Những bài thơ bất tử. (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ThanhThao_cute

Thành viên mới
Tham gia
26/12/08
Bài viết
0
Được thích
10
THƯ ĐỀ THÁM GỬI CHA NUÔI

Đọc mấy lời trong bức thư cha dụ
Giòng lệ con hoen ố mảnh nhung y

Nhớ hồi nào mang chí lớn ra đi
Trong quá khứ Cha ghi nhiều kiêu hãnh
Kìa lưỡi kiếm máu kẻ thù còn dính
Mà anh hùng tim lạnh bởi hư vinh

Trong phong ba vùng vẫy bóng ngư kình
Tham mồi béo nộp mình cho ngư phủ
Nơi rừng thiêng tung hòanh con mãnh hổ
Tham mồi ngon ủ rũ chốn chuồng con

Bả vinh hoa làm mất cả linh hồn
Nhưng nào chuyển được lòng son dạ sắt
Núi Hồng Lĩnh còn mịt mù u uất
Sông Nhị Hà còn chất chứa căm hờn

Thì đời con là của cả giang sơn
Dầu gió kép mưa đơn đâu dám kể
Nào những lúc cha vui vầy vị kỷ
Là khi con rầu rĩ khóc non sông

Đêm canh trường cha nệm gấm, chăn bông
Nơi rừng thẳm con nằm gai nếm mật
Cha hít thở hương trầm bay bát ngát
Pha lẫn mùi máu thịt của lê dân
Thì mũi con nghẹt thở, cổ khô khan
Tai văng vẳng tiếng hờn oan thảm cảnh

Cha trườc ngực mề đay kim khánh
Con bên mình lấp lánh kiếm tiêu cừu
Cha say sưa bên thiếu nữ yêu kiều
Con tận tụy với tình yêu tổ quốc

Nghĩa là cha đem tài năng và trí óc
Mưu vinh thân làm mục đích cuối cùng
Thì con đem xương trắng máu hồng
Ra cứu vớt non sông làm chí nguyện

Cha với con thế là hai trận tuyến
Cha một đường thì con tiến một đường
Và từ đây hai chữ can trường
Con mở rộng để thờ dân giúp nước

Buổi đòan viên xin cha đừng mong ước
Cuộc hội đàm bằng đại bác thần công
Bức thư đây là bức cuối cùng
Mà Cha chỉ là Cha trong dĩ vãng

Thôi hạ bút để cho tình gián đọan
Để cho đời kết án kẻ gian phi

Lưỡi gươm thần con tuốt sẵn chờ khi

(một đêm ở rừng Yên Thế)
Văn Thụy
 
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Nhớ Rừng [/FONT]

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Tặng Nguyễn Tường Tam
[/FONT]

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif] [/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]​
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. [/FONT]

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.
[/FONT]

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
[/FONT]

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
[/FONT]

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
[/FONT]

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]1936
THẾ LỮ[/FONT]
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom