Tính số giờ từ đem ngày hôm trước sang sáng ngày hôm sau (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

sugarcane

Thành viên mới
Tham gia
6/9/09
Bài viết
2
Được thích
0
Chao các bác. Em loay hoay mãi không làm thế nào tính được số giờ làm việc từ đêm ngày hôm trước sang sáng ngày hôm sau. VD: giờ làm việc ca đêm từ 22h00 ngày 06/09/2009 đến 06h00 ngày 07/09/2009. Mong các bác chỉ giúp.
Sugarcane
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em cộng thêm 24 giờ trước khi trừ là được. Nếu xen lẫn ca ngày và ca đêm thì dùng thêm điều kiện If.
 
Tính thời gian!

M nghĩ là bạn sử dụng hàm tính bình thường thôi. Nhưng mà ca đêm từ 22h đến 6h sáng hôm sau mà làm liên tục thì cứ trừ đi là được mà bạn! còn nếu như bạn ngày làm việc 8h thì bạn cứ cộng vào là xong.
Bạn tham khảo nhé:
http://www.4shared.com/file/130503838/248c07a4/_2__tinhgio.html
Bonne chance!
 
Chao các bác. Em loay hoay mãi không làm thế nào tính được số giờ làm việc từ đêm ngày hôm trước sang sáng ngày hôm sau. VD: giờ làm việc ca đêm từ 22h00 ngày 06/09/2009 đến 06h00 ngày 07/09/2009. Mong các bác chỉ giúp.
Sugarcane
Ô A1 : 06/09/2009 22:00:00
Ô B1 : 07/09/2009 06:00:00
Ô C1 : =(B1-A1)*24 => Số giờ làm việc
 
theo tôi hiểu thì tác giả có 2 cột ngày và 2 cột giờ, chứ không phải 2 cột vừa ngày vừa giờ đâu. Ý tác giả là lấy 6 làm sao trừ 22 ấy.
 
Tôi nghĩ là vầy chứ
( Ngày 1 - Ngày 2)*24 + giờ 1-Giờ 2
Thật ra công thức nào cũng được, nhưng khi bạn nhân thêm số 24 nữa có nghĩa là bạn đã biến "số thật" thành giờ rồi
Còn công thức của tôi luôn bảo đãm tính trung thực của kết quả ---> Việc bạn muốn "thấy" nó là cái gì thì hãy Custom Format nó
 
Thật ra công thức nào cũng được, nhưng khi bạn nhân thêm số 24 nữa có nghĩa là bạn đã biến "số thật" thành giờ rồi
Còn công thức của tôi luôn bảo đãm tính trung thực của kết quả ---> Việc bạn muốn "thấy" nó là cái gì thì hãy Custom Format nó
Cái này không phải dùng công thức nào cũng được mà còn phải xem xem dữ liệu của tác giả như thế nào.
Các cột giờ được nhập dạng giờ 06:00; 22:00 sẽ khác với khi nhập kiểu số tự nhiên dạng 6; 22
Các giá trị này hoàn toàn khác nhau và công thức áp dụng cho từng trường hợp cũng phải khác nhau.
 
Cái này không phải dùng công thức nào cũng được mà còn phải xem xem dữ liệu của tác giả như thế nào.
Các cột giờ được nhập dạng giờ 06:00; 22:00 sẽ khác với khi nhập kiểu số tự nhiên dạng 6; 22
Các giá trị này hoàn toàn khác nhau và công thức áp dụng cho từng trường hợp cũng phải khác nhau.
Xem lại bài #7 ---> Là tôi đang nói tiếp theo bài của sư phụ Ptm0412
 
Xem lại bài #7 ---> Là tôi đang nói tiếp theo bài của sư phụ Ptm0412
Bài #7 nói có 2 cột ngày và 2 cột giờ không có nghĩa là nó được nhập theo đúng định dạng ngày và giờ. Và, tôi không có ý kiến về chỗ đó. Mà là:
Thật ra công thức nào cũng được, nhưng khi bạn nhân thêm số 24 nữa có nghĩa là bạn đã biến "số thật" thành giờ rồi
 
Bài #7 nói có 2 cột ngày và 2 cột giờ không có nghĩa là nó được nhập theo đúng định dạng ngày và giờ. Và, tôi không có ý kiến về chỗ đó. Mà là:
Trời ---> Người ta đang nói về dử liệu là GIỜ, bạn lại đi quá xa!
Nếu nói nhập sai thì thiếu gì ---> Tôi nhập 12 giờ (TEXT) cũng là sai rồi
Ở đây chỉ xét 2 trường hợp:
- Giờ được nhập bao gồm ngày tháng
- Giờ nhập riêng, ngày nhập riêng
Hic... +-+-+-+ +-+-+-+ +-+-+-+
 
Cảm ơn các bác đã tận tình hướng dẫn. Vấn đề của em đã được giải quyết nhờ các ý kiến quí báu đó. Trong số liệu bảng chấm công của em, ở dưới ô tiêu đề ngày, em có nhập giờ vào làm việc, giờ kết thúc. Ở hai cột này em nhập giờ ở dạng format giờ (vd: b1: ngày A, b2 giờ vào làm việc: 22:00; c1: ngày B, c2 giờ kết thúc: 6:00). Vì lương trả theo giờ (số giờ làm việc nhân đơn giá theo giờ của tùng người lao đọng), do vậy em cần số tính thời gian làm viêc cột d = c - b, số này phải tính ở dạng General, vì vậy mới có thể nhân được với đơn giá ở cột E. Nhưng ban đầu không làm thế nào để tính cho đúng (vì không biết cách lấy hiệu số ở dạng GENERAL) nên em cầu cứu các bác. Bây giờ thì OK rôi. Một lần nữa xin cảm ơn các bác. Sugarcane
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhân đây các anh chỉ em vấn đề này với .Em đang dùng hàm countif để đếm tổng số buổi tăng ca .vd : đếm từ A1 : H1 với điều kiện đếm những số lớn hơn hoặc bằng 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 4 thì phải viết công thức như thế nào ạ ?
 
Nhân đây các anh chỉ em vấn đề này với .Em đang dùng hàm countif để đếm tổng số buổi tăng ca .vd : đếm từ A1 : H1 với điều kiện đếm những số lớn hơn hoặc bằng 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 4 thì phải viết công thức như thế nào ạ ?
Bạn dùng hàm sumproduct nhé!
=SUMPRODUCT(--(A1:H1>=2);--(A1:H1<=4))
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn MinhCong nhiều nha ,MinhCong có thể giải thích dùm Copcon công thức này k? 2dấu gạch ngang ở giữa nghĩa là sao để mình biết cách sử dụng nhé !-=.,,
2 cái dấu -- phía trước bạn cứ hiểu như là một phép tính vd: hạn bạn đánh --1 thì nó ra là 1.
Để dễ hiểu bạn có thể dùng công thức sau cũng được:
SUMPRODUCT((A1:H1>=2)*(A1:H1<=4))
Hoặc
SUMPRODUCT(1*(A1:H1>=2);1*(A1:H1<=4))
 
Nhân đây các anh chỉ em vấn đề này với .Em đang dùng hàm countif để đếm tổng số buổi tăng ca .vd : đếm từ A1 : H1 với điều kiện đếm những số lớn hơn hoặc bằng 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 4 thì phải viết công thức như thế nào ạ ?
Bạn dùng Counif nha
=COUNTIF(A1:H1,"<=4")-COUNTIF(A1:H1,"<2")
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom