Tập hợp các quán ăn ngon (5 người xem)

  • Thread starter Thread starter Sing
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Hamvui đã viết:
Không hiểu anh đã đi nhiều chỗ ở HN chưa vậy ? Đương nhiên ở khu vực xung quanh các trường ĐH thường là rẻ vì phần lớn phục vụ sinh viên. _+)(9 Nhưng đó là các quán ngon thì cần xem xét lại. Nếu gọi là sành ăn uống thì phải nói người HN gốc (còn ngọn như mình chỉ đi ăn theo rồi về tổng hợp lại:{{ ). Tất nhiên HN bây giờ là nơi tổng hợp mọi thứ của các tỉnh khác du nhập về, hay có, dở có, thế mới phong phú. À anh Sk có thể kể các món ăn đặc trưng của quê mình như món lươn (miến lươn, cháo lươn,...), đồ biển như con đẻn,...


:AS:L< __---- Nói chung HN thì bọn em thuộc dạng đang đi học nên chỉ tham gia mấy quán bình dân thôi chứ chưa gọi đi nhiều có nhiều kinh nghiệm như các bác. Bọn em toàn chơi các loại bình dân kiểu đó với có đi nhậu bia thì hay kéo đến mấy quán trên đường Giải Phóng với đường Kim Mã cũng có một số. Thịt gâu gâu thì lên nhật tân hay xuống xóm nước đen , có thể ăn tại chỗ hay mua về tự làm. Còn các món cao cấp như bác nói chắc sẽ có dịp thưởng thức. Về phần đặc sản xứ nghệ em kể ra một số món sau :

Nhút Thanh Chương Ở xứ Nghệ có nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh Chương.

Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Vật liệu để làm nhút gồm có mít xanh và muối trắng. Mít xanh, loại ương ương càng ngon. Mít đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa rồi bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Sau đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng bỏ vào vại sành khoả đều trên bề mặt, bỏ vỉ vào dằn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày là dùng được.

Hàng ngày trong bữa cơm, nhút có thể được dùng ăn với cơm. Chỉ cần tý nước mắm làm nước chấm là đủ. Ngoài ra nhút còn được chế biến thành món canh hoặc xào.




Cháo Lươn Vinh

Không chỉ người dân ở Nghệ An thích ăn cháo lươn Vinh, mà cả những du khách từ nhiều nơi khi đến Vinh đều ưa thích món cháo lươn.

Khi đến Vinh, đi trên đường phố, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp các biển quảng cáo “Cháo lươn”. Nhưng phổ biến là ở các phố: Ngư Hải, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thị Minh Khai... Quán bàu.

Để đáp ứng sở thích của các “thượng đế”, trong các quán cháo lươn, người ta chế biến hai loại: cháo lươn và xúp lươn.


Cháo lươn và xúp lươn có tính mát và bổ, ăn về mùa hè rất thích hợp.





Tương Nam Đàn

Cũng như nhút Thanh chương, tương Nam Đàn nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà khắp cả nước. Là thực phẩm được dùng làm nước chấm, nước chan với cơm, rất phổ biến ở trong bữa ăn của các gia đình ở huyện Nam Đàn, được chế biến từ những hạt đậu tương và những hạt nếp, hạt ngô do người nông dân làm ra.

Khác với tương Bần ở ngoài Bắc, tương Nam Đàn có màu vàng nâu. Mùi tương có vị thơm của đậu tương rang quyện với mùi mốc nếp, mốc ngô.

Làm tương không những đòi hỏi kỹ thuật mà còn phải có sự kiên trì. Ngay từ tháng Năm âm lịch, người ta đã bắt đầu chuẩn bị cho công việc làm tương. Muốn tương thơm ngon, trước tiên phải phơi mốc được nắng. Mốc tương được làm bằng nếp hay ngô. Nếu làm mốc bằng gạo nếp thì phải hong chín, rải ra nong, lấy lá nhãn đắp ủ cho đến khi lên mốc mới đưa ra phơi nắng. Còn ngô nếp thì phải ủ cho ngô nứt mầm, lúc đó bột chuyển hoá thành đường sẽ ngọt. Đem ngô giã nhỏ, hong lên rồi ủ với lá nhãn, đến khi lên mốc đem ra phơi nắng. Đậu tương đem rang, để nguội và đem xay cho vỡ đôi, vỡ ba, sau đó cho vào nồi nấu chín rồi đổ vào chum hoặc ché và đem phơi nắng.

Nước làm tương cũng được chọn lọc rất cầu kỳ. Nước mưa là được nhiều người ưa dùng nhất. Nếu không có nước mưa thì người ta lấy nước từ sông Lam vào lúc đêm thanh vắng, để ít ngày cho lắng cặn, sau đó gạn lọc kỹ càng.

Tiếp theo là đem trộn mốc tương vào tương và bỏ muối theo một công thức nhất định. Nếu bỏ nhiều muối thì tương mặn mất ngọt, mất vị ngon. Nhưng nếu bỏ ít muối thì tương sẽ bị nhạt và hỏng.

Sinh thời, Bác Hồ cũng rất thích ăn tương. Mỗi lần ra thăm Bác, đoàn đại biểu Nghệ An không quên biếu Bác chai tương quê nhà.





Cam xã Đoài

Xã Đoài nay là xã Nghi Diên - Huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An. Tại đây, thiên nhiên đã ưu đãi cho một miền đất hiếm hoi sản sinh ra quả cam thơm ngon mà chẳng nơi nào có được.

Nếu đem giống này đi trồng ở nơi khác thì mất hết hương vị thơm ngon. Cam xã Đoài có hai loại:
- Giống cam hình quả nhót (dân địa phương gọi Cam Lót).
- Cam hình quả bầu (dân địa phương gọi Cam Bầu).

Cam Xã Đoài bao giờ cũng chín vào tháng 11, 12 hàng năm. Vỏ cam có màu vàng đỏ rồi đỏ sậm nhưng tươi tắn, hơi phơn phớt màu vàng, trong giới hội họa gọi là màu vàng chanh. Bề ngoài có lớp the mỏng, nếu bị xây xát sẽ toả ra mùi thơm mà các nhà sản xuất kẹo, rượu đã dùng làm hương liệu. Quả cam bổ ra, màu vàng óng, ăn vào có vị ngọt dịu của quả, có mùi thơm của hoa, lại có dính kết trên môi tí chút như mật ong.

Em cũng lâu lắm chưa được ăn hết các món đoá. Hồi hè về nhà có thưởng thức được đi lâu cũng nhớ.
 
Đó là 4 đặc sản chính của xứ Nghệ nhân đây em cũng xin phép giới thiệu một số đặc sản tiêu biểu cho mọi người có dịp ghé thăm quê Bác dùng thử. Lúc nào ghé quê Bác Hồ cứ nói với em. Nhà em cách có 16km.

Nộm Chợ VInh
Nói nộm chợ Vinh tức là nói món nộm được bán ở các chợ tại thành phố Vinh. Như chúng ta đã biết, có nhiều món nộm khác nhau: nộm đu đủ, nộm hoa chuối, nộm khế, nộm cà, nôm mướp đắng. Tại chợ Vinh còn có nộm măng, nộm dưa chuột, nộm rau muống, nộm xu hào, nộm thập cẩm, nôm củ chuối... ở đây xin nói về nộm thập cẩm.

Nguyên liệu gồm: đu đủ, hoa chuối, giá đỗ, khế xanh. Đu đủ xanh gọt vỏ, nạo thành từng sợi như sợi miến; hoa chuối cũng phải thái thành sợi nhỏ, hai thứ này trộn đều, xoa qua loa rồi ngâm với nước muối loãng. Vớt ra, rảy cho khô nước, bỏ trong xoong, thái quả khế xanh thành những lát mỏng, lấy ít giá đỗ bỏ vào tất cả trộn đều cùng với các loại gia vị sau: một ít giấm chua (nếu nhiều khế thì thôi), một ít đường, một ít ớt cay, lá chanh thái nhỏ, lá húng quế cũng thái nhỏ, một ít lạc rang giã dập, bột canh, mỳ chính, tổng cộng 9 loại gia vị cả thảy. Khi ăn sẽ có cảm giác bùi bùi, chua chua, cay cay, mằn mặn, ngọt ngọt, khá hấp dẫn. Màu sắc đĩa nộm có đủ màu đỏ của ớt, màu xanh của lá chanh, húng quế; màu trắng của đu đủ, giá đậu, màu vàng nhờ nhỡ của hoa chuối.... Thế đã ngon lắm rồi, có người muốn cho ngon hơn. Họ mua bì lợn, luộc chín, thái nhỏ như tăm trộn vào.

Uống rượu, uống bia với món nộm này rất khoái khẩu. Bữa ăn hàng ngày trên mâm cơm gần như nhà nào cũng có. Đó là món ăn dân dã, ngon miệng, dễ làm mà người dân thành Vinh ưa thích.

Bánh dì với lễ hội xứ Nghệ

Hằng năm, vào ngày 20 và 21 tháng giêng âm lịch, dân xã Bạch Ngọc, Đô Lương, Nghệ An, lại mở lễ hội tưởng nhớ vị quan có công lớn Lý Nhật Quang, con trai vua Lý Thái Tổ. Mâm cỗ dâng lễ là những thứ bánh cây nhà lá vườn nổi tiếng như: chè lam, bánh ong, bánh tét... Đặc biệt, bánh dì được xếp hàng chủ chốt, không thể thiếu.

Theo các vị già làng, dâng bánh dì trong mâm lễ biểu hiện đạo lý "ăn quả nhớ người trồng cây". Để tưởng nhớ vị quan Lý Nhật Quang, không gì bằng dâng ngài thứ bánh tượng trưng cho thành quả lao động cực nhọc trong suốt một năm trời.

Muốn có được cỗ bánh dì vừa ý, hằng năm, vào vụ mùa, nhà nào cũng cố trau chuốt cấy lấy một ruộng nếp rồng, loại nếp thơm dẻo. Trước ngày lễ hội, người ta lấy nếp xay giã, sàng lọc hết các tạp chất. Gạo nếp ngâm qua đêm xóc lẫn với hành mỡ, muối, hạt tiêu phi thơm, rồi đồ thành xôi. Điều quan trọng là người nội trợ phải biết điều chỉnh lửa, sao cho xôi chín đều, không nhão hoặc quá khô. Xôi chín đem rải ra nia, quạt nguội. Sau đó cho xôi vào cối giã.

Đúng dịp xuân sang, ai đi qua vùng này, đứng từ xa đã nghe rõ tiếng chày khua cụp cùm, vang vọng dọc mặt nước sông Lam xứ Nghệ, nghe thành âm thanh rất vui tai. Người người mải mê nện chày, cho đến bao giờ xôi thành keo nhuyễn, dẻo quánh là đạt. Xôi được đơm vào quả gỗ tròn sơn son, dưới đáy quả có lót lá chuối rửa sạch. Bánh dì không có nhân, không có lá gói.

Lễ xong bánh có thể để hàng tháng trời. Lúc ăn chỉ cần gói vào lá chuối xanh, vùi trong tro nóng, cho bánh chín phồng lên, phảng phất mùi thơm ngậy của nếp và gia vị.

Bánh dì dâng lễ hội đã có cách đây hàng chục thế kỷ. Ngày nay nó trở thành quà bánh bày bán khắp thị thành, thôn quê. Khi xôi thành keo nhuyễn, dẻo quánh thì được đơm vào miếng lá chuối tròn có đường kính 4-5 cm. Đến lúc ăn, người ta úp hai bánh lại với nhau, kẹp vào giữa vài lát giò chả.

Món hến + Chả rươi

Món hến

Về mùa hè, đến Thành Vinh khi thưởng thức bữa cơm không thể thiếu món canh hến. Nước canh hến có vị ngọt đậm đà, Thông thường người ta xào ruột hến thật thơm bỏ vào nước hến cùng với món rau nào đó, mà thường là các loại rau vặt như: rau bầu, rau lang, mồng tơi, rau dềnh, rau muống..v..v.. thành một món canh rất ngọt, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là rất mát.

Những dịp bạn bè gặp nhau, ngồi lai rai vài ly rượu hay vài cốc bia với món hến xúc bánh tráng - một món nhậu quen thuộc của người dân thành Vinh thì thật tuyệt. Ruột hến loại to bằng đầu ngón tay từ Nam đàn đưa về, chỉ cần xào qua với hành mỡ, tỏi, dưa chuột, rắc thêm rau thơm, một ít lạc rang giã dập cùng vài lát ớt cắt mỏng, ăn kèm với bánh tráng Đô Lương là trở thành một món nhậu lý tưởng.

Món này về mùa hè, tất cả các quán bia ở Vinh đều có.

Chả rươi

Hàng năm, khoảng cuối tháng chín, đầu tháng 10 là những ngày cữ nước rươi (theo âm lịch) thì có rươi. Nếu theo con nước thì xê dịch năm bảy ngày. Ở Vinh và vùng phụ cận có cánh đồng của Hưng Hoà (Vinh), Hưng Châu (Hưng nguyên), nước hơi lợ, dịp triều cường của con sông Lam thì rươi chui lên mặt nước.

Đến mùa rươi, chờ nước triều lên ngập bờ, lúc triều rút mang rổ ra hứng thì được đến vài ba thúng. Rươi là thức ăn nhiều đạm. Có thể chế biến thành món ăn ngon như: rán với trứng gà (gọi là chả rươi), canh rươi, muối rươi (mắm rươi)…. Ở quê sẵn rươi, người ta có thể phơi khô để ăn dần.

Muốn chế biến, rươi phải thật sạch rơm rác, rồi làm lông bằng cách đổ nước sôi vào chần rươi cho sạch. Để ráo nước rồi lấy đũa đánh xáo rươi thật nhuyễn. Làm món chả rươi cần khoảng 3 quả trứng, 200 gam thịt lợn nạc, 200 gam rươi, lá gừng, hành hoa, thì là, vỏ quýt. Trộn rươi với trứng, vỏ quýt thái chỉ, thì là thái nhỏ, thịt nạc băm nhuyễn, mấy thìa nước mắm ngon, hạt tiêu. Tất cả đánh nhuyễn, đổ vào dầu nóng già, đun nhỏ lửa. Khi chả chín, mang ra đĩa, dùng dao cắt thành miếng là thành món chả rươi.

Chả rươi có vị ngọt đậm đà, béo ngậy, có mùi vị riêng được nâng lên nhờ hoà quyện với mùi vỏ quýt. Tạo nên hương vị quê hương đặc trưng của thành Vinh - xứ Nghệ.
Cà Pháo Xứ Nghệ

Cà pháo xứ Nghệ
Nguyễn Tất Thứ


Cà pháo từ xưa vốn được coi là một món ăn chính của người nông dân xứ Nghệ. Cà pháo ngon nhất, đúng hương vị nhất phải kể đến cà pháo của đất Nghi Lộc, Nghệ An. Khác với loại cà pháo muối xổi ở thành phố, cà xứ Nghệ thường được muối trong vại lớn trước đó dùng làm nước mắm, cà muối hàng tháng sau mới lấy ra ăn.

Từ trước tới nay có nhiều người cho rằng cà là một món ăn "chủ lực" của nông dân lao động. Ca dao cũng nhắc nhiều đến quả cả.

Khen anh làm rể Chương Đài
Một năm ăn hết mười hai vại cà.
Giếng đâu thì dắt anh ra
Kẻo anh chết với vại cà nhà em!

Trong chuyện xưa của ta cũng có một quả cà mặn đầy tình nghĩa ấy là quả cà Dương Lễ đãi Lưu Bình.

Nếu bà con có dịp về xứ Nghệ vào dạo cuối xuân, đầu hè, nhìn vào bữa cơm gia đình nào cũng thấy món cà. Những món ăn như thịt, cá không thấm thía bằng đĩa cà pháo nằm gọn giữa mâm.

Thi sĩ Tản Đà thuở xưa đã có lần vào xứ Nghệ viết văn giữa mùa cà pháo, và đã có lần nhắm vợi hết một hũ rượu lớn với độc vị, cà pháo. Những kẻ sành ăn đều nghiệm ra chỉ có món cà pháo mới đủ tư cách làm khoái trá toàn bộ ngũ quan của người ăn mà thôi. Mắt được thưởng thức cái hình dáng tròn xinh và nước da trắng mọng như ngà của cà, mũi được ngửi vị thơm bùi ngùi, ngòn ngọt, cái tay cầm đũa được gắp quả cà một cách vừa tầm khỏi tốn công lựa chọn, vì quả nào cũng tròn đầy và đều tăm tắp như một viên bi, cái miệng được nếm vị ngon của cà, nhất là tai khi được nghe cái thanh âm giòn tan của cà pháo thật là khoái vô cùng. Bữa cơm cà rất giản dị, chỉ cần một bát nước rau muống luộc là đủ lắm rồi.

Ngày xưa, cà pháo Nghệ An đã có lần vào làm dáng trên mâm cơm của đô thị Sài Gòn, lại có lúc trẩy mãi ra Lạng Sơn sau bao thư từ nhắn nhe hò hẹn. Hình như riêng nó cũng đủ sức gợi lên hương vị ẩm thực một vùng đất và gửi trao cả tình người xứ Nghệ với tri âm, tri kỷ đàng trong, đàng ngoài... Cà pháo đã thành một món quen thuộc của mọi lớp người trong xã hội. Bởi vì nó không thô như cà dừa, nó không "tục" như cà dái dê, nó không nguy hiểm như cà độc dược, nó có thể quần tụ với các món bát trân giữa một bữa tiệc cầu kỳ. Các bạn muốn hưởng đúng hương vị của cà pháo thì phải dùng cà pháo của đất Nghi Lộc (Nghệ An) và khi đến nơi đây để thưởng thức món cà, các bạn nên biết rằng thổ âm Nghi Lộc khiến bạn rất dễ nhầm lẫn giữa cà và cá. Cho nên về đây muốn ăn cà thì phải nói rõ là cà có cuống chứ không phải là cà có đuôi.

bánh đa Đô Lương!
mọi người đã ăn bánh đa Đô Lương chưa??
hic! bánh dày, vưng đen dày, nướng lên thơm lừng, chỉ nghĩ đến đã thèm nhỏ dãi rùi.
Chỉ khổ cái mỗi lần về quê thế nào cũng "được" dặn la đem ra vài chuc cái nhé cháu.
 
Bánh bèo Vinh!
Món này không biết có được xếp vào đặc sản xứ Nghệ không nhỉ! Bánh bèo thì cũng chỉ mới xuất hiện ở Vinh trong khoảng chục năm trở lại đây nhưng đã trở thành một món ăn quen thuộc của giới học trò ở Vinh. Cứ trưa và chiều, sau những giờ học ở lớp là học sinh ở khắp nơi đ lại đổ về đường Nguyễn Văn Cừ. Mà đúng là bánh bèo ngon thật, vừa cay, vừa ngọt... Nói chung là không thể diễn tả được. Ở Vinh thì cũng có nhiều nơi bán bánh bèo nhưng mà đúng là bánh bèo ở đường Nguyễn Văn Cừ vẫn là ngon nhất. Có lẽ nên đổi tên đường Nguyễn Văn Cừ thành "Đường Bánh Bèo". Ai về Vinh thì đừng bỏ lỡ cơ hội đến đường Nguyễn Văn Cừ ăn bánh bèo nha./.

Ốc xào Diễn Châu_ngon, rẻ, đậm chất Nghệ
Có ai ăn ốc xào Diễn Châu chưa, nếu nói đặc sản Nghệ An mình mà không kể đến món này thì có lẽ là một khiếm khuyết lớn. Có thể nhiều người chưa biết, chưa nghe hoặc chưa ăn món này bao giờ, vậy thì còn chờ jì nữa, đến Diễn Châu vào mùa đông, ghé vào một quán ốc xào nào đó, gọi ngay một đĩa và vài xị rượu đế để cảm nhận và thưởng thức cái ngon của món Ốc xào này. Nguyên liệu làm món này là loại ốc đồng tự nhiên dc bắt từ các ao đìa ở nông thôn dc rửa sạch, đập đít và xào với sả băm nhỏ, một ít muối, một ít ruốc (mắm tôm) và đường hoặc mật. chỉ với 10 000đ, bạn đã có một đĩa ốc xào ngon rẻ và cực kỳ bổ dưỡng, với một đĩa này bạn có đủ mồi để cõng hết khoảng 1lít rượu rồi


Nước chè xanh
Ai đã từng về Vinh đều có lẽ không thể bỏ qua bát nước chè xanh xứ Nghệ. Chè xanh ở đây có thể nói là không chê vào đâu được. Nhưng để có được bát nước như vậy quả là phải có kỹ thuật từ chọn chè đến cách om cách nấu.

Trước hết, người ta chọn thứ lá chè dày và mơn mởn( không già quá mà cũng không non quá). Nếu già quá thì nước bầm đen trông không ngon, không thơm. Nếu chè non quá thì nước chóng nhạt, không đượm. Nước nấu chè phải là thứ nước ngòn ngọt. Thường là nước mưa hay nước giếng đá sỏi thì nước mới ngọt. Nấu chè thường dùng nồi bù hay ấm đất.

Nhận chè vào phải đúng kỹ thuật, không vò nát chè, mà cũng không để nguyên lá chè vì lâu ngấm mà phải vò nhè nhẹ, tỉa nhặt những lá vàng, lá sâu. Lửa nấu nước chè là lửa đỏ đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Củi nấu nước phải dùng thứ củi nấu không làm phai mất vị nước chè như: củi bạch đàn, củi xoan đâu, củi tre...

Khi nồi nước chè đã sôi, lấy gáo nhận chè cho chìm xuống, sau đó đổ thêm vài ba gáo nước lã vào rồi hạ lửa. ít phút sau đó sẽ có ấm nước chè vừa chát, vừa thơm, vừa nóng, vừa xanh.

Những người nghiện nước chè xanh thường nói vui là uống nước "năm cho" nói trệch là "năm trò" tức là: cho chát, cho xanh, cho thơm, cho nóng, cho vui. Nước chè ngon là nước chát, uống vào lúc đầu nghe chát, ngấm vào thấy ngòn ngọt thật khoái miệng. Nước chè vừa ngọt vừa có màu xanh nái trông thật sướng mắt. Hương nước chè xanh bốc lên nghe thoang thoảng mùi chè xanh khá hấp dẫn. Khi uống phải đông mới vui, vừa uống vừa nói chuyện thì thật là lý tưởng. Người nghiện chè xanh sáng sớm chưa ăn gì, không chỉ uống 3 - 4 bát cho tỉnh người rồi đi làm việc. Có người đau lưng, mỏi gối vì lao động mệt nhọc, họ pha mật mía với chè xanh đặc uống vào thấy khoẻ người ngay.

Mời mọi người hãy về Vinh thưởng thức nước chè xanh Xứ Nghệ.

(nguồn Ngheonline)
 
Chà chà!! Cám ơn anh đã bổ sung thêm nhiều địa chỉ.
Ở HN, đường Láng Hạ là đường khá nổi tiếng với mấy cái công ten nơ đặt chềnh ềnh trên đường đã nhiều năm (để bảo vệ ĐSQ Mỹ trước khủng bố), nhưng ngay cạnh đó là trung tâm giải trí khá nổi tiếng với cái tên là Oasiss (?). Với quy mô cao 12 tầng, Toà nhà này có nhiều dịch vụ phục vụ khách hàng. Tầng 1 để xe, tầng 2 và 3 là nhà hàng bia tươi, ngày trước còn có mấy cô bé Nga phục vụ (chắc là SV) . Tầng 4 là quán Club để khách hàng thích nhạc mạnh và ngắm các cô gái nhảy, các tầng khác là massage gì đó (không rõ bao nhiêu tầng). Trên nóc trước kia là các món ăn dân tộc có tên là Chợ Quê, nay đã bỏ. Từ mấy cái vụ lắc lủng gì đó mà quán Club cũng đóng cửa nốt, chán thật. //////
Còn ngay đầu đường Láng Hạ (ngã tư giao với đê La Thành) có 1 quán bia hơi Lan chín khá rộng (cạnh cây xăng), vào ngõ 1 đoạn, để xe ô tô thoải mái. Quán cũng khá đông khách. Nhà hàng có tiếng trên đường này là Vạn Tuế, Vạn Tuế đã mở thêm nhà hàng mới kiểu sinh thái ở ngay nghĩa trang Mai dịch và 1 chi nhánh ở Hải phòng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
HN có quán chân gà nướng có tiếng ở ngay đầu khu tập thể Trung Tự ( đối diện mấy cái nhà cao tầng mới xây qua đường Phạm Ngọc Thạch). Ngoài ra còn có 1 quán ngay gần đó (nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch) có tên là mỹ miều hay tuyệt diệu gì đó. Nhưng ăn chân gà nướng hay cánh gà rất mất vệ sinh, vì họ xiên vào, ăn xong lại vứt xuống dưới gầm bàn. Sau đó họ lại dùng xiên đó để nướng. Quán này chị em rất thích và thường xuyên đông khách.
 
Khu vực Đống Đa có quán bia hơi 171- Đường Trường Chinh rất đông khách. Kiểu dạng nhà vườn, rộng rãi lại nằm ngay hồ nhỏ (nhưng hơi bẩn) nên dân nhậu khu vực này hay nhậu nhẹt tại đây. :drinks:
 
Nếu ăn kem tươi thì trên đường Lý Thường Kiệt có 2 hàng sát nhau. Trên tầng 4 Tràng Tiền Plaza có hàng kem cũng rất ngon, ngoài ra còn đủ thử đồ ăn nguội nên thu hút khá đông khách đến Tràng Tiền Plaza để ngắm là chính.
 
Ai thích ăn đồ biển thì nên ghé qua nhà hàng Gió Biển (đầu Kim Mã- cạnh CV Thủ Lệ). Giá cả hợp lý, mỗi tội ko có hoá đơn đỏ. Món tôm nướng, ốc hương nướng, cháo ngao,... ăn rất ngon. }}}}}
 
Trên đường Trần Duy Hưng (HN) có quán cá Thuỳ Linh khá rộng, ô tô vào thoải mái, ngoài cá còn có các món ăn hải sản, dân tộc, khá đông khách. Ngoài ra trên đường này còn có nhà hàng Hàn Quốc (chủ yếu là khách du lịch HQ ăn thôi, VN mình ít).
 
Mùa đông, buổi tối thỉnh thoảng hay lên Nguyễn Hữu Huân ăn xôi ở quán chị Vân Anh, bây giờ Xôi Vân Anh "mất tích" rồi, còn lại Xôi Yến... Hic... Chán! Nhớ xôi của chị Vân Anh quá!
 
Katherine đã viết:
Mùa đông, buổi tối thỉnh thoảng hay lên Nguyễn Hữu Huân ăn xôi ở quán chị Vân Anh, bây giờ Xôi Vân Anh "mất tích" rồi, còn lại Xôi Yến... Hic... Chán! Nhớ xôi của chị Vân Anh quá!

Hồi xưa mình cũng khoái ăn xôi, nhưng bây giờ thì không khoái nữa :-= .
Nhưng lên Nguyễn Hữu Huân uống cafe thì hay hơn.
 
6: Bún bò Huế ăn ở Quán Thượng Tứ - ngã 3 Nguyễn Công Hoan- Ngọc Khánh có lẽ là ngon nhất HN. Đấy là theo cảm quan của mình

7: Bún chả: Trên đường Ngọc Khánh, đằng sau đài Truyền hình HN có quán bún chả ăn được mà không quá đắt. Mỗi lần đi ăn thì phải ra sân đằng sau, nơi có cây khế quả vàng núc nắc nhìn rất đẹp...chẹp...chẹp...vì thế nên thực khách không thể kìm nén nổi. Một quả khế ngon nhất, vàng nhất, đẹp nhất đã yên vị trên bàn chờ làm món tráng miệng..hiiii.

8: Quán Sơn Cước trên đường Nguyễn Văn Huyên không gian cũng ấm cúng, phù hợp để tổ chức sinh nhật, họp mặt...nghe nói quán là do tác giả Ca khúc Bà Tôi - KTS Nguyễn Vĩnh Tiến thiết kế. Đồ ăn ở đây cũng không quá đắt, đặt biệt quán có rất nhiều rượu, ngoài rượu san lùng, trạng nguyên.. còn có mấy vò rượu ngâm các loại con gì trông đến ghê, nhưng chắc các bác nam nhà ta thì rất thích.

9: Cafe: Quán cuối ngõ - Quần ủy Cầu Giấy
Thứ 3 thường có Ca trù, độc tấu đàn bầu, còn thứ 6 là Violin, guitar. Không gian trầm, sâu lắng nhưng vào những ngày T6 thì ...như cái chợ hixx.!

10: Trà mạn, văn hóa trà Việt Nam

Quán nhỏ qua đây sớm lại chiều
Không vào sao hưởng phút phiêu diêu...


Chắc cái tên Lư Trà Quán hay Vô thường quán - 456 Hoàng Hoa Thám - đã trở nên quen thuộc với những người thưởng trà. Chủ quán là con trai của Ông Già sở hữu thương hiệu Trà Ông Già ở Thanh Xuân (mới nghe nói chứ chưa có dịp nào uống). Uống trà ngồi chiếu, chõng tre đúng kiểu các cụ uống trà ngày xưa. Trà tuần, mỗi ngày một hương: Thứ hai Trà Mộc Tân Cương, thứ ba Sen, thứ tư Nhài, thứ năm Cúc, thứ sáu Thanh Hương, thứ bảy Hồng Đào, Chủ nhật là Trà Ngũ Hương. Không gian thanh trong, yên bình và dìu dặt trong ca từ nhạc Trịnh, hãy thư thái thưởng từng ngụm trà. Trà ở đây rất đặc cắm tăm thẳng đứng...không quen, uống xong về là thao thức cả đêm.....

11: Quán Cafe Lan Viên ở ngã 4 Lý Thướng Kiệt - Hàng Bài
Quán có không gian man mát, thoáng đãng dưới bóng cây tầm vông và dìu dịu hương Hoàng Lan. Quán với phong cách thiết kế nhẹ nhàng lấy 2 màu trung tính xanh và trắng là màu chủ đaọ để tạo một khoảng lặng bình yên giữa ồn ào, sôi động của phố phường Hà Nội. Ngoài cafe, rượu và các đồ uống khác, ở đây có món chè Lan Viên vị thanh mát, ăn cũng ngon và buối sáng còn phục vụ các món điếm tâm (chắc tăng gia, hihi)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
6. Bún bò Huế - Quán Thượng Tứ : ăn tương đối ngon, nhưng đắt bỏ ...(bị Mod buộc xóa cái từ mà ai_cũng_biết_là_từ_gì_đấy) Ngày xưa thì giá còn phải chăng, càng ngày giá cả càng leo thang chóng mặt

7. Bún chả: Quán đấy đằng sau đài truyền hình, ra đấy ăn thỉnh thoảng gặp mấy * truyền hình. Đồ ăn cũng được, nhưng bản thân tớ thì ko thích bún chả, béo bỏ xừ.

8. Quán Sơn Cước: Không gian tạm ổn, đồ ăn thì bình thường, không có gì đặc sắc.

9. Cafe Cuối Ngõ: Đến vài lần, lần nào cũng như cái chợ. Giá như yên tĩnh, thanh tịnh một chút thì quán đấy ổn.

10. Lư trà Quán: Có vài kỷ niệm ở đây, so... no comment.

11. Cafe Lan Viên: Không phải là coffee, mà là restaurant chứ nhỉ. Chả thấy hương Hoàng Lan bao giờ cả.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đồng chí Đặng béo ú kia! Không được vào đây ném đá hội nghị nhớ! )*&^) Mất đất làm ăn của tui...đã chót ăn lương mà bị phá thế này mới đau sờ cau chứ! hix //////
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hic Hic! Toàn địa chỉ hấp dẫn cả. Nhưng Hamvui vẫn chỉ thích mấy quán bia thôi, rượu thì uống hơi kém.
 
DANG đã viết:
6. Bún bò Huế - Quán Thượng Tứ : ăn tương đối ngon, nhưng đắt bỏ ...(bị Mod buộc xóa cái từ mà ai_cũng_biết_là_từ_gì_đấy) Ngày xưa thì giá còn phải chăng, càng ngày giá cả càng leo thang chóng mặt

7. Bún chả: Quán đấy đằng sau đài truyền hình, ra đấy ăn thỉnh thoảng gặp mấy * truyền hình. Đồ ăn cũng được, nhưng bản thân tớ thì ko thích bún chả, béo bỏ xừ.

8. Quán Sơn Cước: Không gian tạm ổn, đồ ăn thì bình thường, không có gì đặc sắc.

9. Cafe Cuối Ngõ: Đến vài lần, lần nào cũng như cái chợ. Giá như yên tĩnh, thanh tịnh một chút thì quán đấy ổn.

10. Lư trà Quán: Có vài kỷ niệm ở đây, so... no comment.

11. Cafe Lan Viên: Không phải là coffee, mà là restaurant chứ nhỉ. Chả thấy hương Hoàng Lan bao giờ cả.

6: Đẹp thì phải kiêu, ngon thì phải đắt chứ lại, ấy là ý thức được giá trị bản thân, nhể!

7: Bún chả: Bún chả là món ngon kinh điển, đồng chí Joe- Mai Văn Dâu còn iu thích gọi là em iu cơ mà. Nói chung bún chả không phải là món khoái cho người không dũng cảm, nhất là người mà mỗi bữa chỉ ăn có 2 xêu cơm hehe!

8; Quán Sơn Cước: Đồ ăn cũng ổn ổn, nhưng mà không đau màng túi như mấy cái nhà hàng khác, đấy gọi là sự phù hợp, sự cân bằng, sự bền vững. Nhể, bạn Đặng béo Ú! Chứ không bây giờ bạn vẫn đang Móm ngồi rên văn rỉ ở nhà!

9: OKie, nhưng nói chung giữa những quán nhạc Trịnh xô bồ và chặt chém thì e hèm quán này vẫn ổn!

10: No còm mém thì đây cũng no còm mém nhá!

11: Ối giời, Hương Hoàng Lan thì phải dành cho những người tinh tế cảm nhận, thưởng thức chứ lị, hị hị..càng nói... càng thấy...-=.,,
 
Bún chả: Nếu ở khu vực Cầu giấy, bạn đến ngã 4 Hoàng quốc việt- nguyễn phong sắc. Quán này ăn được đấy, có thêm cả món nem. Mỗi tội mình không khoái món này.

Lòng, dồi lợn: đã đi ăn lang thang nhiều nơi, có mấy quán trên đường Hai Bà Trưng, một chỗ gần ngay đường tàu, đường Bạch Mai, lòng lợn dốc Bưởi (nằm phía bên phải khi đi từ đường Hoàng Quốc Việt lên)... rất ngon và đông khách.

Rượu dân tộc Sơn Cước: ăn bình thường, như các quán rượu khác. Được cái bài trí đẹp mắt.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
HN mấy hôm nay nóng, nóng kinh khủng. Các quán cafe máy lạnh và bia hơi trở nên có tác dụng :-= :-= . Xung quanh khu vực Cầu Giấy mọc lên nhiều quán bia hơi lớn vào mùa nắng năm nay. Quán bia 212 Hoàng Quốc Việt mới thay tên đổi chủ và sửa chữa lại trông khá "hoành tráng" (trước kia là Pháo Đài quán). Đang thời kỳ khai trương nên rất đông khách (mỗi lần đi qua nhìn người ta rõ là tức :-= :=\+ ).

Đại gia Bia Hải Xồm có thêm một cơ sở đường Hoàng Quốc Việt (gần phía dốc Bưởi).

Trời nóng nực làm 1 vài vại bia thì tuyệt, quên cả đi chơi vào dịp thứ 7 !!!! }}}}} --=--
 
12. Bún ốc ở trên Hòe Nhai (không nhớ số bi nhiêu nữa)
13. Bún riêu cua Thanh Hồng ở Hòa Mã
14. Cháo trai trên Trần Xuân Soạn

Mấy quán này ở "Hà lội"
 
HN có quán chân gà nướng có tiếng ở ngay đầu khu tập thể Trung Tự ( đối diện mấy cái nhà cao tầng mới xây qua đường Phạm Ngọc Thạch). Ngoài ra còn có 1 quán ngay gần đó (nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch) có tên là mỹ miều hay tuyệt diệu gì đó. Nhưng ăn chân gà nướng hay cánh gà rất mất vệ sinh, vì họ xiên vào, ăn xong lại vứt xuống dưới gầm bàn. Sau đó họ lại dùng xiên đó để nướng. Quán này chị em rất thích và thường xuyên đông khách.

Thông tin gần đây cho thấy, chân gà Trung Tự ngoài mất vệ sinh còn có nguồn gốc từ Trung Quốc nữa. Bây giờ thì cạch!!!!!!!!!!!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom