Người lao động...Khổ lắm ai ơi...

Liên hệ QC

levanduyet

Hãy để gió cuốn đi.
Thành viên danh dự
Tham gia
30/5/06
Bài viết
1,798
Được thích
4,704
Giới tính
Nam
Những ngày gần đây, nếu có bạn nào làm trong khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I (VSIP) thì hẳn các bạn cũng sẽ cảm thấy nôn nao bởi vì:

_ Số vụ đình công, lãng công tăng đột biến.
_ Việc yêu cầu hợp tác của BQL khu công nghiệp về việc cắt giảm tiêu thụ điện năng.

Khu công nghiệp VSIP là khu công nghiệp được các nhà đầu tư đánh giá cao trong chất lượng của các dịch vụ. Điều này không thể phủ nhận. Hệ thống thoát nước hoàn hảo. Nước thảy trước khi đưa ra môi trường đều được xử lý. Hệ thống bảo vệ được đào tạo và vận hành tốt. Đội ngũ hổ trợ khách hàng luôn làm cho khách hàng hài lòng...Vâng, nói tóm lại đây là khu công nghiệp được xem là kiểu mẫu.

Thế nhưng vấn đề gì xãy ra khi hàng loạt các vụ đình công, lãng công mới xãy ra gần đây nếu không muốn nói là nghiêm trọng?

Đây là danh sách các nhà máy, công ty đóng tại VSIP I

Vsip1.jpg

Vsip2.jpg

Vsip3.jpg

Vsip4.jpg

Vsip5.jpg

Vsip6.jpg


Và đây là danh sách các công ty xãy ra đình công và lãn công trong tháng 07/2008 và đầu tháng 08/2008:

Vsip7.jpg


Chú ý rằng, đây là danh sách tôi chưa cập nhật tính đến ngày 3/8/2008.

Và đây là ý kiến của ông Phạm Văn Sơn Khanh - Phó trưởng ban quản lý VSIP về vấn đề đình công và lãn công tại hội nghị nhân sự vào ngày 01/08/2008:

PhamVanSonKhanh.jpg


Chúng ta hãy cùng thử phân tích xem tại sao đình công và lãn công ngày càng xãy ra nhiều hơn và không theo quy luật như trước đây là thường xãy ra trước tết nguyên đán.

Ta hãy thử hỏi, mục đích chính của người lao động khi đi làm là gì?

(Sẽ tiếp tục sau.)

Lê Thanh Nhân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lương không đủ sống thì đình công là phải. Ngày trước Công nhân Mỏ còn đình công vì bọn Pháp không trả lương với khẩu hiệu "Trả tiền cho chúng tôi về quê!!!!!!!!!!!!"
 
(tiếp theo)

Vâng, chắc ai cũng đồng ý với tôi đó là đồng lương.
Chúng ta hãy thử tính một bài toán chi tiêu đối với một công nhân:
Tôi tính dựa trên lương cơ bản là 1,200,000 đồng.
(Xin chú ý cho, một số công ty tôi nêu ra ở trên lương cơ bản là 963,000 đ. Khẩu phần ăn có nơi chỉ là 4,000 đồng.)

Chi tiêu hàng tháng:
  • 200,000 đồng/1 người (Chi phí nhà trọ - 400,000 đ/1 phòng, 1 phòng 2 người ở)
  • 520,000 đồng = 10,000 x 2 bữa ăn/ngày x 26 ngày (Tiền cơm ngày thường, giả sử ăn cơm một bữa tại công ty)
  • 120,000 đồng = 10,000 x 3 bữa ăn/ngày (Tiền cơm cho 4 ngày chủ nhật)
  • 260,000 đồng = 10,000 đồng x 26 ngày (Tiền xăng, giả sử nhà cách công ty 10Km, một ngày đi và về là 20Km, 1 lít xăng đi được 40Km. Nên nhớ rằng nhiều người ở cách công ty hơn 10Km)
  • 1,100,000 đồng Tổng cộng chi tiêu một tháng.

Vậy người lao động chỉ còn 100,000 đồng/tháng.

Vậy thì đồng lương đi làm không đủ sống!

Người công nhân biết kêu ai bây giờ? Cách đây 2 năm tôi cũng đã từng đưa bài toán này lên HR (phòng nhân sự) của tập đoàn, nhưng rồi cũng đi vào lãng quên mà không có một động thái nào quyết liệt. Nếu một nhà máy sản xuất chỉ biết chăm sóc cho mấy anh quản lý, thì cho dù người quản lý có giỏi, nhưng đời sống công nhân quá khó khăn thì anh quản lý kia chỉ là con số "0" mà thôi. Còn nhớ vào năm 2000 khi công ty tôi đang làm -doanh nghiệp nước ngoài- đi vào hoạt động, mức lương cho công nhân là 70-80 Usd/Tháng.

Nhân công giá rẻ thiết nghĩ không nên đặt là tiêu chí hàng đầu.

(còn tiếp)
Lê Thanh Nhân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(tiếp theo)

Gặp một số anh em công nhân, tôi trò chuyện với họ và được biết: hầu hết anh em đều có nguyện vọng đề nghị tăng lương. Họ không quan tâm vàng lên bao nhiêu, xe hơi tăng bao nhiêu...họ chỉ quan tâm giá gạo bao nhiêu? Hôm nay phải mua cái gì ăn? Mua sữa gì cho con uống giá rẻ, mà không hề quan tâm sữa này có đủ chất dinh dưỡng cho con hay không? ... Thương lắm!

Nhưng khổ thay đề nghị tăng lương, không được rồi. Có ai bảo, lạm phát tăng hay giá xăng dầu tăng thì doanh nghiệp phải tăng lương đâu! Một khi mà doanh nghiệp làm đúng theo như luật định (cụ thể về mức lương tối thiểu) thì làm sao bây giờ!
Đề nghị đến các cấp lãnh đạo công ty thì lại được nghe câu nói mà tôi đã thuộc lòng lòng : "vật tư cũng tăng nhiều, lãi vay cũng tăng,...doanh nghiệp rất khó khăn, anh hãy nói chuyện với công nhân nhằm thông cảm với công ty và hãy giúp công ty trong giai đoạn khó khăn này."
Vâng, tôi không nói câu trả lời trên là sai, nhưng hãy tự hỏi "Làm sao người lao động có thể sống với mức lương như tôi đã đề cập ở trên." Nhiều anh em, quê ở ngoài bắc, vào nam cố gắng đi làm để gởi tiền giúp nhà...nhưng làm sao có dư mà gởi về nhà. Có nhiều anh gặp trực tiếp tôi bảo, "Anh vui lòng nói chuyện với giám đốc, cấp lãnh đạo, nói tăng lương cho tôi giúp. Bởi vì...". Tôi đã phải xin lỗi, vì tôi chẳng làm được gì cả!

Nhiều người hỏi, thế các công ty đình công không có tổ chức công đoàn à? Xin thưa, có chứ! Vậy tại sao lại để xãy ra đình công?
Có thể nói, những anh em trong BCH công đoàn cũng chẳng làm gì được đâu. "Họ chỉ là người đi ăn cơm nhà, đi làm chuyện...". Họ chỉ có thể làm tốt vai trò nếu được doanh nghiệp hổ trợ.

Thế thì thử hỏi, đứng vai trò là người lãnh đạo, những người có trách nhiệm đã làm gì có tính chất quyết liệt, sống còn, giúp cho đại bộ phận công nhân trong khu công nghiệp VSIP nói riêng và các khu CN khác nói chung? Nếu mỗi người trong ban quản lý biết hòa mình vào cái khó khăn của công nhân, biết tôn trọng họ (chứ không phải dùng từ "nó", như có một lần tôi đã nghe trong các buổi họp khu công nghiệp, để nói về công nhân)...thì công nhân, người lao động thật hạnh phúc biết bao.

Và cuối cùng việc gì đến phải đến, đình công tự phát, không cần phải thông báo với tổ chức công đoàn (bởi vì công đoàn đã làm được gì cho họ - mà thậm chí những người làm công tác công đoàn trong các tổ chức lao động có nguồn vốn nước ngoài cũng phải cố gắng lo cho bản thân họ trước thôi. Lên tiếng là coi chừng bị đuổi việc!)...

Mục đích của các cuộc đình công, chẳng gì khác hơn là:
  • Tăng thu nhập.
  • Cải thiện bữa ăn. (Ngay cả căn tin khu công nghiệp, thì rẻ nhất cũng phải 15,000 đồng/bữa ăn rồi. Trong khi doanh nghiệp thì trả 4,000, 5,000,...Vả lại luật lao động cũng đâu có yêu cầu người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động đâu)


Một khi mà mục đích của họ không đạt được, họ lại nghĩ :
  • "về quê để sinh sống". Về quê, họ không phải tốn tiền nhà trọ, ngoài ra họ có thể tích lũy đôi chút.
  • Tìm công ty khác có thu nhập cao hơn. Đây là cách mà người lao động thường chọn.

(còn tiếp)

Lê Thanh Nhân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chủ đề Người lao động... của anh Duyệt rất hay, và chủ đề "Kiểm soát và cắt giảm chi phí" cũng hay ko kém :)

Tưởng chừng như đó là 2 vấn đề chả liên quan gì tới nhau, nhưng thực ra đó là 2 góc độ nhìn nhận về 1 vấn đề mà thôi.

Vấn đề quan trọng là làm sao để hài hòa cả 2 góc độ đó chứ chỉ nhìn trên 1 góc độ thì sẽ gây ra những vấn đề mà các bên đều ko ai mong muốn. Việc "hài hòa" đó chính là bài toán của nhà quản lý doanh nghiệp, thế nên mới có khái niệm "Balance Scorecards" (ý nghĩa của nó thì khác nhưng có thể áp dụng trong trường hợp này). Cái gì cứ ko balance là chết (ví dụ: Lương cao thì tốt nhưng ko có lãi thì DN lại chết sớm, thời buổi này đang to đùng như con VOI cũng có thể ốm lăn đùng ra chết là chuyện rất thường. Có lãi 1 chút nhưng đời sống công nhân vất vả thì DN cũng chết luôn...)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vâng, chắc ai cũng đồng ý với tôi đó là đồng lương.
Chúng ta hãy thử tính một bài toán chi tiêu đối với một công nhân:
Tôi tính dựa trên lương cơ bản là 1,200,000 đồng.
(Xin chú ý cho, một số công ty tôi nêu ra ở trên lương cơ bản là 963,000 đ. Khẩu phần ăn có nơi chỉ là 4,000 đồng.)

Chi tiêu hàng tháng:
  • 200,000 đồng/1 người (Chi phí nhà trọ - 400,000 đ/1 phòng, 1 phòng 2 người ở)
  • 520,000 đồng = 10,000 x 2 bữa ăn/ngày x 26 ngày (Tiền cơm ngày thường, giả sử ăn cơm một bữa tại công ty)
  • 120,000 đồng = 10,000 x 3 bữa ăn/ngày (Tiền cơm cho 4 ngày chủ nhật)
  • 260,000 đồng = 10,000 đồng x 26 ngày (Tiền xăng, giả sử nhà cách công ty 10Km, một ngày đi và về là 20Km, 1 lít xăng đi được 40Km. Nên nhớ rằng nhiều người ở cách công ty hơn 10Km)
  • 1,100,000 đồng Tổng cộng chi tiêu một tháng.
Vậy người lao động chỉ còn 100,000 đồng/tháng.

Vậy thì đồng lương đi làm không đủ sống!

Danh mục chi phí ( tối thiểu ) cho mỗi Người LĐ của bạn còn thiếu, đó là: Tiền điện; nước; các chi phí cho nhu cầu vệ sinh cá nhân hàng ngày ( xà phòng; thuốc đánh răng .... ); quần áo - giày tất; mua sắm, bù đắp các trang thiết bị tối thiểu cho sinh hoạt và chưa kể các chi phí tất yếu khác trong cuộc sống hoặc mức tiền ăn theo như thống kế trên của bạn chưa chắc đủ năng lương, dinh dưỡng cần thiết cho tái sản xuất sức LĐ.
Chúng ta đã học và hiểu Mác đã định nghĩa về tiền lương dưới xã hội Tư bản là như thế nào, vậy tiền lương của người Việt Nam hiện nay cũng phải thế nào trong một chế độ xã hội mà chúng đang hướng tới chứ?
Tôi nghĩ rằng ngoài đình công, cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan hữu qua, các nhà chức trách để người lao đọng của ta được trả thù lao cho sức lực của mình một cách hợp lý.
Tôi thật sự thông cảm và chia sẻ không những với Người LĐ ở khu công nghiệp ViêtNam-Singapore mà với tất cả những người lao động có cùng cảnh ngộ ở nơi khác nữa. Tôi đề nghị cộng đồng Mạng và trước hết là các thành viên FR hãy lên tiếng để chia sẻ và góp phần vào việc cải thiện cuộc sống cho Người LĐ, góp phần phấn đấu tiến tới xã hội công bằng văn minh, hạnh phúc.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
(tiếp theo)

Một khi mà mục đích của họ không đạt được, họ lại nghĩ :
  • "về quê để sinh sống". Về quê, họ không phải tốn tiền nhà trọ, ngoài ra họ có thể tích lũy đôi chút.(Dòng lao động chạy ngược về quê)
  • Tìm công ty khác có thu nhập cao hơn. Đây là cách mà người lao động thường chọn.
Vâng, để chọn một trong hai ở trên thật sự không phải là dễ dàng đối với người lao động.
Một số anh em đã vào Nam lập nghiệp khoảng 10 năm rồi. Việc đồng ruộng, xem ra không còn quen tay quen chân như trước lúc ra đi. Một số người thì suy nghĩ, chẳng lẻ về quê với tình trạng này hay sao! Chính vì vậy mà nhiều người vẫn cố gắng ở lại, hy vọng rằng nền kinh tế sẽ thay đổi, và người ta vẫn có thể sống và làm việc như từ nào tới giờ!

Vậy thì cách thứ hai là cách người công nhân sẽ chọn. Cách này chỉ hiệu lực đối với những công nhân có tay nghề.

Khi người lao động chọn cách một hay cách hai thì việc gì sẽ xãy ra?

Vâng, điều tất yếu là doanh nghiệp thiếu lao động có tay nghề.. Không chỉ thế, thiếu cả các lao động giản đơn khác. Xin xem ở đây: Doanh nghiệp khủng hoảng thiếu lao động

Đây là một vấn đề nan giải hiện nay tại các khu công nghiệp sử dụng lao động từ các tỉnh khác.
Để giải quyết vấn đề này một số lãnh đạo các ban ngành đã đưa ra một số giải pháp, nhưng xem ra những giải pháp này không hiệu quả.

Để sống với bàn tay, khối óc của chính mình thật là khó, các bạn hãy đọc Lương không đủ sống dễ bị sa ngã

Trong khi đó :

_Nhũng nhiễu lắm tinh vi, phức tạp.
_Đồng nai: Tham nhũng, sai phạm kinh tế 270 tỷ đồng

Ai đã đi làm, có liên quan đến các vấn đề thủ tục, hành chánh, hải quan, thuế,... thì sẽ hiểu được vấn đề trên. Đi làm công chức, lương 2 triệu/tháng, thì làm sao mà có xe hơi, nhà cao tầng, con đi học nước ngoài!

Thương thay cho công nhân, thương thay cho những người muốn làm và sống với bàn tay, khối óc của mình.

Vâng, nó khó thật! Nhưng chúng ta phải sống! Vậy thì chúng ta phải làm gì? (Tôi chỉ xin đề cập về phía cạnh của người công nhân)

Lê Thanh Nhân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vậy em là 1 sinh viên có thể được gì và mất gì với nền kinh tế và xã hội ngày nay. Liệu rằng 2 - 3 năm nữa em còn đất sống chăng ?????

Một câu hỏi mà rất nhiều bạn sinh viên như em đang hỏi? Đang tìm lời giải?
Liệu rằng sinh viên Việt Nam có thể thay đổi điều này chăng hay là nạn nhân bất khả kháng của nền kinh tế suy sụp!

Em rất cần lời giải đáp! Mong mọi người trên nước Việt Nam nhỏ bé này cho em biết "Em sẽ đi về đâu!"
(Đôi lời cảm thông và vài người bạn cùng chia sẽ).

Thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Diễn đàn đã có thêm chủ để kinh tế chính trị cùng với các hàm, code. Tình cảnh công nhân Việt Nam hiện nay ở một số khu công nghiệp chẳng khác nào Ăng-ghen miêu tả trong tác phẩm "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh" cách đây thế kỷ rưỡi, khi mà người lao động còn bị bóc lột sức lao động kiểu tiền tư bản chủ nghĩa bằng sự bần cùng hoá của người lao động. Không đình công mới là lạ. Chúng ta còn phải chịu một thời gian dài hay ngắn chỉ có học người Nhật mỗi người Việt Nam ta nếu có điều kiện phải vươn lên bằng trình độ trí tuệ.
 
Cập nhật thêm công ty xãy ra đình công:
1. Công ty Serrano (Vietnam)
2. Công ty Sing Nam (Metal)

Lê Thanh Nhân
 
Hôm vừa rồi, có gặp gỡ học hỏi kinh nghiệm của Liên đoàn lao động Tỉnh Bình Dương (chỗ bác Dương) & chỗ Bác Vân, anh Lượng (Chủ tịch Công đoàn KCN Việt Nam - Singapore) thấy các bác ấy có nhiều hoạt động và kinh nghiệm thật hữu ích. Cứ ngỡ, Bình Dương đất lành chim đậu - lao động ổn định hơn chỗ khu mình (Long An).

Đình công bây giờ nhiều khi cũng tùy tiện lắm, và có nhiều người giựt dây (mình đã được nghe v/v xử lý hình sự nhiều tên cầm đầu) / mặt khác, tâm lý người lao động bây giờ bất ổn...

Như chỗ mình, luôn cần công nhân lao động phổ thông, với những yêu cầu tuyển dụng đơn giản:

- Chỉ cần sức khỏe và siêng năng làm việc;
- Làm 1 tuần 47,5 tiếng - không tăng ca, nghỉ thứ 7 + Chủ nhật.
- Có bảo hiểm XH, BHYT, mua luôn Bảo hiểm tai nạn 24/24 cho người lao động.
- Có hợp lao động và các chế độ khác theo luật lao động quy định.
- Mức lương thử việc là 1,8 triệu;
- Mức lương sau 1 tháng thử việc là 2,2 triệu đồng.
- Hàng tháng không đi trễ, về sớm (nếu làm đủ) sẽ được thưởng thêm 5% tiền chuyên cần trên mức lương đã nêu trên.
- Hàng tháng có thêm 200.000 đến 400.000 tiền thưởng năng suất, ...
- Hàng năm có thưởng tháng 13, có chế độ lên lương định kỳ 1 năm / lần, ... Nếu làm tốt, lên lương đột xuất!

Thế nhưng lao động cứ vô ra liên tục, thiếu hụt khoảng 5 - 8% lao động mà chưa bù đắp kịp - kể từ đầu năm đến nay. Hiện tại mình chưa biết phải dùng biện pháp nào để thu hút và giữ người một cách có hiệu quả hơn (với những gì mình có thể và làm được đã làm),... nói như vậy cho biết rằng lao động hiện nay cũng rất nhiều người không muốn bám trụ do tình hình kinh tế lạm phátgiá cả leo thang liên tục làm cho tâm lý người lao động bất ổn đứng núi này, trông núi nọ dẫn đến tình trạng: nhảy việc, bỏ việc, đình công, lãn công, ...

Về mặt doanh nghiệp: nhiều ông chủ hầu như cố tình không cần biết hoặc quên đi cái nhu cầu tối thiểu của người lao động -> theo tôi, làm chủ doanh nghiệp phải lo được 3 yếu tố: Lợi ích kinh tế (lợi nhuận) + lợi ích của xã hội (cụ thể là công ăn việc làm và đời sống cho người lao động) + gìn giữ và có được môi trường tốt, bền vững trong suốt quá trình hoạt động và đầu tư ...

Về mặt vĩ mô: Nhà nước thì chưa xúc tiến thực hiện được giải pháp gì hữu dụng, cấp bách và thiết thực nhằm giảm bớt tình trạng này; giá như mấy ổng có chính sách cho doanh nghiệp đất để làm nhà ở cho công nhân (không phải thuê) đồng thời song song đó cũng yêu cầu khi lập dự án đầu tư thì tùy theo quy mô doanh nghiệp, tối thiểu phải có các khu ký túc xá tương đương với lượng người mà dự án đầu tư, cho người lao động có nhà để ở. Nhà nước lo quản lý về con người ngoài giờ là việc, trật tự trị an,... các chính sách để nâng cao trình độ tay nghề và ổn định lao động khác,... thì tình hình lao động mới đỡ căng và đỡ biến động, người lao động đỡ cơ cực - chí thú làm ăn - dân an thì quốc mới thái, dân giàu thì nước mới mạnh được...

Chuyện nhỏ thành lớn, chuyện lớn thành nhỏ, ... nói mãi, khổ lắm!!!

P/S: Tản mạn chút, hôm trước lên Bình Dương học hỏi kinh nghiệm, được các bác ở Liên Đoàn Lao Động Tỉnh Bình Dương và Công Đoàn Khu Công Nghiệp Việt Nam Singapore dẫn đi Đại Nam Lạc Tiên Cảnh -> nếu có dịp các bạn nên đến đây để tham quan một lần cho biết -> Một công trình thật vĩ đại, quy mô, ý tưởng lớn, kỹ mỹ thuật tuyệt vời, tiền của, công sức - chà quá đẹp, quá hoành tráng - tất cả đều do tay một cá nhân bỏ tiền của ra để đầu tư (có thể nói là một thắng cảnh nhân tạo vào loại bậc nhất Đông Nam Á)!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Người công nhân Việt Nam đã chịu thiệt thòi bao lâu nay tay làm hàm nhai giờ phải giật lộn với cuộc sống đắt đỏ.

Dạo phố đêm vòng quanh các khu ăn chơi ở Sài Gòn và Hà Nội thì thấy đầy những bọn ma quỉ ăn chơi tiêu tiền như nước. Chúng ăn chơi trên thân xác con em người dân nghèo. Vì đói vì khổ các cô gái đó phải bán thân kiếm sống nuôi gia đình. Tại sao chúng giàu như vậy? Chỉ cần làm 1 bài toán nhẩm trong đầu thì cũng biết nguồn tiền đó không phải là lương mà từ những việc làm bất chính.

Đấy là bộ mặt thật của xã hội ngày nay. Đã nghèo còn nghèo thêm. Tăm tối, bi đát.

Thượng Đế có thấu cho Vịệt Nam này.
 
Web KT
Back
Top Bottom