Mô phỏng mạch điện chiếu sáng hành lang

Liên hệ QC
File rất hay, nhưng nếu chỉ đi lên tầng 2 mà bật cả 5 bóng đèn thì hơi lãng phí, nhất là trong lúc nước ta đang trong tình trạng thiếu điện. Hoặc ông ở tầng 1 đang đi lên tầng 2, cùng lúc có ông ở tầng 4 đi lên tầng 5, ông ở tầng 1 đi nhanh hơn tắt bóng đèn, ông ở tầng 5 ngã lộn cổ vì ko nhìn thấy gì. Hê hê
 
Tiết kiệm điện thì thiếu gì chỗ đáng tiết kiện hơn. Điện chiếu sáng hành lang có hệ số sử dụng rất thấp hơn nữa các bóng có công suất cũng rất it. Ngoài thị trường có bán công tắc đa chiều nhưng ít người dùng. Tôi thấy ở nhà tôi mỗi lần lên tầng 3 phải bật và tắt khá nhiều thao tác (tổng cộng là 6 lần bật và tắt, chắc nhà khác cũng vậy). Ở trong 1 hộ gia đình ai đang đi lại trong cầu thang là biết ngay vì tiếng "dép lê quèn quẹt", chắc chẳng có chuyện biết có người đang đi ai lại tắt đèn. Tôi mà có điều kiện xây nhà mới là tôi thiết kế theo kiểu này. File này tôi sưu tầm Code trên mạng bằng tiếng Đức, giải trí là chính !
 
File rất hay, nhưng nếu chỉ đi lên tầng 2 mà bật cả 5 bóng đèn thì hơi lãng phí, nhất là trong lúc nước ta đang trong tình trạng thiếu điện. Hoặc ông ở tầng 1 đang đi lên tầng 2, cùng lúc có ông ở tầng 4 đi lên tầng 5, ông ở tầng 1 đi nhanh hơn tắt bóng đèn, ông ở tầng 5 ngã lộn cổ vì ko nhìn thấy gì. Hê hê

Bác DOSNET vui nhỉ. File bạn 148btx khá hay.
 
- Mình cũng đang góp vui mà !
- Mình đang bàn về tính không hợp lý khi ứng dụng thực tế, tiết kiệm điện là một chuyện, bạn thử tưởng tượng 5 bóng đèn cứ nhấp nháy như trong sàn ở nhà khi có nhiều người lên xuống sẽ thấy phiền phức. Trong thực tế ở VN mình thấy ít dùng kiều này (tuy nhiên mỗi người một sở thích). Thân !
 
- Mình cũng đang góp vui mà !
- Mình đang bàn về tính không hợp lý khi ứng dụng thực tế, tiết kiệm điện là một chuyện, bạn thử tưởng tượng 5 bóng đèn cứ nhấp nháy như trong sàn ở nhà khi có nhiều người lên xuống sẽ thấy phiền phức. Trong thực tế ở VN mình thấy ít dùng kiều này (tuy nhiên mỗi người một sở thích). Thân !
Cái này tôi xác nhận là có đó! Đây là mạch điện đèn cầu thang, có từ thời xa lắc xa lơ, rất tiện cho gia đình riêng...
Nhà có 3 lầu, khi vào hoặc ra khỏi nhà vào ban đêm phải làm sao nhìn thấy đường chứ... Khi đi vào nhà xong hoặc ra khỏi nhà thì tắt, cũng không hao tốn bao nhiêu điện đâu (nhanh mà)
Có điều thời bây giờ ngừoi ta không xài thiết bị điện theo kiểu này nữa,, không phải sợ tốn điện mà chỉ sợ tốn tiền đầu tư ban đầu... (Ngừời ta dùng cách khác hay hơn rất nhiều)
Tuy nhiên ta không bàn về mặt mạch điện này có ứng dụng hay không mà chỉ quan tâm đến khả năng sáng tạo về Excel mà thôi! Trò này lý thú đấy chứ (Có thể dùng cho các thầy giãng dạy mà không cần phải mua phần mềm)
 
--=0 sao mà phải vất vả thế nhỉ, tôi có cách để giải quyết yêu cầu của cả hai bác dosnet và toanho2008 là ở mỗi đèn đấu một mạch cảm ứng vào, có người đến là tự nó bật sáng khoảng thời gian vừa đủ (theo đặt trước) vừa đỡ phải bật công tắc mà vừa tiết kiệm điện.
Nhược điểm của cách này là kinh phí đầu tư nhiều hơn. (nếu biết thiết kế mạch cảm ứng thì đỡ tốn hơn một chút) //////
 
--=0 sao mà phải vất vả thế nhỉ, tôi có cách để giải quyết yêu cầu của cả hai bác dosnet và toanho2008 là ở mỗi đèn đấu một mạch cảm ứng vào, có người đến là tự nó bật sáng khoảng thời gian vừa đủ (theo đặt trước) vừa đỡ phải bật công tắc mà vừa tiết kiệm điện.
Nhược điểm của cách này là kinh phí đầu tư nhiều hơn. (nếu biết thiết kế mạch cảm ứng thì đỡ tốn hơn một chút) //////
Cái này hay đấy. Nhưng tôi sợ tác dụng ngược... Đang đi lò mò tự nhiên cái đèn sáng lên một cái, e rằng một là xỉu, hai là hét, ba là cắm đầu chạy lui...
 
sao mà phải vất vả thế nhỉ, tôi có cách để giải quyết yêu cầu của cả hai bác dosnet và toanho2008 là ở mỗi đèn đấu một mạch cảm ứng vào, có người đến là tự nó bật sáng khoảng thời gian vừa đủ (theo đặt trước) vừa đỡ phải bật công tắc mà vừa tiết kiệm điện.
Nhược điểm của cách này là kinh phí đầu tư nhiều hơn. (nếu biết thiết kế mạch cảm ứng thì đỡ tốn hơn một chút)
Mấy chuyện thiết kế thì có hàng đóng cách! Nhưng mình đang nói về ứng dụng trong Excel mà bạn!
 
Web KT
Back
Top Bottom