Mẹo uống rựou bia không say?? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Là đàn ông, bạn có lẽ đã ít nhất một lần say rượu đến nhừ tử, đến nôn mửa...

Văn chương bình dân Việt Nam tại các bàn nhậu thường có câu: "Một xị mở mang trí tuệ, hai xị giải phá cơn sầu, ba xị có thấm tháp vào đâu..., sáu xị cho chó ăn chè, bảy xị vợ đem về cạo gió". Khi bạn đã uống đến mức cho chó ăn chè hoặc vợ đem về cạo gió thì cái cảm giác vật vã này sẽ không chỉ có ở đêm đó mà thôi, nó còn kéo dài qua đến ngày hôm sau. Bạn thức dậy cảm thấy mình mẩy ê ẩm, mọi khớp xương trong người tưởng chừng như rã rời...

Các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm được các cảm giác lừ đừ, ê ẩm này; đồng thời cũng góp phần không nhỏ trong việc làm giảm bớt cơn say.

A- Làm giảm bớt cơn say

Đôi lúc trong đời sống, việc uống rượu hầu như không thể tránh được. Bạn có thể phải uống rượu vì lịch sự, vì xã giao, vì muốn một công việc được trót lọt. Một đôi lần tham dự tiệc cưới, tiệc sinh nhật của một người bạn thân, tuy bạn không muốn uống nhiều nhưng lại không muốn làm mọi người mất vui. Thì đây, một số mẹo vặt nhỏ có lẽ tạm đủ cho bạn chung vui một cách không quá dè dặt và vẫn còn đủ tỉnh táo cho đến cuối bữa tiệc.

Hãy uống với tốc độ chậm

Cơ thể bạn có khả năng tiêu hóa chừng 35-40 ml rượu nguyên chất trong mỗi tiếng đồng hồ (lượng rượu này bằng khoảng 1 lon bia = 1 ly rượu chát). Nếu bạn có thể uống chậm hơn mức này, bạn sẽ không bao giờ biết say.

Đừng uống lúc bụng trống rỗng

Ai từng uống rượu cũng biết rằng uống lúc bụng đói sẽ dễ say hơn rất nhiều. Theo bác sĩ Mack M., Phó chủ tịch Cơ quan Y khoa Nghiên cứu về ảnh hưởng của rượu tại Maryland, thực phẩm trong dạ dày có khả năng làm chậm mức hấp thụ rượu của cơ thể; và cơ thể càng hấp thụ rượu chậm bao nhiêu, bạn càng ít say bấy nhiêu. Cảm giác say xuất hiện là do tác dụng của rượu đối với não; rượu thấm vào máu qua đường tiêu hóa, rồi máu dẫn rượu lên não.

Đừng uống những rượu có chất hơi

Các loại rượu có chất hơi như bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có hơi khác... thường làm bạn say nhanh hơn những loại rượu không có hơi. Những bọt hơi trong rượu có tác dụng đẩy nhanh sự dẫn nhập của rượu vào máu và vì thế, bạn dễ say hơn.

Muốn kiểm chứng việc này không có gì khó, hãy uống lượng rượu đủ làm cho bạn say (3 ly rượu mạnh chẳng hạn) pha với soda và xem đồng hồ để biết khi nào cảm giác ngà ngà đến với bạn. Vài ngày sau, cũng với loại rượu này, nhưng bạn uống 3 ly không pha so da trong cùng thời gian. Hãy so sánh và tự tìm ra kết quả.

Đừng bao giờ "cụng" với những người to con hơn bạn

Nếu bạn được trời sinh ra với vóc dáng nhỏ nhắn, đây là một thiệt thòi lớn cho bạn trong bàn tiệc.

Bạn cân nặng 50 kg, nếu uống cùng lượng rượu với một người cân nặng 80 kg thì khi làm xét nghiệm về lượng rượu trong máu, các chỉ số của người kia sẽ chỉ vào khoảng phân nửa của bạn. Vì vậy, nếu bạn nhỏ con, hãy uống chậm và uống ít hơn người to con.

Uống sinh tố B

Các thí nghiệm cho thấy rằng, rượu làm mất đi nhiều sinh tố cần thiết cho cơ thể bạn, đặc biệt là các loại sinh tố B. Đó là một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu khi say rượu. Việc uống sinh tố B6 và B complex sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say rượu.

Ghi chú: Các loại sinh tố được bán tự do tại các nhà thuốc tây. Dù sao, việc uống quá nhiều bất cứ loại thuốc nào, kể cả các sinh tố, đều không tốt cho cơ thể. Sinh tố B6 là một độc chất nếu uống quá nhiều.

(st)_
 
Tiếp tục sưu tầm mẹo :

Lợi ích của các khoáng chất và amino acid

Ngoài các sinh tố cần thiết, rượu còn làm mất đi các khoáng chất và các amino acid trong cơ thể nữa. Nếu bạn tiếp tế nhiều những chất này cho cơ thể, cơn say sẽ nhẹ hơn.

Bạn có để ý rằng việc uống rượu mạnh pha với nước muối Perier nhập cảng từ Pháp sẽ tạo nên hương vị "ngọt ngào" và làm cơn say "đằm" hơn so với uống rượu pha soda thường? Đó là do tác dụng của khoáng chất trong nước suối. Nhưng nếu bạn không dùng Perier, mà pha rượu với một loại nước suối khác không có gas như Vivian hay nước lọc chẳng hạn, bạn sẽ thấy cơn say càng "đằm" hơn rất nhiều.

Tác dụng làm bớt cơn say của các amino acid cũng được chứng minh qua các nghiên cứu tại phân khoa chuyên môn về các chứng nghiện của đại học Khoa học Sức khỏe Texas. Các loại amino acid thường có bán tại các nhà thuốc tây dưới dạng viên.

B- Cảm giác nhức đầu, lừ đừ sau khi tỉnh rượu

Nếu cơn say rượu làm bạn có cảm giác khó chịu như choáng vàng, nôn mửa, thì cảm giác lừ đừ mệt mỏi và cơn nhức đầu như búa bổ sau cơn say cũng làm bạn khó quên; thậm chí còn có thể làm bạn mất một ngày làm việc nữa. Để không bị cảm giác này, nhiều người đề nghị uống rượu X.O. (loại rượu có số tuổi ít nhất 50 năm, và dĩ nhiên rất đắt tiền). Những phương pháp dưới đây có thể mang lại cho bạn cảm giác thoải mái hơn.

Uống hai viên alka-seltzer trước khi ngủ

Nếu không có alka-seltzer, bạn có thể thay thế bằng aspirin, tylenol, acetaminophen hay advil, ibuprofen. Các thuốc này có công dụng trị đau nhức, uống trước khi ngủ sẽ có công hiệu tốt cho ngày hôm sau.

Tại sao alka-seltzer tốt hơn? Như trên đã nói, chất lỏng có hơi tiêu hóa nhanh hơn loại không có hơi. Alka-seltzer chẳng qua là một loại aspirin có hơi mà thôi.

Uống sinh tố B, khoáng chất và amino-acid

Sự mất mát của 3 loại trên có thể bù đắp trước hay sau lúc uống rượu. Nếu bạn quên không tiếp tế 3 chất này cho cơ thể trước hay trong khi uống rượu, thì đừng quên uống chúng với thật nhiều nước trước khi đi ngủ. Đừng để phải thức dậy vào buổi sáng với đầu nhức như búa bổ, tâm trí bần thần, miệng thì khô đắng.

Để tránh cảm giác trên, có thể uống chung một lúc 2 viên L-tyrosine loại 500 mg (amino acid), 1 viên B50, và 1 viên B6 loại 100 mg.

Uống nước cam pha với mật vào buổi sáng

Cả hai chất này đều chứa đường fructose, một loại đường có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa chất rượu nhanh hơn. Hãy uống một ly lớn vào buổi sáng lúc mới thức dậy, bạn sẽ tỉnh táo và đỡ khát nước.

Một ly cà phê đậm đà

Cảm giác nhức đầu sinh ra do sự trương căng quá độ của mạch máu dưới ảnh hưởng của rượu. Cà phê có tác dụng ngược lại, sẽ làm các mạch máu này hết căng, và chứng nhức đầu cũng hết theo. Nhớ là uống cà phê vừa đủ để trung hòa ảnh hưởng của rượu thôi, đừng để sau đó lại bị nhức đầu và tim đập mạnh do ảnh hưởng của lượng cà phê còn sót lại.

Ghi chú: Cà phê chỉ tác dụng ngược với rượu trên triệu chứng nhức đầu mà thôi, hoàn toàn không có công hiệu "giải rượu" khi say. Có rất nhiều người lầm lẫn về điều này.

Một bữa ăn bồi bổ

Nếu không mệt đến nỗi chê cơm chán cháo, bạn nên ăn một bữa đầy đủ dinh dưỡng để bù đắp lại những thứ bị mất trong cơn say. Bữa ăn nên có nhiều chất đạm (có nhiều trong thịt, cá), carbonhydrat (có nhiều trong cơm gạo, giúp tăng cường các amino acid trong máu); ăn nhiều rau xanh để bồi bổ lượng sinh tố và khoáng chất bị mất. Kiêng đồ ăn có dầu mỡ.

Mẹo vặt:

- Trước khi uống rượu, uống 2 viên 50 mg sinh tố B6, kèm theo 1 viên sinh tố B-100 để làm bớt say hơn phân nửa. (Lưu ý: sinh tố B6 không nên dùng thường xuyên vì có thể gây biến chứng không tốt).

- Việc ăn vài bát cơm với rau luộc trước khi uống rượu có thể giúp bạn "cầm cự" rất lâu. Trong cơm, gạo, cám... có nhiều sinh tố B và carbonhydrat. Trong rau luộc (các loại rau màu xanh đậm như rau muống, rau dền, rau sà lách son) có nhiều khoáng chất, toàn là những chất bị mất nhiều nhất trong lúc uống rượu. Nếu trong lúc ăn cơm bạn lại còn "giải khát" bằng một ly nước cam pha mật nữa... thì có lẽ bạn sẽ là một trong những người còn tỉnh táo cuối cùng trong bàn rượu, đồng thời là người duy nhất thức dậy sáng hôm sau rất tề chỉnh, làm việc bình thường. Lưu ý: không nên vo gạo kỹ trước khi nấu cơm, sẽ làm mất hết các sinh tố trong gạo.
 
Rượu ....



Rượu có từ bao giờ ? Có từ trước khi có loài người . Theo chữ tượng hình và quy luật (agreat logique) của Trung Quốc, chữ tửu là rượu gồm hai bộ phận. Một bộ phận là chữ thủy là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu - Chữ Dậu có nghĩa là rượu lên men. Hai chữ ghép lại với nhau có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước thành rượu . Những quả hái lượm về, không ăn hết, để chất đống, bị lên men. Các loại ngũ cốc gặp ẩm cũng lên men. Khi chúng lên men có lên một mùi thơm dễ chịụ Ăn vào thấy vị ngọt mà say sưa, và từ đó người ta làm ra rượu . Chữ " dậu" ghép thêm chữ " tích" là để lâu , thành ra chữ " thế" nghĩa là dấm. Người ta đã biết rượu từ rất sớm. Rượu để uống, dùng trong y học, dùng cho thuốc mổ, dùng thay cho nhiên liệu và có rất nhiều công dụng khác nữa .

Rượu bồ đào (nho) từ Tây Vực đưa vào Trung Quốc từ đời Đường, có một nhà thơ đời Đường là Vương Hàn đã có bài thơ bất hủ là bài " Lương Châu Từ" . Thời xưa còn lấy rượu từ nhựa cây báng (quang lang). Cây thốt nốt cho rượu thốt nốt. Người ta cắt ngang cây chuối rừng, hứng lấy nước thân cây cho vào một chút men thực vật là đã có rượu .

Sau khi các thổ dân vùng Amazôn và ở Mexique tiếp xúc với rượu, họ đã phát biểu về rượu và được các nhà thám hiểm ghi lại như sau: " Chúng tôi uống, có cảm giác mê say, có ảo giác tưởng như gặp thần tiên hoặc các vị tổ tiên" . Họ cũng công nhận là khi say rượu người ta không làm chủ được mình, không biết mình đang làm gì. ở một số nước người ta tưới rượu vào người chết và xung quanh quan tàị Những người làm các công việc như: đao phủ, rửa xương người chết khi cải táng, thợ làm các công việc mạo hiểm ... thường uống rượu say trước khi hành sự.

Cũng có người cho rằng, con người trong thời đại đồ đá đã biết làm rượu (khoảng 8.000 năm trước công nguyên). Vị thần rượu ở Hy Lạp gọi là Dionysos, ở La Mã gọi là Bacchus. Thần là con của siêu thần Zeus với Semélé. Đó là vị thần có râu, ria xồm xoàm, " sát" gái, được tượng trưng với dáng mình dê, đầu người với hai cái sừng. Bacchus là thần của rượu, của sự say mê, của nghề trồng trọt, của sân khấụ Rồi đến các nước châu Âu khác, nhất là các nước có nhiều những cánh đồng nho, đều coi Bacchus là thần rượu của nước họ. Các nhà điêu khắc, các họa sĩ ở mọi nơi đều đua nhau nặn tượng và vẽ chân dung Bacchus. Trong đó có Leonard de Vinci . Lối vào thư viện Quốc gia Việt Nam do người Pháp xây dựng năm 1919 có một vườn hoa kiểu Pháp. Ngay ở đó, có dựng trang trí 4 chiếc cốc rượu lớn kiểu Hy Lạp (cốc bạc) xung quanh những chiếc cốc đó có trang trí những chùm nho chín mọng được cách điệu hóu . Hai bên cốc, có hai phù điêu thần Bacchus. Những ngày lễ tết, một số khách được mời đến dự tiệc rượu dưới chân 4 chiếc cốc đó. Họ uống rượu vui với nhau và tưởng niệm thần rượu mà lấy làm tự hào là họ được coi như là những đệ tử của thần. Xưa ở Hy Lạp và La Mã, mở đầu cho tháng gặt hái mùa nho và chuẩn bị ủ rượu, đâu đâu cũng mở hội lễ, tế thần Bacchus. Những chúa đất và những ông chủ hầm rượu nho tổ chức nhiều đêm dạ hội tưng bừng náo nhiệt. Những thùng rượu nho được đưa đến không ngừng. Trong những tiệc rượu long trọng này, nhiều cô gái, những người đàn bà đứng tuổi đến uống rượu và nhảy múa thâu đêm suốt sáng. Họ nhảy với nhau rồi lại uống, uống xong lại nhảy . Họ bảo với nhau rằng các cô gái rất thích hiến thân mình cho thần Bacchus. Trong lúc say sưa, nam và nữ được dịp tìm hiểu nhau, yêu nhau và mượn chén hoặc say thật đã dính vào nhau, hiến thân cho nhau . Họ tưới rượu vào nhau đến ướt sũng cả quần áo và thân thể rồi họ uống, đớp lấy những giọt rượu vang trên áo, quần, váy của nhau như thể những con cá đớp mồị Sau đó họ lại nhảy những bước chuếnh choáng gọi là điệu nhảy ma quỷ (danse des diables). Phong tục này lan tràn khắp châu Âu .

Từ Bacchus lại đẻ ra từ Bacchant có nghĩa là bợm rượu . Hoặc là Bacchante là những người đàn bà uống rượu nhiều, là tín đồ của sự say sưa, điên loạn lên vì tình. Họ vì thờ thần Bacchus mà quên đi cuộc đời, quên đi cả chính mình. Những người đàn bà này thường được miêu tả trên sân khấu bi kịch Hy Lạp, La Mã và cả các vùng lân cận. Họ cho uống rượu là sự việc đáng tôn thờ, gây nên cơn mê bị quyến rũ và họ đắm say vào những cơn mê, điên rồ, say sưa tình ái trên đời, đối với họ chỉ có hai thứ : rượu và tình yêu . Với những người được gọi là Bacchant và Bacchante, họ lấy làm vinh dự được là tửu đồ của thánh Bacchus cũng như ở phương Đông người ta tự coi mình là tửu đồ của Lưu Linh. Họ gọi rượu là nước mạnh, tượng trưng cho sức mạnh của cuộc sống (candvie), là ngọn lửa của trí tuệ và thơ cạ Rượu là giống đực khi nó mới được chưng cất. Khi được uống vào, nó trở thành giống cái muôn đời quyến rũ. Nó sẽ trở thành lãng quên hoặc là cái chết. Mùa hái nho ở Tiệp Khắc và Hung Ga Ri đã đến. Những nam thanh nữ tú đã có mặt trên những khoảng đồi từ rất sớm. Các cô gái xếp thành hàng, ăn mặc toàn đồ trắng, trên đầu tết những chùm nho, dự lễ tế thần, cầu chúc cho được mùa nho và mùa rượụ Họ cùng uống rượu, nhảy múa với nhau, thăm hỏi nhau về mùa màng và tình hình cất rượu . Đây cũng là dịp tốt để bạn trẻ bước vào tình trường. Sau khi đã nhảy múa, uống rượu với nhau, họ hình thành từng cặp, từng cặp, giắt nhau vào những thung lũng phía sau rồi biến đi đâu không biết. Đó đây vang lên những câu hát về rượu nho và về tình yêu . Những cuộc vui như thế kéo dài hàng tuần lễ và được gọi là tháng của rượu nho . Sau những tháng của thần rượu, nhiều trẻ con được sinh ra, được gọi là " những đứa con của tháng rượu nho" ......
 
Uống rượu kiểu Việt Nam xưa .....


Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu) tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)....

Người sành rượu, trước hết cầm lấy chai rượu, ngắm nghía một lát, như say đắm, như vuốt ve chai rượu, thận trọng mà âu yếm nồng nàn như cái kiểu giải y một cô gái (!) . Anh ta lại đặt chai rượu xuống. Tay nắm chặt chiếc chén trong tay, ướm ướm. Chén rượu không có tai . Có thể là chiếc chén Bát Tràng, chén ở lò ông Thiếu hoặc chén cổ có men sáng, dưới đáy có chữ " Nội phủ" . Quanh chén có vẽ chút thuỷ mặc và hai câu thơ :

Vị thuỷ đầu can nhật
Kỳ sơn nhập mộng thần

Anh ta rút nút chai bằng cuộn lá chuối khô ra, ngửi ngửi rồi rót rượu ra chén. Thế là rượu hiện ra, dịu dàng, nõn nà, trong suốt. Có thể là độc ẩm (uống một mình) hoặc là đa ẩm (uống với nhiều người). Trong mấy người uống rượu với nhau, người ít tuổi hơn phải giữ ý. Khi nâng chén, không để chén của mình cao hơn chén của người nhiều tuổi .

Tay nâng chén rượu, người ta tớp một hớp thật nhỏ, khẽ chép miệng rồi mới uống tớp đầu tiên, tớp thứ hai ... Người ta thấy tinh thần phấn khởi . Nỗi mệt nhọc được giảm đi . Tâm hồn nhẹ tênh. Người ta quên đi mọi bi kịch, mọi sự vụn vặt trong cuộc sống. Tự biến mình từ nô lệ của cuộc sống vật chất sang tự do . Người ta chuyển thực tế vào mộng một cách dễ dàng và êm ả.

Khi uống với bạn bè, người ta cùng uống, cùng say để tỏ tình thật với nhau, uống cho sự giao ước, hứa hẹn được bền vững. Con quỷ tinh nghịch trong rượu sẽ đưa người uống rượu trở về những ngày vàng son. Họ trở nên dịu dàng, chan hoà, vui tươi .

Người ta uống nếm; uống thưởng thức; uống lấy say . Uống kiểu chén thù chén tạc là uống hai người: chủ và khách. Bên chủ là bên " tạc" có nghĩa là chúc mừng. Bên khách là bên " thù" có nghĩa là uống đáp lại .

Người ta uống đứng, uống ngồi, vừa đi vừa uống ... Người đàn ông lý tưởng một thời xưa kia phải là người tài hoa phải biết cầm (đàn hát); kỳ đánh cờ); thi (làm thơ); hoạ (vẽ) ... Nhưng lại phải biết cả tửu (uống rượu) mới là trọn vẹn. Tửu cũng chiếm một địa vị quan trọng.

Những người cầu kỳ hoặc tao nhân mặc khách khi uống rượu yêu cầu phải có một không khí phù hợp, người uống với mình phải " ngon" , rượu phải ngon, thức nhắm phải ngon ...

Người giàu có uống loại rượu đắt tiền hơn và có kẻ hầu người hạ làm các món nhắm. Người có chữ nghĩa, vừa uống rượu vừa làm thơ làm phú, đọc cho nhau nghe những áng văn hay . Có khi họ vừa uống vừa thưởng thức giọng hát ca trù của các đào nương. Họ đưa sáng tác của họ ra để các đào nương trình bày . Người nghèo thì uống " suông" . Cũng có khi thức nhắm là quả sung, quả ớt, quả ổi hoặc quả nhót cũng xong. Gọi là rượu nhạt, rượu suông ....

Trong những bữa rượu, người ta xếp những người ngang tuổi ngồi với nhau, những người có chức sắc ngồi với nhau hoặc bình dân ngồi với nhau . Nhưng khi uống rượu kiểu " chén chú chén anh" thì thật thoải mái, bình đẳng. Chẳng phải giữ kẽ gì tha hồ mà mồm nhai, tai nghe ... Đó là cái thú dân dã và đặc biệt.

Cũng có nhiều kiểu say : say khướt, say khướt cò bợ, say tít cùng mây, say tuý luý càn khôn, say mềm, say mê mẩn đời, say ngà ngà, say không biết trời đất là gì... Lẽ dĩ nhiên cũng thường có chuyện: " rượu vào lời ra" hoặc quá chén mà xảy ra những điều đáng tiếc.

Ở thời xa xưa, những người dân ở vùng cao đều uống rượu cần. Mọi người uống tập thể từ một vò rượụ Nhưng rồi một số di dân xuống đồng bằng, họ sống trong môi trường mới, không uống rượu cần nữạ Họ đã quên kiểu uống rượu này đi . Nhưng những người anh em của họ ở lại miền cao vẫn còn giữ được cái nếp uống rượu cần. Tính cộng đồng của việc uống rượu cần rất caọ Họ cùng vui với nhau bên chén rượu cần, sống cùng nhau và chết cũng cùng nhau ....
 
Thưởng thức rượu vang


Rượu vang từ lâu đã là niềm tự hào của người Pháp. ẩn sau những cánh đồng nho xanh bạt ngàn là một nền công nghệ sản xuất rượu vang và một nền văn hoá, một nghệ thuật thưởng thức rượu vang đạt đến độ tinh tế, thâm thuý. Khi rượu đã được đóng thành chai và nằm yên trong các hãng rượu thì đó là lúc công việc của người trồng nho kết thúc.

Thông thường việc thưởng rượu trải qua bốn bước: Rót rượu ra ly, nhận biết rượu qua màu sắc hương vị và kết hợp các loại cảm giác khi uống rượu . Cần phải nhẹ nhàng nhấc chai rượu ra khỏi hầm, rồi từ từ chuyển chai rượu từ tư thế nằm ngang sang thẳng đứng và giữ yên trong vài phút để rượu không bị sủi bọt. Lúc này có thể rót rượu ra một bình con với lượng rượu vừa phảị Nếu làm đúng quy trình, rượu sẽ ánh lên một màu đỏ mượt mà. Từ bình nhỏ, nhẹ nhàng mở nút bình để rượu làm quen dần với môi trường mới, tránh tiếp xúc đột ngột với khí lạnh bên ngoài . Để uống rượu, người ta thường dùng ly pha lê hình hoa tuy-líp thanh mảnh có đường viền nhỏ ở trên miệng. Nhưng ly không chân, bầu tròn xem ra lại thích hợp với những loại rượu vang mới, mạnh. Trên bàn ăn trang trọng có thể dùng cốc bạc. Nhưng dù là loại cốc nào đi nữa thì cần súc qua nước nóng, và để khô là đủ.

Tiếp đến là vai trò của khứu giác. Hương thơm sẽ dâng lên theo chiều dọc của thành cốc, hội tụ lại, lan toả rồi quay trở lại . Có đến hàng nghìn mùi hương khác nhau, và cũng thật chẳng dễ gì đọc được tính nết của mỗi loại rượu qua những hương thơm tưởng chừng giống nhau lại có những nét rất riêng này . Cuối cùng, cách uống rượu cũng là điều quan trọng. Cảm nhận đầu tiên của bạn là về vị rượu . Chỉ có bốn loại đặc trưng: mặn, ngọt, chua, đắng nhưng được hoà trộn theo một tỷ lệ tinh tế nhất, trong đó nổi trội lên vị chát làm tê các tế bào thần kinh vị giác. Bạn có thể hâm nóng rượu hoặc cho thêm một chút đá tuỳ sở thích .....

Không biết còn những gì xoay quanh chủ đề này nữa )*&^)
 
Chú skyonline này thật tình.
Chú đưa anh từ trạng thái tỉnh sang say với một đống bài như thế :-=
Cảm ơn nhé. :gathering: :stretcher:
 
Muốn uống rượu bia không say thì có 2 tình huống :
Nếu bạn là nhân viên thì đi uống với xếp
Nếu bạn là xếp thì đi uống với nhân viên
Quá đơn giản
1 trong 2 trường hợp mà bạn say xem, sẽ rất vui đó...
 
1. RU21 bán ngoài các tiệm thuốc
2. (kinh nghiệm cá nhân, không đảm bảo thành công) uống khoảng 1 ly nước dầm dưa chuột đóng chai. Khoản này có thể giúp không say trong vài tiếng và chấp cỡ 2-3 làn tửu lượng bình thường.
 
Kinh nghiệm để giải rượu:
- Uống 10 viên B1 + 1 cốc nước đường nóng. OK!!!
 
skyonline đã viết:
Mong các anh chỉ chút kinh nghiệm trước khi nhập cuộc làm thế nào thì không say? (Tửu lượng em cũng kém lắm)
Trước khi nhập cuộc thì cứ măm măm trước đã, uống vào lúc đói dễ say lắm! Hí
Trong khi nhập cuộc thì "biết người, biết ta",ngồi với dân nhậu Pro mà cứ theo họ là..tèo tèo tèo đấy...hic.
Uống đến mức cảm thấy hơi nóng mặt rùi thì nên dừng lại, uống 1 cốc nước lạnh có thêm 1 lát chanh... tỉnh táo lại "chiến tiếp"! heheee.
Tửu lượng kém không sao! Đi nhậu nhìu thì lên cơ ngay í mà! :-=
(Khíp nói như là dân nhậu thiệt ý nhỉ?!)
 
Không giải quyết được vấn đề nếu chỉ uống nước lạnh hay chanh muối gì đó. Còn uống thuốc thì bao tử dễ đi sơm lắm.
Chỉ còn cách là uống rượu mật gấu (nguyên chất) pha hơi đặc, làm 1 ly nhỏ. Đảm bảo OK.
Muốn mật gấu nguyên chất thì phải tìm hiểu thôi.

He he he. Chúc nhậu vui.
 
uong ruu ko sai

tui chi cho may bac 1 chieu ,chieu nay uong ruu ko bao gio say,chi cam thay tê tê thui
moi lan uong 1ly ruu ,thi minh uong them 1 ly tra ,cang đậm cang tot, cach nay tui dung hoai ,uong tu sang toi chieu cung ko say dau
bac nao thu xem nhe,neu co hieu qua thi bao cho em --=0
 
tui chi cho may bac 1 chieu ,chieu nay uong ruu ko bao gio say,chi cam thay tê tê thui
moi lan uong 1ly ruu ,thi minh uong them 1 ly tra ,cang đậm cang tot, cach nay tui dung hoai ,uong tu sang toi chieu cung ko say dau
bac nao thu xem nhe,neu co hieu qua thi bao cho em --=0

Ặc, Uống thế thì tối ngủ bằng niềm tin hả bac
 
Để uống không say ta có 2 trường hợp (mạn phép các lão làng nhá).
- TH1: Đối với những "độ" đột xuất, ngoại giao.
Nên ăn chút gì đó lót dạ trước khi tham gia (tô phở, bún,...). Mua 2 viên ME21, trước khi vào nhậu 30 phút "nốc" 1 viên, đến lúc cảm thấy đầu hơi bốc bốc trốn ra ngoài làm 1 viên nữa.
Lợi ích: Giảm tối đa khả năng say xỉn cho những người có tửu lượng yếu. Giải độc rất tốt đảm bảo khẩu hiệu: "Vì tương lai con em chúng ta", uống xong không bị đau đầu.
- TH2: Đối với "độ" thường xuyên.
Chỉ có 1 giải pháp truyền thống đó là: Ăn lót dạ, uống rèn luyện thường xuyên (cái này gọi là: tôi luyện dạ dày đó ạ), tập thể thao nâng cao sức khỏe (cái vụ này không biết bác KKGT có bí kíp gì không, ai cần có thể tham khảo thêm).
"Lợi ích": Tửu lượng nhìn chung được nâng lên nhanh chóng, độ phiêu ngày càng cao.
Khuyến cáo: Giảm tối đa tuổi thọ dạ dày + gan, tăng khả năng tan vỡ gia đình, nguy cơ xẹp túi tiền vào mỗi 1/2 tháng (nhậu xỉn, mệt,... cần nhu cầu xông hơi xoa bóp để lấy sức nhậu tiếp)
Các bro tham khảo thôi nhá, nếu cần thông tin với những kỹ thuật khác nữa thì liên hệ trực tiếp nhá. khà khà...
 
Để uống không say ta có 2 trường hợp (mạn phép các lão làng nhá).
- TH1: Đối với những "độ" đột xuất, ngoại giao.
Nên ăn chút gì đó lót dạ trước khi tham gia (tô phở, bún,...).

OK. Nếu ko kịp làm tô phở, bún... thì thủ sẵn 1 ít Bột ngũ cốc hòa tan. Chế 1/2 nước nóng để cho chín rồi thêm 1/2 nước nguội (để cho nguội nhanh - đỡ phải chờ), rồi tu 1 hơi... tất cả chỉ khoảng 3 phút; còn không thì pha nước nguội uống ngay cũng được (chỉ 1 phút đồng hồ). Tớ hay dùng hỗn hợp 02 gói là 01 gói bột ngũ cốc (gạo là chính) + 01 gói bột đậu (5-7 thứ đậu gì đó) cho có vẻ "giàu dưỡng chất"... Có người còn làm thêm 1 hộp sữa tươi hay 1 miếng phômai cho chắc ăn (mà cũng rất nhanh) - tớ đang học theo
Tuy nhiên tớ "còi" lại "nóng trong người" nên chỉ áp dụng để "thủ thân" thôi chứ không dám "xông pha"...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có thể trước khi uống rượu thì pha 1 cốc nước lọc, cho 1 ít bột canh, 1 ít ớt cay, 1 ít chanh. Uống vào nó sẽ tráng dạ dày của bạn đấy. Nhưng mà cách hiệu quả nhất khi đi uống giảm tỷ lệ say là... Không có tư tưởng say rượu. Thế thôi, bạn chưa đi uống đã sợ say thì chỉ có say thôi.
 
Theo kinh nghiệm
1. Trước khi đi nên ăn một thứ gì đó nhẹ (không ăn nhiều) - tốt 1 chén cơm vơi và uống một hộp sữa tươi
2. Khi uống
2.1 Tâm lý phải hết sức thỏa mái (giải trình vợ sau v.v..)
2.2 (không khuyến khích nhưng có thể chấp nhận được) cắt dưa leo dạng thỏi thả vào cốc bia có tác dụng khử mùi, làm giảm nồng độ cồn nên rất lâu say - Đây là chiêu của nhiều người thay đá vì sợ viêm họng
2.3 (Không nên vì sợ không có bạn nhậu) bỏ ít muối vào cốc bia -(cái này nói cho biết)
2.4 (Càng không nên vì hại sức khỏe) Khi hơi thấm mệt thì đưa ngón tay vào cổ họng để mọi thứ "Out" ra
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không uống bia rượu thì tốt nhất
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom