Khi tính vốn lưu động ròng cần loại trừ những khoản nào? (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

ntk.van

Thành viên mới
Tham gia
30/12/09
Bài viết
2
Được thích
0
Gửi các anh, chị!
Hôm nay em vừa được biết đến diễn đàn này, em có một câu hỏi như thế này nhờ mọi người giúp em:
Một đơn vị nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, hợp đồng mua bán đã ký trong đó quy định phải chuyển tiền theo tiến độ, sau khi chuyển 100% tiền thì bên bán sẽ giao toàn bộ máy móc thiết bị (máy móc thiết bị đồng bộ). Phần tiền thanh toán đơn vị hạch toán vào tài khoản trả trước người bán (trong mục khoản phải thu).
Khi xem xét báo cáo tài chính của đơn vị, em đã tính vốn lưu động ròng (bằng Nguồn vốn CSH + Nợ dài hạn - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn), kết quả cho thấy vốn lưu động ròng dương.
Tuy nhiên có một người đã nói rằng, vì khoản tiền trả trước mua máy móc thiết bị đó là khoản trả trước đầu tư vào tài sản cố định, khi hạch toán vẫn hạch toán nằm trong khoản phải thu nhưng khi tính vốn lưu động ròng phải loại trừ khoản đó đi.
Xin hỏi: Loại trừ như thế nào và có được phép loại trừ không?
Em xin cảm ơn!
 
Thế nào là VLĐ ròng, bạn xem kỹ tại bài của Anh Cadafi nhé:
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showpost.php?p=181720&postcount=13

Với mục đích của việc tính VLĐ ròng, Ý kiến của tôi là

1. Trường hợp nếu hợp đồng mua bán có quy định: Bên mua có quyền "xù hợp đồng", đòi tiền lại và không mua TS nữa:

Giảm tiền mặt (tài sản ngắn hạn),
Tăng số tiền phải thu của người bán / Hoặc giảm số tiền phải trả cho người bán - Bên nợ TK 331 (Nguồn vốn ngắn hạn)
(http://niceaccounting.com/HTTK/index.html)

Như vậy, nghiệp vụ trên không ảnh hưởng vốn lưu động ròng.

2. Trường hợp nếu hợp đồng mua bán có quy định: Bên mua có quyền " không được xù hợp đồng", không được đòi tiền lại:

Tăng tài sản cố định.
Tăng số tiền phải thu của người bán / Hoặc giảm số tiền phải trả cho người bán - Bên nợ TK 331 (Nguồn vốn ngắn hạn)

Như vậy, nghiệp vụ này làm Giảm vốn lưu động ròng (bằng số tiền đã trả trước).

Thân;
 
Cám ơn chị đã trả lời câu hỏi.
Như vậy trong trường hợp này khi tính toán vốn lưu động ròng sẽ loại trừ khoản đó ra, dẫn đến giảm vốn lưu động ròng? Nhưng tại thời điểm thẩm định đơn vị mới chỉ chuyển một phần tiền mua máy móc thiết bị (chưa chuyển toàn bộ) thì nếu loại trừ khoản trả trước cho người bán khi tính vốn lưu động ròng có hợp lý không? Nếu sau khi đã chuyển toàn bộ tiền (nhưng bên bán chưa xuất hoá đơn), tại thời điểm đó loại trừ khoản trả trước cho người bán em thấy hợp lý hơn.
Chị có thể nói rõ thêm cho em được không ạ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn có thể nói cho tôi biết mục đích tính Vốn lưu động ròng của bạn được không ? Với mỗi mục đích, đều có thể tính toán 1 cách mà người tính cho là hợp lý.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom