoặc đặt in hóa đơn.

========
Câu hỏi:
Lê Thị Hồng Vân : Công ty chúng tôi là công ty sản xuất và xây dựng nên 1 năm chỉ sử dụng 1 cuốn hoá đơn, việc in ấn rất bất tiện cho công ty, bởi lẻ nếu in thì phải 10 cuốn trở lên (chỉ in được ở những chổ do cục thuế qui định). Nếu công ty chúng tôi dời trụ sở làm việc thì những hoá đơn đã in xem như không sử dụng được. Đồng thời làm sao để chúng tôi có thể phân biệt được những hóa đơn đầu vào (là hóa đơn thật hay hoá đơn giả). Nếu cầm những hoá đơn đầu vào giả thì khi quyết toán hay kiểm tra chi phí và thuế đầu vào xem như không hợp lý. Nay chúng tôi xin kiến nghị những doanh nghiệp nào 1 năm sử dụng dưới 5 quyển hoá đơn thì mong được cơ quan thuế tiếp tục phát hành và cung cấp hóa đơn cho chúng tôi. - 05/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Từ ngày 01-01-2011 Cơ quan thuế không còn chỉ định nhà in hóa đơn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được quyền lựa chọn nhà in (có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in để đặt in hóa đơn).

Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng. Khi có sự thay đổi địa chỉ, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Để kiểm soát việc phát hành hóa đơn của doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp phải lập thông báo phát hành hóa đơn (nội dung gồm: tên đơn vị phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...), hoá đơn mẫu, tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hoá đơn (đối với hoá đơn đặt in), ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị) và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành và niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

Tổng cục Thuế có trách nhiệm căn cứ nội dung phát hành hoá đơn của tổ chức, hộ, cá nhân phát hành, tổ chức xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về phát hành hoá đơn trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để mọi tổ chức, cá nhân tra cứu được nội dung cần thiết về hóa đơn đã thông báo phát hành của tổ chức, hộ, cá nhân. Tổ chức, hộ, cá nhân khi in, phát hành hóa đơn quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hoá đơn.

Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức, hộ, cá nhân có thể chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt phát hành loại hoá đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hóa đơn (như tên, mã số thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hóa, dịch vụ; đơn giá…), chữ ký và dấu của người bán khi lập hóa đơn...

========
Câu hỏi:
Phạm Bình : (1) Doanh nghiệp chúng tôi mỗi năm dùng khoảng 3 cuốn hóa đơn, tình hình các năm đến có thể sử dụng nhiều hơn. Vậy nếu chúng tôi tự in hóa đơn (khoảng 50 cuốn) để sử dụng dần (nếu đặt số lượng thấp nhà in khó có thể đồng ý, giá thành nếu in được sẽ không phù hợp), nhưng với 50 cuốn hóa đơn chúng tôi có thể phải mất 10 năm mới dùng hết. Vậy nếu doanh nghiệp chúng tôi di dời đến địa chỉ khác. Số hóa đơn đã in còn lại có dùng được hay phải hủy? Vì trên hóa đơn đã in địa chỉ trụ sở cũ?

(2) Chúng tôi muốn dùng hóa đơn điện tử để in hóa đơn như vậy rất tiện cho việc xuất hóa đơn (tránh việc ghi sai, và thay đổi địa chỉ khi công ty phải chuyển địa điểm kinh doanh ) Như vậy với trường hợp mỗi năm sử dụng khoảng 150 số hóa đơn chúng tôi có thể dùng hóa đơn điện tử được không? Xin ông giải thích cho chúng tôi được biết chi tiết. - 05/10/2010


Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

1. Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng. Khi có sự thay đổi địa chỉ, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng.

2. Về sử dụng hóa đơn điện tử: Truờng hợp doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được sử dụng hóa đơn điện tử.

(Còn tiếp )
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tiếp theo

Câu hỏi:
Nguyễn Thị Mỹ Dung : Từ trước đến nay công ty của tôi (Công ty TNHH Lavie) sử dụng hóa đơn tự in đến ngày 01-01-2011 gọi là hóa đơn đặt in. Mẫu hóa đơn tự in trước đây chúng tôi đã đăng ký với Cục thuế TPHCM và sử dụng cho đến nay. Xin được hỏi là theo nghị định 51 quy định thì mẫu hóa đơn tự in hiện nay của chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng sau này thì có phải đăng ký lại mẫu với cơ quan thuế hay không? - 05/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Từ ngày 01-01-2011 Công ty phải thực hiện việc tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010 và Thông tư 153/2010, Công ty không phải gửi mẫu hóa đơn đến cơ quan thuế để duyệt nhưng trước khi sử dụng phải lập thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu số 3.5, Phụ lục 3, ban hành kèm theo Thông tư 153/2010.

========
Câu hỏi:
Phạm thu Hằng : Doanh nghiệp chúng tôi kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, không như các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mua bán khác, vì thế việc sử dụng hóa đơn của công ty chỉ sử dụng nhiều nhất 2 quyển/năm, có khi hai năm mới hết một quyển. Nếu công ty tôi tự in hóa đơn với mức sử dụng ít như vậy thì rất tốn kém trong việc chi phí cho in hóa đơn, ông có thể cho hỏi Cục thuế có bán tiếp hóa đơn cho nhưng công ty sử dụng ít hóa đơn như công ty chúng tôi nữa không? - 04/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Căn cứ điều 11, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 51/2010 của Chính phủ về hóa đơn khi bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế chỉ bán hóa đơn cho các đối tượng sau:

- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.

- Hộ, cá nhân kinh doanh.

- Doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Doanh nghiệp ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh theo hướng dẫn trên là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Doanh nghiệp siêu nhỏ theo hướng dẫn trên là cơ sở kinh doanh có từ mười (10) lao động trở xuống.

Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và là địa bàn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TP.HCM không thuộc địa bàn có điều kiện xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn).

Trường hợp của doanh nghiệp nếu không thuộc đối tượng nêu trên thì phải tự in hóa đơn hoặc đặt in hóa đơn.

========
Câu hỏi:
Bùi Khắc Chương : Tôi xin đặt một câu hỏi với Cục Thuế TPHCM như sau: Vấn đề chúng tôi đang lo lắng là khi tự thực hiện in hóa đơn thì làm thế nào quản lý hóa đơn mình phát ra vì tình trạng làm giả hóa đơn là không thể tránh khỏi? Cơ quan Thuế có cách nào để hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này, ví dụ như có quy định cụ thể về số hoá đơn, các chất liệu in hóa đơn và màu mực in hóa đơn không? - 04/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Để kiểm soát việc phát hành hóa đơn của doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp phải lập thông báo phát hành hóa đơn.

Thông báo phát hành hóa đơn gồm: tên đơn vị phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...), hóa đơn mẫu, tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn (đối với hóa đơn đặt in), ngày lập thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.

Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

Tổng cục Thuế có trách nhiệm căn cứ nội dung phát hành hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân phát hành, tổ chức xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về phát hành hoá đơn trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để mọi tổ chức, cá nhân tra cứu được nội dung cần thiết về hoá đơn đã thông báo phát hành của tổ chức, hộ, cá nhân.

Tổ chức, hộ, cá nhân khi in, phát hành hóa đơn quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hóa đơn.

Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức, hộ, cá nhân có thể chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt phát hành loại hóa đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hóa đơn (như tên, mã số thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hoá, dịch vụ; đơn giá…), chữ ký và dấu của người bán khi lập hoá đơn...

========
Câu hỏi:
Lê Minh Tý, Công ty Grainco, TPHCM : Doanh nghiệp chúng tôi có được hỗ trợ về phần mềm về việc tự in hóa đơn không? Tôi thấy nếu cơ quan thuế làm được như vậy sẽ giúp ngành thuế vừa quản lý chặt chẽ hơn mà doanh nghiệp cũng đỡ lãng phí? - 04/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời: Cơ quan thuế không hỗ trợ doanh nghiệp phần mềm về tự in hóa đơn.

========
Câu hỏi:
Nguyễn Nghi : Theo tôi được biết, để tự in hóa đơn, doanh nghiệp đã phải sử dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, với nhiều đơn vị quy mô nhỏ như chúng tôi vẫn chưa dùng phần mềm kế toán thì phải làm cách nào? - 04/10/2010


Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

Theo quy định tại điều 6 chương II, Thông tư 153/2010 thì một trong các điều kiện phải đảm bảo để được tự in hóa đơn là tổ chức kinh doanh phải là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hóa đơn.

Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện quy định để được tự in hóa đơn thì phải đặt in hóa đơn.

========
Câu hỏi:
Lê Hông Thanh : Theo Nghị định 51, doanh nghiệp có thể dùng hóa đơn tự in hoặc dùng hóa đơn điện tử. Cho tôi được hỏi, doanh nghiệp như thế nào, đáp ứng những điều kiện gì thì sử dụng hóa đơn điện tử? doanh nghiệp ở loại hình nào thì dùng hóa đơn tự in? - 04/10/2010

Ông Nguyễn Trọng Hạnh trả lời:

1. Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:

a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

b) Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành.

c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

2. Đối tượng được tạo hóa đơn tự in:

a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ năm (05) tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.

b) Tổ chức kinh doanh đang hoạt động không thuộc các trường hợp nêu tại điểm a khoản này được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã được cấp mã số thuế.

- Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ.

- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.

- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuếdưới hai mươi (20) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hoá đơn tự in lần đầu trở về trước.

Về sử dụng hóa đơn điện tử: Truờng hợp doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử thì được sử dụng hóa đơn điện tử.

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/41301/Doanh-nghiep-tu-in-hoa-don-nhu-the-
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lợi ích hóa đơn điện tử “vẫn là câu hỏi” ????

Đây là vấn đề đặt ra trong cuộc đối thoại giữa Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) với Bộ Tài chính cuối tuần tuần qua, liên quan đến chính sách doanh nghiệp tự in hóa đơn và việc hướng dẫn áp dụng.
Hóa đơn điện tử được xem là sẽ góp phần giảm thiểu số lượng hóa đơn tự in cũng như công tác hậu cần liên quan của các doanh nghiệp.Tháng 5/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 51/2010/ND-CP về hóa đơn, sau đó là Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.Theo đánh giá của EuroCham, hai bước cải tiến quan trọng mới trong các quy định mới là hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử. Và trong văn bản gửi về Bộ Tài chính, đầu mối này cho biết: “Các thành viên của EuroCham rất hoan nghênh các quy định mới này vì điều đó dường như khuyến khích các giao dịch để tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả hơn sau 5 năm khi Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua”.
Tuy nhiên, tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng hiện vẫn thiếu những hướng dẫn thực hiện cho phép cộng đồng doanh nghiệp thực thi tốt các luật và các quy định mới về hóa đơn.
Cụ thể, Thông tư số 153 vẫn yêu cầu: (i) hóa đơn phải được phát hành và cung cấp cho khách hàng ngay sau khi hoàn thành các giao dịch bán hàng; và (ii) hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử phải được dùng làm tài liệu bằng chứng chính thức để kê khai và quyết toán thuế giá trị gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, cũng như kế toán và thanh toán. Hơn nữa, hóa đơn giấy được sử dụng trong thực tế là bằng chứng duy nhất chứng minh hàng hoá được sản xuất và kinh doanh hợp pháp. Như vậy, phải luôn luôn có hoá đơn đi kèm theo hàng hóa thực tế trong lưu thông và vận chuyển.
“Về khía cạnh này, các lợi ích của hóa đơn điện tử hiện nay vẫn còn là câu hỏi. EuroCham rất tiếc là Thông tư 153 vẫn chưa cung cấp được các hướng dẫn chi tiết về cách áp dụng các hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử. Thay vào đó, Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng sẽ ban hành các Thông tư riêng để hướng dẫn các vấn đề còn tồn đọng”.
“Chúng tôi lo ngại rằng có quá nhiều các thông tư hướng dẫn về quản lý hóa đơn có thể tạo ra việc áp dụng chồng chéo và sự hiểu lầm không mong muốn”, EuroCham lo ngại.
Dẫn giải lo ngại trên, theo EuroCham, trên thực tế mỗi lô hàng vận chuyển vẫn cần phải kèm theo một hóa đơn riêng. Điều này thường dẫn đến số lượng hóa đơn ngày càng tăng, kéo theo khối lượng công việc tăng tại các bộ phận hậu cần của tất cả các công ty và từ đó cản trở việc cải thiện hiệu quả và năng suất của các công ty có liên quan.
Hơn nữa, hiện không có một trung tâm trao đổi dữ liệu điện tử quốc gia, nơi sẽ cho phép tất cả các công ty, bất kể quy mô và bí quyết công nghệ, trao đổi thông tin giao dịch theo định dạng điện tử.
Với thực tế đó, “một lần nữa, những lợi ích của hóa đơn điện tử trong khía cạnh này vẫn còn là câu hỏi”.
Và một trong những kiến nghị mà EuroCham đưa ra là Chính phủ cần cho phép dữ liệu điện tử được dùng làm chứng từ pháp lý cho thuế giá trị gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, kế toán và tự kê khai và quyết toán thuế; Chính phủ cũng cần định hướng thành lập một hạ tầng cho Trung tâm Trao đổi Dữ liệu Điện tử (EDI) quốc gia, bao gồm cả việc lắp đặt kỹ thuật, thiết lập tiêu chuẩn và quản trị.
Trả lời những quan ngại và đề xuất trên, Bộ Tài chính cho biết, về ý kiến cho rằng trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử trong quá trình vận chuyển hàng hóa thế nào, thì Bộ… đang nghiên cứu để có hướng dẫn cụ thể tại thông tư về hóa đơn điện tử.
Về quan ngại của Eurocham khi Thông tư 153 không thể hướng dẫn cụ thể cách thức để sử dụng đồng thời hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính cho rằng không nên lo ngại vì theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 153, tổ chức, cá nhân được sử dụng đồng thời 3 hình thức hóa đơn, gồm hoá đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in.
Khoản 3 Điều 7 Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính cũng hướng dẫn: “3. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính”. Và hiện cơ quan này vẫn đang lấy ý kiến rộng rãi vào dự thảo thông tư hướng dẫn về hóa đơn điện tử.
Và theo Bộ Tài chính, dự kiến trong năm 2010, tức chỉ trong khoảng hai tháng nữa, một thông tư riêng hướng dẫn về việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử sẽ được ban hành.


Nguồn VNECONOMY
 
Hóa đơn tự in: Dao hai lưỡi !

Bị “đứt tay” bởi con dao hai lưỡi này là những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc và các cơ quan chức năng hữu quan

Nghị định 51/CP của Chính phủ ban hành ngày 14-5-2010 về hóa đơn (HĐ) bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (thay thế cho Nghị định 89 ban hành năm 2002) có nội dung rất quan trọng: Trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp (DN) trong việc sử dụng HĐ khi cơ quan thuế không còn bán HĐ và không chịu trách nhiệm về HĐ phát hành.

Từ đó, những thắc mắc của DN về thủ tục mua HĐ, tình trạng xếp hàng chờ mua HĐ tại cơ quan thuế cũng sẽ được xóa bỏ. Điều này được đánh giá sẽ thay đổi toàn bộ nhận thức và thực hiện về HĐ chứng từ trên toàn quốc.

Tuy nhiên, trước thời điểm nghị định trên có hiệu lực (ngày 1-1-2011), các cơ quan thi hành và cộng đồng DN đã bày tỏ sự lo ngại về tính hai mặt, lợi bất cập hại của quy định mới.

Rộng cửa cho DN “ma”

Luật DN có hiệu lực cách nay 5 năm đã thổi làn gió mới vào nền kinh tế: Thủ tục thành lập DN đơn giản, thông thoáng hơn; số lượng DN, đặc biệt trong lĩnh vực tư nhân, ra đời nhiều hơn.

Tuy nhiên, mặt trái của sự thông thoáng chính là DN “ma” xuất hiện ngày càng nhiều và biến ảo rất tinh vi, phương hại nghiêm trọng đến an ninh kinh tế. Thủ đoạn của DN “ma” chủ yếu là dùng hồ sơ giả lập DN để mua bán HĐ trái phép, xuất HĐ khống nhằm thu lợi, không thực hiện báo cáo thuế và sau một thời gian ngắn thì ngưng hoạt động, biến mất.

Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, riêng tại Hà Nội và TPHCM hiện còn khoảng 10.000 DN “ma”, gây thất thu ngân sách hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm.

Lâu nay, tuyệt đại đa số DN phải đăng ký mua HĐ qua cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về HĐ phát hành, vậy mà DN “ma” đã hoành hành; sắp tới đây, khi quyền in và phát hành HĐ được trao cho DN, nguy cơ DN “ma” bùng phát và trục lợi từ HĐ tự in là không thể tránh khỏi.


Ông Trần Đình Cử, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, nhận định: “Nhiều năm qua, các cơ quan pháp luật đã tập trung ngăn chặn, xử lý DN “ma” nhưng hiệu quả còn hạn chế. Nay, nếu các DN “ma” tự in HĐ thì hậu quả sẽ rất khó lường”.

Theo bà Phạm Thị Bạch Mai, Trưởng Phòng Ấn chỉ - Cục Thuế TPHCM, Nghị định 51/CP là một bước đột phá về quản lý song chưa đúng thời điểm, chưa phù hợp với điều kiện ở nước ta hiện nay. Việc trao cho DN quyền tự in HĐ, chịu trách nhiệm về HĐ của mình là điều cần thiết song đó cũng là điều kiện tốt để các đối tượng lợi dụng gian lận thuế...

Cơ quan thuế nắm đằng chuôi

Theo quy định tại điều 6, Nghị định 51/CP, chỉ một số DN hội đủ điều kiện mới được tự in HĐ. Tuy nhiên, thủ tục để phát hành HĐ tự in khá đơn giản, DN chỉ cần ra quyết định tự in và lập tờ “Thông báo phát hành HĐ” theo đúng nội dung quy định, kèm theo tờ “HĐ mẫu” gửi đến cơ quan thuế nơi DN đóng trụ sở chính, đồng thời niêm yết thông báo phát hành tại DN là có thể sử dụng.

Do quy định quản lý thông thoáng như trên nên sẽ có những DN tự nhận mình có đủ điều kiện tự in HĐ và thoải mái phát hành HĐ tự in. Đáng lo nhất là DN “ma” có thể lợi dụng sự thông thoáng này để phát hành HĐ tự in, kiếm thu nhập bất chính, sau đó bỏ trốn. DN làm ăn ngay ngắn nào bị “dính” loại HĐ kể trên sẽ phải chịu thiệt thòi.

Bà Phạm Thị Bạch Mai cho biết thêm: Theo quy định tại Nghị định 51/CP, DN sử dụng HĐ tự in chỉ phải báo cáo tình hình sử dụng HĐ cho cơ quan thuế theo định kỳ hằng quý, tức là DN có lập thông báo phát hành HĐ thì phải 3 tháng sau mới phải báo cáo cơ quan thuế về tình hình sử dụng HĐ tự in của mình.

Như vậy, ít nhất là sau 3 tháng kể từ khi phát hành HĐ, nếu cơ quan thuế nhận thấy báo cáo đó không hợp lý, nghi ngờ gian lận thì mới thực hiện việc kiểm soát sử dụng HĐ tự in của DN. Nói cách khác, nếu một DN thành lập trong vòng 2 - 3 tháng rồi tự động giải thể sau khi đã “đánh quả” thì cơ quan thuế đành bất lực.
Những DN được quyền tự in hợp đồng
HĐ tự in là HĐ do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ.

Các loại hình DN được quyền tự in HĐ bao gồm: Những DN được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; những DN có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; những đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in HĐ kể từ khi có mã số thuế.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác được tự in HĐ, nếu có đủ các điều kiện sau: Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành HĐ tự in; có hệ thống thiết bị bảo đảm cho việc in và lập HĐ khi bán hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, bảo đảm việc in và lập HĐ chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.
(Theo Nghị định 51/CP)

Khánh Mai.

(Theo Người lao động)
 
HÓA ĐƠN TỰ IN: DAO HAI LƯỠI (tiếp theo)



Kỳ 2 :Đủ kiểu gian lận




Hóa đơn (HĐ) tự in đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp (DN) in và phát hành. Theo quy định, DN mua hàng sẽ được DN bán hàng cung cấp HĐ tự in. Điều đáng lo ngại là làm sao để nhận biết HĐ tự in đó có hợp pháp hay không?
Được vạ má đã sưng

Pháp luật thuế nghiêm cấm sử dụng HĐ bất hợp pháp, mọi HĐ được xác định là bất hợp pháp đương nhiên vô hiệu. Sử dụng HĐ bất hợp pháp là việc sử dụng HĐ giả, HĐ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng HĐ của tổ chức, cá nhân khác (trừ HĐ do cơ quan thuế phát hành) hoặc HĐ khống để hạch toán kế toán, khai thuế. Do điều kiện quản lý thông thoáng như hiện nay, DN bán hàng gian lận hoàn toàn có thể sử dụng HĐ giả, HĐ chưa có giá trị sử dụng, HĐ hết giá trị sử dụng hay HĐ khống để cung cấp cho DN mua hàng. Hậu quả là DN nhận HĐ lãnh đủ trong khi chờ cơ quan chức năng kết luận hành vi vi phạm của DN lập HĐ bất hợp pháp, thường mất nhiều tháng hoặc cả năm, có khi không xử lý được.

Càng cải tiến càng dễ... bị làm giả!

Ông Nguyễn Phan Trung Thủy, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn và Kiểm toán Gia Cát, cho biết trước đây, kỹ thuật in trên HĐ giá trị gia tăng của Bộ Tài chính tinh vi hơn, khó làm giả hơn. Nay, DN tự in HĐ bằng máy vi tính nên rất dễ bị làm giả. Một chuyên gia tài chính phân tích: DN này hoàn toàn có thể sử dụng mẫu HĐ của DN uy tín khác hoặc in trùng số serie ở những cửa hàng, chi nhánh khác nhau.

Trong trường hợp một công ty có nhiều cửa hàng thì các cửa hàng có thể xuất HĐ trùng một dãy số serie, nhờ đó số thuế kê khai chỉ bằng một cửa hàng nhằm giấu doanh số của những cửa hàng khác (xuất trùng số serie HĐ). Thủ đoạn này từng bị ngành thuế phát hiện cách đây không lâu. Một DN kinh doanh vật liệu xây dựng lớn khai doanh số quá thấp, cơ quan thuế nghi ngờ, liền kiểm tra và phát hiện chuỗi cửa hàng của DN này dùng HĐ giá trị gia tăng có chung serie, ém doanh số trong 3 quý đến 40 tỉ đồng, số thuế trốn nộp hơn 10 tỉ đồng.

Theo ông Nguyễn Thái Sơn, nguyên trưởng Phòng Pháp chế Cục Thuế TPHCM, với HĐ tự in, DN “ma” cũng có thể xuất HĐ chưa có giá trị sử dụng hay đã hết giá trị sử dụng; xuất HĐ nhưng không thực xuất hàng hóa (một phần hay toàn bộ)... nhằm tối đa hóa thu nhập bất chính. Bên mua hàng hoàn toàn không thể nhận biết được HĐ tự in nào hợp pháp, HĐ nào bất hợp pháp. Khi biết chuyện thì DN “ma” đã cao chạy xa bay.

Ông Nguyễn Phan Trung Thủy cho biết nếu DN mua nhầm phải HĐ giả, HĐ chưa được thông báo phát hành hoặc HĐ đã hết hạn phát hành thì DN đó sẽ không được khấu trừ thuế thu nhập DN khi chưa xác minh được đối tượng gian lận. Bên cạnh đó, kể từ khi DN “ma” xuất bán HĐ tự in đến lúc cơ quan điều tra kết luận hành vi đó là tội in, phát hành, mua bán HĐ bất hợp pháp, thường phải mất vài năm. Khoảng thời gian đó quá dài, đủ để nhiều DN lỡ nhận phải HĐ bất hợp pháp bị... phá sản!

Chế tài nhẹ, hệ lụy lớn

Nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu đã trao cho DN quyền tự chủ in và phát hành HĐ. Sở dĩ họ làm được như vậy là nhờ các yếu tố nền tảng rất thuận lợi cho việc quản lý thuế, như hoạt động thanh toán của các DN chủ yếu là qua hệ thống ngân hàng; mức chế tài đối với DN mắc sai phạm về HĐ rất nặng, có thể khiến DN phá sản. Tại nước ta hiện nay, hai điều kiện nói trên đều chưa bảo đảm nên việc trao cho DN quyền tự in HĐ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.

Đáng nói nhất là Nghị định 51/CP quy định mức chế tài phạt tiền rất nhẹ nên chắc chắn không thể răn đe DN khỏi hành vi tự in HĐ bất hợp pháp. Theo đó, hành vi tự in HĐ khi không đủ các điều kiện được phép tự in HĐ chỉ chịu một mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng; hành vi sử dụng HĐ giả, HĐ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng HĐ của tổ chức, cá nhân khác... chỉ bị phạt tiền từ 12 triệu đồng đến 60 triệu đồng. Thậm chí, DN có hành vi lập HĐ khống cũng chỉ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Như vậy, mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng, bất kể mức độ thiệt hại cho ngân sách lên đến bao nhiêu tỉ đồng, vậy thì làm sao có thể ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền tự in HĐ vốn có thể thu lợi hàng tỉ đồng? Ông Trần Đình Cử, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, nói: “Về lâu dài, chúng ta cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế các hành vi gian lận trong lĩnh vực thuế. Cũng cần có những biện pháp mạnh tay như tiến hành khởi tố điều tra và đưa ra xét xử một số vụ vi phạm điển hình về hành vi tự in HĐ bất hợp pháp để làm gương”. TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, đề nghị: “Trước khi Nghị định 51/CP có hiệu lực, ngành thuế phải có những bước theo dõi, quản lý thật chặt chẽ để nhận diện những bất cập nhằm đề xuất hướng xử lý kịp thời”.

Không đủ cán bộ thuế để kiểm tra

Trong khi số DN ngày càng nhiều, lượng HĐ tự in theo Nghị định 51/CP sẽ tăng theo cấp số nhân, đội ngũ cán bộ thuế làm nhiệm vụ thanh - kiểm tra gian lận về HĐ lại không đủ để cáng đáng công việc. Ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, cho biết: “Số cán bộ toàn ngành thuế TPHCM hiện nay khoảng 4.000 người, không đủ để thi hành nhiệm vụ. Chúng tôi đề xuất bổ sung cho ngành khoảng 2.800 cán bộ nữa nhưng vì vướng mắc nhiều thứ, đề xuất này khó trở thành hiện thực”.

A.Quý
Khánh Mai



(Theo Người Lao Động)
 
Doanh nghiệp nhỏ kêu khó in hoá đơn ????

Doanh nghiệp nhỏ kêu khó in hoá đơn
20101207_TT_02.jpg
(eFinance Online) - Thời điểm các doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn tự in, đặt in theo Nghị định Nghị định 51/2010/NĐ-CP chỉ còn 24 ngày (bắt đầu từ 1/1/2011). Trong khi Thông tư về khởi tạo, sử dụng hóa đơn điện tử vẫn chưa được Tổng cục Thuế thông báo hoàn thiện, thì Thông tư 153 hướng dẫn việc tự in/ đặt in hóa đơn đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó. Đến hôm nay (7/12/2010), nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa design (thiết kế) xong mẫu hóa đơn đặt in cho mình. > “Cần thắt chặt hơn chính sách tiền tệ”

Muốn in… không dễ
Vừa thở phào vì thoát khỏi cảnh xếp hàng mua hoá đơn, nhiều doanh nghiệp lại phải đối mặt với nguy cơ phải xếp hàng để đặt in hoá đơn. Không những thế, bên cạnh chuyện giá cả bị “phụ trội”, những dịch vụ ăn theo việc in hóa đơn cũng đang gây phiền hà cho doanh nghiệp.

246.jpg

Anh Nguyễn Trung Hưng, Công ty TNHH Hồng Phúc cho biết, để có thể in hóa đơn, bước một, các doanh nghiệp phải có mẫu thiết kế hóa đơn. Ngoài những thông tin bắt buộc theo yêu cầu của Tổng cục Thuế như tên đơn vị, địa chỉ, mã số thuế…, mẫu hoá đơn của doanh nghiệp có thể kèm thêm thông tin quảng bá thương hiệu như logo, mẫu chữ,… Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ không có bộ phận chuyên về vi tính, không có chuyên gia thiết kế, do đó sẽ không dễ gì thực hiện cài đặt, in ấn hóa đơn. Họ bắt buộc phải đi thuê vẽ logo, thuê thiết kế mẫu hóa đơn sao cho bắt mắt mà không phạm quy….

Bước hai là khâu xét duyệt mẫu và in hóa đơn. Số lượng các doanh nghiệp in hóa đơn được chỉ định còn "khiêm tốn", dẫn đến "quá tải" khi nhu cầu in hoá đơn tăng vọt, khiến cho các doanh nghiệp muốn in bắt buộc phải thuê thiết kế bên ngoài, kéo theo hệ luỵ là sự “chệch choạch” về mẫu mã, độ chính xác trong khâu thiết kế so với yêu cầu của nhà in. Nhiều đơn vị phải đi lại năm lần bảy lượt vẫn chưa xong "khoản" thiết kế.

Đến bước in hóa đơn, về mặt lí thuyết, khi đặt in chỉ cần sau 2 ngày có thể lấy được hóa đơn (hiện công nghệ in khá tiến bộ, giấy đẹp, chất lượng tốt, nhưng phải in số lượng lớn thì mới có giá “mềm” – PV), song, do nhu cầu dồn về đồng thời, số lượng doanh nghiệp được phép và đủ điều kiện in hóa đơn bị khống chế (Hà Nội là 38 doanh nghiệp và TP. HCM là 50 doanh nghiệp – PV), rốt cuộc, các đơn vị đặt in vẫn phải chờ cả tuần mới có được hóa đơn. Trong "thời buổi cầu vượt xa cung" như hiện nay, doanh nghiệp có nhu cầu in với số lượng ít (từ 10 - 20 cuốn, hoặc có khi chỉ cần 3 cuốn) thường bị nhà in từ chối khéo hoặc sẽ buộc phải chấp nhận giá cao. Đơn cử, nhìn vào bảng báo giá của Công ty Cổ phần in Hà Nội, với doanh nghiệp in hóa đơn bằng giấy cacbon khổ 19 x 27 (loại giấy trung bình; chỉ in, không có thiết kế - PV), nếu in 3 cuốn sẽ có giá 801.000 đồng/cuốn; nếu in 10 cuốn sẽ có giá 268.000 đồng/cuốn; nếu in 100 cuốn thì chỉ có giá 72.000 đồng/cuốn; còn in nhiều khoảng 2.000 cuốn/lượt thì chỉ có giá 44.000 đồng/cuốn.

Nếu áp theo bảng giá này, những doanh nghiệp in 3 cuốn sẽ đắt hơn in 10 cuốn. Nếu cố gắng in nhiều mà cả năm không dùng hết 10 tờ hóa đơn (xảy ra khá nhiều đối với các đơn vị tuy là sự nghiệp nhưng vẫn được bao cấp từ A-Z) thì sẽ là rất lãng phí.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp “được” in hóa đơn cũng đã phàn nàn về việc sử dụng hoá đơn tự in. Theo ông Đỗ Việt Thắng, đại diện một doanh nghiệp vận tải, nếu Tổng cục Thuế không duy trì việc bán hóa đơn cho các doanh nghiệp nhỏ thì những bất tiện liên quan sẽ làm cho doanh nghiệp bị lúng túng.

Ông Thắng đơn cử, việc tự in cũng không phải là doanh nghiệp nào cũng đã chủ động được. Ví dụ: Một doanh nghiệp khi đặt in hóa đơn có đăng ký Seri là AA3/2011P (hóa đơn đặt in có 3 liên), nếu doanh nghiệp thanh lý một xe ô tô cho một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp mua xe muốn có thêm một liên để đăng ký thì làm thế nào? Tổng cục Thuế có hướng dẫn liên 03 dùng để đăng ký, nhưng nhiều khi 5 - 10 năm mới thanh lý xe 1 lần, không lẽ cứ in cả 4 liên hóa đơn (thông thường hóa đơn chỉ cần 3 liên, trong đó, liên 01 - Lưu, liên 02 - Giao cho người mua, và liên 03 - Dùng để thanh toán nội bộ)???

Giúp doanh nghiệp chủ động sử dụng hóa đơn
Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ dư luận, đại diện Tổng cục Thuế cho biết Tổng cục Thuế đã sớm lường trước những khó khăn và vướng mắc của các doanh nghiệp.

Bà Vũ Thị Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân tích: Chủ trương của Tổng cục Thuế cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn và cả sử dụng hóa đơn điện tử bắt đầu từ 1/1/2011 không phải là việc làm nóng vội, hay bị thúc ép. Lộ trình hiện đại hóa ngành Thuế, trong đó có việc cải tiến sử dụng hóa đơn, nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp là phù hợp với lộ trình và xu hướng phát triển chung của thế giới.

Về hóa đơn giấy (doanh nghiệp tự in hoặc đặt in), hiện khâu thiết kế, khởi tạo ban đầu mẫu hóa đơn của các doanh nghiệp tuy có “cập rập”, nhưng không hề gấp gáp, bởi tinh thần thay đổi này đã được Tổng cục Thuế trao đổi từ rất sớm với các doanh nghiệp và nhận được sự đồng thuận cao.

123.jpg
Hóa đơn điện tử phù hợp với doanh nghiệp ... ít dùng

Riêng về việc thiết kế hóa đơn, các mẫu thiết kế hoàn thành phải báo cáo với Tổng cục Thuế và được sử dụng vĩnh viễn, trừ khi doanh nghiệp muốn xin thay đổi thiết kế hoặc bổ sung nội dung.

Cũng theo bà Mai, về phí in hóa đơn, bước đầu tuy có gây tốn kém cho doanh nghiệp, do giá in ban đầu cao, nhất là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn ít, tuy nhiên, với những đơn vị có nhu cầu hạn chế về hóa đơn, Tổng cục Thuế vẫn khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử, khả dĩ và tiết kiệm hơn nhiều.

"Việc ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh là tất yếu, do vậy cũng như in hóa đơn, hóa đơn điện tử cũng cần sự đầu tư bước đầu nhưng có thể sử dụng lâu dài và tiện lợi. Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục xúc tiến với các doanh nghiệp CNTT xây dựng các đơn vị trung gian cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng tài chính (VAN), trong đó có dịch vụ hóa đơn điện tử (từ khâu khởi tạo, sử dụng, hủy,…) để giúp loại hình này phát triển mạnh mẽ", bà Mai khẳng định.

Với hóa đơn đã đặt in hoặc đã mua trước 1/1/2011, Tổng cục Thuế sẽ có hướng dẫn với tinh thần là không cần phải hủy mà sẽ được sử dụng tiếp từ 4 - 6 tháng, nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế (hiện cả nước có hơn 350.000 doanh nghiệp thuộc diện tự in hoặc đặt in hóa đơn, trong đó, chỉ có khoảng 10.000 doanh nghiệp đã quen với tự in hoặc đặt in hóa đơn).

Từ 1/1/2011, tùy điều kiện năng lực, các doanh nghiệp tự lựa chọn thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử hoặc có thể sử dụng song song hóa đơn điện tử, hóa đơn giấy (cả hóa đơn tồn đọng nếu có) cho những giao dịch và nghiệp vụ của mình..., qua đó chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.


Theo Tài chính điện tử
 
Web KT
Back
Top Bottom