Một số phiền toái và rủi ro khi sử dụng ĐTDĐ! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Pansy_flower

...nợ người, nợ đời...
Thành viên danh dự
Tham gia
3/6/06
Bài viết
1,611
Được thích
14,002
Nghề nghiệp
...thiết kế máy bay cho VOI tự lái...^.^
Hội chứng ... "nháy máy"​



Khi điện thoại còn là "xa xỉ phẩm", mỗi lần chuông reo, người nhận lại thấy... hồi hộp, vui vui vì sắp được nghe tiếng nói từ đầu dây bên kia. Đến khi chiếc "alô" trở nên phổ biến, nhiều người lại thấy mệt mỏi, thậm chí sợ hãi mỗi lần điện thoại đổ chuông. "Nháy máy" (hay còn gọi: "nhá máy") bỗng trở thành một thuật ngữ đáng sợ với nhiều công dân thuộc thế giới di động không ngừng biến đổi...



Đang ngon giấc, anh Nguyễn Quang Tiến giật mình choàng dậy vì chiếc điện thoại đổ chuông. Cầm máy lên, anh chỉ còn thấy những tiếng "Tút...tút..." đổ dài. Vừa nằm xuống, điện thoại lại reo và giọng nói bên kia vẫn tiếp tục... bặt vô âm tín. Cứ thế sau nhiều lần choàng tỉnh, anh tắt chiếc "Alô" của mình rồi nhét xuống gối một cách tức giận.



Bị "nháy máy" quá nhiều cũng làm cho một số "nạn nhân bất đắc dĩ" chán nản đến mức... tự biến chiếc điện thoại của mình thành cái máy đọc tin. Cả ngày, chiếc "Alô" - vật tưởng chừng không thể thiếu trong thời đại số hiện nay - bị tắt nguồn. Màn hình hầu như lúc nào cũng tối om, chỉ khi đêm về, chủ nhân của nó mới "đánh thức" máy để đọc tin nhắn trong chốc lát rồi lại... tắt.


hk.jpg




Khởi đầu chỉ là một trò đùa, nhưng chuyện "nhá máy" đã trở thành nỗi phiền toái



Không ít người có điều kiện kinh tế hơn phản ứng theo dạng khác. Họ đổi số liên tục và cho số một cách rất hạn chế. Có người chán quá không dùng điện thoại di động nữa theo phương châm "quẳng gánh lo đi để sống". Chỉ có điều, những phản ứng như thế, những câu chuyện như thế chỉ là số ít trong vô vàn "nỗi niềm" mà hành động "nháy máy" vô tình hoặc cố ý gây nên.



Không ít thuê bao di động trở thành "nạn nhân" của những trò "nháy máy" tập thể chỉ bằng một dòng chữ ngắn ngủn xuất hiện trên Yahoo! Messenger như "Nháy chết thằng này đi!" hay "Bà con nháy đến số này nghe bài hát hay cực"...



Thế rồi các thuê bao khác, dù chẳng quen biết với số điện thoại ấy cũng... thi nhau nháy. Kết quả, kẻ "nháy" cười hỉ hả, người bị "nháy" khóc cũng không được mà cười cũng không xong. Và như một trận dịch, người bị "nháy" rất dễ trở thành... kẻ đi "nháy".



Như bạn tôi, cậu ấy bị "nháy" nhiều quá đến mức nảy sinh ý tưởng "nháy lại cho bõ tức". Suốt 3 đêm, đêm nào cậu ấy cũng thức tới gần sáng chỉ để... ấn phím gọi rồi vội vàng nhấn phím dừng. Với đôi mắt thâm quầng và vẻ mặt mệt mỏi, cậu ấy tỏ ra... sung sướng vì "trả thù" thành công...



Thế mới biết, chuyện gọi ... tắt của chiếc mobile chẳng hề đơn giản, nhất là gọi thế nào cho "văn hóa" thì càng khó hơn!



(Theo Mobilenet)​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
SOS về nạn SMS lừa đảo!​

Bạn đã bao giờ nhận được một tin nhắn tương tự như thế này chưa: "Chúc mừng bạn đã trúng thưởng 100.000đ. Hãy nhắn tin theo cấu trúc NAP 100K và gửi đến 87xx để nhận phần thưởng".

Hãy cảnh giác với những tin nhắn có nội dung như vậy, đây là một trong những nội dung tin nhắn lừa đảo để trục lợi từ khách hàng.

Quà tặng từ trên trời rơi xuống

Hình thức tin nhắn giả mạo cũng liên tục được làm mới và cập nhật theo thông tin của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động.

Mẫu tin nhắn thông thường là thông báo một tin vui, một số tiền thưởng hoặc khuyến mại nhất định nào đó và đề nghị khách hàng nhắn tin theo cú pháp hướng dẫn sẵn gửi đi để được nhận phần quà. Có khi tin nhắn được hướng dẫn là gửi về tổng đài 8xxx nào đó, hoặc gửi lan truyền cho nhau. Thậm chí một số đối tượng còn lạm dụng cả tên các chương trình khuyến mãi hiện hành của các nhà mạng để "chế biến" thành tin nhắn giả mạo trục lợi khách hàng.

Mới đây, các thuê bao của MobiFone đã liên tục nhận được tin nhắn giả mạo với nội dung "Chuc mung ban!Ban da trung 1phan qua tri gia 200.000VND nhan dip ki niem 14 nam ngay thanhlap MOBIFONE.de nhan,hay soan tin: NAP 14NAM roi gui 2 lan den 8733". "Mình đã bao giờ tham gia một trò chơi nào qua hệ thống tin nhắn cả, nhưng khi nhận được tin nhắn bạn đã trúng thưởng 200.000 đồng ...có thể do hệ thống tổng đài lỗi, chẳng tội gì mà không nhận số tiền từ trên trời rơi xuống đó nên đã nhắn tin lại theo hướng dẫn. Sau đó kiểm tra lại mấy lần tài khoản chỉ thấy hụt tiền đi chứ nào chẳng nói là thưởng đến 200.000 đồng vào tài khoản". Chị Vũ Thanh Hương, B2 Khu Văn Chương cho biết.

Gần đây, báo Tiền Phong cũng đã thông tin về việc kẻ lừa đảo lợi dụng hệ thống nạp tiền qua hình thức nhắn tin SMS của trò chơi trực tuyến Thế giới Hoàn Mỹ (Công ty Quang Minh DEC) để nhắn tin trục lợi.

Rất nhiều người sử dụng điện thoại di động nhận được tin nhắn "Để được thưởng 20.000 VND trong tài khoản, bạn hãy soạn tin nhắn theo cú pháp sau: NAPTIEN TK20000 và gửi đến số 8778", hoặc "Chúc mừng bạn: bạn là người may mắn trong chương trình khuyến mãi của chúng tôi, hãy soạn tin nhắn: NAPTIEN TK20000 và gửi đến số 8778 để nhận thưởng".

Khi khách hàng nhắn tin tới số 8778 theo mẫu trên chính là hình thức nạp tiền (15.000 đồng/1 lần nhắn tin) từ điện thoại di động của mình cho tài khoản TK200000 của dịch vụ eBank, trò chơi thế giới Hoàn Mỹ.

Khách hàng mất lòng tin

Một số khách hàng do hiếu kỳ, một số bị không ít khách hàng đã trở thành nạn nhân của trò giả mạo này. Khi gửi tin theo cú pháp trên, khách hàng sẽ phát sinh cước sử dụng dịch vụ đến 8xxx, cước có thể lên đến 15.000 đồng/tin nhắn. Trường hợp ít nhất thì khách hàng cũng tổn thất tiền tin nhắn nội mạng hoặc liên mạng khi gửi tin lan truyền cho nhau.

"Chỉ cần vào trang web của các mạng di động, đăng ký rồi đăng nhập dưới danh nghĩa của một số di động cùng mạng bất kỳ là có thể gửi tin nhắn qua internet cho người khác. Sau đó lợi dung danh nghĩa của các nhà cung cấp này, các đối tượng hacker đã vô hình chung khiến khách hàng tin rằng đang tham gia một chương trình khuyến mãi rất đặc biệt và hấp dẫn của nhà cung cấp dịch vụ tổ chức.

"Thực thực, hư hư, vấn đề là chúng tôi cũng thường xuyên nhận được các thông tin khuyến mại từ các nhà cung cấp dịch vụ. Bây giờ phải cảnh giác với tất cả, cũng chẳng biết có thật là tin khuyến mại thật từ nhà cung cấp dịch vụ không?", anh Trần Lực, CT2 Linh Đàm bức xúc nói.

Đúng là mất vài ba ngàn tiền cước có thể chỉ là một vấn đề nhỏ, vấn đề tai hại hơn mà trò giả mạo này gây ra là sự hoang mang, mất lòng tin của khách hàng vào các chương trình khuyến mại của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động .

Hãy tìm cách tự bảo vệ mình

"Ai là người chịu trách nhiềm đền bù thiệt hại cho chúng tôi. Rõ rằng tin nhắn được phát ra từ số nào 8773 hay 8xxx, hay...1800xxx nào đó thì chủ của số máy đó phải chịu trách nhiệm chứ, cho dù là chịu trách nhiệm ở mức độ nào đi nữa", anh Trần Lực cho biết.

Các nhà cung cấp dịch vụ, MobiFone, VinaPhone...cũng đã tìm những cách bảo vệ quyền lợi khách hàng. Khi phát hiện ra các hiện tượng giả mạo tin nhắn, MobiFone ngay lập tức phối hợp với các bên liên quan, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số, chủ thuê bao của các số máy 8xxx để tìm cách ngăn chặn hoặc xoá các user, các nickname đang phát tán tin nhắn giả mạo.

Các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã liên tục khuyến cáo, khuyến nghị khách hàng về các hình thức giả mạo tin nhắn trên các phương tiện truyền thông. Đại diện của mạng MobiFone khuyến cáo: "Khi nhận các tin nhắn có nội dung tương tự như trên, trước hết, khách hàng nên liên hệ với nhà cung cấp mạng để kiểm tra thông tin. Tuy nhiên, để việc ngăn chặn các hành vi giả mạo qua tin nhắn được hiệu quả hơn, MobiFone mong muốn và kêu gọi sự hợp tác của khách hàng trong việc đề cao cảnh giác, không lan truyền tin và cung cấp cho MobiFone khi có các tin nhắn giả mạo qua tổng đài 18001090".

Đúng là trước tiên người tiêu dùng phải biết cách tự bảo vệ mình, nhưng câu hỏi đặt ra là bao giờ các cơ quan quản lý sẽ vào cuộc, trước khi tìm ra thủ phạm lừa đảo ai sẽ chịu trách nhiệm với người bị lừa. Nếu không có các quy định, biện pháp xử lý của pháp luật, không có các chế tài...thì các trò lừa đào trên mạng sẽ còn tiếp tục phát triển và người tiêu dùng sẽ chịu thiệt thòi đến thế nào?

Hạnh (Tạp chí Xã hội Thông tin)​
 
Điện thoại di động tại Việt Nam có thể bị nghe trộm?​

Mức bảo mật trên hệ thống thông tin di động tại Việt Nam hiện đang ở mức yếu. Một mạng di động của Việt Nam thậm chí còn... không có hệ thống bảo mật.

hh0.jpg

Những cuộc điện thoại này liệu có được an toàn?

Ngay từ những ngày đầu năm 2007, các hãng bảo mật danh tiếng trên thế giới đã bộc bạch một nguy cơ làm ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Họ là những người sử dụng điện thoại di động mà mức độ gắn bó đến mức không thể không có được.

Bên cạnh việc bị tấn công bằng tin nhắn kiểu dội bom, đánh cắp dữ liệu cá nhân... một nguy cơ lớn hơn nhiều là các cuộc gọi của họ có thể bị nghe lén. Nguy cơ này ở Việt Nam càng cao hơn khi mức độ bảo mật di động ở nước ta được xếp vào loại yếu. Trên thị trường chợ đen đã bắt đầu thấy rao bán các thiết bị có thể nghe lén điện thoại di động như vậy...

Gần đây, tiếp xúc với phóng viên tại cuộc hội thảo về an toàn thông tin vừa được Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng? tổ chức tại Hà Nội, ông Dmitry Shkurenkov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo mật thông tin trên điện thoại di động (thuộc trung tâm nghiên cứu Khoa học - Kỹ thuật ATLAS - Nga) đưa ra những thông tin hết sức đáng chú ý:

"Công nghệ bảo mật thông tin trên điện thoại di động của Việt Nam ở mức yếu. Thậm chí có nhà cung cấp mạng GSM còn không có hệ thống bảo mật. Vì vậy, kẻ xấu rất dễ nghe lén các cuộc điện thoại di động tại Việt Nam".

Hiện nay, Việt Nam có 3 nhà cung cấp mạng GSM và một số nhà cung cấp mạng CDMA. Cả ba nhà cung cấp mạng GSM đều sử dụng nguyên lý bảo mật theo kiểu lập mã bảo mật từ máy thuê bao đến trạm gốc, rồi từ trạm gốc phát lại đến thuê bao bên kia.

Trên thế giới hiện chia làm hai mức bảo mật trên hệ thống thông tin di động là mức mạnh và mức yếu.

Ở Châu Âu có hệ thống bảo mật mạnh, ở Việt Nam là mức yếu. Thậm chí có một mạng của Việt Nam còn không có hệ thống bảo mật. Các cơ chế bảo mật được xác định và áp dụng thì nhiều, nhưng đối với từng cơ chế cũng có ưu nhược điểm khác nhau.

Đối với cơ chế bảo mật từ máy thuê bao đến trạm gốc (đang được áp dụng ở một số mạng di động Việt Nam), nếu những tổ chức, cá nhân có ý đồ nghe trộm, họ có thể sử dụng một thiết bị làm trạm gốc giả, thuê bao sẽ vô tình chuyển nội dung cuộc thoại đến đúng trạm gốc giả đó. Kẻ xấu có thể thu lại toàn bộ nội dung cuộc thoại không khó khăn gì.

"Hiện nay, trên thế giới tình trạng nghe lén điện thoại khá phổ biến. Mới đây ở Nga, một giám đốc ngân hàng lớn bị ám sát cũng vì bị bọn khủng bố nghe lén điện thoại, biết được lịch di chuyển của ông ấy để phục kích.

Tôi không biết đã có cá nhân, tổ chức nào đưa thiết bị nghe trộm vào Việt Nam hay chưa, nhưng hiện nay, trên thế giới thiết bị nghe lén đó không phải là quá hiếm và quá đắt.

Điều nguy hiểm là những thiết bị đó khó bị phát hiện, chúng có thể ngụy trang dưới thiết bị âm thanh, một chiếc amli chẳng hạn, để đưa vào Việt Nam một cách công khai, các cơ quan hải quan cũng rất khó phát hiện, vì không phải ở đâu họ cũng có thiết bị để kiểm tra?" - ông Dmitry Shkurenkov cho biết.

Tuy nhiên, mọi việc có vẻ không chỉ dừng lại ở đó, người sử dụng điện thoại di động không chỉ bị nghe lén mà họ còn trở thành con tin của kẻ xấu đúng với nghĩa đen của nó.

Trong một số thiết bị cầm tay (điện thoại di động) đang có mặt trên thị trường, nhà sản xuất có cài phần mềm mà họ có thể kích hoạt chiếc điện thoại từ xa, ngoài ý muốn của người sử dụng.

Có thể xảy ra trường hợp thế này, một người cầm điện thoại vào phòng bắt đầu một cuộc họp quan trọng, dù đã tắt máy, nhưng nếu muốn lấy thông tin cuộc họp đó, những kẻ xấu từ khoảng cách vài trăm km có thể kích cho điện thoại hoạt động và cứ thế nối thông để điện thoại truyền toàn bộ nội dung cuộc họp ra ngoài.

Như thế, chỉ còn cách thích ứng trong hoàn cảnh hiện nay là phải tự bảo vệ mình. Sẽ là sai lầm nếu có ai nghĩ rằng thông tin trên điện thoại di động là an toàn tuyệt đối. Những thông tin quan trọng, nếu không muốn bị nghe trộm thì đừng trao đổi qua điện thoại di động thông thường.

(Theo Công an nhân dân)​
 
ĐTDĐ nguyên nhân của tội phạm đường phố​

dienthoai-28-04-10.jpg


Trước đây, nhiều nghiên cứu cho rằng điện thoại di động là nguyên nhân chính gây nên nhiều hiện tượng bất thường như ong chết ở Anh và một số khu vực khác; mùa màng thất bát và nguy cơ tiềm năng gây bệnh ung thư. Mới đây, một bản khảo sát tại Anh kết luận ĐTDĐ là nguyên nhân của tội phạm đường phố.

Một bản khảo sát Tội phạm Anh quốc đã công bố kết luận trên. Theo tờ báo Người bảo vệ, trong vòng 3 tháng cuối năm 2006, tình hình loại tội phạm cướp giật tăng 8%, hầu hết là cướp điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3. Các "vật dụng truyền thống" như túi xách, ví tiền không còn là mục tiêu của bọn tội phạm này.

Theo bộ trưởng bộ an ninh nội vụ Tony McNulty, điện thoại di động là "đối tượng cướp giật" trong hơn 1 nửa các vụ cướp bóc diễn ra trên đường phố. Chính vì thế mà chính phủ Anh phải tìm ra biện pháp ngăn chặn và giải quyết vấn đề tại một số khu vực thường xuyên xảy ra nạn trộm cướp này. Một khuyến cáo đối với người sử dụng điện thoại di động đó là hãy cẩn thận và cảnh giác khi "đem khoe" hoặc bắt buộc phải "khoe" dế ở nơi công cộng.

Chiếc điện thoại di động rõ ràng là một tài sản có giá trị, chính vì thế mà người sử dụng nên làm theo lời cảnh báo của cảnh sát để không tạo cơ hội cho những tên tội phạm luôn rình rập.

(24H.COM.VN)
 
ĐTDĐ nhận tin nhắn từ YM : Coi chừng virus !​


Hiện nay, hệ thống chat của Yahoo! Instant Messenger đã hỗ trợ dịch vụ gửi tin nhắn đến ĐTDĐ. Một sơ hở chưa được người chú ý là rất nhiều tin nhắn có đường link chứa virus được gửi đến điện thoại di động.

Ông Nguyễn Tử Quảng-Giám đốc Trung tâm An ninh mạng ĐHBK Hà Nội (BKIS) khẳng định: Khi nhận được một tin nhắn có đường link chứa virus, với một số loại ĐTDĐ hỗ trợ khả năng kết nối Internet, nếu bấm vào đường link này thì virus sẽ được tải về và có thể chạy trên máy, từ đó tiếp tục lây lan ra các máy khác.

Sau đây là những lời khuyến cáo của ông tới người tiêu dùng:

Về nguy cơ lây lan:

Virus có thể dễ dàng lây từ máy tính này sang máy tính khác vì phần lớn máy tính đều dùng chung một loại hệ điều hành, tức là cùng một môi trường (thường là Microsoft Windows).

Tuy nhiên, các loại ĐTDĐ của các hãng khác nhau lại sử dụng hệ điều hành khác nhau (hiện nay có rất nhiều loại hệ điều hành như vậy). Cho nên rất may là nguy cơ lây lan virus đối với ĐTDĐ chưa cao bởi chúng không dễ dàng lây từ máy điện thoại này sang máy điện thoại khác do môi trường khác nhau.

Máy ĐTDĐ sẽ có những ảnh hưởng gì nếu "dính" virus? Dữ liệu có bị lấy cắp hoặc bị phá huỷ như đối với máy tính?

ĐTDĐ về bản chất cũng là một loại máy tính, đặc biệt những loại điện thoại được sản xuất gần đây ngày càng giống máy tính hơn, chỉ khác là ĐTDĐ ít chức năng và cấu hình thấp hơn so với những máy tính chúng ta sử dụng hàng ngày. Virus trên ĐTDĐ thực ra cũng là những phần mềm, vì thế hoàn toàn có thể gây ra sự phá hủy dữ liệu, lấy cắp thông tin như virus máy tính.

Những máy ĐTDĐ nào có nguy cơ bị nhiễm virus nhiều nhất:

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, virus trên ĐTDĐ chủ yếu xuất hiện ở các dòng điện thoại Nokia dùng hệ điều hành Symbian Series60 như N3210, N6680, N6681...; tiếp đến là các loại điện thoại Nokia dùng Symbian Series80 như N3250, N9300... Những loại điện thoại Nokia dùng Symbian Series60 có nhiều người sử dụng hơn những loại khác, vì thế cũng trở thành đối tượng bị hacker nhòm ngó nhiều hơn.

Khuyến cáo gì đối với người dùng ĐTDĐ để tránh cho máy khỏi nhiễm virus trong khi vẫn có thể sử dụng được dịch vụ tin nhắn mobile của YIM:

Như trên đã nói, nguy cơ là có thể xảy ra nhưng xác suất chưa cao. Để đề phòng, người dùng cũng nên lưu ý theo các nguyên lí phòng chống virus máy tính như: không bấm vào các đường link khi không rõ nguồn gốc.

Với sự xuất hiện ĐTDĐ smart phone ngày càng hiện đại, người dùng đã phải cảnh giác đối với virus chưa? Cần phải cảnh giác theo cách nào?

Do tốc độ phát triển rất nhanh của các thế hệ điện thoại thông minh cũng như số lượng người dùng chúng, giới hacker đã bắt đầu chú ý đến các thiết bị này, bằng chứng là đã có một số loại virus trên ĐTDĐ. Hiện nay hầu hết các loại virus trên ĐTDĐ chủ yếu lây lan qua công nghệ Bluetooth và tin nhắn MMS, trong tương lai có thể là qua các đường link web, email trên điện thoại di động.

Để phòng tránh virus, người sử dụng nên tắt Bluetooth của ĐTDĐ khi không sử dụng tới, cẩn thận với các bản tin MMS và không bấm vào các đường link khi không rõ nguồn gốc.

(Theo Tienphong Online)​
 
Bó tay, cái gì cũng biết. Mỗi cái cần biết thì lại chưa biết.
hu hu hu
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom