Người yêu và người tình có khác nhau không?

Liên hệ QC

xuongrongdat

Có bao giờ bạn tự hỏi "Tôi là ai?"
Tham gia
30/6/08
Bài viết
1,704
Được thích
1,574
Donate (Momo)
Donate
Nghề nghiệp
Vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi.
Đồng nghiệp nữ hát "Anh Tí ơi kể từ nay anh không còn sợ cô... đơn". Tôi cười ha ha hỏi em có biết người hát câu đó tên gì không. Em ấy trả lời Mộng Cầm hay Mai Đình gì đúng không. Tôi nói tôi cũng không nhớ nữa, anh Trọng Trí này nhiều người tình quá, hình như 4-5 cô gì lận. Em ấy bèn hỏi, sao gọi là người tình mà không gọi là người yêu? Tôi trả lời rằng người tình cũng giống người yêu vậy thôi.
Em ấy hỏi tôi, có phải người tình là người mình chỉ quen để "ngủ với nhau" thôi đúng không, chứ không có tình cảm gì với nhau hết. Tôi nói không phải đâu, anh Trí này là một thi sĩ và sống thời những thập niên 30-40 chắc là người đàng hoàng, những người phụ nữ kia chắc cũng rất lễ giáo đấy; em cứ nghĩ người tình là người yêu cho dễ hiểu. Em ấy không chịu, cứ cãi với tôi người tình là người con gái (hư) quen nhau để cùng giải quyết chuyện sinh lý. Tôi không cách nào giải thích cho em ấy hiểu và cốt là cũng để giữ hình ảnh đẹp về Nguyễn Trọng Trí.

Tranh luận chưa xong thì ai cũng có việc nên tạm đình chiến. Chắc mai tôi lại chiến tiếp.
Mọi người thấy người yêungười tình có khác nhau không?
Tôi đang ngồi nghĩ nhiều lý lẽ, tự nhiên mọc ra thêm 1 vài khái niệm nữa: người tình từ Hán Việt là tình nhân, mà Lễ tình nhân chính là Lễ của các cặp đôi yêu nhau, vậy người tình chính là người yêu. Ơ mà nhân tình lại khác với tình nhân thì phải??! o_O

(Mỹ Tho 011121, đầu tuần đầu tháng, sắp tan ca)

unnamed.jpg
 
...
Tôi đang ngồi nghĩ nhiều lý lẽ, tự nhiên mọc ra thêm 1 vài khái niệm nữa: người tình từ Hán Việt là tình nhân, mà Lễ tình nhân chính là Lễ của các cặp đôi yêu nhau, vậy người tình chính là người yêu. Ơ mà nhân tình lại khác với tình nhân thì phải??! o_O
Tự nhiên mọc ra thêm cái Lễ tình nhân.
Người Việt hay bắt chước, du nhập thêm một vài văn hoá nữa thì chắc ngày nào cũng là ngày lễ.
Chỉ có lễ ốc gạo là không được bà con tôn sùng thôi.

Chú: người hát câu Văn Thiên Tường kia hay nhất là cô đào Kim Ngọc.
 
Đồng nghiệp nữ hát "Anh Tí ơi kể từ nay anh không còn sợ cô... đơn". Tôi cười ha ha hỏi em có biết người hát câu đó tên gì không. Em ấy trả lời Mộng Cầm hay Mai Đình gì đúng không. Tôi nói tôi cũng không nhớ nữa, anh Trọng Trí này nhiều người tình quá, hình như 4-5 cô gì lận. Em ấy bèn hỏi, sao gọi là người tình mà không gọi là người yêu? Tôi trả lời rằng người tình cũng giống người yêu vậy thôi.
Em ấy hỏi tôi, có phải người tình là người mình chỉ quen để "ngủ với nhau" thôi đúng không, chứ không có tình cảm gì với nhau hết. Tôi nói không phải đâu, anh Trí này là một thi sĩ và sống thời những thập niên 30-40 chắc là người đàng hoàng, những người phụ nữ kia chắc cũng rất lễ giáo đấy; em cứ nghĩ người tình là người yêu cho dễ hiểu. Em ấy không chịu, cứ cãi với tôi người tình là người con gái (hư) quen nhau để cùng giải quyết chuyện sinh lý. Tôi không cách nào giải thích cho em ấy hiểu và cốt là cũng để giữ hình ảnh đẹp về Nguyễn Trọng Trí.

Tranh luận chưa xong thì ai cũng có việc nên tạm đình chiến. Chắc mai tôi lại chiến tiếp.
Mọi người thấy người yêungười tình có khác nhau không?
Tôi đang ngồi nghĩ nhiều lý lẽ, tự nhiên mọc ra thêm 1 vài khái niệm nữa: người tình từ Hán Việt là tình nhân, mà Lễ tình nhân chính là Lễ của các cặp đôi yêu nhau, vậy người tình chính là người yêu. Ơ mà nhân tình lại khác với tình nhân thì phải??! o_O

(Mỹ Tho 011121, đầu tuần đầu tháng, sắp tan ca)
Này thì mơ với mộng :D
1635761208902.png
 
Người Việt hay bắt chước, du nhập thêm một vài văn hoá nữa thì chắc ngày nào cũng là ngày lễ.
Hôm qua Việt Nam hưởng ứng ngày Lễ hóa trang Haloween trên mạng thật vui, mặc dù ít ai biết ý nghĩa thực sự của nó. Nếu không phải đang dịch thì ngoài đường, các khu vui chơi nó còn vui nữa.
Chỉ có lễ ốc gạo là không được bà con tôn sùng thôi.
Nhà nào con không biết chứ cả nhà con tôn sùng cái lễ này lắm bác. :D

Ơ, sao người tình lại là người thứ ba ??? Giống "nhân tình" quá vậy?!
 
Khá nhiều từ ngữ tiếng Việt có xu hướng bị phân hóa theo cảm xúc. Người tình với người yêu thực chất chỉ là một nhưng rồi theo thời gian người ta phân hóa hai từ ấy theo mỗi ngả. Người yêu thì vẫn là người có quan hệ luyến ái nhưng người tình lại là nói về người có quan hệ luyến ái với hàm ý tiêu cực.

Việc phân hóa này cũng tương tự như ở từ "hắn". Trong tiếng Việt hiện đại (có ghi trong SGK thời tôi học lớp 10), "hắn" là đại từ ngôi thứ ba mang hàm ý tiêu cực, ác cảm nhưng ở miền Trung quê tôi, từ "hắn" lại chỉ mang nghĩa chỉ một người nào đó đơn thuần. Hồi tôi về quê, tôi từng bị sốc khi nghe những người bà con nói về người thân quen bằng từ "hắn" khiến tôi tưởng là họ đang nói xấu về những người này. Nhưng nghe riết tôi mới phát hiện ra rằng "hắn" đơn giản là đại diện ai đó không có mặt ở trong cuộc trò chuyện, chả có tý ác cảm nào cả. Xin nói thêm là tiếng Việt ở miền Trung được cho là còn lưu giữ lại nhiều dấu ấn của tiếng Việt cổ (nguyên sơ). Đại từ "nó" có vẻ cũng đang tiếp bước theo đại từ "hắn" trong tương lại không xa.

Thời tôi còn học chuyên ngành ngôn ngữ, cô giáo cũng chia sẻ từ "thủ đoạn" nguyên gốc bên Trung Quốc nghĩa tương đương với "phương pháp/cách thức" nhưng dùng trong tiếng Việt thì lại thành "phương thức của hành động tiêu cực"

Tư duy ngôn ngữ của người Việt (hiện đại) ít nhiều được phản ánh trong clip nầy. Lưu ý những anh/chị nào có lòng tự hào dân tộc cao thì tốt nhất không nên xem.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhưng nghe riết tôi mới phát hiện ra rằng "hắn" đơn giản là đại diện ai đó không có mặt ở trong cuộc trò chuyện, chả có tý ác cảm nào cả.

Thời tôi còn học chuyên ngành ngôn ngữ, cô giáo cũng chia sẻ từ "thủ đoạn" nguyên gốc bên Trung Quốc nghĩa tương đương với "phương pháp/cách thức" nhưng dùng trong tiếng Việt thì lại thành "phương thức của hành động tiêu cực"
Hai điều này nếu đọc sách (truyện) kha khá là tự nhận ra luôn á bác.
Từ "thủ đoạn" xem truyện Tàu nhiều là hiểu, còn nhiều từ dạng này lắm mà nhất thời con chưa nhớ ra. Nếu đọc lướt hoặc lâu lâu gặp chúng thì mình tưởng lỗi dịch thuật, xem nhiều gặp hoài thì thấy từ bên họ dùng bình thường, mà mình đem ra nói ở ngoài thực tế thì nó lại mang ý nghĩa khác trong sách.
 
Tự nhiên mọc ra thêm cái Lễ tình nhân. (1)
du nhập thêm một vài văn hoá nữa thì chắc ngày nào cũng là ngày lễ. (2)
Nếu đang nói về va lung tung thì không phải tình nhân, cũng chẳng là ngày tình yêu
Ngày tình nhân (lover day) là ngày 23/04, ngày tình yêu (loving day) là ngày 12/06, còn ngày 14/02 là ngày thánh Valentine, chả liên quan gì đến tình yêu tình ma cả.
Ngày va lung tung, ngày của cha, ngày của mẹ, phụ nữ VN phụ nữ thế giới, ... xem ra là ngày vẽ ra để xài tiền và là ngày kẻ bán thu tiền.
Ghét nhất là ngày ha lô uyn, làm người không muốn lại vẽ mặt giả trang làm quỷ làm ma, và mắc cười nhất là ngày thần tài đổ xô mua vàng mắc mấy cũng mua. Biết đâu chừng những ngày này không phải du nhập văn hóa mà chỉ là ngày bọn đầu nậu bán vàng, bán quà tặng, bán các thứ liên quan vẽ ra để thu lợi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
...
Ghét nhất là ngày ha lô uyn, làm người không muốn lại vẽ mặt giả trang làm quỷ làm ma, và mắc cười nhất là ngày thần tài đổ xô mua vàng mắc mấy cũng mua. Biết đâu chừng những ngày này không phải du nhập văn hóa mà chỉ là ngày bọn đầu nậu bán vàng, bán quà tặng, bán các thứ liên quan vẽ ra để thu lợi.
Thiệt ra nếu là lệ của người ta thì mình cũng chả muốn phê phán.
Cái "cà chớn" của người mình là cái tật không biết "liệu cơm gắp mắm". Bắt chước lễ lộ cả đống chỉ làm giầu cho bọn bán hàng thôi.
Đành rằng theo lý thuyết bên Chính Sách Tiêu Thụ (consumerism) của Kinh Tế thì không thể dựa vào xuất cảng để đẩy mạnh kinh tế mà còn phải dựa vào tiêu thụ trong nước. Nhưng dụ các trẻ em nhà nghèo tạonmaps lực cho bố mẹ chúng là điều bất nhân.
Nhi đồng thì một cái Tết Trung Thu đủ rồi. Gần đây du nhậpn thêm cái màn "sinh nhật" đã thêm chết người nghèo. Bất cứ cái lễ gì thêm dưới danh nghĩa "con nít" cũng là vô nhân đạo.

Chú thích: tôi từng thấy gia đình ăn tiệc "thanksgiving" mà chả hề nó có ý nghĩa gì. Đánh dấu mùa màng thì ta cũng đã có ngày Song Thập và tạ ơn thì ta cũng đã có Tết Hạ Nguyên.
 
Việt Nam làm gì có truyền thống vd. Valentine’s Day. Ngay ở Ba Lan (Đông Âu) cũng chỉ phổ biến rõ một chút từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hay như Halloween cũng mới có từ những năm 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên không có phong trào, không phổ biến rộng. Việt Nam mình không có truyền thống Valentine’s Day hay Halloween. Ngày vd. 8/3 ở Ba Lan cũng bình thường, có vẻ không "long trọng" như ở Việt Nam. Cũng chỉ là ngày bình thường ở cơ quan. Còn ở nhà? Nếu bố / con muốn giúp vợ / mẹ thì 365 ngày chứ không phải chỉ 1 ngày. Sao trong 365 ngày chỉ có 1 ngày bố con vào bếp nấu thay mẹ một bữa cơm rồi hãnh diện vì điều đó? Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ cần thể hiện hàng ngày.
 
. . . .. Ngày vd. 8/3 ở Ba Lan cũng bình thường, có vẻ không "long trọng" như ở Việt Nam. Cũng chỉ là ngày bình thường ở cơ quan. Còn ở nhà? Nếu bố / con muốn giúp vợ / mẹ thì 365 ngày chứ không phải chỉ 1 ngày. Sao trong 365 ngày chỉ có 1 ngày bố con vào bếp nấu thay mẹ một bữa cơm rồi hãnh diện vì điều đó? Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ cần thể hiện hàng ngày.
Từ trước nhiệm kỳ này, Trưởng ban Tuyên giáo là ủy viên 'LỚN' của bộ CTrị;
Có nghĩa là Đ. chú tâm hô hào để dân làm thôi. . . .(; chứ Đ. biết làm gì đâu!)
& từ đây xuất phát câu:

Mât mùa thì tại thiên tai
/-)ược mùa thì tại thiên tài Đ. ta!


$$$$@

Lần 'Chống dịch như chống giặc' vừa 2ua, hơn 2 vạn chiến sỹ đã ngã xuống mà có ai hề hấn gì đâu, vẫn nhông nhênh đấy thôi!

Công điện ngày cuối tháng 9 vừa qua làm hàng vạn người tỏa ra đường bằng đủ loại phương tiên, & có cả những người phương tiện chỉ là đôi zép mòn mang ở chưn.
(Có người còn mang theo hủ tro cốt người thân để đem về 2uê nhà,. . . )
Muốn thông chốt để về Miền tây, phải quì lạy các anh mặc sắc phục
[Cũng phải nói thêm rằng dân đằng Bắc rất biết ơn mấy anh ở Đ Nẵng, đã cho xe dẫn đoàn (xe cá nhân) qua hầm Hải Vân giữa cơn mưa gió của áp thấp; Đây là lần đầu tiên nhưng sách kỹ lục chưa ghi nhận sự việc]
1F. Chủ tịch ở NT không công nhậnổ bánh mì kẹp thịt là hàng lương thực hay thực phẩm thiết iếu;
1Ô. GĐốc sở phụ trách về LĐ & XH trước hơn vận rưỡu sinh linh đã ra đi vĩnh viễn trong cô đơn vẫn cho là thành phố không ai thống khổ;
1 Ô. F. GĐ 1 sở khác 1 ngày ký 3 công văn để được thu hồi ngay trong ngày
1 Thứ trưởng Bộ IT cũng làm vậy nhưng chỉ với 1 công văn
. . . . .

[Covid19 cũng có khía cạnh tốt của nó đấy chứ các bạn nhỉ, Hoan hô Covid19!]
 
Công điện ngày cuối tháng 9 vừa qua làm hàng vạn người tỏa ra đường bằng đủ loại phương tiên, & có cả những người phương tiện chỉ là đôi zép mòn mang ở chưn.
Rất tiếc cho Việt Nam. Việt Nam đã có rất nhiều thời gian để chuẩn bị tốt để đối phó với những làn sóng lây nhiễm. Dường như Việt Nam đã chủ quan, cho covid-19 không là gì, VN đã khống chế được nó. Mà cách chống dịch của VN hơi lạ. Bên tôi ở thì chính phủ, Bộ Y Tế chỉ đạo. Mọi quyết định về vùng xanh, vàng, đỏ là do BYT quyết định. Mọi hạn chế về khoảng cách ngoài đường, trong cửa hàng, về các loại hình dịch vụ, công việc ... đều do BYT ra quyết định. Loại nào được mở, với hạn chế gì là do BYT quyết định, thay đổi từng tuần - cuối tuần thống kê thấy chỗ này tăng chỗ kia giảm thì điều chỉnh ngay xanh, vàng, đỏ cho tuần tới. Không có chuyện mỗi địa phương quyết định một khác. Và không có ngăn sông cấm chợ. Không có chuyện phong tỏa cả một phố, một quận, một thành phố. Giữa năm ngoái ở tòa nhà đối diện, cách tòa nhà tôi khoảng 30 m, có 2 người nhiễm covid-19. Thế mà gần đây nói chuyện với vợ về phong tỏa ở VN tôi mới biết. Vợ biết từ giữa năm ngoái vì hàng ngày ra ngoài đi làm ở trường, hay nói chuyện với hàng xóm. Còn tôi chỉ ngồi nhà, mà chả bao giờ nhìn thấy phong tỏa, rào chắn, chốt kiểm soát thì làm sao biết được. Nếu ở VN có lẽ đã bị rào cả khu, cả quận rồi. Không có chuyện phải có giấy đi đường, xe vận chuyển hàng hóa không đi được vì mỗi địa phương cấm một kiểu. Dân bị nhốt mấy tháng, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất bị ảnh hưởng.
 
Rất tiếc cho Việt Nam. Việt Nam đã có rất nhiều thời gian để chuẩn bị tốt để đối phó với những làn sóng lây nhiễm. Dường như ...
Cái này khó so sánh VN với Ba Lan bác ơi.
Ba Lan họ thuộc về khối chung Âu Châu. Có trách nhiệm bảo đảm một số điều kiện thuộc về Cộng Đồng Âu Châu - ngày xưa Brexit cũng dựa vào chỗ này để lý luận các điều kiệ kia lợi cho Anh thì ít mà các nước Đôg Âu thì nhiều.
Việt Nam thuộc về khối ASEAN mà lịch sử cho thấy chỉ giỏi cãi nhau. Có cái vần đề chung với năm nước Mê Kông nhằm cứu vãn sông mà cũng không đồng ý được với nhau.

(*1) nếu bác có theo diễn tiến thế giới khoảng thập niên 80's thì cũng biết ngày xưa Thatcher cũng đã dựa vào
sự chia rẽ giữa các nước Nam Mỹ để đè bẹp Argentina.
 
Cái này khó so sánh VN với Ba Lan bác ơi.
Cái chuyện mỗi địa phương chống dịch một kiểu, làm khác nhau, rồi phong tỏa cả phố, cả quận cả thành phố thì có phải do VN ở khối ASEAN đâu. Hiếm có nơi nào rào chắn khắp nơi, lập chốt trùng trùng điệp điệp. Nếu hy sinh nền kinh tế để không ai bị chết thì một nhẽ. Không ai bắt VN chống dịch như thế.
 
Từ sau chiến tranh biên giới phía Bắc đến giờ người dân đại đa số không ưa gì TQ; Lòng hận thù lan đến cả chuyện tảy chay vắc xin Tàu:
Nhưng mấy ông nhà mình thì học theo cách chống dịch từ TQ & tuyên bố 1 câu không sai rằng: Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất; Nói đến đây mới nhớ đến số liệu về người được tiêm chũng ở VIE trước đợt dịch lần IV này là thấp nhất trong ASIAN, thua cả Đông ti mo (Ti mô lét tê); Con số đó là 1%; Điều này chứng tỏ VIE rất phổng mũi trong chuyện chống Covid19 ở 3 lần trước đó
Đến khi mỗi ngày 300 người ra đi thì hoảng lên nhưng nào biết làm gì (. . .) ngoài chuyện tập trung FO lại (để nếu có chết thì giải quyết cho dễ!)
Còn chuyện vắc xin SX tại VN thì từ đầu tháng 9 đến nay nín thinh (???), chắc vì nguyên cớ chính trị nào đó.
. . . . .
 
Web KT
Back
Top Bottom