tính lương sản phẩm công nhân may (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Cách đặt mã phụ này tui thường áp dụng cho thông tin lớp, ví dụ: năm nay học lớp 11P1 thì 19001011-11P1 sang năm em này có lên được lớp 12P1 thì đổi mã phụ cho dễ quản lý (thông thường là hết năm thay đổi 1 lần)
Tóm lại: cách đặt mã thì tùy theo mỗi người thấy thuận lợi theo cách của mình, chỉ cần nó là duy nhất và có lượng ký tự như nhau
Thân!

:) đúng là cách đặt mã tuỳ theo mỗi nguòi và thuận lợi nhất cho họ nhưng phải đảm bảo sự chuẩn hoá và tính toàn vẹn dữ liệu.
Đối với quản lý học sinh cũng vậy, khi cần truy vấn quá trình học 3 năm liên tiếp của học sinh này thì phải là có 3 mã để xử lý cho 1 học sinh không? công thức bạn phải thêm phần xử lý chuỗi [mã học sinh] nữa đúng không?
Tôi dám chắc với bạn không có phần mềm quản lý nào có tính năng hoặc cho phép thay đổi mã đối tượng (Primary key) quản lý nào đó trong cơ sở dữ liệu đâu. Còn mã phụ thì đã là mã phụ rồi, không phải là mã chính. :-)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
:) đúng là cách đặt mã tuỳ theo mỗi nguòi và thuận lợi nhất cho họ nhưng phải đảm bảo sự chuẩn hoá và tính toàn vẹn dữ liệu.
Đối với quản lý học sinh cũng vậy, khi cần truy vấn quá trình học 3 năm liên tiếp của học sinh này thì phải là có 3 mã để xử lý cho 1 học sinh không? công thức bạn phải thêm phần xử lý chuỗi [mã học sinh] nữa đúng không?
Tôi dám chắc với bạn không có phần mềm quản lý nào có tính năng hoặc cho phép thay đổi mã đối tượng (Primary key) quản lý nào đó trong cơ sở dữ liệu đâu. Còn mã phụ thì đã là mã phụ rồi, không phải là mã chính. :)
Nói phần mềm thì nó to tát quá (đang nói ứng dụng của Excel thôi)
Ví dụ nói ứng dụng trong kế toán, trước đây tôi cũng đi theo lối mòn mỗi tháng thì có 1 file, nhưng như vậy thì quá cực, vì
Mỗi tháng 1 file, tháng sau là 1 file khác, mỗi lần như vậy phải lấy số dư đầu kỳ và cực nhất là khi có điều chỉnh gì ( ví dụ hiện nay đã là tháng 12 mà tháng 1 bị sai thì phải điều chỉnh từ tháng 1 như vậy phải điều chỉnh xuyên suốt các file từ tháng 01 → 12. Sau này tôi tích hợp các tháng trong 1 năm để thành 1 file trong năm, sang năm mới tôi dùng file mới ( tôi nghỉ trong 1 năm đã nhiều record rồi, nếu 1 file dùng cho nhiều năm chắc khi chạy excel thì nó bò không nỗi) nên thường đầu năm tôi có một số điều chỉnh cho phù hợp
Nói lại mỗi người làm sao cách quản lý cho chính xác- nhanh - thuận tiện là được (học những ưu điểm ở những phương án khác nhau để có thể áp dụng cho mình và biết những khuyết để tránh)
Thân!
 
Đúng là chưa thấy quan tài, chưa đõ lệ!
Đem danh sách loại này ra BHXH thì người ta sổ toẹt cho coi;

Nên nhờ chỉ có Thủ tướng hay được Thủ tướng ủy quyền mới đổi tên cho 1 công dân VN thôi đó nha!

Còn chuyện tạo bộ mã như mình gợi ý, thì bạn thử thực hiện sau khi lục lọi trên diễn đàn vấn đề lấy chữ cái đầu của họ tên xem sao.
Chúc thành công!
em có tìm trên DD, và thấy ở link http://www.giaiphapexcel.com/dienda...-theo-chức-danh-và-cửa-hàng.45340/post-812922
Nhưng code của anh SA_DQ là trên hai cột (họ đệm và tên) còn của em là một cột. Mong anh chỉnh dùm code
 
Trong file bài đó có hàm này mà:
PHP:
Function TachTen(HoTen As String) As String
Dim ViTri As Byte

HoTen = Trim(HoTen)
If HoTen = "" Then
    TachTen = ""
Else
    ViTri = InStrRev(HoTen, " ", Len(HoTen))
    If ViTri = 0 Then
        TachTen = HoTen
    Else
        TachTen = Mid(HoTen, ViTri + 1)
    End If
End If
End Function

Bạn có thể tùy biến thử kiểm xem; Hàm sau tùy biến sẽ tách phần họ đềm riêng, tên riêng nè!

Mã:
Function TachTen(HoTen As String, Optional Ten As Boolean = True) As String
Dim ViTri As Byte

HoTen = Trim(HoTen)
If HoTen = "" Then
    TachTen = ""
Else
    ViTri = InStrRev(HoTen, " ", Len(HoTen))
    If ViTri = 0 Then
        TachTen = HoTen
    Else
        If Ten Then
            TachTen = Mid(HoTen, ViTri + 1)
        Else
            TachTen = Left(HoTen, ViTri)   '  - 1 ?  '
        End If
    End If
End If
End Function

Kể ra cũng chịu khó đó nhỉ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Của em là một cột chung cả họ lẫn tên thì sao anh SA_DQ?
Em không muốn tách họ riêng, tên riêng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em tìm rồi nhưng không thấy
Mục đích thêm mã nhân viên của bạn là gì? Nếu chỉ nhìn cho chuyên nghiệp một chút thì không cần thiết
Trong lập trình, tổ chức dữ liệu phải xác định trường khóa chính để phân biệt và xác định các mẫu tin, khi trường khóa chính khó xác định mới cần tới mã. Nếu bạn xử lý thủ công bằng các hàm như Vlookup, Sumif ... mới cần các mã để dùng công thức dể hơn
Họ tên là mã định danh được xử dụng mấy nghìn năm nhằm xác định các cá nhân tới giờ vẫn dùng tốt, chỉ cần đảm bảo 2 người khác nhau phải có họ tên khác nhau, thêm vài lệnh kiểm tra trùng họ tên là ổn
File của bạn có mã nhân viên hoặc không có mã nhân viên vẫn hoạt động như nhau
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kết lại: theo tôi, mã nhân viên/ học sinh/sinh viên nên là 1 con số, và không nhất thiết phải làm theo tên hay họ tên làm chi cho cực sau này

Như đã nói ở trên, Ví dụ người đi làm bắt đầu 20 tuổi + 100 năm sau =120 năm → người đó còn hay chết, nếu còn thì chắc lết
Mặt khác tại VN tôi vẫn chưa thấy có cty nào tồn tại trên 100 năm.

Không cần đến công ty trăm năm đâu, đầy người làm việc qua 2 thế kỷ, ví dụ thế hệ 6x, 7x, 8x vvv nên không thể nói công ty 100 năm hay người trên 100 tuổi
 
Cám ơn anh HieuCD đã chỉ giáo, tại vì em thấy các anh khác nói là:
Nếu ngày mai, hay trong tương lai trùng tên thì sao?
Mong là công nhân trong xưởng của bạn đừng bao giờ trùng tên. Và lỡ có trùng tên thì hy vọng họ sẽ không làm việc chung bộ phận. Nếu không thì quản lý số liệu mệt đấy
nên em cũng theo để kiếm code đặt mã nhân viên. Mà nếu có đặt mã nhân viên xong, lại phải làm phiền anh HieuCD chỉnh code lại nữa. Vì code của anh là tìm theo tên. Em chỉ là thư ký tính lương cho một xưởng may cỡ hơn 100 người, nên nếu có trùng tên thì em làm như cách bài #12.
Em cám ơn các anh rất nhiều. Em đưa File lên để có ai cần thì lấy và có thể hoàn thiện nó tốt hơn.
 
Của em là một cột chung cả họ lẫn tên thì sao anh SA_DQ?
Em không muốn tách họ riêng, tên riêng.
Có 2 cách tùy chọn như sau:

(1) Tham khảo macro đã có mà tự viết tiếp để nó tao mã cho bạn từ cột [Ho & Ten]
(2) Tạm tách ra thêm làm 2 cột [HoDem] & [Ten]
Chạy macro đã sẵn trong file; Xong rồi ta xóa bén 2 cột tạm í đi.

Chịu khó tự làm đi & mình vẫn khuyên là CSDL nhân sự dù nhỏ đến cực nhỏ cũng cần có mã.
Thứ nhất tránh những sai sót ngớ ngẫn trong quá trình nhập liệu.
Tìm kiếm cũng dễ mà
Mọi thao tác với CSDL đều thông qua mã này, nhằm không biến CSDL của bạn thành đóng rác trong tương lai.
 
Liên quan đến lương sản phẩm ngành may, tôi có vài ý kiến như sau:
1- danh sách chấm công: Lao động trong 1 chuyền sản xuất thường biến động, mỗi tháng số lượng và danh sách đều khác nhau >>> cần tạo mã công nhân để đảm bảo chính xác, cuối năm còn tập hợp lương để làm rất nhiều vấn đề, trong đó có thuế TNCN
2-Trong tháng 1 chuyền sx nhiều mã hàng, mỗi mã hàng có nhiều công đoạn với đơn giá khác nhau. 1 mã có thể có nhiều chuyền sản xuất >>> cần có bảng giá cho từng công đoạn theo từng mã hàng riêng biệt
3- Sản lượng để thanh toán lương cho công nhân theo hàng nhập kho cuối cùng của cả tổ, không tính hàng dở dang trên chuyền hay cứ bộ phận nào làm được bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu>>> nếu chính xác từng chi tiết thì thật tuyệt vời ( 1 mã hàng có 1000 sp, 2 người làm chung, báo năng suất có thể khác 1000 sp )
4- nếu 1 mã hàng có 100 tiểu tác, sản lượng 100.000 sp sản xuất ở 2 tổ sx trong 3 tháng, kiểm soát làm sao để cuối cùng khi thanh toán kết thúc mã hàng mỗi tiểu tác đảm bảo chỉ thanh toán đúng 100.000 sp cho rất nhiều người cùng làm 1 tiểu tác này trong khi có thể người làm tháng đầu tiên đã thanh toán xong và đã nghỉ....
5- mỗi ngày đều nhập liệu cho từng tiểu tác, cho từng người. với 100 lao động x 2 mã hàng x 100 tiểu tác, như vậy 1 ngày cần bao nhiêu dòng dữ liệu được nhập>> tốn bao nhiêu nhân lực cho việc nhập liệu ???
Tôi đã từng thiết kế bảng chấm công, bảng thanh toán lương và toàn bộ dữ liệu nhân sự, ngày công được cập nhật tự động. phần lương sản phẩm tôi quy định 1 tiểu tác gán cố định cho 1 hoặc nhiều người >> khi chốt sản lượng làm lương thì cả 100.000 sp được thanh toán cho 1 người hoặc số người được phân công ban đầu. trong quá trình sản xuất nếu bộ phận nghỉ người khác làm thay >>> chỉ cần chốt sản lượng của người làm thay và trừ vào bộ phận chính khi thanh toán lương.
Nếu bạn nào quan tâm thảo luận ta trao đổi cụ thể hơn.
 
Quy mô cty anh quá lớn. Cty em chỉ hơn 100 công nhân một xưởng. Em chỉ là thư ký tính lương một xưởng. Một mã hàng chỉ cỡ khoảng 4-5 ngàn SP (lâu lâu mới có mã hàng được 40-50 ngàn SP) và trong một mã hàng có không quá 25 công đoạn. Tất nhiên trong khi may sẽ có số lượng dư ra (ví dụ như mã hàng DB001 có số lượng sản phẩm là 1000 quần, nhưng khi cộng sổ của công đoạn vào dây kéo là 1050 quần- dư ra 50 quần, lúc này em sẽ đối chiếu với số bó của px cắt, ví dụ anh A may từ bó 20->25 mà ghi sổ là 350 quần thì biết ảnh đã ghi lố 50 quần, vì bó 20->25 của px cắt chỉ có 300 quần). Và làm tới đâu ăn tới đó. Có thể một mã hàng may xong trong 2 hoặc 3 tháng. Có gì mong mọi người thảo luận.
 
Quy mô cty anh quá lớn. Cty em chỉ hơn 100 công nhân một xưởng. Em chỉ là thư ký tính lương một xưởng. Một mã hàng chỉ cỡ khoảng 4-5 ngàn SP (lâu lâu mới có mã hàng được 40-50 ngàn SP) và trong một mã hàng có không quá 25 công đoạn. Tất nhiên trong khi may sẽ có số lượng dư ra (ví dụ như mã hàng DB001 có số lượng sản phẩm là 1000 quần, nhưng khi cộng sổ của công đoạn vào dây kéo là 1050 quần- dư ra 50 quần, lúc này em sẽ đối chiếu với số bó của px cắt, ví dụ anh A may từ bó 20->25 mà ghi sổ là 350 quần thì biết ảnh đã ghi lố 50 quần, vì bó 20->25 của px cắt chỉ có 300 quần). Và làm tới đâu ăn tới đó. Có thể một mã hàng may xong trong 2 hoặc 3 tháng. Có gì mong mọi người thảo luận.
To NguyenthiH
Bạn thanh toán lương thế nào khi:
ngày 1 đầu tháng có dữ liệu như sau: Mã hàng 1: nhập kho =1000 sp, dở dang 1000 sp trong đó: tiểu tác 1 đã kết thúc, tiểu tác 2 còn 500....
mã hàng 2 bắt đầu vào sx ở tháng trước đã làm tiểu tác 1=200, tiểu tác 2=100....
Ngày cuối tháng: mã hàng N: đã nhập kho 500, dở dang....
và như ban đầu tôi thừa nhận nếu chính xác chi tiết từng tiểu tác thì thật tuyệt vời, nhưng thực tế không thể như vậy: công nhân A đã may hoàn chỉnh cả mã hàng rồi nghỉ (ốm hoặc lý do khác) bộ phận làm chung sẽ có hiện tượng báo vênh sản lượng, sau đó hàng hỏng phải sửa chữa, bộ phận làm chung hoặc người khác gánh việc sửa hàng... thanh toán lương thế nào khi những vấn đề này thường xuyên xảy ra ????
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom