Em thấy trên mạng có vụ "iOS và Android" giống với vụ "tôm và tép", oánh lộn bể đầu từ thế hệ tới thế hệ khác.

...
Hồi xưa tôi bắt đầu xài iPhone. Sau đó đổi qua Samsung. Cái SS cuối cùng tôi xài là S8. Sau đó lại trở về iPhone. Tôi nhìn nhận Android rất dễ dãi, muốn làm gì cũng được. Qua cái iPhone thì rắc rối, điển hình iPhone đời sau không chấp nhận các kết nối không an toàn. Điển hình cái NAS của tôi dùng smb v1 là nó chê. iPhone đòi hỏi smb v2 an toàn hơn.
Nhưng dùng lâu rồi quen. Bây giờ bảo tôi quay về Adroid thì tôi lười lắm (chỉ là ý cá nhân, không liên quan đến thằng nào hơn thằng nào).
Chú: tôi có mấy cái Android pad/tablets. Lúc mới thì chạy ngon lắm. Đôi năm là ì ạch. Nhiều cái hai năm cũ là hết update. Cái SS pad của tôi hồi sinh nhật 6n được tặng là đứng đầu thị trường. Bi giờ ì ạch chạy. Cái Nexus chỉ 2 năm hết chạy luôn, mở một app đợi cả phút. Cái Lenovo được hơn một tuổi, nhưng Android version của nó đã cũ 2 đời rồi; có một số app install vào bị chê.
Theo tôi thì Android nhiều hoa lá cành quá cho nên nặng so với iOS.
Google Sheets chiến với Excel cũng tương tự.
- Microsoft tuy đã hết hổ trợ các phiên bản như 2003, 2007... Nhưng trên thực tế, chính sách "backward compatibility" của họ vẫn tốt. Bằng chứng là nhiều bạn ở đây vẫn còn dùng file "xls".
- Google trước mắt thì thấy hoa lá cành nhiều. Nhưng thời gian để thử thách mức độ hỗ trợ của họ chưa đủ để kết luận.
...Vụ này (chuyển giọng nói thành chữ) liên quan tới xử lý ngôn ngữ, và theo đánh giá của em thì Google hiện tại làm tốt hơn.
Các bác miền trong có giọng hơi khác, nên bị không chính xác nhiều hơn.
...
Ngôn ngữ: chương trình AI, thống kê cách dùng từ ngữ vfa văn phạm của Gú gô rất tàn bạo (aggressive).
Điểm tốt là nó tiến rất lẹ, hổ trợ người dùng rất tốt.
Điểm hại là trên nguyên tắc, cái xấu ở ngoài thị trường nhiều hơn cái tốt. Dân nói tiếng tin, tiếng tây bồi, tiếng phim tập, và dân chơi ghêm lên mạng nhiều hơn dân tử tế. Nếu Gú gô không cẩn thận thì không bao lâu, từ điển tiếng Việt của nó sẽ toàn là một đống rác.
Giọng miền trong: thật ra một từ có hai phần, phần đầu và phần đuôi.
Về phần đuôi, đàng ngoài phát âm rõ hơn. Điển hình, in và inh (cùng các âm tương tự); dấu hỏi và dấu ngã.
Về phần đầu, đàng trong có nhiều âm thuần ĐNA hơn (có lẽ do tiếp xúc với người Khơ me). Điển hình là r, tr, ch, d, gi,...
Riêng âm qu thì hai miền phát âm hoàn toàn khác nhau. Người Bắc rất hiếm người phát âm được theo âm "w". Người Nam phát âm được "kw" nếu cố gắng.
Tôi không chê giọng Bắc (bố mẹ tôi là người Nam Định và Bắc Ninh). Nhưng nếu bảo dùng để phiên âm thì tôi chuộng giọng Nam hơn.
Có một lần đọc báo, thấy từ U-Ên-Xơ (tên quốc gia), tôi chả hiểu nó là cái gì. Mãi về sau, nhớ ra cái chuyện giọng Bắc đọc âm "w" thành "u" hoặc "o" (oanh = one), tôi mới đoán được quốc gia ấy là Wales.