- Tham gia
- 13/6/06
- Bài viết
- 7,199
- Được thích
- 24,656
1. Đường đua trên QL18:
Tôi có nhiều dịp đi trên đường QL18 đoạn Nội Bài (Hà Nội) - Bắc Ninh. Đúng là con đường hiện đại và đang được nâng cấp, mở rộng. Tôi chỉ có mỗi thắc mắc mắc đã là đường QL thì phải hạn chế thấp nhất những vòng cua, nhưng riêng đoạn đường lên cầu vượt Khả Lễ (cầu vượt QL 1A) thì chắc là dành cho ai thích cảm giác mạnh. Không hiểu tại sao người ta có thể tạo ra đường cong kỳ dị mà xung quanh chẳng có ngoại vật gì đặc biệt (dân thiết kế cầu đường thường dị ứng nhất là mồ mả, đền chùa). Không biết có bao nhiêu tai nạn do vòng cua này?!
Đường màu nâu là đường thực tế, đường đỏ gạch là do tôi đưa ra.
2. Nhà vệ sinh ở Bến xe Bãi Cháy:
Trên đường trở về Hà Nội, tôi có vào nhà WC ở Bến xe Bãi Cháy. Thật là choáng vì mùi xú uế nồng nặc!!! Vội vàng chạy ra và tôi gặp 2 chị quản lý nhà WC bịt kín mặt đang ngồi đọc báo ở ngoài. Vừa đưa 500 đồng tôi vừa phản ánh:
“Các chị thu tiền đều mà để nhà WC bẩn quá!”
Không ngờ 1 chị ta gắt lại luôn:
“Thế lúc tao dọn vệ sinh thì tao phải báo cho mày à?”
Thật bất ngờ vì câu đó nên tôi nói:
“Tôi chỉ báo để chị biết thôi”
Và trên khi đi ra tôi còn được nghe câu nói vớt theo:
“Cái đồ mắt cận thì nhìn thấy gì mà nói!”
Đúng là bó tay!
3. Xả rác ở nhà chờ bến phà Bãi Cháy:
Hạ Long là di sản văn hoá của thế giới thì ai cũng biết rồi. Nhưng ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng đến Hạ Long. Tối ngày ngày 19 hay 20/8 vừa rồi, VTV1 đã đề cập đến ô nhiễm do vận chuyển than trên vịnh và xây dựng nhà máy xi măng Cẩm Phả. Nhưng tôi đề cập đến khía cạnh khác là ý thức của người dân.
Hôm tôi ở nhà chờ phà Bãi Cháy, đúng vào đợt mưa gió và mấy anh chị bán áo mưa mỏng được mùa. Nhiều người sắm cho mình 1 cái và hậu quả là vỏ bao vương vãi đầy trên nhà chờ. Thùng rác ngay bên cạnh chẳng mấy người quan tâm. Chỉ khổ chị quét rác cần mẫn gom lại và im lặng, chắc chị quá quen với những hành động này rồi! Đống rác của chị gom lại còn có cả vỏ kẹo cao su, thuốc lá, hoa quả,... *****
Khi xuống dưới phà, tôi được chứng kiến vài anh chị cười đùa hô hố và ăn quà vặt, vô tư vứt rác xuống biển mà không có bất cứ ai góp ý.
Tôi đã đi nhiều địa phương và cảnh kiểu như thế này diễn ra thường xuyên. Từ anh chị gọi là “sành điệu” đến nông dân quê mùa đều có ý thức không khác nhau là mấy. Ở Hà Nội, mỗi đêm Trung Thu, 2/9,... là đường Hoàng Quốc Việt, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh,... thật là thê thảm. Những con đường được coi là đẹp nhất HN ngập ngụa rác thải vỏ bánh kẹo, hoa quả, giấy báo, vỏ bia, rượu,... Những người xả rác chủ yếu là sinh viên, đối tượng được coi là có tri thức nhất hiện nay.
Đúng là dân Việt Nam ta ý thức quá kém!!! Thật buồn!
Theo tôi phải có luật bảo vệ môi trường. Phải phạt nặng những người ý thức kém.
Mời các bạn bổ sung những bức xúc thường ngày để
4. Hoa quả ở trong Sài Gòn:
Miền Nam nước ta nổi tiếng bởi miệt vườn trù phú với nhiều loại hoa trái ngon như sầu riêng, măng cụt, bơ, chôm chôm,... Vừa rồi tôi có vào miền Nam công tác và trước khi trở về Hà Nội tôi có ý định mua ít hoa quả gọi là chút quà miền Nam. Cậu em đèo tôi từ quận Bình Thạnh (Sài Gòn) đến tận Q.3, nơi có cửa hàng hoa quả khá to có đa dạng. Trong lúc chọn mua hoa quả thì tôi thấy thật thất vọng khi nhân viên toàn giới thiệu nào là măng cụt vỏ mỏng, sầu riêng toàn của Thái Lan,...
Không biết chính xác hoa quả của Thái Lan thật hay không nhưng điều đó làm tôi cụt hứng và không mua nữa.
Vì vậy mà cậu ĐVC và Who thông cảm nhé, lúc nào đi uống cafe vậy.
5.Trong quán Internet:
Vừa rồi tôi xuống công tác ở Cẩm Phả, nơi mà tìm được tờ báo là rất khó. Lúc rỗi thì chui vào quán Internet để cập nhật thông tin và đọc báo điện tử. Tôi thấy phần lớn các đối tượng vào Internet là học sinh phổ thông, sinh viên nhưng chủ yếu là thấy họ chơi điện tử và chát là chính. Có những nhóm sinh viên kéo đến 5, 7 người cùng vào game online. Đủ các loại âm thanh từ trao đổi về game đến cãi nhau, nói tục, chửi bậy đủ cảc. Và khi tôi vào một số các trang web thì nhiều bạn trẻ có vẻ tò mò ngó nghiêng. Chắc là họ thấy lạ quá!
Không phải riêng quán Internet ở đây mà còn nhiều nơi khác, tình trạng cũng tương tự. Có phải tuổi trẻ VN quá dư thừa hay lãng phí thời gian? Chơi thì ai cũng thích nhưng nên kìm chế và phân bổ cho hợp lý. Còn nhiều việc phải làm như học chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, những việc có ích cho xã hội như hoạt động tình nguyện, đoàn, tập luyện thể thao để nâng cao sức khoẻ,...
Hậu quả của việc học hành không đến nơi đến chốn, sự yếu kém về tin học và ngoại ngữ đã có nhiều bạn Kỹ sư trẻ nếm rồi!
6. Vệ sinh ăn uống:
Tôi thấy nhiều hàng ăn rất mất vệ sinh, đặc biệt là các hàng phở, bún. Người bán hàng sử dụng tay vừa để bốc bánh phở, bún, vừa lau bàn ghế, nhận tiền. Nhìn cái giẻ lau thì phát khiếp! Sợ!!
Không hiểu bây giờ ăn cái gì cho an toàn
Tôi có nhiều dịp đi trên đường QL18 đoạn Nội Bài (Hà Nội) - Bắc Ninh. Đúng là con đường hiện đại và đang được nâng cấp, mở rộng. Tôi chỉ có mỗi thắc mắc mắc đã là đường QL thì phải hạn chế thấp nhất những vòng cua, nhưng riêng đoạn đường lên cầu vượt Khả Lễ (cầu vượt QL 1A) thì chắc là dành cho ai thích cảm giác mạnh. Không hiểu tại sao người ta có thể tạo ra đường cong kỳ dị mà xung quanh chẳng có ngoại vật gì đặc biệt (dân thiết kế cầu đường thường dị ứng nhất là mồ mả, đền chùa). Không biết có bao nhiêu tai nạn do vòng cua này?!

Đường màu nâu là đường thực tế, đường đỏ gạch là do tôi đưa ra.

2. Nhà vệ sinh ở Bến xe Bãi Cháy:
Trên đường trở về Hà Nội, tôi có vào nhà WC ở Bến xe Bãi Cháy. Thật là choáng vì mùi xú uế nồng nặc!!! Vội vàng chạy ra và tôi gặp 2 chị quản lý nhà WC bịt kín mặt đang ngồi đọc báo ở ngoài. Vừa đưa 500 đồng tôi vừa phản ánh:
“Các chị thu tiền đều mà để nhà WC bẩn quá!”
Không ngờ 1 chị ta gắt lại luôn:
“Thế lúc tao dọn vệ sinh thì tao phải báo cho mày à?”

Thật bất ngờ vì câu đó nên tôi nói:
“Tôi chỉ báo để chị biết thôi”
Và trên khi đi ra tôi còn được nghe câu nói vớt theo:
“Cái đồ mắt cận thì nhìn thấy gì mà nói!”
Đúng là bó tay!

3. Xả rác ở nhà chờ bến phà Bãi Cháy:
Hạ Long là di sản văn hoá của thế giới thì ai cũng biết rồi. Nhưng ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng đến Hạ Long. Tối ngày ngày 19 hay 20/8 vừa rồi, VTV1 đã đề cập đến ô nhiễm do vận chuyển than trên vịnh và xây dựng nhà máy xi măng Cẩm Phả. Nhưng tôi đề cập đến khía cạnh khác là ý thức của người dân.
Hôm tôi ở nhà chờ phà Bãi Cháy, đúng vào đợt mưa gió và mấy anh chị bán áo mưa mỏng được mùa. Nhiều người sắm cho mình 1 cái và hậu quả là vỏ bao vương vãi đầy trên nhà chờ. Thùng rác ngay bên cạnh chẳng mấy người quan tâm. Chỉ khổ chị quét rác cần mẫn gom lại và im lặng, chắc chị quá quen với những hành động này rồi! Đống rác của chị gom lại còn có cả vỏ kẹo cao su, thuốc lá, hoa quả,... *****
Khi xuống dưới phà, tôi được chứng kiến vài anh chị cười đùa hô hố và ăn quà vặt, vô tư vứt rác xuống biển mà không có bất cứ ai góp ý.
Tôi đã đi nhiều địa phương và cảnh kiểu như thế này diễn ra thường xuyên. Từ anh chị gọi là “sành điệu” đến nông dân quê mùa đều có ý thức không khác nhau là mấy. Ở Hà Nội, mỗi đêm Trung Thu, 2/9,... là đường Hoàng Quốc Việt, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh,... thật là thê thảm. Những con đường được coi là đẹp nhất HN ngập ngụa rác thải vỏ bánh kẹo, hoa quả, giấy báo, vỏ bia, rượu,... Những người xả rác chủ yếu là sinh viên, đối tượng được coi là có tri thức nhất hiện nay.

Đúng là dân Việt Nam ta ý thức quá kém!!! Thật buồn!

Theo tôi phải có luật bảo vệ môi trường. Phải phạt nặng những người ý thức kém.
Mời các bạn bổ sung những bức xúc thường ngày để

4. Hoa quả ở trong Sài Gòn:
Miền Nam nước ta nổi tiếng bởi miệt vườn trù phú với nhiều loại hoa trái ngon như sầu riêng, măng cụt, bơ, chôm chôm,... Vừa rồi tôi có vào miền Nam công tác và trước khi trở về Hà Nội tôi có ý định mua ít hoa quả gọi là chút quà miền Nam. Cậu em đèo tôi từ quận Bình Thạnh (Sài Gòn) đến tận Q.3, nơi có cửa hàng hoa quả khá to có đa dạng. Trong lúc chọn mua hoa quả thì tôi thấy thật thất vọng khi nhân viên toàn giới thiệu nào là măng cụt vỏ mỏng, sầu riêng toàn của Thái Lan,...
Không biết chính xác hoa quả của Thái Lan thật hay không nhưng điều đó làm tôi cụt hứng và không mua nữa.

Vì vậy mà cậu ĐVC và Who thông cảm nhé, lúc nào đi uống cafe vậy.
5.Trong quán Internet:
Vừa rồi tôi xuống công tác ở Cẩm Phả, nơi mà tìm được tờ báo là rất khó. Lúc rỗi thì chui vào quán Internet để cập nhật thông tin và đọc báo điện tử. Tôi thấy phần lớn các đối tượng vào Internet là học sinh phổ thông, sinh viên nhưng chủ yếu là thấy họ chơi điện tử và chát là chính. Có những nhóm sinh viên kéo đến 5, 7 người cùng vào game online. Đủ các loại âm thanh từ trao đổi về game đến cãi nhau, nói tục, chửi bậy đủ cảc. Và khi tôi vào một số các trang web thì nhiều bạn trẻ có vẻ tò mò ngó nghiêng. Chắc là họ thấy lạ quá!
Không phải riêng quán Internet ở đây mà còn nhiều nơi khác, tình trạng cũng tương tự. Có phải tuổi trẻ VN quá dư thừa hay lãng phí thời gian? Chơi thì ai cũng thích nhưng nên kìm chế và phân bổ cho hợp lý. Còn nhiều việc phải làm như học chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, những việc có ích cho xã hội như hoạt động tình nguyện, đoàn, tập luyện thể thao để nâng cao sức khoẻ,...
Hậu quả của việc học hành không đến nơi đến chốn, sự yếu kém về tin học và ngoại ngữ đã có nhiều bạn Kỹ sư trẻ nếm rồi!
6. Vệ sinh ăn uống:
Tôi thấy nhiều hàng ăn rất mất vệ sinh, đặc biệt là các hàng phở, bún. Người bán hàng sử dụng tay vừa để bốc bánh phở, bún, vừa lau bàn ghế, nhận tiền. Nhìn cái giẻ lau thì phát khiếp! Sợ!!
Không hiểu bây giờ ăn cái gì cho an toàn

Lần chỉnh sửa cuối: