Quản lý tồn kho ván gỗ

Liên hệ QC

clever

Thành viên mới
Tham gia
14/8/16
Bài viết
2
Được thích
0
Chào các bác,

Tôi có bài toán như sau: Công ty nhập tấm ván có KT 1220 x 2440 quản lý số lượng là tấm. Khi về kho, tùy theo đơn đặt hàng sẽ cắt ra các miếng nhỏ với các kích thước khác nhau; Ví dụ lần 1: 100 x 500, 500 x 700, 200 x 300... Lần 2: Cắt 300 x 200, 100 x 50..
1. Vấn đề sẽ quản lý tồn kho sau lần cắt thứ nhất như thế nào?
2. Lần cắt thứ 2, làm thế nào để biết lần này tồn kho sau lần 1 có đủ không, nếu thiếu thì thiếu bao nhiêu tấm.

Bài này có thể mở rộng hơn: lựa chọn cắt theo vân gỗ và không vân gỗ.

Cảm ơn các bác đã xem.
 
Theo tôi nghĩ thì cái này thì bên bạn phải quản lý đề xê thôi. Khi xuất,nhập thì có thể quy ra kilogram và ghi chú số tấm.
Cảm ơn bác,

Hy vọng có bác nào cho thuật toán quản lý ạ. Quản lý đề cê thì đang làm rồi ạ mà chưa tối ưu.
 
Cắt tấm (ván gỗ, tấm thép) hay cắt thanh (thanh thép) thì cũng là kiểu cắt tạo chi tiết gia công/ lắp ghép trên cơ sở phôi có kích thước cụ thể (cho trước).
Khi lập định mức gia công thì ông thiết kế phải nắm rõ về nguyên liệu/ phôi phục vụ gia công, tính toán ra được với phôi đã có trong kho thì cần dùng bao nhiêu, phần còn lại (nếu dư lẻ < tấm/ thanh phôi nguyên) gồm bao nhiêu sử dụng được và bao nhiêu không sử dụng được.
Tức là định mức, phải có con số đảm bảo rằng xuất kho ra thì đủ gia công, phần còn lại (lẻ tấm, lẻ thanh) cũng sử dụng được.
 
Cắt tấm (ván gỗ, tấm thép) hay cắt thanh (thanh thép) thì cũng là kiểu cắt tạo chi tiết gia công/ lắp ghép trên cơ sở phôi có kích thước cụ thể (cho trước).
Khi lập định mức gia công thì ông thiết kế phải nắm rõ về nguyên liệu/ phôi phục vụ gia công, tính toán ra được với phôi đã có trong kho thì cần dùng bao nhiêu, phần còn lại (nếu dư lẻ < tấm/ thanh phôi nguyên) gồm bao nhiêu sử dụng được và bao nhiêu không sử dụng được.
Tức là định mức, phải có con số đảm bảo rằng xuất kho ra thì đủ gia công, phần còn lại (lẻ tấm, lẻ thanh) cũng sử dụng được.
Thì đúng rồi đó, nhưng chắc ý họ hỏi làm sao để quản lý được các phần còn lại sau khi đã cắt dùng cho sản phẩm mà. Bởi phần còn lại chưa chắc đã sử dung luôn được. Nhiều đơn hàng gộp lại sẽ ra một số lượng đề xê (phần còn lại) nhiều.
 
Thì đúng rồi đó, nhưng chắc ý họ hỏi làm sao để quản lý được các phần còn lại sau khi đã cắt dùng cho sản phẩm mà. Bởi phần còn lại chưa chắc đã sử dung luôn được. Nhiều đơn hàng gộp lại sẽ ra một số lượng đề xê (phần còn lại) nhiều.
1/ Kho cung cấp số liệu tồn kho cho bên thiết kế biết để thực hiện lựa chọn khi lập định mức
2/ Người làm thiết kế, lập định mức phải biết lựa chọn phôi, ghi cụ thể để kho xuất (bao nhiêu tấm nguyên, bao nhiêu tấm lẻ).
3/ Kho căn cứ thông tin trên xuất kho.
4/ Quản lý giám sát việc thực hiện.
 
1/ Kho cung cấp số liệu tồn kho cho bên thiết kế biết để thực hiện lựa chọn khi lập định mức
2/ Người làm thiết kế, lập định mức phải biết lựa chọn phôi, ghi cụ thể để kho xuất (bao nhiêu tấm nguyên, bao nhiêu tấm lẻ).
3/ Kho căn cứ thông tin trên xuất kho.
4/ Quản lý giám sát việc thực hiện.
Cái này đúng rồi anh ạ. Bên em vẫn đang làm kiểu như anh nói.
 
Ta thử suy nghĩ theo hướng tạo lập 3 kho
1./ Kho NL (nguyên liệu) gồm ví dụ tấm ván ép 1220 x 2440
2./ Kho TF (thành phẩm) Nhập lượng sau gia công, như 1 tấm ván ép nguyên liệu gia công được 2 miếng, mỗi miếng 1 M vuông (& tạo mã mới cho TF này)
3./ Kho bán thành phẩm: Phía gia công sẽ phải nhập vô kho này miếng ván ép kích thước 215 x 435 (& cũng nhập với mã BTF nào đó
 
Ta thử suy nghĩ theo hướng tạo lập 3 kho
1./ Kho NL (nguyên liệu) gồm ví dụ tấm ván ép 1220 x 2440
2./ Kho TF (thành phẩm) Nhập lượng sau gia công, như 1 tấm ván ép nguyên liệu gia công được 2 miếng, mỗi miếng 1 M vuông (& tạo mã mới cho TF này)
3./ Kho bán thành phẩm: Phía gia công sẽ phải nhập vô kho này miếng ván ép kích thước 215 x 435 (& cũng nhập với mã BTF nào đó
Đúng ah. Bên em vẫn đang làm kiểu này và có lẽ các doanh nghiệp sản xuất gỗ cũng làm vậy. Theo dõi qui cách và khối lượng từng công đoạn là Gỗ tròn, gỗ xẻ tấm, gỗ phôi ( phôi sơ chế, phôi tinh chế), cụm chi tiết và thành phẩm. Còn thủ kho xuất căn cứ trên bảng định mức nguyên liệu do bộ phận kỹ thuật lập giao cho kế hoạch tính toán nhu cầu nguyên liệu sau khi trừ đi BTP tồn kho.
 
Chào các bác,

Tôi có bài toán như sau: Công ty nhập tấm ván có KT 1220 x 2440 quản lý số lượng là tấm. Khi về kho, tùy theo đơn đặt hàng sẽ cắt ra các miếng nhỏ với các kích thước khác nhau; Ví dụ lần 1: 100 x 500, 500 x 700, 200 x 300... Lần 2: Cắt 300 x 200, 100 x 50..
1. Vấn đề sẽ quản lý tồn kho sau lần cắt thứ nhất như thế nào?
2. Lần cắt thứ 2, làm thế nào để biết lần này tồn kho sau lần 1 có đủ không, nếu thiếu thì thiếu bao nhiêu tấm.

Bài này có thể mở rộng hơn: lựa chọn cắt theo vân gỗ và không vân gỗ.

Cảm ơn các bác đã xem.
Bài toán của bạn có thể dùng phần mềm cutting optimization pro sau khi bạn có được kích thước gia công cụ thể và tối ưu cắt để ít phế liệu nhất
 
Web KT
Back
Top Bottom