Mr Okebab đã viết:
Việc đặt mã cũng đã nói khá nhiều trên 4r này rồi.
Ở đây có 2 trường phái :
- Đặt mã thế nào cũng được, miễn là không trùng lặp : Như vậy với 1 mã số duy nhất ta có thể dùng các công cụ khác nhau để truy ra đặc điểm của Mã đó
- mã đặt phải thể hiện được 1 phần đặc điểm của loại hàng hóa vật tư đó.
và ở đây VuNgoc chọn cách thứ 2
Ở đây Phụ tùng gồm các đặc điểm :
Bộ phận sử dụng - Nhóm phụ tùng- Thông số kỹ thuật
Theo em nghĩ không nên cho bộ phận sử dụng vào mã, vì cũng là loại phụ tùng thì có thể được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau.
Không lẽ ở BP1 thì nó là A, sang bộ phận 2 nó là B . Như vậy mất đi tính đồng nhất của toàn bộ Cty.
Vì vậy em nghĩ là nên theo
Nhóm phụ tùng - Thông số kỹ thuật
Nhóm phụ tùng thì nên Đặt theo Mã 4 Ký tự là đủ rồi.
Còn Thông số kỹ thuật thì nếu không có thì cho là XXX or gì gì đó
Bác tham khảo File dưới (chỉ là cách đặt mã thôi, còn cách tính toán thì đừng để ý đến)
Thân!
Như Mr.Okebab nói mình chọn ở cách thứ 2: Đặt mã phải thể hiện được 1 phần đặc điểm của loại hàng hóa vật tư đó nhưng phải dễ nhớ, thuận tiện trong việc bố trí trong kho - dễ truy tìm (phân nhóm theo khu vực).
Tuy nhiên về hình thức bộ mã nên nhất quán, ví dụ: 10 đến 12 ký tự lẫn ký số.
Mình cũng rất muốn cấu trúc bộ mã theo quy ước: Bộ phận sử dụng - Nhóm phụ tùng - Thông số kỹ thuật - Số thứ tự (nếu cần).
Nhưng vì ở đây thông số kỹ thuật của các lọai phụ tùng, như các bác đã thấy, không nhất quán về số lượng ký tự cho nên mình chưa biết phải đặt nó như thế nào, nếu thông số kỹ thuật có bao nhiêu ký tự mình gắn vào mã bấy nhiêu thì cuối cùng cho ra bộ mã không nhất quán về cấu trúc số lượng ký tự (lúc thì 9 lúc thì 10 hoặc n ký tự ...) như vậy hơi bị khó nhớ và nhìn không được đẹp mắt.
Về bộ phận sử dụng - tuy là đặt tên như vậy nhưng có thể hiểu đó là tính năng, công năng của lọai phụ tùng đó, ví dụ: Bóng đèn thì tính năng của nó dùng cho Điện (DI) chứ không phải là Cơ khí (CK), ngược lại Bạc đạn thì không thể là ở nhóm Điện (DI). Mình đặt theo bộ phận sử dụng cũng nhằm mục đích truy xuất kho và sắp xếp kho nhanh chóng cũng như tiện dụng khi áp dụng tính tóan hàng tháng về Xuất - Nhập - Tồn (số lượng, giá trị, ...) phục vụ cho công tác quản lý thống kê, đánh giá, khắc phục, phòng ngừa trong quá trình thực hiện sửa chữa - bảo trì ...
Ở đây mình đang quan tâm nhất vấn đề làm sao đồng nhất về số lượng ký tự cho phần thông số kỹ thuật trong bộ mã - để cuối cùng có được một bộ mã
thống nhất về số lượng ký tự - ngắn gọn - gợi nhớ - thuận tiện trong tính tóan & không được trùng lắp (có thể mở rộng tới bất kỳ khi cần thêm danh mục phụ tùng)
Mình có tham khảo một số cách đặt mã như thế này, thấy cũng rất hay (nhưng chưa biết nên ứng dụng cho mình ra sao cho hiệu quả):
Ví dụ:
- Mã hàng có cấu trúc gồm 8 ký tự:
+ 2 ký tự đầu chỉ loại hàng: “TV” chỉ ti vi, “TL” chỉ tủ lạnh, “DD”
chỉ đầu đọc đĩa, ...
+ 2 ký tự kế tiếp chỉ kích cỡ: “21” chỉ 21 inch, “05” chỉ 5 lít; với
đầu đọc đĩa: nếu là đầu đọc VCD 2 ký tự này là “VC”, là DVD là “DV”
+ 2 ký tự kế tiếp chỉ màu sắc: “TB” chỉ màu trắng bạc; “XL” chỉ màu
xanh lơ
+ 2 ký tự kế tiếp chỉ nhãn hiệu: “PA” chỉ Panasonic, “SO” chỉ Sony,
- Trên cơ sở đó, đặt mã hàng hóa như sau:
+
TV21TBPA: Ti vi 21 inch màu trắng bạc nhãn hiệu Panasonic;
+
TV21TBSO: Ti vi 21 inch màu trắng bạc nhãn hiệu Panasonic;
+
TL05XLPA: Tủ lạnh 5 lít màu xanh lơ nhãn hiệu Panasonic;
Mình đang ghi nhận tất cả những ý kiến đóng góp của các bác.
Cảm ơn các bác đã quan tâm giúp đỡ !