Tâm sự về nghề nghiệp

Liên hệ QC

TRA KHUC RIVER

Thành viên thường trực
Tham gia
3/10/07
Bài viết
392
Được thích
138
Mình đi làm 1 thời gian mình có suy nghĩ như thế này (không biết có đúng không) mong mọi người cùng chia sẻ:
Ở quê mình khi thi Đại học thường thì chỉ chọn 1 trong 2 khối ngành: khối ngành kinh tế và khối ngành kỹ thuật.
- Mình thấy học bên khối kỹ thuật học đã khó rồi ra trường làm lại rất vất vả, như học xây dựng cầu đường hay thuỷ lợi suốt ngày phải phơi nắng hít bụi, tối về ngủ ở láng trại khổ cực trăm bề. Học kỹ thuật giống như Quan Võ ngày xưa vậy muốn lập được công danh thì phải ra chiến trường như tướng Ngô Khởi, Bạch Khởi chẳng hạn xui rủi thì da ngựa bọc thây.
- Học bên khối ngành kinh tế giống như làm Quan Văn vậy, rất nhàn hạ tấm thân như Trương Nghi, Tô Tần ngày xưa chỉ dùng 3 tấc lưỡi mà có được công danh.
Nói tóm lại sau này mình cũng sẽ cho con mình học bên khối kinh tế để nó không phải vất vả như cha nó bây giờ.
Vài lời tâm sự cùng anh em, đừng cười mình múa rìu qua mắt thợ nha.
 
Chào bạn,
- Mình cũng là người làm về kỹ thuật. Đúng như bạn nói, khoản thời gian đầu sau khi ra trường có vất vả thiệt, nhưng đó là giai đoạn để tích lũy kiến thức để sau này mình sử dụng. Theo mình nghĩ, làm ngành kỹ thuật hay kinh tế cũng vất vả như nhau, vất vả để kiến thức thu thập được trở thành của mình và giúp ích cho mình không còn vất vả như lúc mới ra trường nữa.
- Mỗi người có một ý thích riêng, nếu bạn thấy con bạn có khả năng về kinh tế thì bạn có thể hướng dẫn cho nó cách lựa chọn ngành, đầu tư học cái gì, ...
Vài dòng chia sẻ, chúc bạn thành công.
 
Một thi sĩ ngạo cuồng thường viết :

Trích nguyên văn của thành viên TAT Người an phận chọn việc Dễ mà làm.
Kẻ tham vọng chọn việc Khó để tiến tới.
Dễ hay Khó không quan trọng bằng việc: Lựa chọn phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình.
Với TAT thì TAT chọn việc TAT thích làm, và TAT làm những việc TAT thích. Bất chấp việc đó là khó hay dễ. Trong mắt TAT không có việc Dễ, cũng chẳng có việc khó.

Một lão già thường nói :

Trên đời không có gì mà khó và chả có gì sướng cả (vinh nhục, thăng trầm đều có), chẳng qua khi chúng ta phải theo đuổi công việc là:
+ Do say mê nghề nghiệp.
+ Nghiệp chướng nặng nề còn phải trả
+ Nghề nào cũng có cái vui cái buồn, nguy hiểm của nó cả.

Ví dụ :
+ Làm thủ quỹ trong các doanh nghiệp, ngân hàng; họ cũng khổ vô cùng. Ngồi đếm tiền kiểm không khéo để phát hiện các giấy bạc giả thì cũng phải bòi thường tiền.
Đồng tiền qua quá trình chu chuyển cũng ít nhiều dính bởi những bàn tay "hủi".
Đếm tiền riết, mà phải mòn cả mấy đầu ngón tay, có khi lại không được hưởng phụ cấp độc hại nữa à.
+ Người công nhân xây dựng leo cao chót vót những tòa nhà cao ốc để xây dựng ?
+ Người lập trình, phân tích viên thì khổ nỗi phải luôn hoàn chỉnh những yêu cầu của khách hàng,... Khà khà khà.
Vài hàng tâm sự cùng bác.

Anh đứng bên đây đầu Sông - Còn em tận cuối bên kia bờ ao. Đứng bên đây ngắm nhìn bên kia trông thật tuyệt !!!!
 
Không hẳn vậy, xưa nay biết bao quan văn nổi tiếng phải chịu những kết cục thật buồn. Phạm Lãi phò Câu Tiễn thật là cuộc trường chinh bi tráng, nhưng khi chung cuộc phải mai danh ẩn tích. Chu Văn An cuối cùng chỉ là 1 ông giáo làng. Phong sử ghi Tể tướng Lưu Gù của Trung Quốc khi về già toàn mạng về đầu làng đi tiểu như hồi còn nhỏ là may mắn lắm rồi. Quan võ tại chiến trường có thể trái lệnh vua chứ quan văn nhất nhất y lệnh. Thôi thì biết đâu được cái nào hơn.
Nhưng mình tin chắc, nếu chúng ta hay con cháu chúng ta có tâm với nghề mình chọn thì đó là nghề phù hợp với mình, nếu không nổi danh thì cũng nên nghiệp. Xưa có câu "Tri túc thường túc", biết nghề nào phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình thì sẽ bình tâm chăm lo công việc. Chúng ta rất thích ngắm nhìn hoa hậu nhưng không phải đều đổi vợ tìm hoa hậu.
Chúc bạn thành công trong nghề nghiệp của mình.
 
Học cái gì là tùy vào năng khiếu vào sở thích của mỗi người chứ!
Một khi bạn yêu thích nghề của mình thì những khó khăn trong nghề chỉ làm cho bạn "tăng sức phấn đấu" lên thêm mà thôi... Cái nghề bạn cho là "sướng" nhưng nếu con của bạn không thích, nó sẽ cho đấy là CỰC HÌNH
Một số bạn chọn nghề theo trào lưu hoặc đơn giản chỉ vì thu nhập cao e rằng cũng sẽ bỏ nghề sau vài năm làm việc (khi không còn gì "thu nhập" nữa)
Tôi không chọn nghề cho con, chỉ hướng dẩn, giải thích cho nó biết "nghề" ấy làm cái gì... Theo dỏi chúng xem chúng có năng khiếu về ngành nghề nào... Còn quyết định cuối cùng vẫn là tự thân chúng
 
nghê nghiệp cũng như tình nghĩa, có nghề # có tình, nhưng để yêu nghề thì phải có nghiệp nữa, tình yêu cũng vậy, yêu nhiều thì nghĩa càng nhiều. hai cái đó đi chung với nhau.
ban đầu mới tốt nghiệp cấp 3, ít người định hướng được tương lai sẽ làm gì, chỉ biết đi theo con đường đã chọn (cha mẹ định, hoặc phong trào, ...) khi ra trường đi làm, người ta có thể bỏ sang nghề khác & làm lại từ đầu nếu người đó ko thực sự yêu nghề đó, đó là nghiệp, vì vậy, hãy làm những gì mà mình thích (ko vi phạm pháp luật là được rồi), cuộc đời có bao nhiêu, được làm những gì mình thích & mình thực sự yêu nó thì mình là người hạnh phúc nhất rồi, tiền bạc, công danh lúc này sẽ là phù du.

Riêng tôi, tôi thà làm 1 phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt ngàn năm. Lâu lâu tôi bật bài hát "Ta đi tìm em", bài hát trong game Võ lâm truyền kỳ để nghe, rất hay "...lãng tử bao năm phải dừng bước trước 1 ngừoi, gió lửa liên thành để đời ta mất em..."

1 chút lang man góp vui cho topic
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đối với mình: "Văn" hay "" không quan trọng.
Quan trọng là:
1. Xác định được "mục tiêu" của chính mình;
2. Giúp con mình tự xác định được "mục tiêu" của bản thân nó.

Còn tất cả những vấn đề còn lại đều là "công cụ" để đạt được "mục tiêu".
 
Ở quê mình khi thi Đại học thường thì chỉ chọn 1 trong 2 khối ngành: khối ngành kinh tế và khối ngành kỹ thuật.

Giờ hơn thời bao cấp rất nhiều; Hồi í "Người ta" ấn cho ngành để mà học ấy chứ
Bây chừ được chọn & đã chọn; cái sự chọn ấy sẽ đeo đẵng bạn suốt cuộc đời binh nghiệp;
Nó ngon hay dỡ là tùy suy nghĩ của bạn; Cũng giống như lấy người mập khỏe hay mảnh mái về làm vợ mà thôi; Có nhiều người chăm chăm tìm loại người này, thì cũng có nhiều người luôn chạy theo những em loại kia. . .

Còn bây giờ có hối hận cũng khó mà xoay chuyển, vì rất ít người xoay chuyển được 1 cách thành công. Muốn xoay chuyển bạn phải có nghị lực, chứ không phải ngồi than vãn. . . .

- Mình thấy học bên khối kỹ thuật học đã khó rồi ra trường làm lại rất vất vả, như học xây dựng cầu đường hay thuỷ lợi suốt ngày phải phơi nắng hít bụi, tối về ngủ ở láng trại khổ cực trăm bề. Học kỹ thuật giống như Quan Võ ngày xưa vậy muốn lập được công danh thì phải ra chiến trường như tướng Ngô Khởi, Bạch Khởi chẳng hạn xui rủi thì da ngựa bọc thây.
- Học bên khối ngành kinh tế giống như làm Quan Văn vậy, rất nhàn hạ tấm thân như Trương Nghi, Tô Tần ngày xưa chỉ dùng 3 tấc lưỡi mà có được công danh.
Cái vất vã của mỗi anh một khác, ta không thể so sánh được;
Anh bên kĩ thuật có 1 số bệnh nghề nghiệp, như bụi phổi, nhiễm hóa chất, phóng xạ, hiễm nguy rình rập. . . . ; thì bên phía bên kia cũng có những anh chị đứt gân màu, thiếu máu não đến tử vong, . . . & tự tử nữa kìa

Nói tóm lại sau này mình cũng sẽ cho con mình học bên khối kinh tế để nó không phải vất vả như cha nó bây giờ.

Khuyên bạn chớ có sai lầm như vậy; vậy là bạn muốn trở lại thời bao cấp với con cháu bạn hay sao? Có vẻ như bạn còn luyến tiếc thời xa vắng lắm ru?
 
Hôm rồi có chuyên gia số 1 về ERP ở VN nói với tôi rằng: Em chả biết em muốn gì nữa, tiền to thì ko có nhưng 1 tháng em có khoảng 40tr đủ để chi tiêu chơi bời (ko có nhu cầu nhà lầu, xe hơi - nói hơi vô lý), cuối tuần em chọc trúng vài cái lỗ 10 với thằng bạn (đánh bi-a) và em cảm thấy mãn nguyện ko còn cần cái gì nữa.

cuộc đời có bao nhiêu, được làm những gì mình thích & mình thực sự yêu nó thì mình là người hạnh phúc nhất rồi, tiền bạc, công danh lúc này sẽ là phù du.

Mình cũng cùng quan điểm với bạn, đạt được mục tiêu mà ko bằng sự đam mê yêu thích thì chắc cũng chỉ là 1/2 ý nghĩa của cuộc đời. Đời thì ngắn mà làm những cái ko thích thì có đạt cái gì đó mang tính mục tiêu thì về già chắc cũng tiếc.

nghê nghiệp cũng như tình nghĩa, có nghề # có tính, nhưng để yêu nghề thì phải có nghiệp nữa, tình yêu cũng vậy, yêu nhiều thì nghĩa càng nhiều. hai cái đó đi chung với nhau.

Ngoài ra, đã làm cái gì thì làm đến cùng, đừng để người khác thất vọng vì nói mà ko làm. Mình thấy rất nhiều người nói rồi làm bỏ dở làm lãng phí thời gian và cả tình cảm của người khác đối với người đó. Nếu đã ko làm thì nói luôn từ đầu, chứ ớm ờ mệt lắm.

Còn chuyện kinh tế hay kỹ thuật, khối người trước kia học kỹ thuật (mấy bác đi Hung, Bun, Ru, Séc gì đó) giờ đây đang là đăng cấp cao về kinh doanh và rất nhiều người học kinh tế sau này ra trường đang đảm nhiệm vị trí kỹ thuật khá tốt. Học đại học thì nó cho mình cách học để giải quyết vấn đề mà thôi chứ ra trường có áp dụng mấy những gì mình học đâu.

- Học bên khối ngành kinh tế giống như làm Quan Văn vậy, rất nhàn hạ tấm thân như Trương Nghi, Tô Tần ngày xưa chỉ dùng 3 tấc lưỡi mà có được công danh.

Uốn sai 1 tấc có khi đầu lìa khỏi cổ. Bạn cứ làm kinh tế đi, rồi đến ngày cuối tháng ký vào bảng lương nhé, ko bị bạc đầu là may rồi đó :D

Nói vui 1 chút: giờ khối bác giàu có tột đỉnh (mấy gã buôn than tổ phỉ giàu kinh khủng) nhưng khi chết đi chả ai nhớ tới, nhưng mấy bác làm cái Unikey, Vietkey,... đó, 100 người thì ít nhất có 30 người biết tên (chỉ là ví dụ thôi), còn anh Lại Văn Sâm chẳng hạn, chắc ai cũng biết tên nhỉ. Nhưng mà mình thì thích những người GIÀU (vì rất phục những người giàu) và NỔI TIẾNG.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cuối cùng cũng là cái sự tham của con người.
Người có tiền thì thích có quyền, người có quyền thì thích có tiền. Kẻ có tiền có quyền thì thích có sức khỏe. Kẻ có sức khỏe thì thích sắc đẹp, kẻ có sắc đẹp thì lại thích cái trường thọ.

Bác nông dân thì thích như người thành phố, ăn sung mặc sướng, đi xe ô tô, ở nhà lầu, tiền tiêu thoải mái.
Mấy anh làm tài chính . . thì lại thích như bác nông dân, trời mưa thì ở nhà uống trà, đánh cờ. Trời nắng lại dắt con trâu ra đồng. Tự dung tự tại. Tự cung tự cấp. Trời của ta, đất của ta.

Cũng bởi vì con người ta chỉ nghĩ đến cái mặt sung sướng của vị trí này vị trí khác chứ lại không nghĩ đến cái khổ ải của vị trí đó.

Anh đi làm ngoài đường một nắng hai sương, đầu đội trời, chân đạp đất. Làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Ăn to nói lớn không ai cản. Không thích làm thì ta đi chỗ khác.

Anh làm việc văn phòng thì ngồi máy lạnh, ăn nói nhỏ nhẹ, nhìn trước ngó sau. Làm thì nhiều đấy không biết được chia bao nhiêu ?? Chịu bao áp lực, muốn nghỉ không cho nghỉ, chữ ký có hiệu lục 5 năm->10 năm. Lơ là một cái là tù như chơi.

Biết là không biết thì là biết. Không biết là biết thì là không biết.
Ông trời không cho ai hoàn hảo bao giờ cả. Vì người hoàn hảo lại là người đau khổ nhất.
Cứ ngẫm mà xem.

Như ta đây, cứ một thanh gươm, một bình rượu, chu du thiên hạ, kết giao huynh đệ, há chẳng là sướng ru!!

--CV--
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom